Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN

mã tài liệu 300600300142
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D....., quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến đồ án này.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN, thuyết minh THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN, quy trình sản xuất UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN, bản vẽ nguyên lý MÁY UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN, bản vẽ THIẾT KẾ MÁY , THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY ,

LỜI NÓI ĐẦU

THIẾT KẾ MÁY UỐN ĐAI THÉP CẢI TIẾN

  • Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, nhu cầu ăn ở, tiêu dùng của con người ngày càng cao. Chính điều này đã thúc đẩy ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác phát triển thao. Mặt khác, trước xu thế hội nhập và phát triển theo hướng Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa, các công việc thủ công, làm bằng sức người đang dần được thay thế bởi các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình điều khiển, do đó năng suất và hiệu quả mang lại rất cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Với lý do đó người nghiên cứu đã chọn đề tài “ thiết kế và thi công mô hình máy uốn đai thép ” nhằm đáp ứng được phần nào trong việc thay thế sức người, đồng thời tăng năng suất và hiệu quả trong ngành xây dựng.
  • Để thực hiện được điều này luận văn cần giải quyết các vấn đề sau:
  • Nghiên cứu các phương pháp uốn thép hiện nay nhằm cải tiến máy uốn thép theo hướng tự động hóa.
  • Tính toán thiết kế cơ cấu cơ khí.
  • Tính toán lực cần thiết để uốn đai thép.
  • Thiết kế bộ điều khiển sử dụng điện – khí nén.
  • Chế tạo mô hình.
  1. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC HIỆN CỦA ĐỒ ÁN:

Trong xu thế Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của thế giới nói chung và của Việt nam nói riêng là động lực thúc đẩy sự phát triển của Khoa học – Công nghệ. Khoa học - Kỹ thuật phát triển ngày càng nhanh chóng, với tốc độ như vũ bảo, đang góp phần nâng cao năng suất lao động, thay thế dần sức lao động của con người. Sự phát triển này đã dẫn đến rất nhiều chủng loại máy ra đời nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. Trong đó, máy uốn đã và đang được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.

Trong ngành xây dựng trước đây việc uốn đai thép chủ yếu làm bằng tay, vừa tốn thời gian, vừa tốn nhiều sức lao động của người công nhân nhưng năng suất, hiệu quả mang lại là không cao. Ngày nay với sự bổ trợ của máy móc, công việc trở nên nhẹ nhàng hơn và năng suất cũng tăng lên gấp bội. Do đó giảm được chi phí sản xuất trong ngành xây dựng.

Trên thế giới đã có nhiều loại máy uốn khác nhau, từ thủ công, bán tự động cho đến tự động. Ở Việt Nam cũng đã xuất hiện nhiều loại máy uốn khác nhau, nhưng hầu hết là sản phẩm được nhập khẩu từ bên ngoài nên đôi lúc nhu cầu của khách hàng còn nhiều hạn chế và đặc biệt là giá thành còn rất cao. Việc chế tạo máy uốn trong nước sẽ làm hạ giá thành sản phẩm rất nhiều, bên cạnh đó còn tăng vị thế cạnh tranh của thị trường trong nước so với thị trường thế giới trong lĩnh vực công nghiệp.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy uốn đai thép phục vụ cho nhu cầu của xã hội là rất cần thiết, đồng thời cùng với sự định hướng và hướng dẫn của thầy Trần Việt Dũng, chúng em đã chọn đề “ Thiết kế và thi công mô hình máy uốn đai thép hình vuông tự động” làm đồ án tốtnghiệp của mình.

  1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN:

Ngày nay, đời sống của con người ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, nhu cầu ăn ở, tiêu dùng của con người ngày càng cao. Chính điều này đã thúc đẩy ngành xây dựng và các ngành công nghiệp khác phát triển theo. Mặt khác, trước xu thế hội nhập và phát triển theo hướng Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa các công việc thủ công, làm bằng sức người đang dần được thay thế bởi các thiết bị hiện đại. Trước kia trong lĩnh vực xây dựng việc uôn các đai thép chủ yếu là làm thủ công, tận dụng sức người là chính, do đó năng suất và hiệu quả là một bài toán cần được xem xét và giải quyết, phải ứng dụng công nghệ mới, tăng cường tự động, đồng thời giảm thiểu tối đa sức người nhưng hiệu quả mang lại thỏa mã và đáp ứng được nhu cầu xã hội.

