Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG Chung cư cao tầng Tân Bình

mã tài liệu 301400500015
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 300 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế CAD........ , file DOC (DOCX), thuyết minh, file tính toán excel, hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của đồ án này....
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LỜI MỞ ĐẦU ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG Chung cư cao tầng Tân Bình

   Đồ án tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng nhất của một sinh viên trước khi ra trường. Đây là một bài tập tổng hợp kiến thức tất cả các môn học chuyên ngành mà sinh viên được học tập suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là giai đoạn tập dượt, học hỏi cũng như cơ hội thể hiện những gì mà một sinh viên đã được học tập, thu nhận được trong thời gian vừa qua.

     Đối với đất nước ta hiện nay, ngoài nhu cầu nhà ở, văn phòng trong các dự án đô thị thuộc trung tâm các thành phố mới đang được đầu tư phát triển mạnh. Nhà dạng tổ hợp cao tầng là một hướng phát triển phù hợp và có nhiều tiềm năng. Việc thiết kế kết cấu và tổ chức thi công một ngôi nhà cao tầng tập trung nhiều kiến thức cơ bản, thiết thực đối với một kĩ sư xây dựng. Những năm tháng học tập tại trường đã hình thành trong em một mong muốn mình có thể thiết kế và xây dựng chung cư để có thể giải quyết được nhu cầu về nhà ở một cách thiết thực nhất . Chính vì vậy đồ án tốt nghiệp mà em nhận là một công trình cao tầng có tên “ Chung cư cao tầng Tân Bình”. Công trình là chung cư cao tầng ở TP Hồ Chí Minh.

     Đồ án tốt nghiệp được thực hiện trong 14 tuần với nhiệm vụ tìm hiểu kiến trúc, thiết kế kết cấu, lập biệp pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công công trình. Kết hợp những kiến thức được các thầy, cô trang bị trong suốt những năm học trong trường cùng nỗ lực của bản than và đặc biệt được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo cảu các thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian thực hiện có hạn, và kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế.

     Nhân dịp này em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến các thầy cô giáo:

+ TS. Nguyễn Minh Thu

+ PGS. TS. Ngô Văn Quỳ

     Các thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Chung cư cao tầng Tân Bình

ANhiệm vụ

I   Giới thiệu công trình

II   Các giải pháp thiết kế kiến trúc

III   Các giải pháp kỹ thuật tương ứng của công trình

B. Bản vẽ kèm theo

I   Mặt bằng công trình (KT-01, KT-02, KT-03).

II   Mặt đứng công trình (KT-04, KT-05).

III   Mặt cắt công trình (KT-06, KT07).


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

Hiện nay,công trình kiến trúc cao tầng đang được xây dựng khá phổ biến ở Việt Nam với chức năng phong phú :nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, khách sạn, ngân hàng, trung tâm thương mại.Những công trình này đã giải quyết được phần nào nhu cầu nhà ở cho người dân cũng như nhu cầu cao về mặt bằng xây dựng trong thành phố khi quỹ đất vốn hết sức chật hẹp.Công trình xây dựng ‘ Nhà liền kề ’ là một phần thực hiện mục đích này.

Công trình gồm 9 tầng, diện tích sàn 1 tầng 714 m2, tổng diện tích 6426 m2.Tầng 1 là nhà để xe. Các tầng còn lại với 8 căn hộ mỗi tầng,các căn hộ đều khép kín với 3-4 phòng.Diện tích một căn hộ 56-100 m2. Toàn bộ công trình sẽ có 64 căn hộ, mỗi căn hộ có thể ở từ 4-6 người.

Công trình nằm ở TP Hồ Chí Minh. Địa điểm công trình rất thuận lợi cho việc thi công điện đường giao thông, xa khu dân cư trung tâm và trong vùng quy hoạch xây dựng.

CHƯƠNG II: GIẢIPHÁPKIẾNTRÚCCỦACÔNGTRÌNH

1.Giải pháp mặt bằng:

Mặt bằng của công trình là 1 đơn nguyên liền khỗi hình chữ nhật 39m x19,2m gần như đối xứng. Công trình gồm 9 tầng. Tầng 1 gồm 1 sảnh dẫn lối vào, nơi gửi xe, ban quản lý-khu thu gom giác thải. Các tầng từ 2 đến 9 là tầng để dân ở. Mỗi tầng có tổng cộng 8 căn hộ. Tầng mái có lớp chống nóng chống thấm và lắp một số phương tiện kỹ thuật khác

Để tận dụng cho không gian ở, giảm diện tích hành lang, công trình được bố trí 1 hành lang giữa, 2 dãy phòng bố trí 2 bên hành lang.

Công trình được bố trí 2 thang máy và thang bộ để đảm bảo giao thông theo phương đứng, đồng thời đảm bảo việc di chuyển người khi có hỏa hoạn xảy ra công trình được bố trí thêm 1 cầu thang bộ ở cuối hành lang.

Mỗi tầng có phòng thu gom rác thông từ tầng trên cùng xuống tầng trệt, phòng này đặt ở giữa tầng nhà , sau thang máy.

Mỗi căn hộ có diện tích sử dụng 56-100m2 bao gồm 1 phòng khách, 2-3 phòng ngủ, bếp,khu vệ sinh.Mỗi căn hộ được thiết kế độc lập với nhau, sử dụng chung hành lang. Không gian nội thất các phòng ngủ đủ chỗ để bố trí một giường ngủ, bàn làm việc, tủ đựng quần áo, đồ đạc cá nhân. Phòng khác kết hợp với phòng ăn làm thành không gian rộng có thể tổ chức sinh hoạt đông người. Các phòng đều có 1 ban công tạo không gian thoáng mát đồng thời dùng cho việc phơi quần áo hoặc trang trí chậu cây cảnh. Sự liên hệ giữ các căn hộ tương đối hợp lý. Diện tích các phòng trong một căn hộ là tương đối hợp lý.

 

2.Giải pháp mặt đứng.

Mặt đứng thể hiện phần kiến trúc bên ngoài của công trình, góp phần để tạo thành quần thể kiến trúc,quyết định đến nhịp điệu kiến trúc của toàn bộ khu vự kiến trúc. Mặ đứng công trình được trang trí trang nhã, hiện đại với hệ thống cửa kính khung nhôm tại cầu thang bộ. Với các căn hộ có hệ thông ban công và cửa sổ mở ra không gian rộng tạo cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người cho người sử dụng. Giữa các căn hộ và các phòng ăn được chia bằng tường xây trát vữa xi măng hai mặt và lăn sơn 3 nước theo chỉ dẫn kỹ thuật.

