THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, quy trình sản xuất MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, bản vẽ nguyên lý MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, bản vẽ thiết kế MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC, tập bản vẽ các chi tiết trong MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC , Thiết kế kết cấu , Thiết kế động học MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
Mục lục ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP, THIẾT KẾ MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC
Chương I : SƠ LƯỢC VỀ NGÀNH CHĂN NUÔI Ở VIỆT NAM VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI……………………………................................................................. 1
Chương II : PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
I.1 Phân tích nhiệm vụ.............................................................................. 6
I.2 Lập kế hoạch thực hiện........................................................................ 6
I.3 Xác định các yêu cầu kĩ thuật............................................................... 7
I.4 Tham khảo các thiết kế liên quan........................................................... 8
I.5 Đưa ra các phương án thiết kế liên quan................................................ 8
I.6 Phân tích chọn phươna án thiết kế........................................................ 14
Chương III: CHỌN ĐỘNG VÀ TÍNH CÔNG SUẤT.......................................... 16
Chương IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CHI TIẾT MÁY.
IV.1 Thiết kế bộ truyền đai......................................................................... 17
IV.2 Thiết kế trục và phần xoắn.................................................................. 19
IV.3 Tính toán chọn then............................................................................ 23
IV.4 Tính toán chọn ổ lăn .......................................................................... 24
IV.5 Thiết kế vỏ máy và các chi tiết máy khác............................................. 26
Chương V: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRỤC VÍT
V.1 Phân tích chi tiết gia công.................................................................... 28
V.2 Xác định dạng sản xuất........................................................................ 29
V.3 Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi............................................... 30
V.4 Thiết kế qui trình công nghệ.................................................................. 31
V.5 Tra lượng dư........................................................................................ 32
V.6 Thiết lập bảng vẽ lồng phôi
V.7 Thiết kế nguyên công............................................................................ 33
V.8 Sơ đồ nguyên công............................................................................... 54
Chương VI: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH ĐAI
VI.1 Phân tích chi tiết.................................................................................. 55
VI.2 Phương pháp chế tạo phôi................................................................... 58
VI.3 Thiết kế qui trình công nghệ gia công cơ.............................................. 59
Chương VII: THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG GỐI
ĐỠ Ổ LĂN................................................................................................. 60
|
Lời nói đầu
Đất nước ta đang trên đà phát triển do đó khoa học kĩ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật chính là làm tăng năng suất lao động đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thay thế sức lao động của người nông nhân và công nhân một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm an toàn cho người họ trong quá trình làm việc.
Ngày nay việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất ngày càng rộng rãi, một trong những lĩnh vực được ứng dụng rộng rãi nhất đó là chăn nuôi. Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của kinh tế nông nghiệp. Nó có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Ngoài việc cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, ngành chăn nuôi còn là nguồn cung cấp nguyên liệu không thể thiếu cho một số ngành công nghiệp. Ở những nước tiên tiến, giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm trên 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Năng suất chăn nuôi trước hết phụ thuộc vào việc cung cấp đúng thức ăn cho gia súc, gia cầm. Việc cung cấp thức ăn đúng có nghĩa là phù hợp với nhu cầu chức năng của gia súc với mức tiêu thụ thức ăn ít nhất nhưng lại cho sản lượng có ích lớn nhất. Thức ăn cho gia súc phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tiêu hóa tốt, không chứa những chất độc hại cho quá trình tiêu hóa và sức khỏe làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gia súc gia cầm.
