THIẾT KẾ MÁY XỎ XÂU CHUỖI
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ MÁY XỎ XÂU CHUỖI, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY XỎ XÂU CHUỖI, động học máy XỎ XÂU CHUỖI, kết cấu máy XỎ XÂU CHUỖI, nguyên lý máy XỎ XÂU CHUỖI, cấu tạo máy XỎ XÂU CHUỖI, quy trình sản xuất XỎ XÂU CHUỖI, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY XỎ XÂU CHUỖI
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
LỜI CẢM ƠN 4
TI LIỆU THAM KHẢO 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ,
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ ĐỘNG HOÁ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 6
1.1 Tình hình ngành cơ khí Việt Nam v
triển vọng tương lai 6
1.2 Khi niệm về tự động hoá sản xuất 9
1.2.1 Định nghĩa tự động hoá 9
1.2.2 Hình thức tự động hoá 9
1.3 Sự cần thiết phải tự động hoá 10
Chương 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI MÀN CHUỔI
TRÊN THỊ TRƯỜNG V
CCH LÀM RA NÓ HIỆN NAY 13
1.Nhu cầu sử dụng mn chuổi hiện nay 13
2. Sự tiện lợi của mn xu chuỗi so với cc lại mn khc 14
2.1. Mn chuỗi 14
2.2. Mn vải, mn trc v cc lại mn khc 15
Chương 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP XÂU CHUỖI TRUYỀN THỐNG 16
1.Giới thiệu chi tiết hạt 16
2. Cấu tạo của một mn xu chuỗi 16
3. Thực trạng sản xuất mn chuỗi hiện nay 17
4. Cch xu chuỗi bằng tay 18
Chương 4: TRÌNH BY TÌM HIỂU CC NGUYN LÝ XU CHUỖI
BẰNG MÁY SỬ DỤNG SỰ RUNG ĐỘNG 21
I. Vị trí, chức năng, vật liệu của các sản chi tiết trong máy xâu chuỗi 18
1. Trục 21
2. Lị xo 21
3. Bộ trượt 21
4. Trục ren tri, ren phải 22
5. Tay quay 22
6. Hm c mập 23
7. Ống dẫn phơi 23
8. Lị xo dẫn phơi 25
9. Kim 25
10. Biến tần 25
II. Phn tích và chọn phương án tói ưu 26
1. Phương án một 26
2. Phương án hai 27
3. Mô tả hoạt động 27
Chương 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY 29
1. Thiết kế bộ truyền đai thang 29
2. Tính tốn thiết kế trục 30
3. Tính tốn then 32
4. Biện luận về tấn số độ rung 32
Chương 6 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 34
Chương 7: PHẦN RIÊNG 35
PHỤ LỤC 66
Một số hình ảnh về máy và sản phẩm được làm bằng máy
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỰ ĐỘNG HOÁ ,SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỰ ĐỘNG HOÁ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề chính trong chương này là khái niệm về tự động hóa và sự phát triển của nó trong giai đoạn mới, ta xem sơ lược về tình hình ngành cơ khí của nước nhà và sự phát triển của nó trong tương lai để thấy rõ sự cần thiết phải có tự động hoá như thế nào? Việc áp dụng tự động hoá cho các nhà máy, xí nghiệp trong việc sử dụng tự đđộng hoá là cần thiết hay không ? Có được cái nhìn chung như thế,ta mới nắm vững, hiểu rõ và phát huy hết tác dụng của nó và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với nền sản xuất nước nhà,từng bước cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.1 Tình hình ngành cơ khí Việt Nam và triển vọng trong tương lai:
1.1.1 Những nét cơ bản về sự hình thành:
Bắt đầu từ năm 1956 có định hướng ở miền Bắc:
Nhà máy cơ khí trung, qui mô Hà Nội: Chế tạo máy công cụ.
Nhà máy cơ khí Cẩm Phả: Phục vụ khu mỏ Hòn Gai.