Ban công có hệ thống lan can sắt sơn tĩnh điện chống gỉ .

Hình thức kiến trúc công trình mạch lạc, rõ ràng. Công trình bố cục chặt chẽ và quy mô phù hợp với chức năng sử dụng góp phần tham gia vào kiến trúc chung của toàn khu. Mặt đứng phía trước đối xứng qua trục giữa nhà. Đồng thời toàn bộ các phòng đều có ban công nhô ra phía ngoài, các ban công này đều thẳng hàng theo tầng tạo nhiệu điệu theo phương đứng. Chiều cao tầng 1 là 4,2 m ; các tầng từ tầng 2-9 mỗi tầng cao 3,3m.

 

CHƯƠNG III: GIẢIPHÁPKỸTHUẬTCỦACÔNGTRÌNH

1.Hệ thống điện

Hệ thống điện cho toàn bộ công trình được thiết kế và sử dụng điện trong toàn bộ công trình tuân theo nguyên tắc sau:

+ Đường điện trong công trình đợc đi ngầm trong tờng, có lớp bọc bảo vệ.

+ Hệ thống điện đặt ở nơi khô ráo, với những chỗ đặt gần nơI có hệ thống nước phải có biện pháp cách nước.

+ Tuyệt đối không đặt gần nơi có thể phát sinh hỏa hoạn.

+ Dễ dàng sử dụng cũng nh sửa chữa khi có sự cố.

+ Phù hợp với giải pháp Kiến trúc và Kết cấu để đơn giản trong thi công lắp đặt, cũng như đảm bảo thẩm mỹ công trình.

Hệ thống điện được thiết kế theo dạng hình cây.Bắt đầu từ trạm điều khiển trung tâm, từ đây dẫn đến từng tần và tiếp tục dẫn đến toàn bộ các phòng trong tầng đó. Tại 1 tầng còn có máy phát điện dự phòng để đảm việc cung cấp điện liên tục cho toàn bộ khu nhà.

2. Hệ thống nước

Sử dụng nguồn nước từ hệ thống cung cấp nước của Thị xã. Nước được chứa trong bể ngầm riêng sau đó cung cấp đến từng nơi sử dụng theo mạng lưới được thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như giải pháp Kiến trúc và Kết cấu.

Tất cả các khu vệ sinh và phòng phục vụ đều được bố trí các ống cấp nước và thoát nước.Bể nước dự trữ được đặt ở ngoài công trình để đơn giản hóa việc sử lý kết cấu và thi công, cũng như dễ sửa chữa. Tại đây có lắp máy bơm đê bơm nước.

Toàn bộ hệ thống thoát nước trước khi ra hệ thống thoát nước thành phố phải qua trạm xử lý nước thải để đảm bảo nước thải ra đạt các tiêu chuẩn về nước thải.

Hệ thống thoát nước ma có đường ống riêng đa thẳng ra hệ thống thoát nước thị xã.

Hệ thống nước cứu hỏa được thiết kế riêng biệt gồm một trạm bơm tại tầng 1 và hệ thống được ống riêng đi toàn bộ ngô nhà.Tại các tầng đều có các hộp chữa cháy đặt tại hai đầu hành lang, cầu thang.

3.Hệ thống giao thông nội bộ:

Giao thông theo phương đứng có 1 thang bộ chính + 2 thang máy đặt chính giữa nhà và 1 thang bộ dùng làm thang thoát hiểm ở đầu hồi.

Giao thông theo phương ngang: có các hành lang rộng 3,2m  phục vụ giao thông nội bộ

giữa các tầng, dẫn dến các phòng và dẫn đến hệ thống giao thông đứng.

Các cầu thang, hành lang được thiết kế đúng nguyên lý kiến trúc đảm bảo lưu thông thuận tiện cả cho sử dụng hàng ngày và khi xảy ra hỏa hoạn.

4. Hệ thống thông gió chiếu sáng

Công trình đợc thông gió tự nhiên bằng các hệ thống cửa sổ. Khu cầu thang và sảnh

giữa đợc bố trí hệ thống chiếu sáng nhân tạo.

Tất cả các hệ thống cửa đều có tác dụng thông gió cho công trình. Do công trình nhà ở nhên các yêu cầu về chiếu sáng là rất quan trọng, phải đảm bảo đủ sáng cho các phòng. Chính vì vậy mà các căn hộ của công trình đều được bố trí tiếp giáp với bên ngoài để đảm bảo chiếu sáng tự nhiên.

5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Thiết bị phát hiện báo cháy đợc bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng, ở nơi công cộng - những nơi có khả năng gây cháy cao như bếp, nguồn điện. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy.Mỗi tầng đều có bình cứu hoả để phòng khi hoả hoạn.

Các hành lang, cầu thang đảm bảo lưu lượng người lớn khi có hỏa hoạn. 1 thang bộ đợc bố trí cạnh thang máy, 1 thang bộ bố trí đầu hành lang có kích thước phù hợp với tiêu chuẩn kiến trúc và thoát hiểm khi có hoả hoạn hay các sự cố khác.Các bể chứa nước trong công trình đủ cung cấp nước cứu hoả trong 2 giờ.Khi phát hiện có cháy, phòng bảo vệ và quản lý sẽ nhận đợc tín hiệu và kịp thời kiểmsoát khống chế hoả hoạn cho công trình.

6. Hệ thống thu gom rác thải

Hệ thống thu gom rác thải được đặt ở sau thang máy ở các tầng, rác được xả qua lỗ của buồng thu rác và được thu gom vận chuyển đi tại khu thu rác tầng trệt.

7. Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét gồm: kim thu lôi, hệ thống dây thu lôi, hệ thống dây dẫn bằng thép và cọc nối đất. Tất cả các thiết bị thu sét được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành. Tất cả các trạm, thiết bị dung điện phải được nối đất an toàn bằng hình thức dùng thanh thép nối với cọc nối đất.

CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỦY VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ không khí trung bình 27oC. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,7oC).

- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể.

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.

-Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão.

 


PHẦN II: KẾT CẤU

45%

 

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN MINH THU

SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ VĂN VŨ

LỚP                                     : 54XD7

MSSV                                 : 8940.54

 

 

NHIỆM VỤ :

  • Tính khung trục 2
  • Tính toán móngcho khung trục 2
  • Tính toán sàn tầng điển hình.

