ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN tử THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hiện nay, đất nước ta đang chuyển mình theo sự phát triển chung của thế giới và khu vực Châu Á bằng nền sản xuất đa dạng và đầy tiềm năng. Trên đà phát triển đó, vấn đề tự động hoá trong quá trình sản xuất, nghiên cứu trở thành một nhu cầu cần thiết. Không chỉ dừng lại trong quá trình sản xuất mà tự động hóa còn được ứng dụng trong ngành giáo dục để đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng những tiến bộ không ngừng trong quá trình đào tạo. Việc ứng dụng các vi điều khiển đã trở nên phổ biến trong các máy móc hiện đại ngày nay. Kết hợp với máy vi tính và những kỹ thuật tiên tiến, chúng đã đưa tự động hóa lên một tầm cao mới quan trọng hơn và thiết thực hơn với cuộc sống con người.
Để hòa nhập vào sự phát triển chung của lĩnh vực tự động, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu tìm hiểu và thực hiện đề tài: “Thiết Kế Và Thi Công Máy Chấm Điểm Trắc Nghiệm” bằng cách sử dụng vi điều khiển AVR ATMEGA16 và giao tiếp với máy tính cá nhân để lưu kết quả chấm điểm trắc nghiệm.
Mặc dù chúng em đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án này, nhưng do đây là một họ vi điều khiển mới, chưa được giảng dạy nhiều trong các trường kỹ thuật và do giới hạn về thời gian cũng như kiến thức nên nội dung còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của vấn đề............................................................................................. 1
1.3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2
1.4. Giới hạn đề tài...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Vi điều khiền AVR ATMEGA16
2.1.1. Giới thiệu chung................................................................................................ 3
2.1.2. Cấu trúc nhân của AVR.................................................................................... 6
2.1.3. Cấu trúc bộ nhớ................................................................................................. 9
2.1.4. Các cổng vào ra............................................................................................... 11
2.1.5. Ngắt ngoài........................................................................................................ 12
2.1.6. Truyền thông nối tiếp không đồng bộ.......................................................... 15
2.1.7. Timer-counter.................................................................................................. 21
2.2. Sơ lược về led siêu sáng.................................................................................... 24
2.3.Vi mạch giao tiếp MAX232 ............................................................................. 24
2.4.Transistor C1815 .............................................................................................. 25
2.5. IC LM339 .......................................................................................................... 26
2.6. IC cổng logic 7404 ........................................................................................... 26
2.7. IC 74HC154 ...................................................................................................... 27
2.8. IC ổn áp 7806 .................................................................................................... 28
2.9. Mosfet Transistor hiệu ứng trường IFR540 .............................................. 28
2.10.Thạch anh 7.3728MHz ................................................................................... 29
2.11.Opto cách ly quang PC817 ............................................................................ 29
2.12. Quang trở ........................................................................................................ 30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
3.1. Sơ đồ khối .......................................................................................................... 31
3.2. Nhiệm vụ từng khối, sơ đồ nguyên lý và tính toán
3.2.1. Khối cảm biến ............................................................................................... 32
3.2.2. Khối VĐK ATMEGA16................................................................................. 34
3.2.3. Khối truyền nhận RS232............................................................................... 36
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Chương trình cho chip ATMEGA16............................................................. 37
4.2. Chương trình trên Visual Basic..................................................................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 101
PHỤ LỤC................................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 109
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu của vấn đề............................................................................................. 1
1.3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 2
1.4. Giới hạn đề tài...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Vi điều khiền AVR ATMEGA16
2.1.1. Giới thiệu chung................................................................................................ 3
2.1.2. Cấu trúc nhân của AVR.................................................................................... 6
2.1.3. Cấu trúc bộ nhớ................................................................................................. 9
