ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toàn thiết kế và lập qui trình chế tạo bồn trộn của xe trộn Daewoo loại 7m3
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toàn thiết kế và lập qui trình chế tạo bồn trộn của xe trộn Daewoo loại 7m3
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tính toàn thiết kế và lập qui trình chế tạo bồn trộn của xe trộn Daewoo loại 7m3
3D trên Inventor
MỤC LỤC
TỜ NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP......................................................................................
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHUYÊN MÔN............................................
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................................................
MỤC LỤC.....................................................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu và mục đích......................................................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................................... 1
1.2.2 Mục đích................................................................................................................... 1
- 3Giới hạn đề tài..................................................................................................................... 1
1.4 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................... 1
1.5 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về bê tông.............................................................................................. 2
2.1.1 Định nghĩa.................................................................................................................... 2
2.1.2 Phân loại theo khối lượng thể tích............................................................................ 2
2.1.3 Phân loại theo chất kết dính dùng trong bê tông..................................................... 2
2.1.4 Phân loại theo phạm vi sử dụng................................................................................. 3
2.1.5 Hai yêu cầu cơ bản của bê tông................................................................................. 3
2.2 Công nghệ trộn bê tông ................................................................................................... 3
2.3 Giới thiệu chung về máy trộn bê tông ........................................................................... 5
2.3.1 Công dụng của máy trộn bê tông.............................................................................. 5
2.3.2Phương pháp trộn bê tông.......................................................................................... 5
2.3.3 Phân loại máy trộn bê tông........................................................................................ 5
a) Máy trộn theo phương pháp rơi tự do.................................................................... 5
b) Máy trộn theo phương pháp cưỡng bức................................................................. 6
2.4 Giới thiệu chung về xe trộn bê tông .............................................................................. 6
- 5 Sản xuất thùng trộn trong và ngoài nước ..................................................................... 8
- 6 Tìm hiểu về xe trộn bê tông Daewoo loai 7m3............................................................ 10
2.6.1 Đặc điểm của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.............................................. 10
2.6.2 Nguyên lý làm việc của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3............................ 10
2.6.3 Thông số kỹ thuật xe trộn bê tông.................................................................... 11
- 7 Các hệ thống điều khiển bồn trộn................................................................................. 10
2.7.1 Hệ thống điều khiển bằng thủy lực.................................................................. 11
2.7.2 Hệ thống điều khiển chuyển động của bồn trộn bằng cơ khí...................... 12
2.7.3 Hệ thống điều khiển cung cấp nước cho bồn trộn......................................... 16
CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ CHỌN VẬT LIỆU CHO CÁC CHI TIẾT BỒN TRỘN BÊ TÔNG
3.1 Xác định dạng sản xuất.................................................................................................... 21
3.1.1 Trong lượng chi tiết................................................................................................... 21
3.1.2 Sản lượng hàng năm.................................................................................................. 21
3.2Lựa chọn phôi................................................................................................................... 21
- 2.1 Chỉ dẫn chọn vật liệu................................................................................................ 21
3.2.2 Chọn vật liệu làm cánh xoắn, vành côn, vành trụ của bồn trộn......................... 22
3.2.3 Chọn vật liệu cho chi tiết mặt bích......................................................................... 24
3.2.4 Chọn vật liệu cho chi tiết vành lăn......................................................................... 24
3.2.5 Chọn vật liệu cho chi tiết vành 1, vành 2.............................................................. 25
CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI CHO CÁC CHI TIẾT BỒN TRỘN BÊ TÔNG
4.1 Định hướng lựa chọn phương pháp chế tạo phôi......................................................... 26
4.2 Phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết mặt bích.......................................................... 26
4.2.1 Phương án 1................................................................................................................ 26
4.2.2 Phương án 1................................................................................................................ 26
4.2.3 Nhận xét 2 phương án................................................................................................ 26
- 3 Phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết vành lăn.......................................................... 28
4.3.1 Phương án 1................................................................................................................ 28
4.3.2 Phương án 1................................................................................................................ 29
4.3.3 Nhận xét 2 phương án................................................................................................ 29
- 4 Phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết vành ngoài nắp bồn....................................... 30
- 5 Phương pháp chế tạo phôi cho chi tiết vành côn 1, vành côn 2, các vành trụ và vành lắp nắp vệ sinh bồn............................................................................................................................................. 31
4.5.1 Công nghệ khai triển hình gò................................................................................... 32
4.5.1.1 Khai triển hình trụ........................................................................................... 32
4.5.1.2 Khai triển hình nón cụt đều........................................................................... 32
- 6 Phương pháp chế tạo phôi cho các cánh xoắn của bồn trộn bê tông........................ 33
- 7Phương pháp chế tạo chi tiết vành 1 và vành 2............................................................ 34
CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG CHO CÁC CHI TIẾT GIA CÔNG CẮT GỌT