CÁC BẢN VẼ KÈM THEO:

  • KC-01, KC-02 – Kết cấu khung trục 2
  • KC-03 – Kết cấu sàn tầng điển hình+ bố trí thép sàn.
  • KC-04– Kết cấu móng khung trục 2

 

 

MỞ ĐẦU

       CƠ SỞ TÍNH TOÁN

1. Các tài liệu sử dụng trong tính toán:

     1. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

          2. TCVN 356-2005 Kết cấu bê tông cốt thép. Tiêu chuẩn thiết kế.

         3. TCVN 2737-1995 Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.

2. Tài liệu tham khảo:

  1. Sàn sườn bê tông toàn khối - Gs Ts Nguyễn Đình Cống
  2. Kết cấu bê tông cốt thép (phần kết cấu nhà cửa) – Gs Ts Ngô Thế Phong, Pts Lý Trần Cường, Pts Trịnh Kim Đạm, Pts Nguyễn Lê Ninh.

3. Vật liệu dựng trong tính toán:

3.1. Bê tông:

- Bê tông, cột, vách, lõi, B20 có:

Rb = 11,5 MPa = 115 daN/cm2.

Rbt = 0,9 MPa = 90daN/cm2.

                                     Eb = 27.103MPa= 2,7. 109 daN/m2.

- Hệ số Poisson:          0,2

   -Thép:Thép làm cốt thép cho cấu kiện bê tông cốt thép dùng loại thép sợi thông thờng theo

tiêu chuẩn TCVN 5575 - 1991.

Thép AI: Ra=Ra’=2250 daN/cm2

Thép AII: Ra=Ra’=2800 daN/cm2

Môđun đàn hồi:  E = 2,0.106  daN/cm2.

3.2. Các loại vật liệu khác:

- Gạch đặc M75

- Cát vàng

- Cát đen

- Đá

- Sơn che phủ màu nâu hồng.

- Bi tum chống thấm.

Mọi loại vật liệu sử dụng đều phải qua thí nghiệm kiểm định để xác định cường độ thực tế cũng như các chỉ tiêu cơ lý khác và độ sạch. Khi đạt tiêu chuẩn thiết kế mới được đưa vào sử dụng.


CHƯƠNG I: GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN CHO CÔNG TRÌNH

Trong thiết kế kết cấu cho nhà dân dụng thì vấn đề lựa chọn kết cấu công trình cho phù hợp với giải pháp kiến trúc là rất cần thiết. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân chia không gian kiến trúc và tải trọng công trình, ảnh hưởng đến biện pháp thi công và giá thành công trình. Do đó, yêu cầu người thiết kế phải đưa ra được một giải pháp kết cấu hợp lý để giải quyết các yêu cầu đặt ra. Đảm bảo chất lượng công trình, thi công đơn giản, giá thành phù hợp và tiện lợi trong quá trình sử dụng.

1.1. Đặc điểm công trình:

Công trình là nhà trung cư có chiều cao không lớn lắm (H = 33,3m) chiều dài L = 38m, chiều rộng B = 18,8 m, được xây dựng tại TP Hồ Chí Minh là nơi gió tương đối lớn nên tải trọng ngang do gió tác động lên công trình cũng là một vấn đề đáng đặt ra trong quá trình tính toán kết cấu. Do đó, việc lựa chọn kết cấu hợp lý để giảm trọng lượng cho công trình cần phải được quan tâm, tránh cho công trình bị nứt vỡ, phá hoại trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến kiến trúc và công năng của công trình.

1. 2. Lựa chọn giải pháp kết cấu:

Theo các dữ liệu về kiến trúc như hình dáng, chiều cao nhà, không gian bên trong yêu các giải pháp kết cấu có thể là:

Giải pháp khung chịu lực đổ tại chỗ. Các khung được nối với nhau bằng hệ dầm dọc vuông góc với mặt phẳng khung. Kích thước lưới cột được chọn thỏa mãn yêu cầu về không gian kiến trúc và khả năng chịu tải trọng thẳng đứng, tải trọng ngang (gió), những biến dạng về nhiệt độ hoặc lún lệch có thể xảy ra.

Chọn giải pháp bê tông cốt thép toàn khối có các ưu điểm lớn, thỏa mãn tính đa dạng cần thiết của việc bố trí không gian và hình khối kiến trúc trong các đô thị. Bê tông toàn khối được sử dụng rộng rãi nhờ những tiến bộ kĩ thuật trong các lĩnh vực sản xuất bê tông tươi cung cấp đến công trình, kĩ thuật ván khuôn tấm lớn, ván khuôn trượt... làm cho thời gian thi công được rút ngắn, chất lượng kết cấu được đảm bảo, hạ chi phí giá thành xây dựng. Đạt độ tin cậy cao về cường độ và độ ổn định.

Trên cơ sở phân tích các phương án kết cấu sàn, đặc điểm công trình, ta đề xuất sử dụng phương án “Sàn sườn toàn khối BTCT ” cho tất cả sàn các tầng.

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC 2

2.1. Lựa chọn sơ bộ kích thước cấu kiện, mặt bằng kết cấu

Các kích thước sơ bộ được chọn dựa theo nhịp của các kết cấu (đối với bản và dầm), theo yêu cầu về độ bền, độ ổn định (đối với cột) và các yêu cầu kiến trúc, cụ thể như sau:

2.1.1. Lựa chọn sơ bộ kích thước các cấu kiện

a. Chọn sơ bộ tiết diện sàn

Sàn sườn toàn khối :

   Chiều dày bản sàn được thiết kế theo công thức sơ bộ sau:  

Trong đó:

         D: là hệ số phụ thuộc vào tải trọng, lấy D=1

         với bản kê bốn cạnh.

         với bản kê hai cạnh.

         l: là chiều dài cạnh ngắn của bản.

Toàn bộ các ô sàn đều thuộc loại bản kê bốn cạnh nên chiều dày toàn bộ các ô sàn được lấy bằng chiều dày của ô sàn có nhịp lớn nhất.

- Với ô sàn S2: kích thước 3.8x4.4 m. L2/L1=1.16< 2.Tính theo bản kê 4cạnh.

cm

ð chọn chung chiều dày bản hb = 10 cm.

  1. Chän tiÕt diÖn dÇm

Công thức chọn sơ bộ : , trong đó: md = (10¸12) với dầm chính

                                                                                     md = (12¸16) với dầm phụ.                                        

                                        

*Dầm chính:

- Nhịp dầm chính là l= 8.0m.

h = ()l = ().8000 = 670~800 mm; chọn h = 700 mm.

Chọn b theo điều kiện đảm bảo sự ổn định của kết cấu:

b = =210~350 mm, chọn b = 300m.

ðKích thước dầm chính theo nhịp lớn 8 m là bxh =30x70cm.      

-         Nhịp dầm chính là l= 7.6m

h = ()l = ().7600 = 630 ~760 mm; chọn h = 700 mm.

ðChọn kích thước dầm bxh= 30x70cm                                 

-         Dầm nhịp l= 3.2m

h = ()l = ().3200 = 270~320 mm; chọn h = 300 mm.

ðChọn kích thước dầm bxh= 30x30cm                                

*Dầm phụ:

- Nhịp dầm phụ là = 8m.

h = ()l = ().8000 = 500 ~670 mm; chọn h = 600 mm

b = (0.3-0.5)h= 180-300 mm, chọn b = 250mm                        

ðChọn kích thước dầm bxh =25x60 cm                                              

-         Nhịp dầm phụ là = 7.6m.

h = ()l = ().7600 = 475 ~ 630 mm; chọn h = 600 mm

b = (0.3-0.5)h= 180-300 mm, chọn b = 250mm                        

ðChọn kích thước dầm bxh =25x60 cm                                                    

- Các dầm chiếu nghỉ cầu thang: bxh = 22x30 cm.

  1. Chän tiÕt diÖn cét

Tiết diện của cột được chọn theo nguyên lý cấu tạo kết cấu bêtông cốt thép, cấu kiện chịu nén.

- Diện tích tiết diện ngang của cột được xác định theo công thức:

- Trong đó:   N – lực dọc trong cột do tải đứng xác định qua diện chịu tải

                       k – hệ số kể đến ảnh hưởng của momen (k = 1 - 1,5)

                  Rb- cường độ chịu nén của bêtông

Tính toán tải trọng phân bố đều trên sàn.(s1)

 

Cấu tạo sàn S1

TT tiêu chuẩn

   (daN/m2)

Hệ số tin cậy

TT tính toán

(daN/m2)

Lát gạch ceramic 10mm

2000x0.01

1.1

22

Vữa lót XM dày 30mm

2000x0.03

1.3

78

BTCT dày 10 cm

2500x0.1

1.1

275

Vữa trát dày 15 mm

2000x0.015

1.3

39

Þ    = 22 + 78 + 275 + 39 = 414 daN/m2

Với sàn trong phòng mỗi ô sàn 7.6x8=60.8m2 có phòng vệ sinh. Tường vệ sinh và tường phân chia không gian trong căn hộ là tường 110 được xây trên dầm nên tải trọng tường phân bố đều trên dầm rồi truyền lực tập trung về dầm ngang nhà. Để đơn giản cho việc phân tải lên khung ngang ta coi như tải tường phân bố đều trên toàn diện tích sàn (kể cả sàn hành lang).

Tổng diện tích tường 110 trong 1 ô sàn lớn giới hạn bởi 4 cột là :

   S = (7.6+8+3.7+2.3) x 2.7x0.7= 40.82 m2 (tính một cách gần đúng có kể đến lỗ cửa và chiều cao các tường không bằng nhau)

                   = 296x 40.82=12038.4 daN

   phân bố cho 60.8m2 sàn      = 414 + 1.1x12038.4/60.8 = 631.8 daN/m2

                 Hoạt tải: = 150x1.3 = 195 daN/m2

              tải toàn phần :   = + = 195+631.8=826.8 daN/ m

Cấu tạo sàn mái

Chiều dày lớp

(mm)

G

daN/m2

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

- Lớp gạch lá nem lát mái

20

1800

36

1,1

39,6

- Lớp gạch lỗ chống nóng

120

1500

180

1,1

198

- Lớp màng chống thấm Sika

 

 

 

 

20

- Lớp sàn bê tông cốt thép

100

2500

250

1,1

275

- Lớp vữa trát trần+ sơn trắng.

15

2000

30

1,3

39

- Lớp vữa   lót + tạo dốc 1%

40

2000

80

1,3

104

- Tổng tĩnh tải:

 

 

576

 

675.6

                 Hoạt tải: = 75 x 1.3 = 97.5 daN/m2

              tải toàn phần :   = +  = 637.7+97.5=735.2 daN/ m2

*   Xác định diện chịu tải của cột

Diện chịu tải của cột

a, Cột trục A,D

         S = = 35.4m2                                            

Cột trục A có diện chịu tải lớn hơn nên ta tính cột trục A rồi bố trí cho cột trục C

+ Lực dọc do tải phân bố đều trên bản sàn.

       826.8 x35.4 = 29268.72 (daN)

+ Lực dọc do tải trọng tường ngăn dày 220 mm kể đến hệ số lỗ cửa tường hành lang

       x3.8x2.6x0.8 = 4062.66 (daN)

+ Lực dọc do tải phân bố đều trên bản sàn mái

       735.2 x35.4= 26026.08 (daN)

+ Lực do tải trọng bản thân dầm

       2500x1.1[4x(0.3x0.6+0.25x0.5)+7.6x(0.3x0.6+0.25x0.50)]=9729.5 daN

Với nhà 9 tầng có 8 sàn giữa và 1 sàn mái

8x(29268.72+4062.66+9729.5)+1x(9729.5+26026.08)=280242.62 daN

Để kể đến ảnh hưởng của momen ta chọn k = 1,1

             (cm)

Vậy ta chọn kích thước cột A, D 4070cm = 2800 (cm)

b, Cột trục B,C

         S = = 42.56 m2

Nhận thấy Cột trục C chịu nhiều tải hơn nên ta tính cột trục C rồi bố trí cho cột trục B

+ Lực dọc do tải phân bố đều trên bản sàn.

       826.8 x42.56 =35188.61 daN

+ Lực dọc do tải trọng tường ngăn dày 220 mm kể đến hệ số lỗ cửa tường hành lang

       x2.6x(7.6+ 4)x0.8= 12401.79 daN

+ Lực dọc do tải phân bố đều trên bản sàn mái

       735.2x42.56= 31290.1 daN

+ Lực do tải trọng bản thân dầm

       2500x1.1x[5.6x(0.3x0.6+0.25x0.5)+7.6x(0.3x0.6+0.25x0.50)]=]=11071.5 daN

Với nhà 9 tầng có 8 sàn giữa và 1 sàn mái

8x(35188.61+12401.79+11071.5)+1x(31290.1+11071.5)=468254.15 daN

Để kể đến ảnh hưởng của momen ta chọn k = 1,1

=4479 (cm)

Vậy ta chọn kích thước cột trục B, C 4080 cm = 3200 (cm)

Càng lên cao lực dọc càng giảm nên ta chọn kích thước tiết diện cột như sau:

Cột trục A và trục D có kích thước

- Từ tầng 1 đến tầng 3 : bxh= 40x70cm

- Từ tầng 4 đến tầng 6 : bxh= 4060cm

- Từ tầng 7 đến tầng 9 : bxh= 4050cm

Cột trục B và trục C có kích thước

- Từ tầng 1 đến tầng 3 : bxh= 40x80cm

- Từ tầng 4 đến tầng 6 : bxh= 40x70cm

- Từ tầng 7 đến tầng 9 : bxh= 40x60cm

  1. Chän tiÕt diÖn lâi

TCXD 198 - 1997 quy định độ dày của vách (t) phải thoả mãn điều kiện sau:

Chiều dầy của lỏi đổ tại chỗ được xác định theo các điều kiên sau:

            +) Không được nhỏ hơn 150mm.

            +) Bằng 1/20 chiều cao tầng,

            +) Vách liên hợp có chiều dày không nhỏ hơn 140mm và bằng 1/25 chiều cao tầng.

      Với công trình này ta có:    (mm)­

       Dựa vào các điều kiện trên và để đảm bảo độ cứng ngang của công trình ta chọn chiều dày của lõi b = 300mm.


2.1.2       Lập mặt bằng kết cấu, đặt tên cho các cấu kiện


2.2. Sơ đồ tính toán khung phẳng

2.2.1. Sơ đồ hình học

Sơ đồ hình học khung ngang

2.2.2 Sơ đồ kết cấu

Mô hình hóa kết cấu khung thành các thanh đứng (cột) và các thanh ngang (dầm) với trục của hệ kết cấu được tính đến trọng tâm tiết diện của các thanh.

a, Nhịp tính toán của dầm

Nhịp tính toán của các dầm lấy bằng khoảng cách giữa các trục cột.

+Xác định nhịp tính toán của dầm AB, CD

         lAB=l1+t/2+t/2-hc/2-hc/2

                = 8 + 0,11 + 0,11 – 0,60/2 – 0,50/2

               = 7,67 (m);

(ở đây lấy trục cột là trục tầng 7-9 thiên về an toàn).

+Xác định nhịp tính toán của dầm BC

         lBC=l2-t/2-t/2+hc/2+hc/2

               = 3.2 - 0,11 – 0,11 + 0,60/2 + 0,60/2

               = 3.58 (m);

(ở đây lấy trục cột là trục tầng 7-9 thiên về an toàn).

b. Chiều cao của cột

Chiều cao cột lấy bằng khoảng cách giữa các trục dầm. Ta sẽ xác định chiều cao của cột theo trục dầm hành lang (dầm có tiết diện nhỏ hơn).

+ Xác định chiều cao của cột tầng 1

Lựa chọn chiều sâu chôn móng từ mặt đất tự nhiên (cốt -0.45m) trở xuống :

Hm= 500(mm) = 0.5m

Þ    Ht1 = Ht + Z + hm + hd/2 = 4.2+0.45+0.5-0.3/2= 5 (m)

(với Z=0.45m là khoảng cách từ cốt ±0.00 đến mặt đất tự nhiên).

+ Chiều cao của cột tầng 2-9

         ht2=ht3=...=ht9= Ht= 3.3 (m)

Ta có sơ đồ kết cấu được thể hiện như hình vẽ :

Sơ đồ kết cấu khung ngang


2.3Xác định tải trọng tác dụng vào khung

2.3.1 Xác định tải trọng đơn vị

   2.3.1.1Tĩnh tải đơn vị

Tĩnh tải bao gồm trọng lượng bản thân các kết cấu như cột, dầm sàn và tải trọng do tường, vách kính đặt trên công trình. Khi xác định tĩnh tải, ta xác định trọng lượng đơn vị để từ đó làm cơ sở phân tải sàn về các dầm theo diện phân tải và độ cứng. Tải trọng bản thân các phân tử vách, cột và dầm sẽ được phần mềm tự động cộng vào khi khai báo hệ số trọng lượng bản thân. Vì vậy ta không tính đến trọng lượng bản thân các kết cấu chịu lực (cột, dầm, sàn, vách).

Tĩnh tải bản thân phụ thuộc vào cấu tạo các lớp sàn. Trọng lượng phân bố đều các lớp sàn cho trong bảng sau:

1.1.Sàn tầng 2-9

 

 

 

 

 

Các lớp sàn

Chiều dày lớp

(mm)

G

daN/m3

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

- Lớp gạch lát sàn Ceramic.

10

2000

20

1.1

22

- Lớp vữa   lót.

30

2000

60

1.3

78

- Lớp vữa trát trần+ sơn trắng

15

2000

30

1.3

39

- Bản sàn bê tông cốt thép chịu lực.

100

2500

250

1.1

275

Quy tải tường 110 thành tải phân bố trên sàn đã tính ở phần chọn sơ bộ kích thước cột

 

 

 

 

198

 

 

     1.1

 

   217.8

- Tổng tĩnh tải:

 

 

528

 

631.8

1.2. Khu vực vệ sinh.

 

 

 

 

 

Các lớp sàn

Chiều dày lớp

(mm)

G

DaN/m3

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

- Lớp gạch lát sàn Ceramic.

10

2000

20

1.1

22

- Lớp vữa trát, lót.

40

2000

80

1.3

104

- Lớp màng chống thấm Sika

 

 

 

 

20

- Bản sàn bê tông cốt thép chịu lực.

100

2500

250

1.1

275

-Trần kĩ thuật

 

 

 

 

50

- Tổng tĩnh tải:

 

 

290

 

471

 

 

 

 

 

 

1.1.3. Sàn mái.

 

 

 

 

 

Các lớp sàn

Chiều dày lớp

(mm)

G

DaN/m3

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

- Lớp gạch lá lem lát mái

20

1800

36

1.1

39.6

- Lớp gạch lỗ chống nóng

120

1500

180

1.1

198

- Lớp màng chống thấm Sika

 

 

 

 

20

- Lớp sàn bê tông cốt thếp

100

2500

250

1.1

275

- Lớp vữa trát trần+ sơn trắng.

