Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY THÁI SẢ mini file CAD file 3D SOLIDWORKS

mã tài liệu 300600300312
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 540 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D CAD, 3D SOLIDWORKS , thuyết minh ..., bản vẽ lắp MÁY THÁI SẢ, tập bản vẽ các chi tiết trong máy 2D, bản vẽ lắp cụm, sơ đồ nguyên lý máy cắt sả, Thiết kế kết cấu các cụm máy, ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÁY THÁI SẢ
giá 2,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY THÁI SẢ mini file CAD file 2D SOLIDWORKS

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM KẾT.............................................................................................................. 1

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................... 2

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................... 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG..................................................................................... 5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................................ 6

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:...................................................................................... 6

1.2 Ý nghĩa khóa học và thực tiễn của đề tài:............................................................ 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:........................................................................... 7

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 7

1.5 Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................... 7

1.5.1 Cơ sở phương pháp luận:.............................................................................. 7

1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể............................................................. 7

1.6 Kết cấu của ĐATN:............................................................................................. 8

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.......................................................................................... 9

2.1 Các định nghĩa..................................................................................................... 9

2.1.1 Máy tự động hóa........................................................................................... 9

2.1.2 Sả:............................................................................................................... 10

2.2 Các tồn tại của máy :.......................................................................................... 24

2.3 Mục tiêu nghiên cứu :........................................................................................ 24

2.4 Giới hạn đề tài :.................................................................................................. 24

2.5 Phương án nghiên cứu :..................................................................................... 24

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 25

3.1 Lý thuyết chuyên ngành:.................................................................................... 25

3.2 Lý thuyết bên ngoài thực tiễn:........................................................................... 25

3.3 Xác định lực cắt sả cây:..................................................................................... 25

3.4 Thông số hình học của dao cắt sả :.................................................................... 26

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP.......................................... 29

4.1 Yêu cầu của đề tài: ............................................................................................ 29

4.2 Phương hướng và giải pháp thực hiện :............................................................. 29

4.2.1 Phương pháp gọt bằng tay :........................................................................ 29

4.2.2 Phương pháp thái sả bằng máy:.................................................................. 30

4.3 Lựa chọn phương án:......................................................................................... 30

4.4 Trình tự tiến hành công việc:............................................................................. 30

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY THÁI SẢ............................................ 31

5.1 Định số răng đĩa xích:........................................................................................ 31

5.2 Tính bước xích:.................................................................................................. 31

5.3 Chọn khoảng cách 2 trục A:............................................................................... 32

5.4 Đường kính đĩa xích:......................................................................................... 33

5.5 Tính lực tác dụng lên bộ truyền:........................................................................ 34

5.6 Bảng số liệu các thông số truyền xích:.............................................................. 34

5.7       Tính sơ bộ đường kính trục:.......................................................................... 34

5.8       Tính gần đúng đường kính trục..................................................................... 35

5.9       Tính gần đúng trục I:..................................................................................... 36

5.10         Tính chính xác trục I:................................................................................ 39

5.11 Tính toán cho then tại vị trí lắp đĩa xích:......................................................... 41

CHƯƠNG 6: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM.................................................................... 42

6.1 Chế tạo thử nghiệm máy thái sả tự động:.......................................................... 42

Hình 6.1: Sơ đồ nguyên lý....................................................................................... 42

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 51

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

  Chúng ta đã bước sang thế kỷ XXI thế kỷ của khoa học kỹ thuật hiện đại. Các
thành tựu của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi mặt của cuộc sống. Điều
này cũng được phản ánh một cách rõ ràng trong lĩnh vực lao động sản xuất. Ngày
trước khi khoa học kỹ thuật vẫn còn lạc hậu thì lao động chân tay của con người
chiếm một vị trí chủ đạo. Qua thời gian khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu
của con người ngày càng cao không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng thì điều
đó không còn thiết thực nữa. Lao động chân tay dần dần được thay thế bằng máy
móc. Điều này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ giải phóng sức lao
động mà còn nâng cao năng suất cũng như chất lượng của các sản phẩm làm ra.
Đặc biệt là trong các nghành công nghiệp nặng nhọc và độc hại.

 Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì việc tự động hoá quá trình sản
xuất trở thành một yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Sự thành công hay thất
bại của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó chất lượng sản
phẩm và giá thành là hai yếu tố cơ bản nhất. Mà hai yếu tố này lại được quyết định
trực tiếp bởi yếu tố công nghệ và khả năng tự động hoá của doanh nghiệp. Một khi
sản phẩm được sản xuất một cách tự động hoá thì tính ổn định và chất lượng cũng
như năng suất của sản phẩm sẽ tăng từ đó sẽ giảm được giá thành nâng cao khả
năng cạnh trạnh.

  Ngày nay, ở bất cứ nơi đâu không chỉ trong các nhà máy xí nghiệp mà trong cả đời
sống sinh hoạt chúng ta có thể thấy sự hiện hữu của máy móc khắp nơi. Tuy nhiên
nhu cầu của con người là vô hạn và nó phát sinh trong những hoàn cảnh nhất định.
Do đó máy móc chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu của con người trong một giai
đoạn nhất định nào đó. Nhưng không vì vậy mà con người bớt đi sự tìm tòi sáng
tạo. Mà ngược lại việc này còn được hưởng ứng một cách rộng rãi không phân biệt
giai cấp. Có thể là trí thức, học sinh-sinh viên và thậm chí là người lao động.
  Do đặc trưng của ngành nghề học tập cũng như yêu cầu của xã hội thì đồ án tốt
nghiệp của sinh viên ngành chế tạo máy có quan hệ mật thiết với những điều nêu
trên. Với đề tài “Thiết kế máy thái sả tự động” chúng tôi hi vọng sẽđóng góp được một phần nào sự phát triển chung của quá trình lao động sản xuất.