  1. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:

Vì trong thực tế các đai thép được sử dụng trong xây dựng thường có đường kính từ6 – Ø10. Mặt khác do thời gian, điều kiện, phương tiện nghiên cứu và đặc biệt là về mặt kinh phí còn rất hạn chế. Do vậy, giới hạn của đề tài chỉ dừng lại ở mức độ:

Tính toán lực uốn của máy uốn đai thép tự động cho phôi thép có đường kính từ Ø6 – Ø10 mm.

Điều khiển tự động quá trình uốn đai thép.

Chế tạo mô hình máy uốn đai thép hình vuông với vật liệu mềm và có kích thước nhỏ hơn thực tế như: nhôm, đồng …

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  1. KHÁI NIỆM

Máy uốn thép là loại máy gia công kim loại bằng áp lực để uốn ra những sản phẩm  có hình dáng, kích thước nhất định. Máy gồm các bộ phận: nguồn động lực, bộ truyền động và cơ cấu uốn.

Sản phẩm uốn rất đa dạng và phong phú, có thể là kim loại như thép, nhôm, đống, inox … được dùng rộng rãi trong thực tế. Từ những hoa văn trên cửa sổ sắt cho đến những tấm biển quảng cáo, những tay cầm của các đồ dùng đều qua quá trình uốn mà hình thành.

Sản phẩm uốn còn dùng nhiều trong lĩnh vực xây dựng, những tòa nhà cao tầng, chung cư, biệt thự được xây dựng nên đều có sự góp phần quan trọng của sản phẩm qua quá trình uốn.

  1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY UỐN

Máy uốn là một sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo dùng để uốn những phôi liệu thành những sản phẩm có ích cho đời sống con người. Nó góp phần đánh kể vào việc giảm sức lao động của con người trong quá trình làm ra sản phẩm.

Máy uốn có rất nhiều loại và được dùng phổ biến nhất ở rất nhiều nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam chúng ta.

Máy uốn ống có rất nhiều loại như máy uốn ống bằng thủy lực, máy uốn ống bằng điện, …

Sự phát triển của máy uốn ngày càng mạnh, trước đây mấy chục năm những sản phẩm uốn chỉ tạo nên bằng tay rồi sau đó phát triển dần lên uốn bằng máy để giảm sức người và uốn bán tự động rồi đến uốn tự động cho tới tận khâu cấp phôi.

     Hình 1.1: hình ảnh một số máy uốn thép hiện nay

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY UỐN THÉP

 

  1. ĐẶC ĐIỂM MÁY UỐN THÉP

Uốn thép là việc biến đổi hình dạng của phôi thép thành hình dạng như người ta mong muốn. Ngày nay có rất nhiều loại máy uốn ra đời: máy uốn kim loại tấm, máy uốn thép thanh, máy uốn thép ống, máy uốn định hình, máy uốn tự động CNC và các máy uốn tự động khác …

Trong ngành xây dựng, việc chuẩn bị đai thép là một khâu quan trọng trong quá trình xây dựng. Ở các công trình lớn đai thép được chuẩn bị từ các nhà máy chở tới công trường, ở đây đai thép được tạo ra từ các máy uốn hiện đại, nhưng chi phí cho việc sản xuất lớn và tốn nhiều công vận chuyển. Ở Việt Nam các công trình xây dựng thường nhỏ lẻ, nhà ở của dân và các công trình công cộng khác … Việc đưa máy uốn ra công trường sản xuất có rất nhiều thuận lợi. Với những máy uốn nhỏ bán tự động sẽ thay thế được rất nhiều sức lao động của con người, việc vận chuyển máy dễ dàng, dễ sữa chữa khi hỏng hóc, chi phí ban đầu cho việc sản xuất thấp.

Với máy uốn thép bán tự động như đã nghiên cứu, khối lượng của máy nhẹ, dễ vận chuyển, tốc độ uốn khá nhanh, chi phí chế tạo thấp, thích hợp cho việc sản xuất tại công trường.