15

2000

30

1.3

39

- Lớp vữa   lót + tạo dốc 1%

40

2000

80

1.3

104

- Tổng tĩnh tải:

 

 

576

 

675.6

 

1.4. Sàn ban công

 

 

 

 

 

 

Các lớp sàn

Chiều dày lớp

(mm)

G

DaN/m3

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2

 

- Lớp gạch lát sàn Ceramic.

10

2000

20

1.1

22

 

- Lớp vữa   lót.

20

2000

40

1.3

52

 

- Bản sàn bê tông cốt thép chịu lực.

100

2500

250

1.1

275

 

- Lớp vữa trát +sơn trắng

15

2000

30

1.3

39.6

 

- Tổng tĩnh tải:

 

 

340

 

388.6

 

 

 

 

1.5.Tường 220

 

 

 

 

Các lớp

Chiều dày lớp

(mm)

G

DaN/m3

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

-         Tường gạch

220

1800

1.1

435.6

-         Vữa trát 2 bên

30

2000

1.3

78

-         Tổng tĩnh tải

 

 

 

513.6

1.6.Tường 110

 

 

 

 

Các lớp

Chiều dày lớp

(mm)

G

DaN/m3

Hệ số vượt tải

TT tính toán

(daN/m2)

-         Tường gạch

110

1800

1.1

217.8

-         Vữa trát 2 bên

30

2000

1.3

78

-         Tổng tĩnh tải

 

 

 

295.8

                 

 

          

2.3.1.2 Hoạt tải đơn vị

STT

Loại sàn

Ptc

(daN/m2)

n

Ptt

(daN/m2)

1

Phòng

150

1,3

195

2

Hành lang

300

1,2

360

3

Nhà vệ sinh

150

1,3

195

4

Mái

75

1,3

97,5

5

Ban công

200

1,2

240


2.3.2. Xác định tĩnh tải tác dụng vào khung

   a.Tĩnh tải tầng điển hình (t2-t9)

Sơ đồ phân tĩnh tải sàn tầng 2,3,4,5,6,7,8,9


............................................

3. Bố trí tổng mặt bằng:

3.1. Nguyên tắc bố trí

- Tổng chi phí là nhỏ nhất

- Tổng mặt bằng phải đảm bảo các yêu cầu: Đảm bảo an toàn lao động, an toàn phòng chống cháy nổ và điều kiện an toàn vệ sinh môi trường.

- Thuận lợi cho quá trình thi công( đặc biệt trong công tác vận chuyển vật liệu sao cho thuận lợi, khoảng cách vận chuyển là nhỏ nhất)

- Tiết kiệm diện tích mặt bằng.

3.2. Tổng mặt bằng thi công

a. Đường sá công trình

Đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình vận chuyển, vị trí đường tạm trong công trường không cản trở công việc thi công, đường tạm chạy bao quanh công trình, dẫn đến các kho bãi chứa vật liệu. Trục đường tạm cách mép công trình khoảng 6m.

b. Mạng lưới cấp điện

Bố trí đường dây dọc theo các biên công trình, sau đó có đường dẫn đến các vị trí tiêu thụ điện. Như vậy chiều dài đường dây ngắn hơn và cũng ít cắt qua các đường giao thông.

c. Mạng lưới cấp nước

Do công trường không có yêu cầu đặc biệt về cấp nước nên thiết kế theo sơ đồ mạng lưới nhánh cụt sao cho tổng chiều dài đường ống nhỏ, giảm chi phí. Để đảm bảo an toàn, nước sinh hoạt và nước cứu hoả thiết kế theo mạng lưới vòng, đồng thời xây một số bể chứa tạm đề phòng mất nước.

d. Bố trí kho bãi

- Bố trí kho bãi gần đường tạm, cuối hướng gió, dễ quan sát và quản lý.

- Những cấu kiện cồng kềnh( ván khuôn, thép) không cần xây tường mà chỉ cần làm mái bao che.

- Những vật liệu như xi măng, chất phụ gia, sơn, vôi .... cần bố trí trong kho bãi khô ráo có mái che.

- Bãi để vật liệu khác: gạch, đá, cát, sỏi cần che chắn để không bị dính tạp chất, không bị cuốn trôi khi có mưa to.

e. Bố trí lán, nhà tạm

Bố trí nhà tạm đầu hướng gió, còn nhà văn phòng bố trí gần cổng ra vào công trường để thuận tiện khi giao dịch. Nhà bếp, khu vệ sinh bố trí cuối hướng gió.

f. Dàn giáo cho công tác xây

Dàn giáo là công cụ quan trọng trong công tác lao động của người công nhân xây dựng. Vậy cần phải hết sức chú ý tới vấn đề này. Dàn giáo phải đảm bảo độ cứng, độ ổn định, có tính linh hoạt, chịu được hoạt tải do vật liệu và sự đi lại của công nhân. Công trình sử dụng dàn giáo thép, dàn giáo được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác vào cuối các đợt, ca làm việc. Loại dàn giáo này đảm bảo chịu được các tải trọng của công tác xây và an toàn khi thi công ở trên cao .

Người thợ làm việc ở trên cao cần được phổ biến và nhắc nhở về an toàn lao động trước khi tham gia thi công.

Trước khi làm việc cần phải kiểm tra độ an toàn của dàn giáo, không chất quá tải lên dàn giáo.

Trong khi xây phải bố trí vật liệu gọn gàng và khi xây xong ta phải thu dọn toàn bộ vật liệu thừa như: gạch, vữa ... đưa xuống và để vào nơi quy định.

Tuy nhiên các tính toán trên chỉ là lý thuyết, thực tế áp dụng vào công trường là khó vì diện tích thi công bị hạn chế bởi các công trình xung quanh, tiền đầu tư cho xây dựng lán trại tạm đã được nhà nước giảm xuống đáng kể. Do đó thực tế hiện nay ở các công trường, người ta hạn chế xây dựng nhà tạm. Chỉ xây dựng những khu thực sự cần thiết cho công tác thi công. Biện pháp để giảm diện tích lán trại là sử dụng nhân lực địa phương.

Mặt khác với các kho bãi cũng vậy: Cần tận dụng các kho, công trình cũ, cũng có thể xây dựng công trình lên một vài tầng, sau đó dọn vệ sinh cho các tầng dưới để làm nơi chứa đồ đạc, nghỉ ngơi cho công nhân.

Tóm lại như ta đã trình bày ở trước: tổng bình đồ công trình được xác lập thực tế qua chính thực tế của công trình. Tuy nhiên, những tính toán trên là căn cứ cơ bản để có thể từ đó bố trí cho hợp lý.