  Hiện trên thị trường chưa có loại máy này, vì vậy việc bắt tay vào nghiên cứu nó
xem như là một cơ hội cũng như thách thức cho bản thân, đồng thời chúng tôi hy
vọng sẽ tạo ta một tiền đề cho các nghiên cứu sau này. Thật vậy, tại các hệ thống
siêu thị lớn, các chợ đầu mối trong cả nước, các đại lý thực phẩm lớn nhỏđiều đang thực hiện thao tác thái sả cây bằng tay( thủ công), rất mất thờigian cũng như công sức, chi phí cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy yêu cầu cấpthiết hiện nay là có một loại máy có thể làm được công việc trên, với năng suấtcao, chúng tôi tin rằng đó sẽ là một sáng kiến rất cần thiết cho nghành lương thực, thực phẩm.

1.2 Ý nghĩa khóa học và thực tiễn của đề tài:

  Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính cấp thiết cao,
nếu thành công như mong đợi thì đó không những giải quyết được công việc tay
chân của những công nhân thường làm khi thái sả, mà còn mang lạimột một vốn hiểu biết rộng cho người nghiên cứu.

  Tạo điều kiện, tiền đề cho người nghiên cứu có thể phát triển các kỹ năng, kiến
thức của mình và ứng dụng chúng vào thực tiễn.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

 Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm.

 Tính toán được các thông số, yêu cầu kỹ thuật của máy.

  Có được định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản xuất.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.4.1 Đối tượng:

 - Sả cây và nguyên lý nghiền thái sả.

1.4.2 Phạm vi:

- Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em có hạn, nên đề tài xin phépđược giới hạn trong tìm hiểu thiết kế máy thái sả cây ( hoặc cácloại thực phẩm có hình dáng tương tự).

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

1.5.1 Cơ sở phương pháp luận:

- Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học.
Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó cácvấn đề được giải quyết.Nghiên cứu quy trình công nghệ và dây chuyền nghiền, thái cho thục phẩm, từ đóđưa ra các phương pháp, nguyên lý nghiền và thái để giải quyết được các vấn đề.

 1.5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp khảo sát thực tế: tìm hiểu thực tế về công việc thái băm thủ công và
nhu cầu về một loại máy thái tự động cho cây sả. Tìm hiểu thị trường loại
máy này đã có mặt trên thị trường hay không. Và năng suất một người công nhân
thái thủ công cho cây sả là bao nhiêu?

 - Phương pháp thu thập dữ liệu: lấy số liệu về năng suất làm việc của công nhân khi
thái sả thông qua việc khảo sát thực tế. Bấm thời gian để lấy số liệu về
các công đoạn từ đó tính toán được năng suất cần thiết đểmột máy thái tự động phải đạt được.

- Phương pháp phân tích đánh giá: dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý
kiến của công nhân, và các chuyên gia để phân tích và đánh giá nhu cầu trong
việc chế tạo một loại máy có khả năng thay thế được sức lao động của người công
nhân nhưng vẫn đảm bảo năng suất cần thiết. Phân tích tìm ra các giải pháp công
nghệ trong chế tạo, từ đó đưa ra quy trình để hoàn thiện đồ án một cách hiệu quảnhất.

- Phương pháp tổng hợp: sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những
gì được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên ngành của chúng
em, chúng em đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan để từ đó đề xuất quy
trình hợp lí để thái sả và chế tạo thành công mô hình với nguyên lý
thái sả hợp lý nhất.

- Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ
hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn.
việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thiết, và sửa chữa những chỗ sai
mà phương pháp lý thuyết không thể thấy được.

1.6 Kết cấu của ĐATN:

ĐATN bao gồm 6 chương:

- Chương 1: Giới thiệu về đề tài và một số phương pháp, cách thức thực hiện đề tài.
- Chương 2: Trình bày tổng quan nghiên cứu của đề tài, bao gồm giới thiệu về
máy kết cấu của máy, các nghiên cứu liên quan.

- Chương 3: Trình bày về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài.

- Chương 4: Đưa ra phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề, bao
gồm các nguyên lý nghiền và thái.

 - Chương 5: Tính toán chi tiết công suất động cơ, các bộ phận của máy, điều
kiện bền…

- Chương 6: Trình bày về việc chế tạo mô hình và kiểm nghiệm tính toán, điều
chỉnh thông số cho phù hợp.

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

2.1 Các định nghĩa

2.1.1 Máy tự động hóa

  • Máy tự động là máy tự động hoàn toàn từ khâu cấp phôi, thao tác trên sản phẩm
    đến lấy sản phẩm ra. Chính vì thế con người không phải tốn công sức trong quá
    trình hoàn thiện sản phẩm.

Hình 2.1: Quy trình tự động hóa

 

  • Vai trò và ý nghĩa của tự động hóa quá trình sản xuất:

- Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép giảm giá thành và nâng cao năng
suất lao động. Trong mọi thời đại, các quá trình sản xuất luôn được điều
khiển theo các quy luật kinh tế. Có thể nói chi phí và hiệu quả sản xuất là
một trong những yếu tố quan trọng xác định nhu cầu phát triển tự động hóa.
- Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép cải thiện điều kiện sản xuất. Các
quá trình sản xuất sử dụng quá nhiều lao động sống thường không đảm bảo
tính ổn định về giờ giấc, chất lượng gia công và năng xuất lao động, gây
khó khăn trong việc điều hành và quản lý giờ giấc. Các quá trình sản xuất
tự động cho phép loại bỏ các nhược điểm trên.

- Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép đáp ứng cường độ sản xuất hiện
đại.
- Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép chuyên môn hóa và hoán đổi sản
xuất. Chỉ một số ít các sản phẩm phức tạp là được chế tạo từ một nhà sản
xuất.
- Tự động hóa quá trình sản xuất cho phép thực hiện cạnh tranh và đáp ứng
điều kiện sản xuất.

2.1.2 Sả:

- Cây sả có tên khoa học là Cymbopogon, thuộc họ lúa (Poaceae). Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh. Cây sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị.

- Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp nơi.

- Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau.

- Cây sả có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị.

- Món ốc luộc cần có sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ rất ngon. Sả được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Các món ăn có thêm mùi của cây sả đều trở nên thơm ngon hấp dẫn. Có thể coi sả là một gia vị giúp món ăn dậy mùi vô cùng hiệu quả. 

