Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY VẶT HẠT ĐIỀU TỰ ĐỘNG

mã tài liệu 300600300084
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D)..... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY VẶT HẠT ĐIỀU TỰ ĐỘNG, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D (3D) THIẾT KẾ MÁY VẶT HẠT ĐIỀU TỰ ĐỘNG..... , file DOC (DOCX), thuyết minh THIẾT KẾ MÁY VẶT HẠT ĐIỀU TỰ ĐỘNG, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý THIẾT KẾ MÁY VẶT HẠT ĐIỀU TỰ

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

      Họ và tên SV:

          Giáo viên hướng dẫn:    

NỘI DUNG

Thiết kế máy:  MÁY VẶT HẠT ĐIỀU               

Với các yêu cầu sau:

  • PHẦN BẢN VẼ
  1. Bản vẽ  sơ đồ nguyên lý
  2. Bản vẽ lắp / cụm của máy
  3. Bản vẽ các chi tiết gia công của máy
  4. Bản vẽ sơ đồ nguyên công của qui trình công nghệ gia công .
  5. Bản vẽ đồ gá và kết cấu nguyên công chi tiết.
  • PHẦN THUYẾT MINH

1 - Tổng quan

+ Yêu cầu xã hội

+ Phân tích sản phẩm (Cơ lý tính)

+ Yêu cầu của máy

2 - Thiết kế máy

+ Lựa chọn nguyên lý làm việc

+Tính toán động học máy

+Tính toán động lực học máy

3. kết luận

+ Nhận xét đánh giá máy

+Hướng dẫn sử dụng bảo quản

4 - Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế.

 

Ngày giao đề ……………, ngày hoàn thành ……………

 

Giám Hiệu duyệt                Khoa Cơ khí               GV hướng dẫn

Hiện nay nước ta đang  trong  thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Một trong những chủ trương, chính sách của Đảng ta là hiện đại hóa, công nghiệp hóa nền nông nghiệp, đưa máy móc, thiết bị vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động và giảm chi phí sản xuất cho người nông dân.

        Nước ta hiện là một trong  những nước đứng đầu về xuất khẩu  hạt điều ( cả về số lượng và chất lượng) trên thế giới .  Nhưng máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động thu hoạch và  chế biến hạt điều ở nước ta vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng , đặc biệt là ở khâu thu hoạch hạt điều.

     Trước tình hình đó và cũng là những sinh viên cơ khí chuẩn bị  tốt nghiệp , chúng em đã cùng nghiên cứu và tìm hiểu “Thiết kế máy vặt hạt điều”, nhằm góp phần cơ khí hóa quá trình sản xuất điều ở khâu thu hoạch.  Đây cũng là cơ hội tốt cho sinh viên chế tạo máy sắp tốt nghiệp chúng em tổng hợp lại tất cả kiến thức đã học ở trường và làm quen với công việc của một cử nhân chế tạo máy trong lĩnh vực thiết kế chế tạo máy công tác.

       Chúng em chân thành cảm ơn thầy   cùng các thầy cô trong khoa cơ khí đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện và  hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thiết kế đồ án không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.  Kính mong được sự góp ý kiến và nhận xét của quý thầy cô và các bạn ssinh viên để đề tài của chúng em hoàn thiện hơn.

 

..................................

CHƯƠNG IV: LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG

CHI TIẾT TRỤC XOẮN 2 ( SVTH: VŨ VĂN THI)

I.   PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG:

  1) Xác định dạng sản xuất:

      Mục đích của phần này là xác định hình thức tổ chức sản xuất ( sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt, hàng loạt vừa, hàng khối ). Để từ đó cải thiện tính công nghệ của chi tiết, chọn phương án chế tạo phôi, chọn thiết bị công nghệ hợp lý cho việc gia công chi tiết.

  Căn cứ vào mục đích thiết kế máy vặt hạt điều phục vụ nông nghiệp, nên việc  chế tạo ở đây là hình thức sản xuất đơn chiếc. Do đó việc lập quy trình công nghệ  cho các chi tiết  cũng theo loại hình sản xuất đơn chiếc.

 2) Phân tích công dụng và điều kiện làm việc của CTGC

      Trục xoắn 2 nằm trong  bộ phận  vặt  hạt của máy vặt hạt  điều, cùng phối hợp với trục bậc làm nhiệm vụ tuốt  hạt điều ra khỏi trái điều, nghiền ép trái điều .

     Vì nằm trong bộ phận vặt hạt điều  nên trục xoắn 2 luôn tiếp xúc , chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố như:  nước ép từ trái điều , bụi, thời tiết, ….

3)  Phân tích vật liệu chế tạo của chi tiết gia công

     Trong quá trình làm việc trục xoắn 2 chịu tải không lớn  do đó ta chọn thép C45 làm vật liệu chế tạo chi tiết.

     Thành phần hoá học của thép C45  theo [14, trang 118 ]  bảng  2.3  có thành phần như sau:

Đơn vị tính: %

Mác thép

C

Si

Mn

P £

S £

Cr

Ni

Cu

Thành phần khác

45

0,42~0,50

0,17~0,37

0,50~0,80

0,035

0,04

£ 0,25

£  0,25

£  0,25

-

 4) Phân tích kết cấu, hình dạng chi tiết gia công:

      Trục xoắn 2 là chi tiết  dạng trục ,  chi tiết có những bề mặt yêu cầu độ chính xác cao như:

        +  Đường kính  Þ20 dùng  để  lắp bánh răng

        +  Đường kính  Þ15 dùng  để lắp ghép ổ lăn

        +  Đường kính  Þ14  dùng để lắp bánh xích

Ngoài ra trên chi  tiết  còn gia công các rãnh then bằng,  lỗ ren .

