Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM PLC S7-1200 AC/DC/RLY

mã tài liệu 301000100153
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 310 MB Bao gồm toàn bộ file thuyết minh, sơ đồ khối, sơ đồ điều khiển..,nhiều tài liệu liên quan kèm theo nghiên cứu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM PLC S7-1200 AC/DC/RLY
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỀ TÀI :

ĐẾM VÀ ĐÓNG GÓI SẢN PHẨM

Mục lục

Mục lục................................................................................................... 2

Danh mục các từ viết tắt........................................................................ 5

Danh mục các bảng, đồ thị và hình vẽ.................................................. 6

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................... 7

Phần I: Tìm hiểu tông quan về đề tài:.................................................. 8

  1. Cấu tạo băng tải, động cơ truyền động, bộ điều khiển băng chuyền, hệ thống đường khí nén........................................................ 8

1.1.       Cấu tạo băng tải............................................................................................ 8

1.2.       Động cơ truyền động:................................................................................... 9

1.3.       Bộ điều khiển băng truyền:........................................................................... 9

1.4.       Hệ thống đường khí nén:............................................................................. 11

  1. Yêu cầu điều khiển lập trình của hệ thống băng tải................. 11

Phần II: Phương án thiết kế:............................................................... 12

  1. Đề xuất  phương án thiết kế điều khiển hệ thống băng tải:...... 12

1.1.       PCL điều khiển........................................................................................... 12

1.2.       Chọn loại băng tải, phạm vi ứng dụng phù hợp........................................... 12

1.3.       Phân tích chọn lựa động cơ......................................................................... 13

1.4.       Phân tích chọn lựa cảm biến....................................................................... 13

  1. Phương án thiết kế:..................................................................... 15

2.1.       Sơ đồ điều khiển PLC:................................................................................ 15

2.2.       Bảng vật tư:................................................................................................ 18

Phần III: Thiết kế, lập trình cho hệ thống:........................................ 19

  1. Thi công....................................................................................... 19

1.1.       Lắp các thiết bị hệ thống:............................................................................ 19

1.2.       Sơ đồ điều khiển:........................................................................................ 21

1.3.       Sơ đồ khối:.................................................................................................. 21

  1. Vận hành:.................................................................................... 22

2.1.       Sản phẩm hoàn chỉnh:................................................................................ 22

2.2.       Kết nối PLC:............................................................................................... 23

2.3.       Chạy thử chương trình:.............................................................................. 23

Phần IV: Tìm hiểu về PLC S7-1200 1214 AC/DC/RLY.................... 24

  1. Giới thiệu tổng quan:.................................................................. 24
  2. Tính năng:................................................................................... 24
  3. Các module mở rộng:................................................................. 25
  4. Các chức năng nổi bật:............................................................... 26
  5. Ứng dụng:................................................................................... 26
  6. Cấu hình chi tiết PLC S7-1200 AC/DC/RLY:........................... 26

Phần V: Kết luận.................................................................................. 27

  1. Kết luận chung:........................................................................... 27
  2. Ưu điểm, nhược điểm:................................................................ 27
  3. Kiến nghị:.................................................................................... 27

Các nguồn:........................................................................................... 28

Lời mở đầu:

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy Phan Nguyên Khải và bạn bè.

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Thầy đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Sự truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Giảng viên là hành trang quý báo cho sự nhận thức và hiểu biết của chúng em ngày hôm nay. Đặc biệt, nhóm chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn là thầy Phan Nguyên Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy chúng em trong môn học này, giúp chúng em ngày càng hoàn thiện hơn kiến thức của mình và là người đã tận tâm hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt quá trình hoàn thiện đề tài này.

Danh mục các từ viết tắt.

Từ viết tắt

Ý nghĩa

PVC

Dây băng tải pvc hay còn gọi là dây belt PVC là một trong những phụ kiện dùng cho băng tải công nghiệp nhiều nhất hiện nay.

PU(Polyurethane)

Dây băng tải PU làm từ nhựa PU (Polyurethane) có độ bền cao, được sử dụng để lắp đặt cho các loại băng tải trong nhiều ngành sản xuất khác nhau. Đây là loại băng tải phổ biến để di chuyển vật liệu nhanh và an toàn ở mọi khoảng cách.