Hình 2.2: Sả

- Trong tinh dầu sả có nhiều hợp chất có mùi thơm như: Citral, geraniol, acetat, caproat geranyl, dipenten, metylheptenon, carvon và một số ít aldehyd như heptandehyd và citronellol. Trong các hợp chất này thì geraniol, citronellol, citrat có hàm lượng cao nhất. Hai giống sả đang trồng ở nước ta là sả chanh, trong tinh dầu có hàm lượng citrat cao hơn giống sả Srilanca (C. nardus) đạt từ 70 – 80 %. Giống sả Srilanca có hàm lượng genariol tới 40% nên chất lượng tinh dầu tốt hơn. Tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng tinh dầu là phải có hàm lượng genariol cao hơn hàm lượng citral.

- Tinh dầu sả là chất lỏng không màu, màu lục nhạt hoặc màu nâu, loại không màu có chất lượng tốt nhất, điển hình là sả Ấn Độ (Cymbopogon martinii) có tên thương hiệu là Panmarosa tỷ trọng của tinh dầu sả từ 0,888 - 0,896.

- Tinh dầu sả có nhiều hợp chất thơm nên được sử dụng nhiều trong công nghiệp điều chế sản xuất mỹ phẩm, công nghiệp chế biến xà phòng ... Tinh dầu sả có khả năng ngăn chặn một số loại vi khuẩn nên được sử dụng dùng làm thuốc để điều trị cảm cúm, viêm mũi hoặc dùng để tẩy uế trong phòng mổ.

- Ngoài ra, nhân dân ta và một số nước khác còn dùng thân cây, lá cây sả làm gia vị trong nhiều món ăn truyền thống. Do giá trị đặc biệt của tinh dầu nên trên thế giới hiện có nhiều nước trồng sả, trong đó có khoảng 10 nước có diện tích và sản lượng xuất khẩu cao. Đài Loan là nước có sản lượng tinh dầu sả lớn nhất trên 50 % tổng sản lượng thế giới, mỗi năm sản xuất 2600 tấn tinh dầu sả. Srilanca - Một nước có diện tích bằng 1/5 nước ta nhưng hàng năm cũng sản xuất 601 tấn tinh dầu sả (Nguyễn Năng Vinh- Kỹ thuật khai thác và sơ chế tinh dầu, NXB Nông Nghiệp, 1978)

Khối lượng giao dịch trên thị trường tới 100.000 tấn/năm và có chiều hướng gia tăng qua các năm. Những nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Anh là thị trường có mức tiêu thụ cao nhất. Chỉ riêng nước Pháp năm 1968 phải nhập tới 1176 tấn và năm 1969 đã nhập 1131 tấn.

 

  • Sản xuất và tiêu thụ ở trong nước:

- Ở nước ta cây sả đã được trồng từ lâu ở cả hai miền Nam và Bắc. Vào thời thực dân Pháp xâm lược đã trồng sả để chiết xuất tinh dầu. Năm 1957 nhà nước đã có chủ trương khôi phục và phát triển diện tích trồng sả và các cơ sở chiết xuất tinh dầu của người Pháp để lại. Tại miền Bắc trồng sả có diện tích lớn ở các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên. Diện tích lớn nhất lên tới 1200 ha. Sản lượng tinh dầu đạt cao nhất vào các năm 1974- 1977 (từ 73.200 - 90.000 kg).

- Sản xuất cây sả ở các tỉnh từ nam miền Trung, Tây Nguyên, Sông Bé, Đồng Nai, Minh Hải, TP. Hồ Chí Minh rất ít, tổng diện tích đạt 325 ha, nơi có diện tích lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh là 235 ha và có hai cơ sở chư ng cất tinh dầu nhưng sản lượng tinh dầu cũng chỉ đạt (120 - 250 kg/năm). Sự phát triển cây sả ở các tỉnh miền Trung và miền Nam hầu như rất ít được quan tâm, chỉ trồng chủ yếu là để bán thân tươi làm gia vị, làm vị thuốc trong dân gian chứ chưa trồng để làm nguyên liệu để chưng cất tinh dầu.

 

  • Đặc tính sinh vật học của sả:

- Sả là một loài hoà thảo dễ mọc, phát triển nhanh, có thể sống trên những đồi thoai thoải. Cây sả không kén chọn đất và hầu như không chiếm đất trồng cây lương thực.

1. Đặc điểm thực vật:

* Bộ rễ: Rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên và có khả năng phát sinh trên tất cả các đốt của thân, nhánh. Trong điều kiện đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ rễ có thể phân bố rộng tới hơn 20 cm, ăn sâu xuống mặt đất 15 - 20 cm, rễ ăn sâu nhất không quá 40 cm. Là loài cây hoà thảo như ng rễ có khả năng chịu hạn khá hơn một số loài hoà thảo khác; tuy nhiên ẩm độ cao, đất tơi xốp vẫn là điều kiện tốt cho rễ phát sinh, phát triển. Ẩm độ đất thấp (55%) hoặc quá cao (> 80 %) đều rất bất lợi cho rễ phát triển.

Hình 2.3: Rễ sả

* Thân, nhánh:

- Thân cây sả có nhiều đốt, các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 - 3 cm, các đốt ở phía trên dài dần nhưng không quá 2 cm. Vì vậy chiều cao cây biến động từ 10 - 20 cm. Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc sole và đai rễ có thể phát sinh nhiều rễ, nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định. Các mầm ngủ phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp I, các nhánh cấp I cũng phát sinh ra nhiều nhánh cấp II. Do vậy ban đầu trồng một cây sả về sau sẽ phát triển thành bụi sả. Trung bình một cây có thể phát sinh 80 - 100 nhánh. Đất tốt đủ dinh dưỡng, đủ ẩm có thể đạt tới 130 - 150 nhánh. Do bẹ lá ôm gần vòng thân và xếp sát nhau nên thân sả phía trên có màu trắng ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.