Thức ăn ở dạng tự nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đa dạng theo chức năng và lứa tuổi của gia súc, gia cầm cho nên phải tiến hành chế biến và phối trộn thành thức ăn hỗn hợp nhằm đáp ứng những yêu cầu trên. Như vậy, thức ăn hỗn hợp cho gia súc là hỗn hợp thức ăn đã làm sạch và nghiền nhỏ đến độ nhỏ yêu cầu, trộn với nhau theo một thực đơn xác định.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi với quy mô nhỏ và quy mô hộ gia đình ngày càng phát triển, do đó nhu cầu trang bị các loại máy chế biến thức ăn chăn nuôi phù hợp với quy mô của từng hộ gia đình là rất cần thiết. Trong chế biến thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi thì trộn hỗn hợp là khâu chế biến cuối cùng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi. Các nghiên cứu gần đây của ngành chăn nuôi cho thấy rằng : nếu độ trộn đều hỗn hợp nhỏ hơn 90% có thể làm giảm mức tăng trọng của gà và lợn từ 5 - 10%. Vì vậy, việc thiết kế và chế tạo một kiểu máy trộn với đầy đủ các thông số kỹ thuật yêu cầu và phù hợp với quy mô kinh tế trang trại nhỏ và hộ gia đình là một vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Với ý nghĩa thiết thực ấy chúng em đã quyết định thực hiện việc thiết kế mô hình máy trộn thức ăn chăn nuôi.
Chương II :Phân tích và chọn phương án thiết kế
I.1.Phân tích nhiệm vụ
Do đặc thù của mình , các trang trại chăn nuôi thường nằm độc lập hay cách xa các khu thương mại. Chính vì vậy việc sử dụng thức ăn gia súc chế biến sẵn gặp ít nhiều khó khăn và tốn kém trong khâu vận chuyển .Trong khi đó, trang trại luôn dồi dào các nguồn thực phẩm như : rau , cám , cỏ khô, cá ….Thêm nữa,Việc sử dụng thức ăn tự chế giúp trang trại tiết kiệm phí và kiểm soát được chế độ dinh dưỡng của gia súc .Do các nguyên nhân trên ,những người chủ trang trại mong muốn có một chiếc máy trộn để chế biến thức ăn gia súc .Họ có nhu cầu về máy có năng suất cao ,khả năng trộn đều,dễ dàng trong việc đưa hỗn hợp vào cũng như lấy ra. Ngoài ra máy còn phải dễ sử dụng ,bảo trì,sữa chữa để khi hỏng hóc có thể khắc phục nhanh chóng.
I.2.Lập kế hoạch thực hiện
Công việc:
- Phân tích nhiệm vụ
- Lập kế hoạch thực hiện
- Xác định các yêu cầu kỹ thuật.
Công việc :
- Tham khảo thiết kế liên quan
- Đưa ra các phương án thiết kế.
Công việc :
- Phân tích chọn phương án thiết kế.
- Nhân lực: nhóm
Công việc :
- Tính toán chọn động cơ.
- Phân phối tỉ số truyền.
Công việc : tính toán thiết kế chi tiết các bộ truyền
Công việc :
- Thiết kế kết cấu
- Vẽ phác thảo
Công việc :
- Bản vẽ lắp cụm chi tiết (A0).
- Bản vẽ chi tiết(A3 hoặc A4)
- Thuyết minh
I.3.Xác định các yêu cầu kỹ thuật
a)Xác định các yêu cầu khách hàng
Tiến hành quá trình thăm dò yêu cầu khách hàng, sau khi tổng hợp lại ta thu được các yêu cầu sau :
- Năng suất cao
- Tuổi thọ cao
- Dễ vận hành, bảo trì sửa chữa
- Giá thành rẻ
- An toàn khi sử dụng
- Dễ dàng đưa vật liệu vào và lấy hỗn hợp ra
- Trộn đều
- Ít gây ồn
- Dể di chuyển
b)Yêu cầu kỹ thuật
Từ các yêu cầu trên ta dịch thành các yêu cầu kỹ thuật
- Công suất vít trộn.
- Số vòng quay cánh
- Độ bền vật liệu
- Chi tiết tiêu chuẩn
- Kích thước cửa vào và cửa ra
- Thiết bị bảo vệ
- Giá thành sản xuất
- Cấu tạo vít trộn.
- Lực xiết bulông