PLC

Programmable Logic Controller.

NPN

Negative-Positive-Negative.

Danh mục các bảng, đồ thị và hình vẽ

Hình 1

PLC S7-1200

Hinh 2

Băng tải mini

Hình 3

Động cơ kèm bộ giảm tốc

Hình 4

Cảm biến hồng ngoại

Hình 5

Khai báo khối DB

Hình 6

Map ngõ vào

Hình 7

Map ngõ ra

Hình 8

Lập trình main

Hình 9

Lập trình main

Hình 10

Lập trình main

 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thực tế cuộc sống, hệ thống băng tải có vai trò rất quan trọng trong các dây chuyền sản xuất của nhà máy tự động hóa, bán tự động, không tự động…

          Băng tải là một hệ thống xử lý vật liệu cơ khí di chuyển hàng hóa, vật tư từ nơi này đến nơi khác trong một đường dẫn xác định trước. Băng tải đặc biệt hữu ích trong các ứng dụng liên quan đến việc vận chuyển vật liệu nặng hoặc cồng kềnh. Hệ thống băng tải cho phép vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả đối với nhiều loại vật liệu. Bên cạnh đó là sản xuất, băng chuyền giảm nguy cơ chấn thương lưng, đầu gối, vai và chấn thương chỉnh hình khác.

Do đó, ASM này chúng em quyết định tiến hành lắp đặt một hệ thống băng tải cụ thể hơn là một mô hình băng tải đóng gói sản phẩm. Lý do chọn đề tài này vì các ứng dụng rất đa dạng trong đời sống và trong sản xuất như: Ứng dụng trong ngành thực phẩm, đóng gói, vận chuyển chai, chế biến thủy hải sản, rua củ quả,…; Trong ngành lắp ráp linh kiện điện từ, chế tạo linh kiện, lắp ráp xe máy,….; Đóng gói, vận chuyển hàng hóa trong các nhà kho, container, xe hàng,…

Phần I: Tìm hiểu tông quan về đề tài:

  1. Cấu tạo băng tải, động cơ truyền động, bộ điều khiển băng chuyền, hệ thống đường khí nén.

1.1.Cấu tạo băng tải.

Những bộ phận cơ bản cấu tạo thành băng tải.

-        Khung băng tải:

  • Khung băng tải Nhôm định hình: được ưu chuộng trong công nghiệp sản xuất lắp ráp điện tử, máy tính chịu tải trọng nhẹ và vừa vào những năm gần đây vì ưu điểm đẹp, nhẹ, tính linh hoạt cao dễ thay đổi kết cấu theo yêu cầu sản xuất.
  • Khung băng tải Inox: Thường dung trong các môi trường chịu hóa chất bụi bẩn như công nghiệp chế biến thực phẩm, hàng không vũ trụ, dược phẩm, hóa chất, đóng chai và đóng hộp…
  • Khung băng tải Thép mạ kẽm và thép sơn tĩnh điện: ưu điểm kinh tế và chịu được mọi tải trọng khác nhau. Thường sử dụng trong công nghiệp ô tô, xe máy, hoàn thiện in ấn và bao bì…

-        Dây băng tải:

  • Tùy theo tải trọng và yêu cầu của sản phẩm ta thường dùng dây băng PVC hoặc dây băng PU dày dày từ 1- 5mm. 
  • Đối với băng tải chịu tải nặng ta dùng dây băng tải cao su.

-        Con lăn kéo băng.

  • Bằng inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm. Có các đường kính tiêu chuẩn: Ø50, Ø60, Ø76, Ø89, Ø102 ...

-        Con lăn đỡ băng mặt trên và mặt dưới.

  • Bằng inox hoặc thép mạ kẽm, có các đường kính Ø25, Ø32 và Ø38.

-        Truyền động từ động cơ vào trục công tác.

  • Bằng bộ truyền xích hoặc đai.

-        Động cơ băng tải: Hiện nay thường dung 2 loại phổ biến:

  • Động cơ liền hộp giảm tốc có dải công suất từ 25W đến 200W.
  • Động cơ và hộp giảm tốc tách rời, dải công suất thường từ 0.37KW đến 2.5KW.

-        Bộ điều khiển tốc độ.