Hình 2.4: Thân sả

* Lá:

- Lá là bộ phận để chưng cất tinh dầu. Lá gồm có bẹ lá ôm sát thân, có gốc lá và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều dài phiến lá gấp 1,5 - 2 lần bẹ lá. Chiều dài lá biến động rất lớn từ 0,5 - 0,7 m hoặc có thể tới 1,3 - 1,6 m. Khi ta thu hoạch thường cắt phần phiến lá. Số lá trên thân, cành tương ứng với số đốt. Trong kỹ thuật chăm sóc chúng ta cần chú ý để cho cây có tán lá rộng, phiến lá phát triển tốt, năng suất và tỷ lệ tinh dầu cao.

Hình 2.5: Lá sả

2. Yêu cầu sinh thái

 - Khí hậu: Thích nghi cho cây sả phát triển là 22˚ – 270˚C. Nếu nhiệt độ dưới 100˚C kéo dài, các tế bào của sả bị chết. Nếu nhiệt độ trên 300C kéo dài cây sinh bệnh khô lá và có thể bị chết.

-  Nước: Lượng mưa trên 1500 mm/năm phân bổ đều từ 100 mm/tháng trở lên là điều kiện thích hợp để cây sả có thể phát triển tốt nhất. Ẩm độ không khí thích hợp là 80 – 85%, ẩm độ đất thích hợp là 70 – 75 %

 - Ánh sáng: Cây sả là loại cây rất cần đầy đủ ánh sáng để tiến hành quang hợp và cho sự tích tụ tinh dầu trong tế bào lá. Số giờ nắng trong tháng 180 - 250 giờ (50 – 60 % tổng số giờ ban ngày) thì sinh trưởng tốt.

 - Khi trồng sả ở những nơi thiếu ánh sáng, lá sả sẽ mỏng và tỷ lệ tinh dầu trong lá thấp. Trồng sả ở những đất dãi nắng lá sả xanh, tỷ lệ tinh dầu trong lá cao.

  • Kỹ thuật trồng sả:

1. Chuẩn bị giống

- Ở nước ta có tới 9 loài sả khác nhau trên thực bì nhưng chỉ có một loài Cymbopogon nardus(Linnaeus) Rendle và loài Cymbopogon flexuosus (Nees ex Steudel) Will. Watson là được đưa vào sản xuất. Sả là cây nhân giống bằng phương pháp vô tính. Vì vậy chọn nhánh sả tốt để trồng rất có ý nghĩa trong sản xuất.

- Cách chọn giống:

+ Chọn ruộng: Phải chọn sả giống trên ruộng sả có tuổi 1,5 - 2 năm, có năng suất và tỷ lệ tinh dầu cao, sạch sâu bệnh.

+ Chọn cây: Cây sinh trưởng tốt, có nhiều nhánh, nhánh to, đều.

+ Chọn nhánh (tép): Chọn những nhánh to, đốt ngắn, cứng 

- Cách xử lý nhánh sả giống:

+ Sau khi tách nhánh sả khỏi thân, bóc bớt lá khô chỉ để lại 2 lá khô sát với các lá xanh. Chặt bớt gốc thân chỉ để lại đoạn thân dài 3 - 5 cm. Cắt phiến lá chỉ để lại đoạn thân dài 3-5 cm sát gốc. Như vậy ta có một nhánh sả tốt hay một hom giống tốt. Dùng dây mềm bó thành từng bó cách gốc 7-8 cm. Chú ý dựng đứng các bó khi cất.

+ Số lượng tép giống cho 1 ha: 44.000 - 50.000 tép nặng khoảng 700 - 800 kg.

+ Để chủ động sản xuất thì nên có ruộng giống riêng. Ruộng giống cần chọn đất tốt, cày bừa kỹ hơn, chọn giống sả tốt và thuần, tăng lượng phân bón thêm 25%. Chuẩn bị diện tích giống phù hợp để đón thời vụ trồng. Tỷ lệ lượng giống đã trồng đủ 12 tháng.

+ Giống sả sau khi xử lý cần được trồng ngay. Khi chưa trồng được cần được bảo quản nơi thoáng mát. trước khi trồng n ên hồ rễ bằng cách; trộn bốn phần phân chuồng hoai mục + 5 phần nước bùn đặc +1 phần Supe lân, khuấy đều. Sau đó ngâm phần gốc nhánh sả sau 3h. Sau khi hồ rễ có thể đem trồng ngay hoặc bảo quản bằng cách dựng đứng các hom giống thành từng hàng, dài 5-10m trên nền đất tơi xốp, tưới đẫm nước. Sau bảo quản 5-7 ngày rễ bắt đầu nhú trắng thì đem trồng ngay là tốt nhất.

 - Chú ý: Trong quá trình vận chuyển, bảo quản không được để hom giống dập nát, héo úa.

 2. Chọn đất, làm đất:

 - Chọn đất: Đất trồng sả cần chon đất có đủ độ ẩm, xốp, thoát nước tốt, tầng màu sâu trên 40 cm, nhiều chất mùn tự nhiên.

 - Độ pH từ 6 - 7 (trung tính) là thích hợp với cây sả. Nếu đất quá chua cần bón vôi để giảm độ chua.

 - Những đất sau đây không thích hợp với sả:

 + Độ ẩm kém, đồi có nhiều đá sỏi.

 + Đất chua hoặc bị úng nước.

 + Đất cát.

 -Làm đất:

 + Cày bừa kỹ, để ải sau đó bừa lại. Đất bãi cày sâu 20 - 25 cm, đất đồi cày sâu 18 - 20cm. Đất đồi cày bừa theo đường đồng mức để tránh xói mòn, làm sạch rễ cỏ rễ cây nhất là cỏ tranh. Sau khi bừa, đất phải được san phẳng để tránh đóng váng cục bộ.

 + Lên băng: mặt băng rộng 3 - 4 m. chiều cao băng 18 - 20 cm. Rãnh rộng 30 cm để dễ chăm sóc và thoát nước khi mưa lớn.