Vậy ta có tổng mặt bằng chi tiết thể hiện trong bản vẽ TC - 04.


CHƯƠNG IV: CÔNG TÁCAN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

4.1.Trong thi công ép cọc

- Khi thi công cọc ép cần phải huấn luyện cho công nhân, trang bị bảo hộ và kiểm tra an toàn thiết bị ép cọc.

- Chấp hành nghiêm chỉnh qui định trong an toàn lao động về sử dụng vận hành kích thuỷ lực, động cơ điện cần cẩu, máy hàn điện, các hệ tời cáp và ròng rọc

- Các khối đối trọng phải được xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định, không được để khối đối trọng nghiêng, rơi đổ trong quá trình ép cọc.

- Phải chấp hành nghiêm chặt qui trình an toàn lao động ở trên cao, phải có dây an toàn thang sắt lên xuống.

- Việc sắp xếp cọc phải đảm bảo thuận tiện vị trí các móc buộc cáp để cẩu cọc phải đúng theo qui định thiết kế.

- Dây cáp để kéo cọc phải có hệ số an toàn > 6.

- Trước khi dựng cọc phải kiểm tra an toàn, người không có nhiệm vụ phải đứng ngoài phạm vi đang dựng cọc một khoảng cách ít nhất bằng chiều cao tháp cộng thêm 2m.

- Khi đặt cọc vào vị trí, cần kiểm tra kỹ vị trí của cọc theo yêu cầu kỹ thuật rồi mới tiến hành ép.

4.2. An toàn lao động trong thi công đào đất:

4.2.1 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch:

- Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi ng­ời đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng nh­ư trong phạm vi hoạt động của máy khu vực này phải có biển báo.

- Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải.

- Không đ­ược thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần.

- Cấm hãm phanh đột ngột.

- Thư­ờng xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp, không đ­ược dùng dây cáp đã nối.

- Trong mọi trư­ờng hợp khoảng cách giữa ca bin máy và thành hố đào phải >1m.

- Khi đổ đất vào thùng xe ô tô phải quay gầu qua phía sau thùng xe và dừng gầu ở giữa thùng xe. Sau đó hạ gầu từ từ xuống để đổ đất.

2.2. Đào đất bằng thủ công:

- Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành.

- Đào đất hố móng sau mỗi trận mư­a phải rắc cát vào bậc lên xuống tránh tr­ượt, ngã.

- Trong khu vực đang đào đất nên có nhiều ngư­ời cùng làm việc phải bố trí khoảng cách giữa ngư­ời này và ng­ười kia đảm bảo an toàn.

- Cấm bố trí ngư­ời làm việc trên miệng hố đào trong khi đang có ng­ười làm việc ở bên d­ưới hố đào cùng 1 khoang mà đất có thể rơi, lở xuống ng­ười ở bên d­ưới.

4.3. An toàn lao động, vệ sinh trong công tác bê tông

4.3.1. Dựng lắp, tháo dỡ dàn giáo:

- Không đư­ợc sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng ....

- Khe hở giữa sàn công tác và t­ường công trình >0.05 m khi xây và 0.2 m khi trát.

- Các cột giàn giáo phải đ­ợc đặt trên vật kê ổn định.

- Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã qui định.

- Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên d­ưới.

Khi dàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60o

-Lổ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía.

- Thư­ờng xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện tình trạng hư­ hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

- Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm ngư­ời qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ.

- Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo và khi trời mư­a to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.

- Ván khuôn trước khi đưa vào sử dụng cần được vệ sinh sạch sẽ tránh đất cát bám dính làm ảnh hưởng tới chất lượng bê tông.

4.3.2. Công tác gia công, lắp dựng cốp pha:

- Cốp pha dùng để đỡ kết cấu bê tông phải đ­ược chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã đ­ược duyệt.

- Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trư­ớc.

- Không đ­ược để trên cốp pha những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những ng­ười không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên cốp pha

- Cấm đặt và chất xếp các tấm cốp pha các bộ phận của cốp pha lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình. Khi chư­a giằng kéo chúng.

- Tr­ước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốp pha, nên có hư­ hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo.

4.3.3.   Công tác gia công lắp dựng cốt thép:

- Gia công cốt thép phải đ­ược tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.

- Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0.3m.

- Bàn gia công cốt thép phải đ­ược cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có l­ưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1.0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.

- Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trư­ớc khi mở máy, hãm động cơ khi đ­a đầu nối thép vào trục cuộn.

- Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phư­ơng tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.

- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30 cm.

- Tr­ước khi chuyển khung, lưới thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên d­ưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm.

- Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong thiết kế.

- Khi dựng lắp cốt thép gần đư­ờng dây dẫn điện phải cắt điện, tr­ường hợp không cắt đ­ược điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép và chạm vào dây điện.

4.3.4. Đổ và đầm bê tông:

- Trư­ớc khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt cốp pha, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đ­ường vận chuyển. Chỉ đ­ược tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận.

- Lối qua lại d­ưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trư­ờng hợp bắt buộc có ngư­ời qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

- Cấm ng­ười không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ định h­ướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.

- Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:

+ Nối đất với vỏ đầm rung

+ Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm

+ Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc

+ Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.

+ Công nhân vận hành máy phải đ­ược trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

4.3.5.   Tháo dỡ cốp pha:

-Chỉ đ­ược tháo dỡ cốp pha sau khi bê tông đã đạt c­ường độ qui định theo hư­ớng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.

- Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phòng cốp pha rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào ngăn và biển báo.

- Trư­ớc khi tháo cốp pha phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo cốp pha.

- Khi tháo cốp pha phải th­ường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện t­ượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.

- Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình không đ­ược để cốp pha đã tháo lên sàn công tác hoặc ném cốp pha từ trên xuống, cốp pha sau khi tháo phải đ­ược để vào nơi qui định.

- Tháo dỡ cốp pha đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

- Cốp pha sau khi tháo cần rửa sạch trước khi dùng lắp dựng các tầng khác.

4.3.6. Công tác làm mái

- Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mái và các ph­ương tiện bảo đảm an toàn khác.

- Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế qui định.

- Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trư­ợt theo mái dốc.

- Khi làm máng nư­ớc cần phải có dàn giáo và lư­ới bảo hiểm.

- Trong phạm vi đang có ng­ười làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên d­ưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào ng­ười qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3m.

4.4. Công tác xây và hoàn thiện:

4.4.1. Xây tư­ờng:

- Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác.

- Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà 1.5 m thì phải bắc giàn giáo, giá đỡ.

- Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2 m phải dùng các thiết bị vận chuyển. Bàn nâng gạch phải có thanh chắc chắn, đảm bảo không rơi đổ khi nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2 m.

- Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân t­ờng 1,5m nếu độ cao xây < 7.0m hoặc cách 2.0m nếu độ cao xây > 7.0m. Phải che chắn những lỗ t­ường ở tầng 2 trở lên nếu ng­ời có thể lọt qua được.

- Không đư­ợc phép :

+ Đứng ở bờ t­ường để xây

+ Đi lại trên bờ t­ường

+ Đứng trên mái hắt để xây

+ Tựa thang vào t­ường mới xây để lên xuống

+ Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tư­ờng đang xây

- Khi xây nếu gặp mư­a gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi ngư­ời phải đến nơi ẩn nấp an toàn.

- Khi xây xong t­ường biên về mùa mư­a bão phải che chắn ngay.

4.4.2.Công tác hoàn thiện:

- Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự h­ướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không đ­ược phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao.

- Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn,... lên trên bề mặt của hệ thống điện.

4.4.2.1. Trát

- Trát trong, ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc.

- Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu.

- Đư­a vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5 m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý.

-Thùng, xô cũng nh­ư các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trư­ợt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào 1 chỗ.

4.4.2.2. Quét vôi, sơn

- Giàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ đư­ợc dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên 1 diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) <5m

- Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trư­ớc khi bắt đầu làm việc khoảng 1h phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó.

- Khi sơn, công nhân không đ­ược làm việc quá 2 giờ.

- Cấm ng­ười vào trong buồng đã quét sơn, vôi, có pha chất độc hại chư­a khô và ch­ưa đ­ược thông gió tốt.

Công trình trong và sau thi công cần tiến hành dọn dẹp mặt bằng, thu gom rác thải đúng nơi qui định. Có thực hiện tốt công tác này mới đảm bảo mặt bằng thi công, vệ sinh môi trường.

Trên đây là những yêu cầu về an toàn và vệ sinh trong xây dựng. Khi thi công công trình cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trên.

 

 

MỤC LỤC

PHẦN I: KIẾN TRÚC.. 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH.. 2

CHƯƠNG II: GIẢIPHÁPKIẾNTRÚCCỦACÔNGTRÌNH.. 2

1.Giải pháp mặt bằng:2

2.Giải pháp mặt đứng.5

CHƯƠNG III: GIẢIPHÁPKỸTHUẬTCỦACÔNGTRÌNH.. 7

1.Hệ thống điện. 7

  1. Hệ thống nước. 7

3.Hệ thống giao thông nội bộ:8

4. Hệ thống thông gió chiếu sáng. 8

5. Hệ thống phòng cháy chữa cháy. 8

6. Hệ thống thu gom rác thải8

7. Hệ thống chống sét9

CHƯƠNG IV: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU THỦY VĂN.. 9

PHẦN II: KẾT CẤU.. 10

MỞ ĐẦU.. 11

CHƯƠNG I: GIẢI PHÁP KẾT CẤU PHẦN THÂN CHO CÔNG TRÌNH.. 13

1.1. Đặc điểm công trình:13

1. 2. Lựa chọn giải pháp kết cấu:13

CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN KHUNG TRỤC 2. 14

2.1. Lựa chọn sơ bộ kích thước cấu kiện, mặt bằng kết cấu. 14

2.2. Sơ đồ tính toán khung phẳng. 21

2.3 Xác định tải trọng tác dụng vào khung. 24

2.4. Xác định nội lực và tổ hợp nội lực. 74

2.5. Tính toán cấu kiện. 117

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN CỐT THÉP SÀN.. 141

3.1. Lựa chọn vật liệu. 142

3.2. Xác định tải trọng. 142

3.3. Xác định nội lực và tính toán thép sàn. 144

3.4 Chọn và bố trí cốt thép. 153

CHƯƠNG IV: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÓNG.. 155

  1. 1. Tài liệu thiết kế. 155

4.2 Lựa chọn giải pháp nền móng. 160

4.3. Vật liệu móng cọc. 162

  1. 4. Chiều sâu đáy đài Hm. 163

4.5. Chọn các đặc trưng của móng cọc. 163

4.6. Chọn số lượng cọc và bố trí167

  1. 7. Tải trọng phân bố lên cọc. 169
  2. 8. Tính toán kiểm tra cọc. 170

4.9. Tính toán kiểm tra đài cọc. 172

  1. 10. Kiểm tra tổng thể móng cọc. 177

PHẦN THI CÔNG.. 183

Chương I: THI CÔNG CỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ÉP.184

1. Mặt bằng lưới cọc.184

2. Kỹ thuật thi công ép cọc:185

3. Tính toán chọn máy ép cọc. 186

3. Sơ đồ di chuyển giá ép, cần trục và bố trí cọc trên mặt bằng. 193

5. Tiến hành ép cọc:194

6. Thời gian thi công ép cọc. 195

 

 

CHƯƠNG II: THI CÔNG ĐÀO ĐẤT HỐ MÓNG.. 198

1. Biện pháp thi công đào đất198

2. Tính khối lượng đất đào. 201

  1. Chọn máy thi công đất203

4. Biện pháp thi công. 206

CHƯƠNG III: THI CÔNG ĐÀI GIẰNG.. 209

1. Công tác bê tông lót móng. 209

2. Công tác cốt thép. 210

3. công tác ván khuôn. 212

  1. Công tác bê tông đài,giằng. 220

Chương III: THI CÔNG THÂN.. 226

1. Biện pháp thi công. 226

2. Thi công ván khuôn. 227

3. Khối lượng công tác phần thân. 242

4. Phương án thi công. 248

  1. Tính toán chọn máy thi công. 251

6. Biện pháp kỹ thuật thi công phần thân. 257

CHƯƠNG IV: TỔ CHỨC LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG.. 269

1. Liệt kê công việc và tính toán thông số tổ chức. 269

2. Lập tiến độ thi công công trình. 269

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG.. 274

1. Nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng:274

2. Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng xây dựng (TMBXD):275

2. Thiết kế tổng mặt bằng:275

3. Bố trí tổng mặt bằng:281

CHƯƠNG IV: CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.. 284

4.1.Trong thi công ép cọc. 284

4.2. An toàn lao động trong thi công đào đất:284

4.3. An toàn lao động, vệ sinh trong công tác bê tông. 285

4.4. Công tác xây và hoàn thiện:288

 

Close