  • Biến tần, sensor, timer, cảm biến, PLC...

-        Tấm đỡ belt.

  • Thường làm bằng vật liệu inox, thép mạ kẽm hoặc nhôm tấm chấn ghấp.
  • Các gối bi đỡ của con lăn.
  • Đối với các loại băng tải khác thì còn một số bộ phận khác như:
  • Băng tải xích có xích nhựa và xích inox, tấm đỡ xích.
  • Băng tải lưới có: lưới băng tải và cơ cấu đỡ xích lưới.
  • Băng tải con lăn có con lăn tự do hoặc con lăn truyền chuyển động.

1.2. Động cơ truyền động:

Trong tất cả các hệ thống băng tải, băng chuyền hiện nay đều sử dụng kết cấu và nguyên lý máy chính là biến chuyển động quay trở thành chuyển động thẳng của bề mặt băng tải nhằm mục đích vận chuyển sản phẩm, hàng hóa từ điểm này đến điểm khác. Vì nó là nguồn cung cấp chuyển động quay nên người ta còn gọi là Motor băng tải.

Có nhiều loại động cơ để có thể phát chuyển động quay, chẳng hạn như động cơ chạy bằng dầu diesel, động cơ chạy xăng và động cơ chạy bằng điện. Hiện nay, động cơ chạy điện hiện đang được xem là phổ biến nhất.

Trong tất cả các loại động cơ thường dùng trong hệ thống băng tải, băng chuyền chính là loại động cơ có sự thay đổi tốc độ. Điều này có nghĩa là nó được điều khiển bằng 1 bộ điều khiển tốc độ nhằm mục đích điều chỉnh tốc độ nhanh hay chậm của động cơ theo yêu cầu của người dùng.

Đa số các động cơ sử dụng trong hệ thống băng tải đều được lắp thêm 1 bộ hộp số (còn gọi là hộp giảm tốc) để làm giảm tốc độ quay và tăng thêm momen xoắn cho động cơ.

Có nhiều loại Motor băng tải khác nhau, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng. Đối với loại băng tải làm bằng cao su có nhiều ưu điểm và dễ dàng lắp đặt. Băng tải xích thì có tác dụng vận chuyển các loại vật liệu có trọng lượng lớn, còn băng tải con lăn lại bao gồm các loại như: băng tải con lăn bằng nhựa PVC, băng tải con lăn bằng thép mạ kẽm, băng tải con lăn bằng nhựa, băng tải con lăn truyền động bằng motor,...

Ngoài ra, còn có một số loại băng tải khác được sử dụng như băng tải đứng dùng để vận chuyển hàng hóa cùng với nhiều độ cao khác nhau, chẳng hạn như băng tải linh hoạt, băng tải xoắn ốc, băng tải rung.

1.3. Bộ điều khiển băng truyền:

Bộ điều khiển băng tải là thiết bị quan trọng điều khiển toàn bộ quá trình vận hành của hệ thống băng tải. Do đó việc lựa chọn một bộ điều khiển phù hợp là rất quan trọng đối với hệ thống băng tải. Dưới đây là một số yêu cầu dành cho bộ điều khiển băng tải.

 

1.3.1.   Các yêu cầu chung về bộ điều khiển băng tải:

  • Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp thì chế độ làm việc của các thiết bị băng tải phải luôn diễn ra liên tục trong thời gian dài nhưng phải luôn đảm bảo về độ an toàn.
  • Theo yêu cầu công nghệ đối với các thiết bị băng tải vận hành liên tục không yêu cầu điều chỉnh tốc độ trong các phân xưởng sản xuất. Hệ thống băng tải cần đảm bảo khởi động đồng tải. Do đó việc lựa chọn động cơ truyền động cho thiết bị băng tải cần phù hợp với hệ thống băng tải và động cơ có hệ số trượt lớn, rãnh stato sâu là lựa chọn tối ưu dành cho các loại băng tải này.
  • Nguồn điện cung cấp cho động cơ truyền động cần phù hợp với loại động cơ, để khi mở máy không ảnh hưởng đến lưới điện, làm hỏng động cơ và quá trình khởi động được thực hiện nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

 