3. Phân bón và cách bón phân:

 - Để ruộng sả cho năng suất, tỷ lệ tinh dàu cao và ổn định cần có chế độ phân bón hợp lý:

 + Bảng lượng bón và cách bón phân cho cây sả.

 - Chú ý: Phân lân ủ cùng với phân hữu cơ 30 ngày cho hoai mục.

 + Khi bón phân: Phải xới đất theo hàng để bỏ phân, lấp đất để quá trình bón không làm ảnh hưởng đến bộ lá.

 + Trên các vườn sả năm thứ hai trở đi càn tiến hành bón bổ sung nếu thấy tình trạng vườn cây xấu.

4. Thời vụ trồng:

 - Ở miền Bắc có 2 thời vụ trồng, vụ tốt nhất là vụ xuân (tháng 2, 3). Những nơi ít rét và đủ ẩm độ, có thể trồng sớm từ tháng 1 đến tháng 3. Vụ thu (tháng 8, 9) vụ này sả phát triển kém hơn vụ xuân.

- Ở miền Nam có vụ hè (tháng 5) và vụ đông xuân (tháng 10). Trong đó vụ đông xuân là vụ sả sinh trưởng phát triển tốt hơn.

5. Mật độ, khoảng cách trồng:

- Xác định mật độ trồng rất quan trọng vì nó sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Mật độ trồng thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, chế độ thâm canh. Các mật độ trồng được áp dụng như sau:

- Vùng đất có điều kiện khí hậu tốt :

+ Thâm canh cao có mật độ trồng: 65000 cây (khoảng 22000 khóm) = 120 x 40 (cm) x 3 (tép).

+ Vùng đất trung bình, thâm canh vừa phải có mật độ: 75000 cây (khoảng 25000 khóm) = 80 x 50 (cm) x 3 (tép).

+ Vùng đất thấp, ít màu mỡ, khí hậu ít thuận lợi có mât độ: 86000 cây (khoảng 42000 khóm) = 70 x 50 (cm) x 3 (tép).

+ Cách trồng: rạch hàng dọc theo băng với độ sâu 20- 25 cm, bón phân và phủ một lớp đất mỏng 3 cm, các tép sả được trồng thẳng đứng giữa hàng hoặc hốc. Vun đất, nén chặt đất quanh gốc để gốc sả ngập sâu 4- 5 cm. Sau khi trồng dùng cỏ khô, rơm rạ, lá sả sau khi chưng cất tủ hai bên hàng cây để giữ ẩm.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

 - Sả trồng mới sau khi trồng 40- 50 ngày xới váng diệt cỏ kết hợp. Sau khi thu hoạch lứa đầu (sau trồng 4 - 6 tháng ở miền Bắc, 4 - 5 tháng ở các tỉnh miền Nam) tiến hành bón thúc lần 1.

- Chú ý: Khi làm cỏ năm đầu không vun gốc. Các năm sau sả đẻ tới đâu vun gốc tới đó. Để tránh rễ bị đứt, phải xới xa gốc, sâu 6 - 7 cm.

+ Chống hạn: Trồng xong nếu gặp hạn cần tưới nước kết hợp với ủ gốc bằng lá sả hay rơm rạ để giữ ẩm.

+ Trời mưa đọng, phải khơi rãnh thoát nước kịp thời.

+ Phòng hỏa: Cây sả dễ bị hoả hoạn, nhất là khi trời hanh khô (vì sả chưa nhiều tinh dầu, lại có nhiều lá khô). Cần có ý thức bảo vệ không hút thuốc lá hoặc đốt lửa gần.

+ Phòng trừ sâu bệnh: sả tương đối ít sâu bệnh, đáng chú ý có bệnh khô lá và sâu đục thân.

  • Thu hoạch và bảo quản lá sả :

- Thu hoạch:

+ Năm đầu tiên, sả trồng vụ xuân (tháng 1- 3), thì 5 - 6 tháng sau có thể thu hoạch được lứa đầu, và ngay trong năm đó có thể thu thêm 2 - 3 lứa nữa.

 + Qua năm thứ 2 và các năm sau nếu chăm sóc đúng kỹ thuật có thể thu 5 -6 lứa trong một năm.

 - Năng suất thu hoạch được từ lá sả trong mỗi lứa phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

 +  Đất trồng tốt hay xấu.

 + Khí hậu (mưa, nắng, gió) qua các tháng trước sau mỗi lứa.

 + Tình hình chăm sóc (làm cỏ, xáo, xới...), bón phân...

 + Tại các tỉnh miền Bắc từ cuối xuân sang hè tới cuối thu, thời tiết có mưa nhiều, trời ấm phù hợp cho cây sả phát triển cho nên sau 40 - 50 ngày có thể thu hoạch một lứa. Về mùa đông giá rét khô hanh thời gian 60 - 65 ngày mới thu hoạch được một lứa.

 + Cũng như các hoa màu khác, lá sả phải thu hoạch đúng lứa thì mới được sản lượng lá lớn và tỷ lệ, chất lượng tinh dầu cao. Thời gian đúng lứa ấy cũng chỉ ở phạm vi một số ngày nhất định, cho nên cần bố trí nhân lực thu hoạch kịp thời, nếu muốn có năng suất cao.

 + Sau đây là một số chỉ tiêu để tiến hành thu hoạch sả. Những chỉ tiêu này mới dựa vào những kinh nghiệm nhiều năm tại nhiều cơ sở. Một số chỉ tiêu đã là kết quả của nhiều công trình nghiên cứu.

 + Thời điểm thu hoạch sả tốt nhất: Là lúc cây sả đã có từ 5 - 6 lá trưởng thành. Ngọn lá tính từ ngoài vào trong dài khoảng 5 - 6 cm đã chớm khô, màu lá từ xanh chuyển sang màu vàng.

