THIẾT KẾ MÁY TIỆN 1k62
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY TIỆN 1k62, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY TIỆN 1k62, động học máy TIỆN 1k62, kết cấu máy TIỆN TIỆN 1k62, nguyên lý máy TIỆN 1k62, cấu tạo máy TIỆN 1k62, quy trình sản xuất THIẾT KẾ MÁY TIỆN 1k62,
THIếT Kế MáY TIệN 1k62
Phần tính toán thiết kế máy mới gồm các nội dung sau:
Chương I : Nghiên cứu máy tương tự -chọn máy chuẩn
Chương II :Thiết kế máy mới
Chương III : Tính toán sức bền chi tiết máy
Chương IV :Thiết kế hệ thống điều khiển
CHƯƠNG 1:NGHIÊN CỨU MÁY MỚI.
Có rất nhiều loại máy tiện như : máy tiện vạn năng,máy tiện
Tự động ,nửa tự động,máy tiện chuyên môn hoá và chuyen dùng,máy tiện revonve .v.v...
Tuy nhiên chúng ta chỉ xem xet các đặc tính kỹ thuật của một số loại máy tương tự máy 1K62 .
Chỉ tiêu so sánh |
T620 |
T616 |
1A62 |
1A616 |
Công suất động cơ (kw) |
10 |
4,5 |
7 |
4,5 |
Chiều cao tâm máy (mm) |
200 |
160 |
200 |
200 |
Khoảng cách lớn nhất giữa hai mũi tâm (mm) |
1400 |
750 |
1500 |
1000 |
Số cấp tốc độ |
23 |
12 |
21 |
21 |
Số vòng quay nhỏ nhất Nmin ( vòng/phút ) |
12,5 |
44 |
11,5 |
11,2 |
Số vòng quay lớn nhất Nmax ( vòng/phút ) |
2000 |
1980 |
1200 |
2240 |
Lượng chạy dao dọc nhỏ nhất Sdmin (mm/vòng) |
0,070 |
0,060 |
0,082 |
0,080 |
Lượng chạy dao dọc lớn nhất Sdmax (mm/vòng) |
4,16 |
1,07 |
1,59 |
1,36 |
Lượng chạy dao ngang nhỏ nhất Snmin (mm/vòng) |
0,035 |
0,04 |
0,027 |
0,08 |
Lượng chạy dao ngang lớn nhất Snmax (mm/vòng) |
2,08 |
0,78 |
0,52 |
1,36 |
Các loại ren tiện được |
Ren Quốc tế , ren Anh, ren Môđun và ren Pít |
I/ CÁC XÍCH TRUYỀN ĐỘNG CỦA MÁY TIỆN 1K62 :
1._ Xích tốc độ quay của trục chính :
Xích này nối từ động cơ điện có công suất N = 1 kw,số vòng
quay n=1450 vòng/phút ,qua bộ truyền đai thang vào hộp
tốc độ (cũng là hộp trục chính ) làm quay trục chính VI .
Lượng di động tính toán ở hai đầu xích là :
nđ/c (vòng/phút) của động cơ ® ntc (vòng/phút) của trục chính.
Từ sơ đồ động ta vẽ được lược đồ các con đường truyền động qua các trục trung gian tới trục chính như sau:
- Xích tốc độ có đường truyền quay thuận và đường truyền quay nghịch. Mỗi đường truyền khi tới trục chính bị tách ra làm đường truyền
- Đường truyền trực tiếp tới trục chính cho ta tốc độ cao
- Đườngtruyền tốc độ thấp đi từ trục III-IV-V-VI
Phương trình xích động biểu thị khả năng biến đổi tốc độ của máy
...............................
Từ phương trình trên ta thấy:
-Đường tốc độ cao vòng quay thuận có 6 cấp tốc độ
2x3x1= 6
-Đường tốc độ thấp vòng quay thuận có 24 cấp tốc độ
2x3x2x2x1= 24
Thực tế đường truyền tốc độ thấp vòng quay thuận chỉ có 18 tốc độ ,vì giữa trục IV và
trục VI có khối bánh răng di trượt hai bậc có khả năng cho ta 4 tỷ số truyền
..........................