2.1.4. Các cổng vào ra............................................................................................... 11
2.1.5. Ngắt ngoài........................................................................................................ 12
2.1.6. Truyền thông nối tiếp không đồng bộ.......................................................... 15
2.1.7. Timer-counter.................................................................................................. 21
2.2. Sơ lược về led siêu sáng.................................................................................... 24
2.3.Vi mạch giao tiếp MAX232 ............................................................................. 24
2.4.Transistor C1815 .............................................................................................. 25
2.5. IC LM339 .......................................................................................................... 26
2.6. IC cổng logic 7404 ........................................................................................... 26
2.7. IC 74HC154 ...................................................................................................... 27
2.8. IC ổn áp 7806 .................................................................................................... 28
2.9. Mosfet Transistor hiệu ứng trường IFR540 .............................................. 28
2.10.Thạch anh 7.3728MHz ................................................................................... 29
2.11.Opto cách ly quang PC817 ............................................................................ 29
2.12. Quang trở ........................................................................................................ 30
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
3.1. Sơ đồ khối .......................................................................................................... 31
3.2. Nhiệm vụ từng khối, sơ đồ nguyên lý và tính toán
3.2.1. Khối cảm biến ............................................................................................... 32
3.2.2. Khối VĐK ATMEGA16................................................................................. 34
3.2.3. Khối truyền nhận RS232............................................................................... 36
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH
4.1. Chương trình cho chip ATMEGA16............................................................. 37
4.2. Chương trình trên Visual Basic..................................................................... 63
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 101
PHỤ LỤC................................................................................................................. 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 109
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
- Đặt vấn đề:
Xã hội cần một nguồn nhân lực mới với sự bổ sung đầy đủ kiến thức khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề cho ngành Giáo Dục và Đào Tạo xây dựng hệ thống giáo dục tiên tiến, đào tạo ra thế hệ trẻ với tầm kiến thức sâu rộng. Chính sự kiểm tra đầu ra của quá trình đào tạo này đã khiến cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm được trãi rộng không co cụm, không trọng tâm. Người làm bài phải đảm bảo tính chính xác, không nhầm lẫn, tính chất mồi nhữ của mỗi lựa chọn của câu trắc nghiệm chính là thử thách của người làm bài. Trắc nghiệm là hình thức sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi đặc biệt là ngoại ngữ.
Với số lượng bài thi lớn, dụng cụ thô sơ (giấy đục lỗ hoặc quan sát), người chấm không tránh khỏi những nhầm lẫn xảy ra. Thời gian chấm bài cũng là vấn đề của người chấm và là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo một công cụ giúp giải phóng sức lao động cho người chấm, những người đã vất vả trong lĩnh vực lao động trí óc. Và được sự đồng ý của khoa Điện – Điện Lạnh của trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng nhóm chúng em đã tiến thành thực hiện đề tài “ Thiết Kế Và Thi Công Máy Chấm Điểm Trắc Nghiệm ” sử dụng VĐK AVR ATMEGA16,giao tiếp với máy tính để lưu kết quả chấm.
- Yêu cầu của vấn đề:
Chấm điểm bằng máy móc, thiết bị tự động nên vấn đề về tính sử dụng được đặt ra là: tính tự động hóa cao, đảm bảo tính chính xác, không có yếu tố chủ quan tác động lúc chấm bài, chấm bài với số lượng lớn, thời gian ngắn. Đặc biệt là phải cập nhật điểm đúng vào các mã số sinh viên lưu trong máy.
Ngành giáo dục với nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế nên vấn đề về tính kinh tế cũng được đặt ra: chi phí sản xuất thấp, có khả năng đồng loạt, được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó thì thị hiếu cũng là vấn đề không nhỏ nên tính thẩm mỹ cũng cần được quan tâm: đảm bảo gọn nhẹ, logic về cấu hình.
Ngoài ra, máy cũng cần có tính tương thích và dễ dàng nâng cấp để có thể đáp ứng nhu cầu mới trong tương lai.
- Mục đích nghiên cứu:
Mục đích trước hết khi thực hiện đề tài này là để hoàn tất chương trình học để đủ điều kiện ra trường .
Đồng thời, quá trình thực hiện đề tài cũng là một cơ hội để chúng em tự kiểm tra lại những kiến thức trong suốt thời gian học ở trường. Và đây cũng là dịp để chúng em tự khẳng định mình trước khi ra trường để trở thành một người có ích cho xã hội trong lĩnh vực Kỹ thuật.