1.3.2.    Yêu cầu về bộ điều khiển băng tải:

  • Vì hầu hết các thiết bị vận chuyển liên tục thường không yêu cầu sự điều chỉnh tốc độ nên không cần quan tâm đến quá trình điều chỉnh tốc độ động cơ mà chúng ta chỉ quan tâm đến momen khởi động của động cơ và chế độ làm việc của động cơ là chế độ làm việc dài hạn hay ngắn hạn vậy ta nên chọn loại động cơ có đặc tính phù hợp với các yêu cầu trên.
  • Để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống băng tải được liên tuc, ít hỏng hóc chúng ta cần lựa chọn bộ điều khiển băng tải phù hợp với hệ thống băng tải, và quá trình làm việc của nhà máy. Điều này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm các loại chi phí về bảo hành, bảo trì, sửa chữa và thay thế.
  • Trong công nghiệp sản xuất từ quy mô lớn đến quy mô vừa và nhỏ như nhựa, thực phẩm, tái chế, bê tông, xi măng, phân bón, và tất cả các loại bột khô…, cân băng tải được xem như thiết bị quan trọng, có cơ cấu chế tạo, thiết kế và lắp ráp trọn bộ bao gồm khung cân, bộ điều khiển cân băng tải hiển thị cân, cảm biến cân, cảm biến tốc độ, hộp nối dây, dây nối giữa cảm biến với bộ điều khiển...

 

1.3.3.     Bộ điều khiển của hệ thống băng tải:

  • Với mỗi cân băng tải thì bộ điều khiển được xem như đầu não của toàn bộ hệ thống, bất cứ thông số kỹ thuật hay điều chỉnh nào muốn thay đổi hay cài đặt trước đều phải được thực hiện thông qua bộ phận này.
  • Mỗi hệ thống điều khiển sẽ có ít nhất 4 load cell, thông tin dữ liệu được lưu trữ bằng board mạch, kết hợp điều khiển các thiết bị khác. Đầu vào cho cảm biến với tốc độ và độ phân giải cao, đầu cho cho bộ đếm tổng lưu lượng cân. Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào mục đích, nhà sản xuất có thể lựa chọn thêm tính năng cho bộ điều khiển cân hoặc thay đổi phần mền sử dụng cũng như hiệu chỉnh sao cho thích hợp, đạt năng suất tốt nhất. 

 

1.3.4.    Vai trò của bộ điều khiển băng tải:

  • Bộ chỉ thị và điều khiển chuyên dùng cho hệ thống cân băng tải hoạt động ổn định trong môi trường công nghiệp sản xuất. Bộ điều khiển hiển thị đầy đủ: số lượng, trọng lượng, số mã cân… và có nhiều phím kiểm tra nhanh chức năng cân.  
  • Chức năng chính của bộ điều khiển này trong toàn bộ hoạt động của cân băng tải đó chính là điều khiển và ổn định lưu lượng cân theo giá trị đã đặt sẵn, kết nối với các hệ thống khác như  SCADA và DCS để cho ra khối lượng chính xác cho sản phẩm. Việc thay đổi thông số kỹ thuật, lựa chọn thiết bị tích hợp tùy thuộc theo yêu cầu thực tế khi sản xuất tất cả đều phụ thuộc vào bộ điều khiển cân băng tải, hiển thị chi tiết, cho độ chính xác cao vượt trội. 
  • Ngoài ra, thông qua những thông số hiển thị, người dùng còn có thể cài đặt thang số bằng màn hình LED,  bảo vệ và phát hiện lỗi khi có cảnh báo. 
  • Với một quy trình sản xuất sản phẩm đòi hỏi độ chính xác cao thì bộ điều khiển cân băng tải chắc chắn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống cân, cho khối lượng chính xác, đảm bảo năng suất cho toàn bộ cơ chế sản xuất.

 

1.4. Hệ thống đường khí nén:

Khí nén là một dạng năng lượng từ khí tự nhiên hoặc được tạo ra từ các phản ứng hóa học được nén ở áp suất lớn hơn áp suất khí quyển. Nó có thể được nén ở mức 3000 Psi đến 3600 psi được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và trong công nghiệp rất nhiều.