Nhà máy cơ khí xe lửa Gia Lâm. Nhà máy ô tô Trần Hưng Đạo, Hoà Bình, Diesel Sông Công: Phục vụ giao thông vận tải và sức kéo cho nông lâm nghiệp.
Các nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Phà Rừng.
Một loạt các nhà máy qui mô 500tr/năm sản phẩm cơ khí phục vụ công nghiệp địa phương và chiến đấu tại chỗ.
Một loạt các nhà máy cơ khí quốc phòng và ngành.
· Những đặc điểm:
Qui mô nhỏ, và nhà máy có qui mô vừa, phục vụ nhu cầu bức thiết trước mắt trong nước.
Sản xuất sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật không cao
Công nghệ và tổ chức khép kín từ tạo phôi đến thành phẩm. Công nghệ và thiết bị lạc hậu, hơn 30 năm nay ít được đổi mới.
Hiên nay đang ở trình độ khoa học – công nghệ những năm 40 của thế kỹ này
· Nhân lực:
Thợ bậc cao, từ bậc 6 trở lên: khoảng 7ngàn nhưng tuổi bình quân trên 40, có hạn chế
Đáng kể có 10 ngàn từ kỹ sư trở lên: Nhưng chưa phát huy tốt tiềm năng. Tổng tài sản cố định toàn ngành khoảng 300 triệu USD là hết sức nhỏ bé.
Hiện trạng ngành cơ khí thành phố Hồ Chí Minh
· Đặc điểm chung:
- Tiếp nhận từ một ngành cơ khí non yếu chỉ làm dịch vụ sửa chữa và sản xuất một số phụ tùng đơn giản
- Từ sau năm 1975 chưa có một nhà máy cơ khí nào được đầu tư thiết bị – công nghệ đồng bộ với một hướng sản xuất rõ rệt ban đầu
- Vốn đầu tư thấp, thiết bị đầu tư lẻ tẻ nhưng lại cố tạo ra một khả năng khép kín công nghệ nên lại càng non yếu về năng lực sản xuất về trình độ công nghệ.
- Một vài năm gần đây một số xí nghiệp đã cố đổi mới công nghệ- thiết bị nhưng rất chật vật trên nền cũ của mình
- Giá trị tổng sản lượng 1996, là 200 tỷ đồng
- Năng suất lao động trung bình 40triệu /người /năm
· Qui mô và nhân lực:
- Nhỏ, chủ yếu là sản xuất đơn chiếc, loạt nhỏ
- Tổng tài sản cố định: trên 70 tỷ rất bé.
- Tổng số công nhân sản xuất trên 3000. Trong đó có hơn 13000 công nhân bậc 4 trở lên.
- Trên 400 cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư trở lên, nhưng ít có cơ hội được đào tạo lại thường xuyên theo sự phát triển của khoa học – công nghệ
· Về khoa học và công nghệ
- Trong bối cảnh chung của cả nước: lạc hậu khoảng 50 năm
- Đặc biệt yếu về công nghệ vật liệu và tạo phôi
- Đáng chú ý la một số xí nghiệp quốc doanh và tư doanh đầu tư nhập công nghệ thiết bị hiện đại trong khuôn mẫu. Tỷ trọng thiết bị tiên tiến chỉ khoảng 15%.
- Vẫn còn thời kỳ cơ khí hoá.
· Tổng quát:
- Mặc dù hết sức năng động, tự vươn lên nhưng vẫn yếu kém về năng lực sản xuất cả về qui mô và chất lượng sản phẩm.
- Còn phân tán, tự phát, thiếu đồng bộ và cần có qui hoạch chiến lược tập trung đầu tư đi vào những trọng điểm. Có cơ cấu sản phẩm định hướng hợp lý cho một trung tâm công nghiệp phía nam.
- Tuy đội ngũ nhân lực khá và năng động, nhưng còn thiếu khả năng đào tạo, tiếp cân một cách khoa học công nghệ tiên tiến.
Nhu cầu về một hình thái sản xuất linh hoạt:
Đặc điểm về thời đại về nhu cầu:
Đa dạng về mẫu mả, chủng loại.
Luôn thay đổi thị hiếu.
“ Tuổi thọ “ của sản phẩm ngắn, có loại chỉ xuất hiện vài tháng là mất hết thị trường. Nhà sản xuất đứng trước những biến động khó lường.
Định hướng về khoa học – công nghệ:
Trên cơ sở công nghệ tạo ra một nền “ sản xuất linh hoạt” đáp ứng sự biến động khôn lường của nhu cầu và khả năng cạnh tranh nhờ đổi mới sản phẩm.
Hiệu quả đặc trưng quan trọng nhất của công nghệ là năng lực giúp cho những ý tưởng của con người – dù có đa dạng và biến động cách mấy – trở thành hiện thật một cách nhanh chóng nhất, ít tốn công sức nhất
· Nội dung cơ bản:
Làm xương sống cho nền kinh tế: Sản xuất lại và trang bị lại cho mình và các ngành kinh tế.
Đầu tư chiều sâu vào những khâu quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đi thẳng vào công nghệ tiên tiến một số lĩnh vực tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.
Chú trọng xây dựng trung tâm nghiên cứu – phát triển.
Qui hoạch và tổ chức lại ngành thành 4 khối lớn.
Định hướng các sản phẩm cơ bản.
Đầu tư chiều sâu cho 4 nhà máy.
Định hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến
Cần lựa chọn công nghệ thích hợp của máy cho mặt hàng cụ thể của cơ sở sản xuất.
Không quên đầu tư cho công việc tạo phôi và xử lý vật liệu, xử lý bề mặt là khâu kém hiện nay ở TP_HCM
Muốn chất lượng sản phẩm cơ khí được nâng cao, không thể thiếu sự đóng góp đồng bộ các công nghệ truyền thống như gia công các dạng bánh răng, các bề mặt có độ chính xác và độ bóng cao bằng công nghệ mài, nghiền, đánh bóng …
Nhận xét:
Nhìn chung với xu hướng chung của thế giới, ngành cơ khí nước nhà cũng đã có sự phát triển vượt bậc trong việc áp dụng tự động hoá ở một số bộ phận. Xong nó chỉ mang tính chất riêng lẽ, cục bộ chưa phát huy hết khả năng của nó và sự phát triển thiếu đồng bộ đó cũng do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Do đó để nắm vững và áp dụng nó một cách đúng mức ta lần lượt đi tìm hiểu về các vần đề để có cái nhìn chung về nó và phát huy một cách hiệu quả nhất, để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày nay.
1.2 Khái niệm về tự động hoá sản xuất:
1.2.1 Định nghĩa tự động hoá:
Là dùng năng lượng phi sinh vật ( cơ, điện, điện tử …) để thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình công nghệ mà ít nhiều không cần sự can thiệp của con người.
Tự động hoá là một quá trình liên quan tới việc áp dụng các hệ thống cơ khí, điện tử, máy tính để hoạt động, điều khiển sản xuất. Công nghệ này bao gồm:
· Những công cụ máy móc tự động.
· Máy móc lắp ráp tự động.
· Người Máy công nghiệp.
· Hệ thống vận chuyển và điều khiển vật liệu tự động.
· Điều khiển quá trình bằng máy tính.
· Hệ thống máy tính cho việc thảo kế hoạch, thu nhập dữ liệu và ra quyết định để hỗ trợ các hoạt động sản xuất.
1.2.2 Hình thức tự động hoá
Là một hệ thống trong đó một chuỗi các hoạt động cố định trên một cấu hình thiết bị. Các nguyên công trong dây chuyền này thường đơn giản. Chính sự hợp nhất và phối hợp các nguyên công như vậy vào một thiết bị làm cho hệ thống trở nên phức tạp. Những đặc trưng chính của tự động hoá là:
· Đầu tư ban đầu cao cho những thiết bị thiết kế theo đơn đặt hàng.
· Năng suất máy cao.
· Tương đối linh hoạt trong việc thích nghi với các thay đổi sản phẩm
đưa lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
1.3 Sự cần thiết phải có tự động hoá.
Các công ty hỡ trợ các dự án về vấn đề tự động hoá vì nhiều lý do khác nhau. Một số lý do quan trọng gồm:
· Năng cao nâng suất:
Tự động hoá các quá trình hoạt động sản xuất hứa hẹn việc tăng năng suất lao động. Điều này có nghĩa tổng sản phẩm đầu ra đạt năng suất cao hơn ( đầu ra trên giờ ) so với hoạt động bằng tay tương ứng.
· Chi phí nhân công cao:
Xu hướng trong công nghiệp của thế giới là chi phí cho công nhân không ngừng tăng lên. Kết quả là đầu tư cao lên trong các thiết bị tự động hoá đã trở nên kinh tế hơn để có thể thay đổi chân tay. Chi phí cao của lao động đang ép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thay thế con người bằng máy móc. Bởi vì máy móc có thể sản xuất ở mức cao, việc sử dụng tự động hoá đã làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm thấp hơn.
· Sự thiếu lao động:
Trong nhiều quốc gia phát triển, có sự thiếu hụt lớn lực lượng lao động. Chẳng hạn như Tây Đức đã bị ép buộc phải nhập khẩu lao động để làm tăng nguồn cung cấp lao động của mình.
Việc thiếu hụt lao động cũng kích thích sự phát triển của tự động hoá
· Xu hướng dịch chuyển của lao động về thành phần dịch vụ:
Xu hướng này đặc biệt thịnh hành ở Mỹ vào lúc 1986, tỷ lệ lao động được thuê trong sản xuất 20%. Năm 1947, nó vào khoảng 30%. Trước năm 2000, ước lượng la đạt con số khoảng 2%. Chắc chắn là tự động hoá sản xuất đã tạo ra sự dịch chuyển này. Tuy nhiên còn có nhiều sức ép xã hội, đoàn thể chịu trách nhiệm cho xu hướng này. Sự phát triển của lực lượng lao động văn phòng được thuê, được chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương đã tiêu thụ một phần lao động mà đáng lẽ đã phải tiêu thụ ở khu vực sản xuất. Quan điểm này đã khiến cho mọi người tìm kiếm việc làm trong thành phần dịch vụ của nền kinh tế. ( Chính phủ, bảo hiểm, dịch vụ cá nhân, pháp luật bán hàng …)
· Sự an toàn:
Bằng việc tự động hoá các hoạt động và chuyển người vận hành máy từ vị trí tham gia tích cực sang vai trò đốc công, công việc trở nên an toàn hơn. Sư an toàn và thoải mái của công nhân đã trở thành mục tiêu quốc gia với sự ban hành đạo luật sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp ( 1970). Nó cũng là sự tự động hoá.
· Giá nguyên vật liệu cao:
Giá cao của nguyên vật liệu đề ra yêu cầu sử dụng các nguyên vật một cách hiệu quả hơn. Việc giảm phế liệu là một trong những lợi ích của tự động hoá.
· Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Các hoạt động tự động hoá không chỉ sản xuất với tốc độ nhanh hơn so với làm bằng tay mà còn sản xuất với sự đồng nhất cao hơn và sự chính xác đối với các tiêu chuẩn chất lượng.
· Rút ngắn thời gian sản xuất:
Tự động hoá cho phép nhà sản xuất rút ngắn thời gian giữa việc đặt hàng của khách hàng và thời gian giao sản phẩm. Điều này tạo cho người có ưu thế cạnh tranh trong việc tăng cường dịch vụ khách hàng tốt hơn.
· Giảm bớt phôi liệu đang sản xuất:
Lượng hàng tồn kho khi đang sản xuất tạo ra một chi phí đáng kể cho nhà sản xuất vì nó giữ chặt vốn lại. Hàng tồn kho khi đang sản xuất không có giá trị. Nó không đóng vai trò như nguyên vật liệu hay sản phẩm. Tương tự như nhà sản xuất sẽ có lợi khi giảm tối thiểu lượng phôi tồn đọng trong sản xuất. Tự động hoá có xu hướng thực hiện mục đích này bởi việc rút ngắn thời gian gia công toàn bộ sản phẩm phân xưởng
· Nếu không tự động hoá sẽ phải trả giá đắt:
Tự động hoá nhà máy sản xuất sẽ có một ưu thế cạnh tranh quan trọng. Thuận lợi này không thể phơi bày được dưới hình thức uỷ thác của công ty. Ưu điểm của tự động hoá thường được thấy một cách bất ngờ và không lường trứơc, thí dụ như hàng chất lượng cao, bán hàng nhiều hơn, quan hệ lao động tốt hơn. Công ty mà không tự động dễ thấy mình bị bất lợi với khách hàng, nhân viên của họ và xã hội công cộng.
Tất cả những nhân tố trên hợp thành một bản đồng ca, biến việc tự động hoá sản xuất thành một công cụ hấp dẫn thay cho phương pháp sản xuất bằng tay.
Nhận xét: ta thấy để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, đồng thời tăng năng suất ta chọn hệ thống sản xuốt tự động đó là một quy luật tất yếu phải xảy ra.
CHƯƠNG II GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ ƯU ĐIỂM CỦA MÀNG CHUỖI SO VỚI CÁC LOẠI NÀNG KHÁC
1. Nhu cầu sử dụng màn chuỗi hiện nay:
- Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta là một trong những nước đang phát triển với nền kinh tế ngày càng lớn mạnh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được chú trọng đầu tư phát triển, ngày càng nhiều công trình mới được xây dựng, đời sống tinh thần nhân dân được nâng cao. Nhu cầu sử dụng hàng hóa với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện lợi, nhỏ gọn ngày càng lớn. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng đó, các nhà sản xuất đã làm ra rất nhiều sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài những sản phẩm công nghệ cao như tivi, máy lạnh , vi tính, phần mềm, vv…Còn có những sản phẩm trang trí như tủ kiến, màn cửa, vv…
- Thì màn cửa đã xuất hiện trong mỗi căn nhà của chúng ta từ rất lâu và hầu như nhà nào cũng có. Màn nhựa, màn vải, màn tre, màn trúc: đây là những loại màn đã có trên thị trường và đã cải tiến về mẫu mã, là vật liệu ngày càng đẹp mềm vẫn được sử dụng rộng rải. Màn chuỗi là một một sản phẩm mới và cũng đang có nhu cầu rất lớn trên thị trường. Đây là một mặt hàng cao cấp. Màn chuỗi chưa xuất hiện rộng rải trong mọi căn nhà như màn nhựa, màn vải, màn tre, là do sản suất chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Để một căn nhà trở nên sang trọng và đẹp thì cần phải có những đồ trang trí hoa mĩ và màn cửa cũng rất quan trọng. Mặt hàng màn chuổi đang trở thành mặt hàng cao cấp không thể thiếu cho những căn nhà sang trọng đó.
2. Sự tiện lợi của màn xâu chuỗi so với các loại màn khác
2.1 Màn Chuỗi
Ưu điểm của màn xâu chuỗi so với các nhàn khác :
Ưu điểm :
- Dể làm.
- Dễ tạo họa tiết trang trí cho màn.
- Khó bể.
- Đa chủng loại, màn có nhiều hình ảnh đẹp khác nhau.
- Thời gian sử dụng lâu.
- Không phai màu trong khi sử dụng.
2.2 Màn Vải, Màn Trúc và các loại màn khác :
- Dễ bẩn.
- Dễ bị ẩm mốc.
- Dễ vỡ.
- Giá thành tương đối cao.
- Dể bể do làm từ trúc khô.
- Dể bị phai màu trên trúc.
- Thời gian sử dụng khôn được kéo dài..
Do có những đặc điểm trên đã khắc phục được các nhược điểm của các loại màn khác, nên ngày càng được ưa chuộng hơn, và nó đang dần có mặt trong các ngôi nhà sang trọng thay thế được màn vải và màn trúc
......................................................................
- Tại các cơ sở sản xuất người ta phải dùng tay để xỏ hạt thành sợi và ráp lại cho đến khi thành màn.
- Trong khi xỏ màn thì người ta vẫn phải dùng tay lấy kim luồng chỉ để xỏ từng hạt. Sau đó lắp rát chúng lại với nhau nên đạt năng suất thấp, tốn nhiều nhân công và tốn nhiều thời gian cho việc xỏ màn.
1. Cách xâu chuỗi bằng tay:
Mỗi công đoạn đều có một công nhân làm, sau khi phân tích để sản xuất một màn chuỗi có bao nhiêu công đoạn thì đồng thời cũng có bấy nhiêu người công nhân, mỗi người thực hiện một công việc riêng biệt.
Công đoạn chuẩn bị hạt
Hạt được đổ ra các rổ theo màu sắc khách nhau theo thứ tự thích hợp thuận tiện cho người công nhân.
Công đoạn xâu hạt
Người công nhân lấy hạt xỏ vào kim cho đến khi xong sợi quy định. Để tăng năng suất và tạo điều kiện dễ dàng cho công nhân làm việc nên mỗi người công nhân thường xâu 1-2 loại sợi .VD công nhân A làm sợi thứ 11 và12.
Công đoạn chỉnh sửa và lắp ráp
....................................................
CHƯƠNG IV TRÌNH BÀY TÌM HIỂU CÁC NGUYÊN LÝ XÂU CHUỖI BẰNG MÁY SỬ DỤNG SỰ RUNG ĐỘNG
Để khắc phục được các nhược điểm trên công ty TNHH Nguyễn Võ đã nghiên cứu và chế tạo ra máy xâu chuỗi.
Vị trí, chức năng, vật liệu của các chi tiết trong máy xâu chuỗi
1. Trục
- Vật liệu: thép C45
- Vị trí : lắp với khung đế trên của máy
- Chức năng : trục được lắp với bánh đai để nhận momen quay từ động cơ dùng để truyền momen xoắn cho búa tạo chuyển động rung,
2. Lò xo :
- Vật liệu: thép đàn hồi
- Vị trí: nằm giửa khung đế dưới và đế trên.
- Chức năng: làm cho khung dưới giảm chấn động. Đồng thời tăng độ rung cho đế trên để gây rung đều tạo có hiệu quả.
3. Bộ trượt:
..............................................................................
- Vật liệu: Inox
- Vi trí: được đặt trên thanh đở kim, đặt thẳng xuyên xuốt từ thanh đở kim cho đến thớt kẹp kim và lên đến một phần của thớt dẩn phôi để hạt tự lựa rơi vào kim.Ở đáy kim có một khung giữ kim để hạn chế sự xê dịch của kim trong lúc máy thực hiện chuyển động rung để hạt rơi tự do.
- Chức năng: dùng để xỏ hạt vào kim đồng thời trên kim có lổ để xỏ chỉ qua kim. Khi hạt đầy kim, người công nhân tiến hành tắt máy và tuốt hạt từ kim vào chỉ qua lổ xỏ chỉ.
1. Biến tần:
a)Nguyên lý làm việc của biến tần
- Nguyn lý cơ bản làm việc của bộ biến tần cũng khá đơn giản. Đầu tiên, nguồn điện xoay chiều 1pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện. Nhờ vậy, hệ số công suất cosphi của hệ biến tần đều có giá trị không phụ thuộc vào tải và có giá trị ít nhất 0.96. Điện áp một chiều này được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng. Công đoạn này hiện nay được thực hiện thông qua hệ IGBT (transistor lưỡng cực có cổng cách ly) bằng phương pháp điều chế độ rộng xung (PWM). Nhờ tiến bộ của công nghệ vi xử lý v cơng nghệ bn dẫn lực hiện nay, tần số chuyển mạch xung cĩ thể ln tới dải tần số siu m nhằm giảm tiếng ồn cho động cơ và giảm tổn thất trên li sắt động cơ. Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có thể thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp tuỳ theo bộ điều khiển. Theo lý thuyết, giữa tần số và điện áp có một quy luật nhất định tuỳ theo chế độ điều khiển. Đối với tải có mô men không đổi, tỉ số điện áp - tần số là không đổi. Tuy vậy với tải bơm và quạt, quy luật này lại là hàm bậc 4. Điện áp là hàm bậc 4 của tần số. Điều này tạo ra đặc tính mô men là hàm bậc hai của tốc độ phù hợp với yêu cầu của tải bơm/quạt do bản thân mô men cũng lại là hàm bậc hai của điện áp. Ngoài ra, biến tần ngày nay đ tích hợp rất nhiều kiểu điều khiển khác nhau phù hợp hầu hết các loại phụ tải khác nhau. Ngày nay biến tần có tích hợp cả bộ PID và thích hợp với nhiều chuẩn truyền thông khác nhau, rất phù hợp cho việc điều khiển và giám sát trong hệ thống SCADA.
b) Tiết kiệm điện
- Hiệu suất chuyển đổi nguồn của cc bộ biến tần rất cao vì sử dụng cc bộ linh kiện bn dẫn cơng suất chế tạo theo cơng nghệ hiện đại. Chính vì vậy, năng lượng tiêu thụ cũng xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống. Qua tính toán với các dữ liệu thực tế, với các chi phí thực tế thì với một động cơ sơ cấp khoảng 100 kW, thời gian thu hồi vốn đầu tư cho một bộ biến tần là khoảng từ 3 tháng đến 6 tháng. Hiện nay ở Việt nam đ cĩ một số xí nghiệp sử dụng my biến tần ny v đ cĩ kết quả r rệt. Với giải php tiết kiệm năng lượng bên cạnh việc nâng cao tính năng điều khiển hệ thống, các bộ biến tần hiện nay đang được coi là một ứng dụng chuẩn cho các hệ truyền động cho bơm và quạt. Nhờ tính năng kỹ thuật cao với công nghệ điều khiển hiện đại nhất (điều khiển tối ưu về năng lượng) các bộ biến tần đang và sẽ làm hài lịng nhiều nh đầu tư trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
c) Các loại tải nên sử dụng biến tần để tiết kiệm điện
- Phụ tải cĩ mơmem thay đổi (điều hịa trung tm, bơm cấp nước, bơm quạt mát,cần trục,cẩu trục nng hạ... ). Động cơ luôn chạy non tải mà không thể thay động cơ được thì phải lắp thm biến tần.
II. Phân tích phương án và chọn phương án tối ưu
Đưa ra phương án
Do đây là một máy mới hoàn toàn. Trong quá trình gia công chế tạo đã có rất nhiều phương án và thí nghiệm đã được sử dụng. Các phương án đưa ra cũng có nhiều phương án chưa phù hợp và đã được cải tiến. Việc cải tiến cần sự kiên trì và mất nhiều thời gian, sau đây là hai phương án tiêu biểu:
1. Phương án một:
sử dụng hai bàn kẹp và dùng kim ngắn
- Nguyên lý: khi máy chạy hạt từ trong ống bắt đầu vào kim. Khi đó, bàn kẹp trên mở và bàn kẹp dưới đóng lại. Khi hạt đã đầy các kim, ta đóng bàn kẹp trên, sau đó mở bàn kẹp dưới để hạt xuống. Phương pháp này không định vị mặt đuôi kim. Khi hạt đầy kim. Người công nhân tuốt hạt vào dây.
- Ưu điểm:
+ Kiểm soát được số hạt ra chỉ.
+ Dễ tuốt hạt ra khỏi kim.
- Nhược điểm:
+ Chỉ định vị được bốn bậc của kim
+ Kim dễ bị tuột.
+ Độ rung không đủ mạnh.
+ Hạt xuống chậm, năng xuất kém.
2. Phương án hai:
Sử dụng một bàn kẹp và sử dụng kim dài và định vị ở chân kim, khi đó kim được định vị năm bậc tự do.
- Nguyên lý: khi máy hoạt động, lúc này bàn kẹp đang đóng, hạt bắt đầu vào kim, ta mở bàn kẹp ra lớn hơn đường kính hạt để hạt rơi thẳng xuống chân kim chân kim đã được định vị bằng một thanh kẹp. Khi kim đã đầy hạt ta tắt máy, đóng bàn kẹp trên và người công nhân tuốt hạt ra.
- Ưu điểm:
+ Kim được giử cố định, không tuột.
+ Định vi năm bậc tự do chỉ còn bậc xoay tự lựa để hạt vào kim.
+ Kim dài nên nâng xuất cao hơn, rút ngắn thời gian thao tác, khởi động động cơ ít hơn.
- Nhược điểm: Kim dài nên thời gian tuốt hạt ra chỉ lâu hơn.
Yêu cầu của khách hàng:
- Năng xuất cao.
- Giảm chi phí phụ (điện).
- Sử dụng ít công nhân.
Kết luận: Sau khi phân tích 2 phương án trên, Ta chọn phương án 2 vì nó có nhiều ưu điểm hơn phương án 1
3. Mô tả hoạt động:
Trước khi khởi động cho máy chạy ta phải chuần bị phôi. Phôi được sắp sếp thứ tự theo mu sắc nhờ vo thanh chặn và số hạt bằng với số hạt của một sợi dây mẫu lên trên bàn cấp phôi sau đó tháo thanh chặn ra cho hạt xuống, do người cơng nhn chuẩn bị. Tiếp theo ta dùng một tấm mica đặt lên trên bàn cấp phôi, tác dụng của tấm mica là khi máy chạy tạo ra rung không làm phôi bị văng ra khỏi rnh v nhảy ra ngồi hoặc qua rnh khc lm thay đổi thứ tự phôi mà người công nhân đ sắp sếp trước đó. Khi đ chuẩn bị xong ta khởi động động cơ. Từ trục của động cơ quay truyền đến trục chính có gắn búa (2 búa được bố trí đặt lệch nhau 180 độ) khi búa quay sẽ tạo ra rung động, rung động truyền đến lò xo. Nhờ lò xo, rung động trở nên êm và đều hơn, và truyền lên bàn máy bàn máy rung. Lúc này ta bắt đầu điều chỉnh biến tầng( tác dụng thay đổi số vịng quay của đông cơ) cho động cơ quay đến tầng số thích hợp (hạt xuống nhiểu nhất) ta dừng lại. Hạt từ trên bàn cấp xuống qua lò xo giảm chấn xuống ống cáp phôi. Tại ống cấp phôi có kim nhờ rung động phôi sẽ tự lựa vào kim và rơi xuống kim, sau khi hạt đã đầy kim người công nhân tắt máy và tuốt hạt từ kim ra chỉ đến hết, tiếp tục lại bật máy lên và chạy cho hết sợi quy đinh .
Các công việc trên được thực hiện bằng cách tự động thay thế phần công việc quan trọng bằng tay là xỏ hạt vào kim.
· Ưu điểm:
- Năng suất cao.
- Giảm công lao động
- Không cần công nhân lành nghề.
- Không gây nhàm chán
- Tốc độ sỏ cao, tăng năng suất, giảm thời gian làm việc và giảm chi phí nhân công. Đồng thời giảm giá thành của sản phẩm xuống, phù hợp với người tiêu dùng là người lao động
· Nhược điểm:
- Đầu tư thiết bị.
- Có phế phẩm.(nhưng không đáng kể).
Tuy nhiên các nhược điểm trên đều có thể khắc phục.
Do đó, ý tưởng thiết kế máy xỏ chuỗi tự động mới đáp ứng đủ và phù hợp nhu cầu .
..................................................................................................
THIẾT KẾ MÁY XỎ XÂU CHUỖI, thuyết minh THIẾT KẾ MÁY XỎ XÂU CHUỖI, động học máy XỎ XÂU CHUỖI, kết cấu máy XỎ XÂU CHUỖI, nguyên lý máy XỎ XÂU CHUỖI, cấu tạo máy XỎ XÂU CHUỖI, quy trình sản xuất XỎ XÂU CHUỖI, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY XỎ XÂU CHUỖI