Như vậy đường truyền tốc độ thấp vòng quay thuận còn 18 tốc độ 2x3x3x1= 18
Vậy đường truyền thuận có 18+6=24 tốc độ
Bao gồm: tốc độ thấp từ n14n18
tốc độ cao từ n194n24
Về mặtđộ lớn ta thấy n18=n19.vậy trên thực tees chỉ có 23 tốc độ khác nhau
Các tỷ số truyền 1, , tạo nên ikđại dùng cắt ren khuếch đại
2._Xích chạy dao cắt ren và tiện trơn:
a)Tiện ren:
Máy tiện ren vít vạn năng 1K62 có khả năng cắt 4 loại ren :
Ren Quốc tế (tp)
Ren Mođuyn (m)
Ren Anh (n)
Ren Pitch (Dp)
Khi cắt ren tiêu chuẩn xích truyền từ trục VII xuống trục VIII (hoặc qua ikđ rồi mới xuống trục VIII ),về trục IX qua cặp bánh răng thay thế vào hộp dao và trục vít me
- Lượng di động tính toán ở 2 đầu xích là :
Một vòng trục chính - cho tiện được một bước ren tp (mm)
Để cắt được 4 loại ren máy có 4 khả năng điều khiển sau:
+ Cơ cấu bánh răng thay thế qua trục IX và trục X đảm nhận 2 khả năng (dùng cặp bánh răng và )
+ Bộ bánh răng noóctông chủ động chuyển động từ trục IX qua li hợp C2 tới trục X làm quay khối bánh răng hình tháp xuống trục XI qua C3 tới trục XII đến trục XIV tới trục vít me
+ Noóctông bị động chuyển động từ trục X thông qua C2 mà đi từ cặp bánh răng tới trục XI và 28-25-36 bánh răng hình tháp XII qua bánh răng 35 (không truyền qua trục XV) xuống dưới 18-28-35-XIII tiếp tục truyền qua XIV-XV tới vít me
+ Để cắt được nhiều ren khác nhau trong cùng một loai ren trong hộp chạy dao của máy dùng khối bánh răng hình tháp 7 bậc và 2 khối báng răng di trượt
- khi cắt ren trái trục chính giữ nguyên chiều quay cũ cần đổi chiều chạy dao ngược lại trong xích có cơ cấu đổi chiều nối giữa trục VIII và IX tới bánh răng đệm 28
Lược đồ cấu trúc động học hộp chạy dao
Từ cấu trúc động học xích chạy dao trên ta có phương trình tổng quát cắt ren như sau:
1vòng trục chính x icố định x ithay thế x icơ sở x igấp bội x tv = tp
- Khi cắt ren Quốc tế (dùng cho các mối ghép)
- lượng di động tính toán : 1vòng trục chính Õ tp (mm)
- bánh răng thay thế , bánh noóctông chủ động
- Khi cắt ren Anh
- lượng di động tính toán : 1vòng trục chính Õ 25,4/n (mm)
Trong đó n: số vòng quay trên 1 tấc anh
bánh răng thay thế , con đường 2bánh noóctông bị động
Phương trình cắt ren Anh
1vòngtc(VII). I).igb.(XV).tv=tp
- khi cắt ren môđuyn: (Dùng cho truyền động)
- Lượng di động tính toán : 1vòng tc mp (mm)
- Bánh răng thay thế , con đường 1 noóctông chủ động
- ................................
-
b) Xích tiện trơn :
- Chạy dao dọc : Từ trục bánh vít 28 (trục XVII ) qua cặp bánh răng 14/60 (bánh răng 60 lồng không) đóng ly hợp bánh răng thanh răng t=10 (m=3)xe dao chạy dọc hướng vào mâm cặp (chạy thuận)khi chạy dao lùi đường truyền từ trục XVIII xuống ly hợp qua bánh răng đệm 38 tới bánh răng 14/60 tới cặp bánh răng thanh răng 14/60làm bánh xe dao chạy lùi
- Chạy dao ngang : Đường truyền giống như chạy dao dộc truyền theo nửa bên phải hộp chạy dao tới vít me ngang t=5 (mm)
- Chạy dao nhanh : Máy có động cơ điện chạy dao nhanh N=1 kw, n =1410 vg/ph trực tiếp làm quay nhanh trục trơn XVI
3. _Một số cơ cấu đặc biệt :
+ Cơ cấu ly hợp siêu việt : Trong xích chạy dao nhanh và động cơ chính đều truyền tới cơ cấu chấp hành là trục trơn bằng hai đường truyèen khác nhau. Nên nếu không có ly hợp siêu việt truyền động sẽ làm xoắn và gẫy trục. Cơ cấu ly hợp siêu việtđược dùng trong nhữnh trường hợp khi máy chạy dao nhanh và khi đảo chiều quay cảu trục chính
+ Cơ cấu đai ốc mở đôi : vít me truyền động cho 2 má đai ốc mở đôi tới hộp xe dao . Khi quay tay quay làm đĩa quay chốt gắn cứng với 2 má sẽ trượt theo rãnh ăn khớp với vít me
+ Cơ cấu an toàn trong hộp chạy dao nhằm đảm bảo khi làm việc quá tải , được đặt trong xích chạy dao (tiện trơn)nó tự ngắt truyền động kh máy quá tải .
II/ PHƯƠNG ÁN KHÔNG GIAN VÀ PHƯƠNG ÁN THỨ TỰ CỦA MÁY :
Từ sơ đồ động của máy ta thấy rằng:Xích tốc độ được chia ra thành 2 đường truyền: đường truyền tốc độ thấp và đường truyền tốc độ cao .
Phương án không gian của máy là:
Z1 = 2 x 3 x 2 x 2 = 24 tốc độ
Z2 = 2 x 3 x 1 = 6 tốc độ
Þ Số tốc độ đủ là : Z = Z1 + Z2 = 24 + 6 = 30 tốc độ
Phương án thứ tự của Z1 là: Z1đủ = 2[1] x 3[2] x 2[6] x 2[12] trong đó nhóm truyền 2[12] có j12 = 1,2612 = 16 > 8 cho nên ta khắc phục bằng cách thu hẹp lượng mở như sau: Z1thu hẹp = 2[1] x 3[2] x 2[6] x 2[6] và số tốc độ bị trùng do thu hẹp lượng mở là : Zt = 12 – 6 = 6 tốc độ trùng.
Để bù lại số tốc độ đã bị trùng ,người ta sử dụng thêm đường truyền thứ 2 :
Z2 = 2[1] x 3[2]
Như vậy, bằng cách tách thành 2 đường truyền đồng thời thu hẹp lượng mở thì người ta đã giải quyết vấn đề về lượng mở lớn hơn 8 (jXmax > 8 )
Số tốc độ của cả 2 đường truyền là 24 tốc độ nhưng trong thực tế thi máy này chỉ có 23 tốc độ và như thế tức là có 2 tốc độ nào đó trùng làm một.
Ta có lưới kết cấu của 2 đường truyền như sau: