THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MÁY GẤP TÔN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MÁY GẤP TÔN, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D(3D) MÁY GẤP TÔN..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY GẤP TÔN, quy trình sản xuất MÁY GẤP TÔN, bản vẽ nguyên lý MÁY GẤP TÔN, bản vẽ thiết kế MÁY GẤP TÔN, tập bản vẽ các chi tiết trong , Thiết kế kết cấu MÁY GẤP TÔN, Thiết kế động học MÁY GẤP TÔN ...............và nhiều tài liệu liên quan đến đồ án này.......... quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá
MỤC LỤC THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG MÁY GẤP TÔN
Phần I: Phân tích sản phẩm thiết kế......................... Trang 4
Phần II: Tính kết cấu và chọn động cơ điên ............ Trang 10
Tính toán lực cơ cấu.............................................. Trang 13
Phần III: T.kế QTCNGC Thanh truyền...................... Trang 49
Phần IV: T.kế QTCNGC Thanh trượt dọc.................. Trang 77
Phần V: T.kế QTCNGC Bánh đai nhỏ....................... Trang 108
Lời nói đầu
Đất nước ta đang trên đà phát triển do đó khoa học kĩ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống con người. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật chính là làm tăng năng suất lao động đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ trong việc thay thế sức lao động của người công nhân một cách có hiệu quả nhất, bảo đảm an toàn cho người trong quá trình làm việc.
Đồ án môn học thiết kế hệ thống truyền động cơ khí là một môn học giúp cho sinh viên nghành cơ khí có những kiến thức cơ bản về việc thiết kế các hệ thống truyền động cơ khí đồng thời làm quen với phương thức hoạt động theo nhóm. Trong phạm vi bài tập lớn của môn học này chúng em tập trung đề tài “Thiết Kế Máy Gấp Tôn” nhằm giúp cho các Công Ty vừa và nhỏ có thể nâng năng suất và hiệu quả trong việc sản xuất các Tủ Điện,vỏ máy… và các chi tiết làm bằng kim loại mỏng. Máy Gấp Tôn là loại máy có thể gấp được những tấm kim loại mỏng thành các góc dộ khác nhau.
Trong suốt quá trình thực hiện bài tập nhóm nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô trong khoa cơ khí.
Phần I: Phân Tích Sản Phẩm Thiết Kế:
Hiện nay trong ngành công nghiệp có nhiều loại máy khác nhau dùng để gia công tôn và các chi tiết dạng tấm. trong các loại máy đó máy chấn tôn là một loại máy được dùng rất phổ biến với chức năng chính là gia công các chi tiết mỏng, có dạng tấm thành các góc15o, 30 o, 45 o, … nhằm sản xuất các sản phẩm cần có góc độ và các sản phẩm có dạng hình hộp như: các loại tủ điện, CPU của máy vi tính.
Trên thị trường hiện nay có các loại máy dùng để gia công tôn hay các tấm kim loại điển hình như máy chấn tôn, máy gấp tôn điều khiển bằng tay và máy gấp tôn kết hợp với uốn tôn. Sau đây là phân tích nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm của các loại máy:
I. Máy chấn tôn NC (máy chấn tôn điều khiển bằng chương trình số)
- Nguyên lý hoạt động:
- Chuyển động chính của dao là tiến thẳng vào chi tiết, thường là di chuyển theo hướng thẳng đứng từ trên xuông. Chi tiết gia công ( là tấm tôn hay tấm kim loại) được đặt lên dưỡng và được người công nhân giữ lại bằng tay.
- Dưỡng là một khối kim loại đặc có chiều dài bằng với chiều dài của máy và có độ cứng bằng với độ cứng của dao và lớn hơn độ cứng của chi tiết gia công. Trên mỗi dưỡng có một rãnh với một góc độ nhất định như 30 o, 45 o, 60 o, 90 o, 120 o, … các rãnh đó sẽ tạo góc cho chi tiết gia công. Khi muốn gia công với một góc độ khác
- Chuyển động phụ là chuyển động của cử và chuyển động của dưỡng.
- Nhược điểm:
- Máy được chế tạo với độ chính xác cao và cấu tạo máy phức tạp nên giá thành rất cao
- Dưỡng và dao phải có độ cứng cao hơn nhiều so với chi tiết gia công. Dưỡng và dao cũng cần có độ chính xác rất cao nên chế tạo và gia công khó, thường được gia công trên máy CNC và phải tôi để đảm bảo được độ cứng cần thiết.
- Máy sử dụng đến hệ thống thủy lực để tạo chuyển động chính nên chi tiết phức tạp, giá thành cao.
- Khối lượng của máy phải lớn để chống rung động do hệ thống thủy lực gây ra và rung động trong quá trình gia công.
- Độ đồng tâm của dưỡng và dao rất cao nhưng lại được người công nhân điều chỉnh bằng tay nên độ chính xác chưa được cao.
- Vẫn còn sử dụng lực kẹp bằng tay để kẹp chặt chi tiết khi gia công nên không đảm bảo được an toàn cho người công nhân khi vận hành máy.
- Khi set dao thì người công nhân phải cho dao tiến vào dưỡng người công nhân phải canh dao sao cho dao vừa chạm nhẹ vào dưỡng, nếu quá tay thì dao và dưỡng rất đễ hỏng do lực nén thủy lực dùng trong máy là rất lớn.
- Ưu điểm:
- Gia công sản phẩm đạt độ chính xác cao
- Có thể gia công với dạng sản xuất hàng loạt vừa và hàng khối.
II. Máy gấp tôn dùng lực bằng tay
Hình :