Máy uốn thép có thể uốn được thép từ ø6 – ø10 và góc uốn có thể thay đổi được nên không nên không những dung để uốn đai thép xây dựng mà còn có thể uốn ra hình hoa văn khác trong trang khí tùy theo cách ta điều chình góc uốn.

  1. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM ĐAI THÉP

Khi tiến hành uốn đai thép ta cần biết kích thước khai triển của sản phẩm uốn, tuy nhiên ta cần lưu ý khi uốn mặt trong sẽ phát sinh biến dạng nén, mặt ngoài sẽ phát sinh biến dạng kéo. Còn phần trung tâm không tồn tại cả biến dạng nén và kéo. Có nghĩa là tại tâm không thay đổi chiều dài sau khi uốn nên được sử dụng trong tính toán kích thước khai triển chiều dài của sản phẩm.

Tuy nhiên, đây là tính toán trên lý thuyết nên chỉ có giá trị gần đúng, để được chính xác cần tiến hành uốn thử. Vị trí của lớp trung gian còn thay đổi tùy thuộc vào bán kính trong r.

                                                              

       Hình 2.1 : Sản phẩm đai thép sau khi uốn      

 

Sản phẩm đai thép hình vuông có ba thông số cơ bản là đường kính phôi thép d, chiều dài đai thép l, bán kính uốn r.

2.2.1 Đường kính phôi thép d :

Giới hạn từ ø6 – ø10. Ứng dụng từng loại phôi thép uốn ta thay đổi khoảng cách con lăn di động để phù hợp với kích thước.

2.2.2 Chiều dài đai thép L :

Giới hạn từ 80 – 200 mm. Thay đổi kích thước chiều dài bằng cách thay đổi khoảng cách của cử dài trên máy

  1. THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ CỦA MÁY UỐN ĐAI THÉP HÌNH VUÔNG:

Nguyên lý làm việc của máy uốn đai thép hình vuông tự động là khi ta tác dụng một ngoại lực vượt quá giới hạn đàn hồi để làm biến dạng kim loại nhằm tạo ra được các hình dạng của sản phẩm phục vụ nhu cầu thực tế của con người.

2.3.1  Phương án 1:

Hình 2.2 sơ đồ máy uốn đai thép dùng cơ cấu điều khiển cơ khí

Phân tích phương án:

Ở phương án này ta dung một động cơ để dẫn động cơ cấu uốn đai thép.

  • Ưu  điểm :

Số lượng cơ cấu ít, cơ cấu đơn giản, dễ chế tạo cũng như sử dụng, thuận lợi trong quá trình vận chuyển, giá thành thấp, …

  • Nhược điểm:

Chỉ dùng một động cơ thực hiện tất cả các các công đoạn trong quá trình uốn đai thép, đồng thời thiết bị sử dụng cơ cấu thực hiện các chức năng là các cơ cấu cơ khí, không ứng dụng được khả năng tự động trong quá trình thực hiện, do đó năng suất và hiệu quả công việc chưa thật sự khả thi.

2.3.2 Phương án 2:

Hình 2.3 : sơ đồ máy uốn đai thép dùng điều khiển khí nén thông qua cơ cấu bánh răng-thanh răng.

Phân tích phương án:

Máy uốn thực hiên quá trình uốn đai thép bằng hệ thống khí nén, xy lanh thực hiện công đoạn uốn định hình sản phẩm thông qua cơ cấu bánh răng – thanh răng

Ưu điểm:

  • Cơ cấu truyền động uốn dây thép sử dụng thủy lực, do đó trong quá trình làm việc đảm bảo độ ổn định, đáp ứng về mặt thời gian, lực cung cấp lớn.
  • Không tác động trực tiếp vào đối tượng mà thông qua cơ cấu trung gian bánh răng, thanh răng vá cánh tay đòn, do đó đảm bảo độ bền cao.

Kết luận : Từ hai phương án cùng những ưu, nhược điểm của từng phương án mà ta đã phân tích ở trên, ta thấy rằng phương án 2 là phương án tối ưu vì tính kinh tế cao và đáp ứng được các điều kiện của nhu cầu thực tế. Vì vậy ta sẽ thiết kế máy theo phương án 2.

  1. THIẾT KẾ PHÂN ĐIỀU KHIỂN:
    1. Sơ đồ các bước thực hiện
  1. Mạch động lực :

2.4.3 Mạch điều khiển:

  1. Nguyên lý hoạt động :

Máy uốn đai thép hình vuông tự động dựa trên sơ đồ thiết kế có nguyên lý (hình 2.3) và sơ đồ hoạt động như sau:

Khi nhấn nút start động cơ (1) hoạt động, thông qua bộ truyền đai (2) chuyền động cho bộ kéo phôi (3) cuốn phôi (6) vào cơ cấu. Khi phôi bi cuốn vào tác động lên cử ngắn (7), thì động co (1) ngừng hoạt động, lúc này xy lanh uốn (5) bị tác động, pistong uốn đi ra, tác động vào bộ truyền bánh răng, thanh răng (4), thông qua cánh tay đòn, con lăn uốn (9) sẽ di chuyển quanh trục con lăn cố định thực hiện quá trình uốn đai thép.

Xy lanh (5) thực hiện xong hành trình thì động cơ tiếp tục cấp phôi. Khi phôi tiếp tục được cấp và tác động vào cử dài (8) quá trình uốn lại tiếp tục xảy ra. Khi uốn được 4 lần và phôi đã giống như biên dạng yêu cầu thì lúc này xylanh cắt (10) bị tác động, pistong có gắn dao cắt đi ra và thực hiện quá trình cắt phôi.

Quá trình được lặp lai tương tự và liên tục cho các sản phẩm tiếp theo.

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY
UỐN ĐAI THÉP TỰ ĐỘNG

  1. NGUYÊN LÝ UỐN:

Ban đầu con lăn di động ở vị trí mà đường thẳng nối hai tâm của con lăn vuông góc với hướng tiếp phôi ( hay phôi thép ). Vị trí của con lăn di động cách phôi thép một khoảng d. Con lăn di động quay quanh tâm con lăn cố định một góc β đến vị trí tiếp xúc với phôi. Bây giờ mới xảy ra quá trình uốn. Con lăn di động quay một góc 90° thì phôi thép tạo được một góc 90° do sự đàn hồi của phôi thép nên góc quay của con lăn di động phải lớn hơn 90°.

Hình 3.1 : sơ đồ nguyên lý uốn đai thép

 

  1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU:
  • Bán kính góc uốn:
  1. Bán kính con lăn cố định r:

Hình 3.2 bán kính con lăn cố định

Vì đường kính dây thép gia công đai thép có kich thước từ Æ6 ÞÆ10, do đó trong quá trình uốn đai thép ta giả sử độ dịch chuyển của đường trung hoà không đáng kể.

Theo điều kiện độ giản dài, ta có :

           ≤ Δ

Thay các đại lượng vào ta được :

           Û ≤ Δ

           Þ r ³.d

Trong đó :

           lk : chiều dài cung chịu kéo

           lth : chiều dài cung trung hoà

           d : đường kính phôi

           r : bán kính góc uốn

           Δ : độ giản dài ( tra bảng Δ = 0.33)

Thế giá trị vào công thức trên ta xác định được góc uốn ( bán kính uốn của con lăn cố định ) nhỏ nhất là :

           r min³.d max = 10 = 10,1 mm

Bán kính uốn lớn nhất được xac định theo công thức :

           r max ≤

                    d max = 10 mm2

                    E= 2.104 kG/mm2

                    σ ch= 24 kG//mm2

                    Þ r max = 4100 mm

Theo điều kiện làm việc thực tế, cũng như đảm bảo về độ bền, kích thước của máy nên chọn bán kính uốn của con lăn cố định r = 15mm

  1. Bán kính con lăn di động R :

Phải đảm bảo đư lớn, khoẻ để uốn, đủ độ bền tiếp xúc khi uốn. Bán kính R được chọn theo điều kiện bền

Chọn R = 30(mm)

Hình 3.3 Sơ đồ xác định góc tiếp xúc của con lăn khi uốn

d: Độ hở giữa con lăn di động và phôi.

Độ hở d càng lớn thì càng làm tăng cánh tay đòn khi uốn, lực uốn giảm nhưng lại làm góc chuyển động của con lăn di động tăng lên cũng như bán kính uốn trên sản phẩm không đạt yêu cầu.

Þ Chọn d = 5mm

  1. Góc tiếp xúc con lăn khi uốn:

Gọi β: góc để con lăn di động tiếp xúc với phôi khi uốn

Góc β phụ thuộc vào các thong số R, r, d, d. Khi khoảng cách d càng lớn thì góc β càng lớn làm cho độ dịch chuyển của con lăn di động tăng kéo theo hành trình uốn tăng và thời gian uốn sẽ tăng theo

Đặt kích thước các đoạn a1, a2, b1, b2 như hình vẽ.

Ta có :

           d = b1 + b2 – (r + R +d)

Mặt khác :

           b1 =

           b2 =

           Þd = + - ( r + R + d)

Tính toán, rút gọn biểu thức và thay số ta được:

           Cosβ = = 23.56°

  1. Xác định chiếu dài cánh tay đòn cần thiết:

l: Khoảng cách giữa điểm tiếp xúc của con lăn di động với phôi và đường thẳng nối tâm của con lăn cố định với tâm con lăn di động ở vị trí ban đầu.

Khoảng cách l càng lớn tức là cánh tay đòn càng lớn lực uốn càng giảm, và ngược lại khoảng cách càng nhỏ thì lực uốn càng lớn. Khoảng cách l phụ thuộc vào β

Ta có :

l: a1 + a2

Mặt khác:

a1 = (r + d)tgβ

a2 = R.tgβ

Þ l = (r + R + d)tgβ = 23.98(mm)

  1. Góc kéo khi uốn phôi:

Hình 3.4 : Sơ đồ phân tích lực khi phôi tiếp xúc trục kéo

Theo điều kiện phôi ăn vào trục kéo với một trục dẫn động, ta thấy: tại thời điểm tiếp xúc với trục kéo thì xuất hiện các lực P1, P2 và các lực ma sát T1, T2. Lực T1 ở trục không có dẫn động có chiều ngược hướng kéo. Lập phương trình cân bằng lực tác dụng lên cả hai trục kesokim loại vào thực hiện qua trình uốn như sau :

å X = P1 sina + P2 sina + P1cosa - P2.f2.cosa = 0

Khi P1 = P2 ta có :

Û 2tga +  - tgβ = 0

Û tga =

Với điều kiện là a , β bé ta có :

a = - = 6.9°

Trong đó

a Góc kéo phôi vào

Β Góc ma sát β = arctgf2

f2 Hệ số ma sát giữa phôi và trục kéo

Điều kiện để xác định f2 :

Theo điều kiện phôi ăn vào trục kéo, ta có :

           P1sina + P2sina + P1cosa - P2.f2.cosa< 0

           f2>

Thay số vào ta chọn hệ số ma sát giữa phôi và trục kéo f2 = 0.25

           R Bán kính trục kéo: 15mm

..........................................

KẾT LUẬN

Sau một thời gian dài kể từ khi nhận đề tài làm Đồ Án Tốt Nghiệp “ Máy uốn đai thép tự động “. Được thầy hướng dẫn giao đến nay chúng em đã tạm thời hoàn thành với nội dụng phần tính toán, thiết kế như đã nêu ở trên. Do thời gian và khả năng của chúng em có hạn nên việc tính toán, thiết kế sẽ không như ý muốn, hơn nũa đây là lần đầu tiên chúng em được tiếp xúc và va chạm với thực tế, với một kiến thức khối lượng lớn nên đã gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Nhưng dù sao đi nữa sự cố găng miệt mài củng giúp chúng em tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích hơn.

Lần đầu tiên chúng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc với tấm lòng nhiệt tình, tận tình của thầy giáo hướng dẫn Thầy  đã mang đến cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích trong việc tìm hiều và phát huy đề tài này. Và đây cũng là hành trang của chúng em trong tương lai giúp chúng em đi đến sự trưởng thành.

Tuy nhiên trên danh nghĩa là đã hoàn thành nhưng đề tài “ máy uốn đai thép tự động “ của chúng em còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với thực tế, mong các quý thầy cô đóng góp thêm và chúng em cũng cần phát huy hơn nữa để đề tài được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng chúng em xin tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn Thầy cùng các quý thầy cô đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này.

                                                           TPHCM, ngày … tháng 0.. năm 2010...