- Giới hạn đề tài:
Với thời gian ngắn cũng như trình độ chuyên môn có giới hạn chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành đề tài này nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công và thiết kế:
- Tìm hiểu vi điều khiển AVR
- Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình C cho AVR
- Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic(Visual Basic 6.0).
- Đề ra giải thuật chương trình chấm điểm
- Lập trình giao tiếp máy tính và vi điều khiển
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1- VI ĐIỀU KHIỂN AVR ATMEGA16:
2.1.1- Giới thiệu chung:
Atmega16 là vi điều khiển 8 bit, là bộ xử lý RISC với cấu trúc Harvard. Với khả năng thực hiện mỗi lệnh trong vòng 1 chu kỳ xung clock, Atmega 16 có thể đạt được tốc độ 1MIPS trên mỗi MHz.
ATMEGA 16 có đặc điểm sau:
- 16KB bộ nhớ Flash với khả năng đọc trong khi ghi
- 512 byte bộ nhớ EEPROM
- 1KB bộ nhớ SRAM
- 32 chân vào ra dữ liệu chia làm 4 port A,B,C,D
- 3 bộ định thời/bộ đếm(2 bộ timer/counter 8 bit,1 bộ timer counter 16 bit).
- Giao tiếp SPI – Giao diện I2C – có 8 kênh ADC 10 bit.
- 1 bộ định thời watchdog.
- Bộ truyền nhận UART lập trình được.
- 1 bộ so sánh analog - 4 kênh PWM.
Sau đây là sơ đồ khối của ATMEGA16:
Sơ đồ chân của ATMEGA16:
Mô tả các chân:
- Vcc và Gnd là 2 chân cấp nguồn cho VĐK.
- Reset là chân khởi động lại mọi hoạt động của hệ thống.
- XTAL1 và XTAL2 là các chân tạo bộ dao động ngoài cho VĐK.
- Chân Vref thường nối lên 5V, nhưng khi sử dụng ADC thì chân này được sử dụng làm điện áp so sánh.Khi đó chân này phải được cấp 1 điện áp cố định.
- Các chân AVCC thường được nối lên VCC nhưng khi sử dụng ADC thì các chân này được nối qua 1 cuộn cảm lên VCC với mục đích ổn định điện áp cho bộ biến đổi.
- Các PORTA, PORTB, PORTC, PORTD đều 8 bit có trở kéo lên trong vừa có thể làm đầu ra, vừa làm đầu vào.
2.1.2- Cấu trúc nhân của AVR ATMEGA16:
2.1.2.1- Cấu trúc tổng quát:
CPU của AVR có chức năng bảo đảm sự hoạt động chính xác của các chương trình. Do đó nó phải có khả năng truy cập bộ nhớ, thực hiện các quá trình tính toán, điều khiển các thiết bị ngoại vi và quản lý ngắt.
Cũng như mọi vi điều khiển khác AVR có cấu trúc Harvard tức là có bộ nhớ và đường bus riêng cho bộ nhớ chương trình và bộ nhớ dữ liệu. Các lệnh được thực hiện chỉ trong một chu kỳ xung clock. Bộ nhớ chương trình được lưu trong bộ nhớ Flash.
2.1.2.2- ALU
ALU làm việc trực tiếp với các thanh ghi chức năng chung. Các phép toán được thực hiện trong một chu kỳ xung clock. Hoạt động của ALU được chia làm 3 loại: đại số, logic và theo bit.
2.1.2.3. Thanh ghi trạng thái
Đây là thanh ghi trạng thái có 8 bit lưu trữ trạng thái của ALU sau các phép tính số học và logic.
C: Carry Flag ;cờ nhớ (Nếu phép toán có nhớ cờ sẽ được thiết lập)
Z: Zero Flag ;Cờ zero (Nếu kết quả phép toán bằng 0)
N: Negative Flag (Nếu kết quả của phép toán là âm)
V: Two’s complement overflow indicator (Cờ này được thiết lập khi tràn số bù 2)
S:For signed tests (S=N XOR V) S: N
H: Half Carry Flag (Được sử dụng trong một số toán hạng sẽ được chỉ rõ sau)
T: Transfer bit used by BLD and BST instructions(Được sử dụng làm nơi trung gian trong các lệnh BLD,BST).
I: Global Interrupt Enable/Disable Flag (Đây là bit cho phép toàn cục ngắt. Nếu bit này ở trạng thái logic 0 thì không có một ngắt nào được phục vụ.)
2.1.2.4. Các thanh ghi chức năng chung
2.1.2.5. Con trỏ ngăn xếp (SP)
Là một thanh ghi 16 bit nhưng cũng có thể được xem như hai thanh ghi chức năng đặc biệt 8 bit. Có địa chỉ trong các thanh ghi chức năng đặc biệt là $3E (Trong bộ nhớ RAM là $5E). Có nhiệm vụ trỏ tới vùng nhớ trong RAM chứa ngăn xếp.
Thanh ghi con trỏ ngăn xếp
2.1.2.6. Quản lý ngắt
Ngắt là một cơ chế cho phép thiết bị ngoại vi báo cho CPU biết về tình trạng sẵn sàng cho đổi dữ liệu của mình.Ví dụ:Khi bộ truyền nhận UART nhận được một byte nó sẽ báo cho CPU biết thông qua cờ RXC,hoặc khi nó đã truyền được một byte thì cờ TXC được thiết lập…
Khi có tín hiệu báo ngắt CPU sẽ tạm dừng công việc đạng thực hiện lại và lưu vị trí đang thực hiên chương trình (con trỏ PC) vào ngăn xếp sau đó trỏ tới vector phuc vụ ngắt và thức hiện chương trình phục vụ ngắt đó chơ tới khi gặp lệnh RETI (return from interrup) thì CPU lại lấy PC từ ngăn xếp ra và tiếp tục thực hiện chương trình mà trước khi có ngăt nó đang thực hiện. Trong trường hợp mà có nhiều ngắt yêu cầu cùng một lúc thì CPU sẽ lưu các cờ báo ngắt đó lại và thực hiện lần lượt các ngắt theo mức ưu tiên .Trong khi đang thực hiện ngắt mà xuất hiện ngắt mới thì sẽ xảy ra hai trường hợp. Trường hớp ngắt này có mức ưu tiên cao hơn thì nó sẽ được phục vụ. Còn nó mà có mức ưu tiên thấp hơn thì nó sẽ bị bỏ qua.
2.1.3-Cấu trúc bộ nhớ:
AVR có 2 không gian bộ nhớ chính là bộ nhớ dữ liệu vào bộ nhớ chương trình. Ngoài ra ATmega16 còn có thêm bộ nhớ EEPROM để lưu trữ dữ liệu.
2.1.3.1- Bộ nhớ chương trình (Bộ nhớ Flash):
Bộ nhớ Flash 16KB của ATmega16 dùng để lưu trữ chương trình. Do các lệnh của AVR có độ dài 16 hoặc 32 bit nên bộ nhớ Flash được sắp xếp theo kiểu 8KX16. Bộ nhớ Flash được chia làm 2 phần, phần dành cho chương trình boot và phần dành cho chương trình ứng dụng.
2.1.3.2-Bộ nhớ dữ liệu SRAM
1120 ô nhớ của bộ nhớ dữ liệu định địa chỉ cho file thanh ghi, bộ nhớ I/O và bộ nhớ dữ liệu SRAM nội. Trong đó 96 ô nhớ đầu tiên định địa chỉ cho file thanh ghi và bộ nhớ I/O, và 1024 ô nhớ tiếp theo định địa chỉ cho bộ nhớ SRAM nội.
2.1.4- Các cổng vào ra:
Vi điều khiển ATmega16 có 32 đường vào ra chia làm bốn nhóm 8 bit một. Các đường vào ra này có rất nhiều tính năng và có thể lập trình được. Chúng ta có thanh ghi và một địa chỉ cổng đối với mỗi cổng, đó là : thanh ghi dữ liệu cổng (PORTA, PORTB, PORTC, PORTD), thanh ghi dữ liệu điều khiển cổng (DDRA, DDRB, DDRC, DDRD) và cuối cùng là địa chỉ chân vào của cổng (PINA, PINB, PINC, PIND).
2.1.4.1- Thanh ghi DDRx
Đây là thanh ghi 8 bit (ta có thể đọc và ghi các bit ở thanh ghi này) và có tác dụng điều khiển hướng cổng PORTx (tức là cổng ra hay cổng vào). Nếu như một bit trong thanh ghi này được set thì bit tương ứng đó trên PORTx được định nghĩa như một cổng ra. Ngược lại nếu như bit đó không được set thì bit tương ứng trên PORTx được định nghĩa là cổng vào.
2.1.4.2-Thanh ghi PORTx
Đây cũng là thanh ghi 8 bit (các bit có thể đọc và ghi được) nó là thanh ghi dữ liệu của cổng Px và trong trường hợp nếu cổng được định nghĩa là cổng ra thì khi ta ghi một bit lên thanh ghi này thì chân tương ứng trên port đó cũng có cùng mức logic. Trong trường hợp mà cổng được định nghĩa là cổng vào thì thanh ghi này lại mang dữ liệu điều khiển cổng. Cụ thể nếu bit nào đó của thanh ghi này được set (đưa lên mức 1) thì điện trở kéo lên (pull-up) của chân tương ứng của port đó sẽ được kích hoạt. Ngược lại nó sẽ ở trạng thái hi-Z. Thanh ghi này sau khi khởi động Vi điều khiển sẽ có giá trị là 0x00.
2.1.4.3-Thanh ghi PINx
Đây là thanh ghi 8 bit chứa dữ liệu vào của PORTx (trong trường hợp PORTx được thiết lập là cổng vào) và nó chỉ có thể đọc mà không thể ghi vào được.
2.1.5-Ngắt ngoài:
Ngắt ngoài là cách rất hiệu quả để thực hiện giao tiếp giữa người dùng và chip,trên chip ATmega16 có 3 ngắt ngoài có tên tương ứng là INT0, INT1 và INT2. Có 4 thanh ghi liên quan đến ngắt ngoài là :MCUCR,MCUCSR, GICR và GIFR.
Thanh ghi điều khiển MCU-MCUCR ( MCU control register ): là thanh ghi xác lập chế độ ngắt cho ngắt ngoài. Dưới đây là cấu trúc thanh ghi MCUCR được trích trong datasheet cùa ATmega16:
MCU là thanh ghi 8 bit nhưng đối với hoạt động ngắt ngoài, ta chỉ quan tâm đến 4 bit thấp của thanh ghi này, 4 bit thấp là các bit Interrupt Sense Control(ISC), 2 bit ISC11, ISC10 dùng cho INT1 và ISC00, ISC01 dùng cho INT0. Dưới đây là bảng "chân trị" của 2 bit ISC11,ISC10. Bảng chân trị cho các bit ISC01,ISC00 hoàn toàn tương tự .
Thanh ghi điều khiển và trạng thái:MCUCSR(MCU Control and Status Register):
Trong thanh ghi này ta chỉ sử dụng bit thứ 6(ISC2).
- Nếu ISC2=0:set cho INT2 là ngắt cạnh xuống
- Nếu ISC2=1:set cho INT2 là ngắt cạnh lên
Thanh ghi điều khiển ngắt thông thường-GICR (General Interrupt Control Register): GICR cũng là một thanh ghi 8 bit, nhưng chỉ có 2 bit cao (bit 6 và bit7) là sử dụng cho điều khiển ngắt, cấu trúc thanh ghi như bên dưới:
Bit 7-INT1 gọi là bit cho phép ngắt 1, set bit này bằng 1 nghĩa là cho phép ngắt INT1 hoạt động, tương tự bit INT0 điều khiển ngắt INT0,INT2 điều khiển ngắt INT2.
Thanh ghi cờ ngắt thông thường-GIFR(General Interrupt Flag Reagister): có 3 bit INTF1 ,INTF0 và INTF2 là các bit trạng thái( hay cờ) của 2 ngắt INT1 ,INT0 và INT2, nếu có 1 sự kiện ngắt phù hợp xảy ra trên chân INT1, bit INTF1 được tự động set bằng 1 ( tương tự cho trường hợp của INTF0,INTF2), chúng ta có thể sử sụng các bit để nhận ra các ngắt, tuy nhiên điều này là không cần thiết nếu chúng ta ngắt tự động. Sau đây là cấu trúc của thanh ghi:
Quá trình thiết lập ngắt ngoài:
2.1.6- Truyền thông nối tiếp không đồng bộ UARST( Universal Asynchronous Serial Reciver and Transmitter):
Chỉ cần 1 đường truyền cho 1 quá trình, có 3 chân chính liên quan đến module này đó là chân xung nhịp –XCK, chân truyền dữ liệu-TXD(Transmitted Data) và chân nhận dữ liệu-RXD(Recive Data). Trong đó ta chỉ cần quan tâm đến 2 chân TXD và RXD. Các chân truyền / nhận dữ liệu chỉ đảm nhiệm 1 chức năng độc lập(hoặc là truyền, hoặc là nhận), để kết nối các AVR với nhau bạn phải đấu chéo 2 chân này. Module UART trên chip Atmega16 hoạt động ”song công”(Full Duplex Operation) .
Cũng như các thiết bị khác trên AVR tất cả các hoạt động và trạng thái của module UART được điều khiển và quan sát thông qua các thanh ghi trong vùng nhớ I/O. Có 5 thanh ghi được thiết kế riên cho hoạt động và điều khiển UART, đó là:
UDR(UART Data Register):hay thanh ghi dữ liệu, là thanh ghi 8 bit chứa giá trị nhận được và phát đi của UART. Thực chất thanh ghi này có thể coi như 2 thanh ghi TXB(Transmit data Buffer) và RXD(Recive data
.......................................................
do i=1)
List_made_nhan.AddItem made_nhan
Select Case i
Case 1
Text_made.Text = made_nhan
made_ch = made_nhan
Case 3
Text_made.Text = made_ch & "" & made_nhan
made = made_ch & "" & made_nhan
End Select
Next
End Function
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Private Sub Timer_com_Timer()
If MSComm1.InBufferCount > 0 Then
chuoi = chuoi + MSComm1.Input
Text_quatrinhtruyen.Text = chuoi
dodai = Len(chuoi)
If dodai = 65 Then 'khi nhan duoc 65 kytu thi add vao list, xoa text_quatrinhtruyen
dulieunhan = chuoi
chuoi = ""
List_cacchuoinhanduoc.AddItem dulieunhan
MsgBox "da nhan day du du lieu truyen tu May TrNg" & vbCrLf & "Hay nhan nut CHAM "
cmd_cham.Visible = True
End If
End If
End Sub
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Private Sub Timer_nhapnhay_Timer()
If Text_dapan.BackColor = &HFFFFFF Then
Text_dapan.BackColor = &H8080FF
Else
Text_dapan.BackColor = &HFFFFFF
End If
End Sub
KẾT LUẬN
Chúng em xin báo cáo với hội đồng là đến nay chúng em đã hoàn thành được:
- Mạch thu, phát tín hiệu bằng quang trở và led
- Mạch điều khiển
- Chương trình chấm điểm trắc nghiệm
Như vậy theo yêu cầu của đề tài chúng em đã hoàn thành xong. Ngoài ra, trong quá trình làm đề tài, chúng em gặp phải những khó khăn sau:
Về phần cơ, phải đảm bảo tương đối chính xác khi giấy vào máy. Nếu giấy bị lệch dữ liệu sẽ đọc sai. Vã lại thi công bằng thủ công cũng khó đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] R.H.WARRING, (1998), Sổ tay linh kiện điện tử cho người thiết kế mạch, NXB Thống Kê.
[2] Tống Văn On, (2001), Họ vi điều khiển 8051, NXB Lao Động-Xã Hội.
[3] Nguyễn Như Anh(2000), Kỹ thuật số 1, NXB ĐHQG Hồ Chí Minh
[4] http://www.dvb.org/, truy nhập cuối cùng ngày 16/7/2010
[5] http://www.dtvn.net/, truy nhập cuối cùng ngày 16/7/2010
[6] http://www.google.com/, truy nhập cuối cùng ngày 16/7/2010