Hệ thống khí nén là tập hợp các thiết bị để tạo ra một dạng năng lượng từ khí thiên nhiên hoặc qua phản ứng hóa học để tạo thành khí nén, năng lượng được tạo thành sẽ được tích trữ trên hệ thống tích trữ và dùng hệ thống dẫn khí để sử dụng khi cần thiết.

Hệ thống khí nén thường là các loại máy tạo khi nén sử dụng năng lượng điện, xăng, dầu…lấy khí tự nhiên để nén vào bình chứa máy hoặc các bình tích khí. Bình tích khí là thiết bị tích trữ lượng khí nén mà máy tạo khí nén sinh ra, là nơi trung chuyển giữa máy khí nén và các thiết bị sử dụng khí nén. Ngoài ra hệ thống khí nén còn có thêm các thiết bị như thiết bị lọc khí nén, thiết bị sấy khí nén, các đồng hồ đo áp suất hoặc có thể lắp thêm máy tăng áp khí nén…Chúng ta sẽ tìm hiều từng phần ở dưới mục dưới của bài viết này.

 

  1. Yêu cầu điều khiển lập trình của hệ thống băng tải.

Khi nhấn nút START thì băng tải BT1 chạy để đưa thùng đựng sản phẩm đến vị trí cảm biến CB1, lúc này băng tải BT1 tự động dừng lại và băng tải BT2 bắt đầu chạy để đưa sản phẩm vào thùng.

 

Số lượng sản phẩm trong mỗi thùng được đếm bằng cảm biến CB2.

 

Khi số lượng sản phẩm trong thùng bằng số lượng quy định (giá trị này được quy định bởi người dùng và mặc định là 5 sản phẩm) thì băng tải BT2 tự động dừng lại và băng tải BT1 sẽ ON lên để cấp thùng mới vào vị trí tại CB1.

 

Quá trình như trên sẽ được lập lại nếu người dùng không tác động vào nút STOP.

Khi người dùng tác động vào nút STOP thì hệ thống sẽ dùng lại.

 

 

Phần II: Phương án thiết kế:

 

  1. Đề xuất  phương án thiết kế điều khiển hệ thống băng tải:

1.1. PCL điều khiển.

Hình 1: PLC S7-1200

-        Loại PLC: S7-1200 1214 AC/DC/RLY

-        Phạm vi ứng dụng: được sử dụng để điều khiển hệ băng truyền trong assignment này.

1.2. Chọn loại băng tải, phạm vi ứng dụng phù hợp.

Hình 2: băng tải mini

 

-        Loại băng tải: mini 6x40 cm

-        Phạm vi ứng dụng: Khi thực hiện các dự án tự động hóa cần phải có băng tải để quá trình tự động được nhanh hơn, băng tải cũng là giải pháp giá rẻ thường thấy trong hầu hết công ty. Riêng khi chỉ làm mô hình, thì việc đầu tư một hệ thống băng tải thương mại khá tốn kém, và không cần thiết. Do đó nhu cầu băng tải mini cũng là một trong những ưu tiên.

 

 

1.3. Phân tích chọn lựa động cơ.

Hình 3: động cơ kèm bộ giảm tốc

 

-        Loại động cơ: động cơ giảm tốc 775.

-        Thông số kỹ thuật:

  • Hộp giảm tốc: 60GA
  • Công suất: 35W
  • Điện áp: 12V – DC
  • Số vòng quay: 50v/p
  • Trục động cơ : 8mm
  • Chiều dài trục trên: 25mm
  • Đường kính hộp số: 42mm
  • Momen xoắn (qua hộp số): 1.5Nm
  • Dòng điện không tải: 1A
  • Dòng điện có tải: 10A
  • Tốc độ: 150 vòng/ phút

-        Phạm vi ứng dụng: được tích hợp sẵn trong băng tải.

 

1.4. Phân tích chọn lựa cảm biến.

Hình 4: cảm biến hồng ngoại

 

-        Loại cảm biến: cảm biến hồng ngoại E18-D80NK.

-        Về cảm biến hồng ngoại E18-D80NK dùng ánh sáng hồng ngoại để xác định khoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận và phát tia hồng ngoại theo tần số riêng biệt.