  5)  Phân tích độ chính xác gia công:

      - Các yêu cầu kỹ thuật của trục xoắn :

  + Mặt trụ Φ20 dùng để lắp ghép bánh răng  phải đạt cấp chính xác kích thước là k6

  + Mặt trụ Φ15 dùng để lắp ghép với ổ lăn theo kiểu lắp trung gian  .   

          + Yêu cầu về dung sai độ trụ là 0.005 mm

          + Yêu cầu về dung sai độ đảo mặt đầu  0.01mm

          + Yêu cầu về dung sai độ song song là 0.015 mm, độ  đối xứng là 0.06 mm

 

II.CHỌN PHÔI, PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ ĐỊNH LƯỢNG DƯ.

  1. Chọn phôi :

  Căn cứ vào dạng chi tiết là dạng trục, dạng sản xuất là đơn chiếc nên ta chọn phương pháp chế tạo phôi là phôi được cắt ra từ phôi thanh thành từng đoạn phù hợp với yêu cầu.

  Ở đây  ta chọn phôi cán vì trục hơi dài, chênh lệch giữa các đường kính trục không lớn, mặc dù tốn  nguyên liệu hơn một chút so với phôi rèn, nhưng tiết kiệm thời gian và tiền chế tạo và chuẩn bị  phôi so với chọn phôi rèn.

  1.  Phương pháp chế tạo phôi :

Chọn phôi cán nóng chính xác thường.

.....................................

Chiều rộng a = 40 mm , a=25 mm

e= 3mm

Các thanh thép chữ v liên kết với nhau bằng phương pháp hàn để tạo thành khuôn máy

  1. Các chi tiết bao phủ, che chắn

Ngoài ra còn dùng các tấm tôn dày 1 ( mm ) …để chế tạo máng dẫn  nước thải , máng ra hạt  trái điều ,… bằng phương pháp hàn gò .

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

 

  1. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ:

        Sau thời gian hơn 3 tháng thực hiện đến nay chúng em đã hoàn thiện xong đề tài “ Thiết kế máy vặt hạt điều”.  Trong quá trình thực hiện,  chúng  em đã dựa vào các tài liệu tin cậy, đã vận dụng những kiến thức đã học ở trường, thực tế khi tham khảo một số máy nông nghiệp để vận dụng vào công việc thiết kế, chế tạo máy vặt hạt điều. Trong quá trình tính toán thiết kế, chúng em đã vận dụng, tổng hợp lại những  kiến thức cơ bản đã được học tại trường để giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, em đã củng cố lại lý thiết trong suốt quá trình học. Do kiến thức và tầm  hiểu biết còn hạn chế , thiếu sót.  Vì vậy chúng em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên, để đề tài này có thể chế tạo ra một máy vặt hạt điều hoàn thiện trên thực tế để phục vụ cho công việc  thu hoạch hạt điều ở nước ta .

 

  1. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH , SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN:
  1.  Hướng dẫn vận hành , sử dụng:

 Trước khi vận hành máy ta cần kiểm tra dầu bôi trơn ,  động cơ nước làm mát    động cơ , cung cấp nhiên liệu cho đông cơ điezen , còn đối với động cơ điện ta kiểm tra sự rò rỉ điện .

-  Số người phục vụ cho một máy chỉ cần 2 người.

- Cần đặt máy ở vị trí đất tương đối bằng phẳng , cố định  để máy không di chuyển khi hoạt động.

- Khởi động khởi động động cơ điện ( hay  máy nổ) cần khởi động quay theo chiều thuận  để máy vặt được hạt ( vì  nếu  động cơ quay thuận hạt sẽ bị nghiền ở các trục ở cụm vặt, sai nguyên lí vặt) sau đó tiến hành đổ quả và hạt điều vào phễu nạp nguyên liệu:

+  Một người đứng để đưa quả và hạt điều vào phễu nạp.

 + Người còn lại  thực hiện đóng bao hạt điều được vặt ra.

  • Nếu gặp sự cố, phải dừng ngay việc cung cấp điều, tắt máy sử lý sự cố, sau đó mới cho máy hoạt động trở lại.
  • Sau khi hoàn thành công việc cần cho máy chạy không tải khoảng 2 phút để trái điều ra hết khỏi trống ép và các trục vặt, sau đó mới tắt máy.

2 ) Bảo quản máy:

  • Sau khi hoàn thành công việc cần tiến hành vệ sinh máy sạch sẽ ở các bộ phận ép , bộ phận vặt , máng dẫn nước thải… để hạn chế sự ăn mòn do nước ép từ trái điều gây ra
  •  Kiểm tra định kì các  ổ bi trước thời kì thu hoạch , tra mỡ bôi trơn đầy đủ ,thay thế các ổ bi rơ
  • Sau thời vụ thu hoạch cần vệ sinh sạch sẽ máy sau đó cất máy vào nơi khô ráo như nhà kho … để máy  không bị hư hỏng cho vụ thu hoạch lần sau

Close