+ Bộ phận thu hoạch chỉ là lá nhưng trong lá nên biết răng lá vừa đúng lứa chứa nhiều tinh dầu hơn lá già, lá phía trên của cây nhiều tinh dầu hơn lá mọc ở phía dưới cây nhưng phẩm chất tinh dầu của lá phía trên lại kém hơn. Bẹ lá chứa ít tinh dầu hơn phiến lá, 1/3 của lá phía đầu lá chứa nhiều tinh dầu hơn 2/3 phiến lá phía sát gốc. Ngày trời nắng sả có nhiều tinh dầu hơn ngày mưa. Lá héo chứa nhiều tinh dầu hơn lá khô (héo còn 50% nước).

+ Khi thu hái chú ý không nên cắt thâm vào thân cây sả. Như trên đã xác định bẹ lá cũng như thân cây sả chưa rất ít tinh dầu. Nếu cắt thâm vào thân cây vừa tốn công cắt, công vận chuyển, tốn nhiên liệu được ít tinh dầu mà lại ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây sả vì cây sả bị cắt thâm vào thân khi bị mưa dễ ngậm nư ớc và bị thối nơi bị cắt, gặp trời nắng cây cũng dễ bị khô và có thể dễ sinh bệnh khô lá, cho nên ở các nước khác người ta quy định cắt lá sả từ trên gốc sả 20 cm trở lên.Thời gian thu hoạch lá sả tốt nhất trong ngày là từ 9 - 10 giờ sáng dến 3- 4 giờ chiều. Sả trồng năm thứ nhất có thể cho thời gian thu hoạch được 4 - 6 tháng, thời gian giữa giữa 2 lần cắt từ 38 - 40 ngày. Từ năm thứ hai trở đi, số lần thu hoạch tăng lên, năng suất và hàm lượng tinh dầu cũng tăng Một chu kỳ kinh tế của một ruộng sả có thể tới 5 - 6 năm. Tuy nhiên hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất vào năm thứ 2.

 + Trồng một năm có thể thu một lượng tối thiểu là 15 - 18 tấn/ha lá tươi. Năng suất lá, tỷ lệ tinh dầu của cây sả phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh, đất đai, khí hậu, việc đầu tư chăm sóc bảo quản vườn cây tốt.

- Bảo quản lá sả:

+ Lá sả có thể cất tươi hoặc cất khi héo khô. Do đó gần nơi chưng cất sả nên có nhà kho để dự trữ thường xuyên để cất trong 1 - 2 ngày.

+ Cất lá héo thì công vận chuyển có thể giảm 40 – 50 %, lượng lá cho vào mỗi mẻ cất tăng được từ 20 – 40 %, lượng than củi đun giảm 35 %, thời gian chưng cất giảm 27 %. Để lá nhanh héo khi thu hoạch nên trải mỏng lá trên ruộng (trời nắng), trên nền phơi (trời mưa) hoặc bó thành bó nhỏ treo trên dây. Lá được phơi héo tới thuỷ phần trong cây còn khoảng 50 % thì đem chưng cất là tốt nhất. Trong trường hợp chưa kịp chưng cất ngay, lá sả héo có thể để được 3-5 ngày nhưng không được chất đống.

+ Những biểu hiện của khối nguyên liệu bị giảm phẩm chất là có thể bị mất mùi thơm đặc trưng, màu lá chuyển từ xanh vàng sang bạc xám.

+ Chưng cất tinh dầu sả cũng theo nguyên tắc chưng cất những loại tinh dầu khác nhưng có phần nhanh hơn. Thường tính từ lúc sôi đến khi hết tinh dầu khoảng 3 - 4h.

a. Phân loại:

  • Sả chanh:

- Sả Chanh hay còn gọi là Sả Dịu được trồng phổ biến ở Việt Nam. Sả chanh có tên khoa học là Cymbopogon flexuosus có nguồn gốc ở Ấn Độ, Myanma và Thái Lan. Sả Chanh là cây bụi sống lâu năm, thân cao từ 1m – 1,5m. Lá hẹp dài, mép lá nhám, có bẹ lá cuốn chặt vào nhau và không có lông.

Hình 2.6: Sả chanh.

- Sả chanh là loại sả thường được dùng làm gia vị chế biến món ăn, dược liệu,… và chiết xuất tinh dầu nguyên chất có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu sả có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng, thanh lọc không khí, kháng khuẩn… đuổi muỗi.

  • Sả hoa hồng:

- Sả Hoa Hồng hay còn gọi là Sả Hồng, tên khoa học là Cymbopogon martinii. Sả hồng được trồng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu, dùng trong nghành công nghiệp sản xuất nước hoa.

Hình 2.7: Sả hoa hồng.

- Cây Sả Hồng có thân lá nhỏ hơn các loại sả khác, mọc thành bụi cao đến 1,5m. Lá và hoa sả hồng được dùng chiết xuất tinh dầu nguyên chất. Tinh dầu sả hồng có mùi thơm ngọt, được dùng để sản xuất geraniol, thư giãn, làm dịu căng thẳng,…

  • Sả bẹ - sả Sri Lanka:

- Sả Bẹ hay còn gọi là Sả Sri Lanka, tên khoa học là Cymbopogon nardus, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Á. Sả Sri Lanka mọc thành bụi, có tán rộng, thân cao tới 2m, lá dài hẹp, có ít hoặc không có lông. Hoa mọc kép, cụm hoa chùy, hoa dài 60 – 80cm. Gốc Sả Sri Lanka có màu tím hồng hay tím đỏ.

Hình 2.8: Sả bẹ, sả Sri Lanka.

- Sả Bẹ được trồng làm thảo dược trong đông y, gia vị,… và sản xuất tinh dầu. Cây sả bẹ chiết xuất tinh dầu nguyên chất có chứa citral (75 – 85%) và geraniol (15 – 25%).

b. Sản phẩm từ sả:

- Ít ai có thể ngờ rằng cây sả – gia vị truyền thống trong bữa ăn của mọi gia đình lại có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống của con người. Cây sả tưởng chừng như nhỏ bé nhưng chính nó đã góp phần hình thành nhiều sản phẩm khác nhau.