-        Thông số kỹ thuật:

  • Nguồn điện cung cấp: 5VDC.
  • Khoảng cách phát hiện: 3 ~ 80cm.
  • Có thể điều chỉnh khoảng cách qua biến trở.
  • Dòng kích ngõ ra: 300mA.
  • Ngõ ra dạng NPN cực thu hở giúp tùy biến được điện áp ngõ ra, trở treo lên áp bao nhiêu sẽ tạo thành điện áp ngõ ra bấy nhiêu.
  • Chất liệu sản phẩm: nhựa.
  • Có led hiển thị ngõ ra màu đỏ.
  • Kích thước: 1.8cm (D) x 7.0cm (L).

-        Sơ đồ chân:

  • Màu nâu: VCC, nguồn dương 5VDC.
  • Màu xanh dương: GND, nguồn âm 0VDC
  • Màu đen: Chân tín hiệu ngõ ra cực thu hở NPN, cần phải có trở kéo để tạo thành mức cao.

-        Phạm vi ứng dụng: phát hiện người, cảm biến chuyển động, bật tắt đèn, đo nhiệt độ, đếm sản phẩm. Trong đề tài này, cảm biến hồng ngoại được sử dụng vào mục đích đếm sản phẩm.

  1. Phương án thiết kế:

2.1. Sơ đồ điều khiển PLC:

 ...

  1. Các chức năng nổi bật:

-        Có thể thực hiện nhiều chức năng chẳng hạn như:

+ Các chức năng cơ bản như logic nhị phân, phân bổ kết quả, lưu, đếm, tạo thời gian, tải, truyền, so sánh, dịch chuyển, xoay, tạo phần bổ sung, gọi chương trình con (với các biến cục bộ).

+ Các lệnh giao tiếp tích hợp (ví dụ: giao thức USS, Modbus RTU, giao tiếp hoặc Freeport).

+ Các chức năng thân thiện với người dùng như điều chế độ rộng xung, chức năng chuỗi xung, chức năng số học, số học dấu phẩy động, điều khiển vòng kín PID, chức năng nhảy, chức năng vòng lặp và chuyển đổi mã.

+ Các hàm toán học, ví dụ: SIN, COS, TAN, LN, EXP

+ Chức năng đếm thân thiện với người dùng kết hợp với bộ đếm tích hợp và các lệnh đặc biệt cho bộ đếm tốc độ cao mở ra các lĩnh vực ứng dụng mới cho người dùng.

+ Các ngắt được kích hoạt theo cạnh (được kích hoạt bằng cách tăng hoặc giảm các cạnh của tín hiệu quy trình trên đầu vào ngắt) hỗ trợ phản ứng nhanh chóng với các sự kiện của quy trình.

+ Ngắt bộ đếm có thể được kích hoạt khi đạt đến điểm đặt hoặc khi hướng đếm thay đổi.

+ Ngắt giao tiếp cho phép trao đổi thông tin nhanh chóng và dễ dàng với các thiết bị ngoại vi như máy in hoặc máy đọc mã vạch.

  1. Ứng dụng:

-        Ứng dụng trong công nghiệp và dân dụng như:

+ Hệ thống băng tải

+ Điều khiển đèn chiếu sáng

+ Điều khiển bơm cao áp

+ Máy đóng gói

+ Máy in

+ Máy dệt

+ Máy trộn v.v…

  1. Cấu hình chi tiết PLC S7-1200 AC/DC/RLY:

SIMATIC S7-1200, CPU 1214C, compact CPU, AC/DC/relay, onboard I/O: 14 DI 24 V DC; 10 DO relay 2 A; 2 AI 0-10 V DC, Power supply: AC 85-264 V AC at 47-63 Hz, Program/data memory 100 KB (6ES7214-1BG40-0XB0)

Phần V: Kết luận:

  1. Kết luận chung:
  1. Ưu điểm, nhược điểm:

ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

-        Hiểu được cấu tạo băng tải ,

Động cơ truyền động , bộ điều kiển băng truyền

-        Quá trình thi công còn tốn nhiều thời gian

-        Hiểu sơ đồ đấu dây

-        Thẩm mĩ chưa cao

-        Hiểu các công dụng từng thiết bị

-        Mạch chạy chưa ổn định

-        Có thể áp dụng trong học tập

  1. Kiến nghị:

Close