                                                                    Người thiết kế

                                                         

                              TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Thành Lâm – Nhà xuất bản giáo dục - Bảng tra dung sai lắp ghép
  2. Khoa cơ khí – Trường Cao Đẳng kỹ thuật Cao Thắng – Gíao trình công nghệ khí nén
  3. Trịnh Chất – Lê Văn Uyển – Hệ thống dẫn động cơ khí tập 1, 2
  4. Nguyễn Trọng Hiệp – Nguyên Văn Lâm – Thiết kế chi tiết máy
  5. Nguyễn Ngọc Đào – Hồ Viết Bình – Trần Thế San – nhà xuất bản Đà Nẵng – Chế độ cắt gia công cơ khí
  6. GS.TS Nguyễn Đắc Lộc – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Sổ tay công nghệ chế tạo máy ( tập 1, 2)
  7. GS.TS Trần Văn Địch – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật – Công nghệ chế tạo bánh răng.

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN.. 1

NHẬN XÉT. 2

LỜI NÓI ĐẦU.. 4

PHẦN A: TỔNG QUAN.. 5

1.   Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC HIỆN CỦA ĐỒ ÁN.. 6

2.   MỤC ĐÍCH CỦA ĐỒ ÁN.. 6

3.   GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 6

PHẦN B: NỘI DUNG.. 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.. 9

1.1    KHÁI NIỆM... 9

1.2    LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MÁY UỐN.. 9

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY UỐN THÉP. 10

2.1    ĐẶC ĐIỂM MÁY UỐN THÉP. 10

2.2    PHÂN TÍCH SẢN PHẨM ĐAI THÉP. 10

2.3    THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ CỦA MÁY UỐN ĐAI THÉP HÌNH VUÔNG   11

2.4    THIẾT KẾ PHÂN ĐIỀU KHIỂN.. 14

CHƯƠNG 3 : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY  UỐN ĐAI THÉP TỰ ĐỘNG   16

3.1    NGUYÊN LÝ UỐN.. 16

3.2    XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU.. 17

3.3    TÍNH TOÁN LỰC UỐN CẦN THIẾT.. 23

3.4    XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT DẪN ĐỘNG CƠ CẤU KÉO PHÔI VÀO.. 24

3.5    TÍNH LỰC TÁC DỤNG XI LANH KHÍ NÉN CẦN TẠO RA.. 25

3.6    TÍNH ÁP SUẤT, CHỌN ĐƯỜNG KÍNH XILANH KHÍ NÉN.. 26

3.7    TÍNH NĂNG SUẤT UỐN CỦA THIẾT BỊ 27

3.8  TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ TRUYỀN.. 28

3.9  THIẾT KẾ TRỤC VÀ TÍNH THEN.. 31

CHƯƠNG 4: CHẾ TẠO MÔ HÌNH.. 36

4.1 MỤC ĐÍCH.. 36

4.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHẦN CƠ KHÍ 36

4.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH 41

4.4 THI CÔNG MÔ HÌNH.. 42

4.5 KẾT QUẢ THI CÔNG MẠCH ĐIỀU KHIỂN.. 42

CHƯƠNG 5: QUY ĐỊNH VẬN HÀNH  VÀ BẢO DƯỠNG MÁY AN TOÀN   43

5.1 an toàn lao đỘng khi sỬ DỤng máy.. 43

5.2    HưỚng dẪn sỬ dỤng.. 43

5.3 Bôi trơn máy.. 44

CHƯƠNG 6 : LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  GIA CÔNG CHI TIẾT.. 45

PHẦN 1.PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG (CTGC)  CON LĂN.. 45

PHẦN 2. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  GIA CÔNG CƠ CON LĂN   47

PHẦN 3: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT.. 50

PHẦN 1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG (CTGC) TRỤC KÉO.. 62

PHẦN 2 : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  GIA CÔNG CƠ.. 64

PHẦN 3 : TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT.. 68

PHẦN 1 : PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG (CTGC)  BÁNH ĐAI 80

PHẦN 2 : CHỌN PHÔI, PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO.. 82

PHẦN 3: THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  GIA CÔNG CƠ.. 84

PHẦN 4: TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT.. 87

 

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

Close