- Tinh dầu sả là sản phẩm chính được làm từ cây sả. Theo thống kê tinh dầu sả có trong tất cả các bộ phận của cây sả nhưng được tích lũy nhiều trong thân và lá của nó. Tùy theo từng giống sả sẽ có hàm lượng tinh dầu khác nhau giao động từ 0,4 – 2,0% lượng tinh dầu. Tuy nhiên, lượng tinh dầu có thể ảnh hưởng bởi điều kiện sinh thái và chế độ chăm sóc, bón phân,… Có hai dạng tinh dầu sả đang được nhiều người sử dụng là tinh dầu sả chanh và tinh dầu sả java.

- Tinh dầu sả (bao gồm tinh dầu sả chanh và tinh dầu sả java) có tác dụng làm gia vị, làm thuốc, giúp sát khuẩn, sát trùng mạnh. Ngoài ra tinh dầu sả còn có thể giúp cơ thể thư giản, giảm thiểu sự căng thẳng, áp lực, giúp hỗ trợ tuần hoàn, điều trị trí nhớ kém,…

- Một số sản phẩm từ sả:

+ Xà phòng: Sả chứa nhiều dược tính cao và hữu dụng trong sinh hoạt nên tận dụng ưu điểm này người ta dùng sả để làm xà phòng sả. Xà phòng sả có mùi thơm và chất làm se khít lỗ chân long, kháng khuẩn, giúp tâm trí tỉnh táo, minh mẫn. Đối với người bị bệnh cảm lạnh, tắm bằng xà phòng sả và nước ấm là phương pháp hồi phục sức khỏe một cách nhanh nhất. Với những ưu điểm này, nó được sử dụng rộng rãi và được ưa chuộng không chỉ cả nam và nữ mà còn thích hợp sử dụng cho người già và trẻ nhỏ. Xà phòng sả có thể dùng để tắm toàn thân, rửa mặt và xả tóc.

Hình 2.9: Xà phòng sả.

+ Nến sả: Tinh dầu của sả có mùi thơm nhẹ thể dùng để làm nến phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nến được làm từ tinh dầu sả hoàn toàn tự nhiên với nhiều ưu điểm nổi bật như nhỏ gọn, thời gian đốt lâu, màu sắc đẹp, mùi thơm dễ chịu, an toàn cho mẹ và bé. Người ta thường sử dụng nến làm từ tinh dầu sả để khử mùi trong không khí, thắp sang khi cúp điện, dùng trong những bữa tiệc của gia đình, bạn bè,….

Hình 2.10: Nến sả.

+ Trà sả: Trà sả là một bài thuốc chữa bệnh đơn giản thường được người Ấn Độ sử dụng. Trà sả không quá khó uống và có mùi thơm nhẹ từ tinh dầu sả đồng thời đem đến nhiều công dụng chữa bệnh lẫn làm đẹp. Uống trà sả thường xuyên và điều độ có thể giúp bạn giảm đau đầu, kiểm soát lượng cholesterol trong cơ thể, giảm đau khớp, tốt cho hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra nó còn có tác dụng giải độc cơ thể, giúp ngủ ngon và làm đẹp da.

Hình 2.11: Trà sả.

+ Tinh dầu xịt phòng đuổi muỗi: Tinh dầu sả đã được xem như một chất xua đuổi muỗi, côn trùng vô cùng hữu hiệu được dùng ở Mỹ, Brasil và nhiều nước khác trên thế giới.Nguyên lý hoạt động trong việc xua đuổi muỗi của tinh dầu sả là: làm rối loạn khả năng định hướng của muỗi, khiến loài côn trùng này không tìm ra ‘đích’ nhắm đến để tấn công.Vậy nên tinh dầu sả có tác dụng giảm số nốt muỗi đốt xuống còn gần ½ so với người không có biện pháp bảo vệ gì.

Hình 2.11: Tinh dầu sả đuổi muỗi.

 

+ Bột sả khô: Được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốc và gia vị tại các nước châu Á. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột sả khô hoặc dùng ở dạng tươi sống. Bột sả khô thường được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Bột sả khô cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Bột sả khô thường được sử dụng như một loại chè tại một số quốc gia châu Phi. Bột sả khô có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa. Dùng sả làm gia vị nấu ăn trong mùa đông rất hợp, tốt cho cơ thể. Chỉ với 60g sả có chứa 1.2g protein, 0.3g chất béo và rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, Folate, vitamin B6, vitamin B12. Bên cạnh đó sả còn là nguồn cung cấp tuyệt vời của các khoáng chất như potassium, selenium, canxi, sắt, magie, kẽm, đồng...

Hình 2.12: Bột sả khô.

Hình 2.13: Bột sả dùng trong thực phẩm.

2.2 Các tồn tại của máy :

- Hiện nay  có rất nhiều loại máy thái sả với đủ các mẫu mã, kíchthước khác nhau. Hầu hết, chúng đều được thiết kế tối ưu phụ thuộc vào mục đích cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng máy móc vào sản xuất thì ở nước ta vẫn còn các nhược điểm sau:  

+ Chi phí cho một máy thái sả quá lớn.

+ Qui mô sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là đơn lẻ và đầu tư thấp.

Hình 2.14: Máy thái sả.

- Từ những yêu cầu về kỹ thuật của máy và cách khắc phục các nhược điểm cho phù hợp với thị trường Việt Nam, chúng em đề xuất các phươngán cải tiến máy như sau :
+ Thiết kế máy thái sả dừa tự động.
+ Giảm giá thành máy cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.
+ Thiết kế và chế tạo ở Việt Nam.
+ Thuận tiện, an toàn khi sử dụng.
+ Đạt năng suất cao.

2.3 Mục tiêu nghiên cứu :

-Tìm hiểu nguyên lý thái sả cây.
-Phân loại được các phương pháp thái sả.
-Thiết kế nguyên lý máy thái sả phương pháp quay li tâm dùng mâmđĩa có gắn dao quay.

2.4 Giới hạn đề tài :

Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu:
- Tìm hiểu đặc tính của sả.
- Nghiên cứu và thiết kế nguyên lý thái sả.
- Thiết kế chi tiết máy và thực hiện xây dựng bản vẽ chi tiết và chế tạo.

2.5 Phương án nghiên cứu :

Phương pháp phân tích tài liệu:
-Tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, tạp chí, các trang
web trong và ngoài nước.
-Tham khảo, tìm hiểu các loại máy thái sả đã có trên thực tế.
Phương pháp tổng hợp :
-Trên cơ sở các thông tin có trên thực tế, tiến hành xây dựng nguyên lý thái sả.
-Thiết kế và tính toán một số cụm bộ phận chính của máy.

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1 Lý thuyết chuyên ngành:

- Vận dụng kiến thức chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy để tính toán thiết kế
máy. Bao gồm các loại sách như: Thiết kế máy, Tính toán hệ dẫn động cơ khí,
Dung sai kỹ thuật đo, Công Nghệ chế tạo máy… (đã được trình bày ở phần tài
liệu tham khảo).
- Chủ yếu sử dụng các công thức về tính toán hộp giảm tốc, tính toán chọn động
cơ, tính toán bền cho chi tiết máy:
 =  

=

V=

B= 1,1(

F = P.A

- Ngoài ra còn sử dụng các công thức thuộc dung sai để tính dung sai cho bản vẽ,
các công thức sức bền để tính bền cho các chi tiết máy.

3.2 Lý thuyết bên ngoài thực tiễn:

- Vận dụng cơ sở lý thuyết về kinh tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về
máy thái sả.
- Tính toán giá thành sản xuất và hoạch định được chi phí chế tạo.

3.3 Xác định lực cắt sả cây:

- Phương án đưa ra để xác định lực cắt sả cây là: “ Đặt sả cây lên bàn cân,lấy dao dùng lực cắt để cắt đứt. Kết quả chỉ số ở bàn cân làlực cắt của sả cây ”. Phương án này tuy thủ công nhưng rất chính xác , thường đượcáp dụng ở những cơ sở sản xuất

nhỏ.

Hình 3.1: Kết quả thực nghiệm lực cắt.

Phương án khảo sát lực cắt sả cây như sau (10 tép sả cây).

Lần đo thứ 1: lấy 1 tép sả cắt và được kết quả là Fc1= 29N
Lần đo thứ 2: lấy 1 tép sả cắt và được kết quả là Fc2= 32N
…………….
   Lần đo thứ 10: lấy tép sả cắt và được kết quả là Fc10 = 39N

Bảng 3.2 : Bảng lực cắt sả cây

Lần đo

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Lực(N)

29

32

34

36

33

35

37

30

38

39

- Từ bảng ta có lực cắt trung bình:

          = = 34,3 N

3.4 Thông số hình học của dao cắt sả :

-Trong quá trình cắt gọt, dao cụ đóng vai trò quan trọng đặc biệt, vì dao cụ trựctiếp tạo ra mặt gia công của thành phẩm. Nếu chất lượng dao cụ không tốt lập tứcảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tiêu hao năng lượng…Dođó, dao cụ được chế tạo phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây: gia công với năng suất cao, chất lượng gia công (độ bóng bề mặt và độ chính xác gia công) đáp ứng theo yêu cầu, có khả năng chống mài mòn mũi cắt để có tuổi thọ dài về số lần mài lẫn thời gian sử dụng, dễ chế tạo, lắp ráp đơn giản, gọn nhẹ.

-Trong quá trình gọt vỏ dao cắt phải qua hệ thống trung gian của bộ gá dao, khithiết kế dụng cụ cắt không những thiết kế lưỡi dao mà còn phải thiết kế cả bộ gá.Cho nên bộ gá dao cũng phải được đơn giản hóa, gọn nhẹ, dễ chế tạo…và đặc biệt là tính kinh tế.

- Các dạng mặt cắt hình học của dao:
(http://kitchenknifeguru.com/knives/knife-edges-101/ )

Hình 3.3: Hình dáng hình học của dao.

- Bevel ( Cạnh xiên ) : Hình dạng cạnh xiên hầu như đều được sử dụng để thểhiện hình dạng của dao, các cạnh chính là lớn nhất (dễ thấy nhất) và có thể thay đổi rất nhiều theo chiều sâu. Hãy vào bếp và nhìn kỹ vào lưỡi dao đầu bếp của bạn.Bạn sẽ nhận thấy gần rìa của lưỡi dao có phần xiên xuống đó chính là cạnh xiên chính của dao.

-Ngoài cạnh V ra còn có các hình dạng khác như : convex (lồi), hollow (lõm ),Chisel (đục)

- Convex (lồi) : Cạnh đặc biệt phức tạp có hình dạng giống cánh máy bay. Haivòng cung dài đường cong hướng về nhau và cắt nhau tại cạnh. Độ sắc bén có lẽ tốthơn Belve V truyền thống . Nhưng cái khó dao sau khi mòn mài lại không giữ đượchình dạng ban đầu lại chuyển đổi thành V truyền thống,

-Hollow (lõm ): Hình dạng cạnh lưỡi dao này được sử dụng phổ biến trong việcsăn bắn, không phù hợp để làm bếp . Hai vòng cung dài đường cong hướng về nhauvà cắt nhau tại cạnh ngược với Convex(lồi).

- Chisel (đục) : Hình dạng này chủ yếu được thấy trên dao truyền thống NhậtBản , đặc biệt là dao cắt sushi, có độ sắc bén cao, góc cạnh nó nhỏ.

- Các nước phương tây và Mỹ thường thì góc độ dao truyền thống của họ là 20(tổng hai góc 40 ) họ cho rằng với góc độ này dao sẽ lý tưởng hơn, bền hơn cắt đượcvật dày hơn và cứng hơn phù hợp với dao cắt công nghiệp.

Hình 3.4: Góc độ dao truyền thống theo phương Tây và Mỹ.

- Ngược lại, các nước châu á đặc biệt là Nhật Bản với nhu cầu không cao nhưphương tây họ chú trọng nhiều về độ sắc bén và nhẹ hơn, chủ yếu là cắt hải sản vàrau củ quả nên góc độ dao truyền thống của họ là 150 (tổng hai góc 300).

Close