5.1 Thiết kế nguyên công gia công mặt bích....................................................................... 35
5.1.1 Đánh số các mặt gia công......................................................................................... 35
5.1.2 Phương án gia công................................................................................................... 35
5.1.2.1Phương án 1......................................................................................................... 35
5.1.2.2Phương án 2......................................................................................................... 36
5.1.2.3Nhận xét.............................................................................................................. 36
5.1.3Nguyên công 1........................................................................................................... 37
5.1.4Nguyên công 2........................................................................................................... 40
5.1.5 Nguyên công 3........................................................................................................... 43
5.1.6 Nguyên công 4........................................................................................................... 44
5.1.7 Nguyên công5........................................................................................................... 49
- 2 Thiết kế nguyên công gia công vành lăn....................................................................... 50
5.2.1 Đánh số các mặt gia công......................................................................................... 50
5.2.2 Nguyên công 1........................................................................................................... 51
5.2.3 Nguyên công 2........................................................................................................... 54
5.2.4 Nguyên công 3........................................................................................................... 56
- 3 Thiết kế nguyên công gia công vành nắp ngoài ......................................................... 58
5.3.1 Đánh số các mặt gia công......................................................................................... 58
5.3.2 Nguyên công 1........................................................................................................... 59
- 4 Thiết kế nguyên công tiện lại vành lăn ........................................................................ 60
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ CÁC NGUYÊN CÔNG HÀN LẮP RÁP BỒN TRỘN BÊ TÔNG
6.1 Phân tích phôi hàn của bồn trộn bê tông....................................................................... 62
- 2Yêu cầu kỹ thuật của bồn trộn bê tông khi hàn lắp ghép........................................... 62
6.3 Lựa chọn phương án hàn lắp ghép bồn trộn bê tông................................................... 62
6.4 Bố trí các cụm nguyên công............................................................................................ 63
- 5Lựa chọn phương pháp hàn............................................................................................. 65
- 6Lựa chọn thiết bị hàn....................................................................................................... 67
- 7Lựa chọn vật liệu hàn....................................................................................................... 68
6.7.1 Khí bảo vệ.................................................................................................................. 68
6.7.2 Dây hàn....................................................................................................................... 69
6.8 Lựa chọn chế độ hàn cho các nguyên công.................................................................. 69
6.8.1 Nguyên công 1........................................................................................................... 70
6.8.2Nguyên công 2........................................................................................................... 72
6.8.3Nguyên công 3........................................................................................................... 76
6.8.4Nguyên công 4........................................................................................................... 80
6.8.5 Nguyên công 5........................................................................................................... 92
6.8.6Nguyên công 6........................................................................................................... 94
- 9Các khuyết tật và nguyên nhân gây ra........................................................................... 94
6.9.1 Hiện tượng chảy loang bề mặt mối hàn.................................................................. 94
6.9.2Vết lõm mép hàn........................................................................................................ 95
6.9.3Cháy thủng................................................................................................................. 95
6.9.4Thiếu hụt cuối đường hàn........................................................................................ 95
6.9.5Rỗ khí.......................................................................................................................... 95
6.9.6Lẫn xỉ.......................................................................................................................... 96
6.9.5Hàn không ngấu......................................................................................................... 96
- 10khuyết tật, biến dạng sau khi hàn................................................................................ 96
6.10.1Sai lệch kích thước.................................................................................................. 97
6.10.2Các loại khuyết tật khác......................................................................................... 97
- 11Các phương pháp kiểm tra hàn.................................................................................. 96
6.11.1Kiểm tra mối hàn bằng mắt.................................................................................... 97
aPhương pháp chiếu xạ xuyên qua mối hàn........................................................ 97
bKiểm tra bằng phương pháp siêu âm.................................................................. 97
cPhương pháp phát quang và chỉ thị màu............................................................. 97
dPhương pháp kiểm tra bằng dầu hỏa.................................................................. 98
ePhương pháp thử bằng thủy lực tĩnh và có áp suất........................................... 98
fThử mẫu công nghệ............................................................................................... 98
gThử kim cương....................................................................................................... 98
h Thử cơ tính............................................................................................................. 98
CHƯƠNG 7: THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN ĐỒ GÁ HÀN
7.1 Tính toán thiết kế cho nguyên công 2........................................................................... 99
7.1.1Tính toán chọn trục, ổ bi cho 2 con lăn................................................................. 99
7.1.2Tính toán chọn ổ bi và trục giữa .......................................................................... 102
7.2 Tính toán thiết kế cho nguyên công 3......................................................................... 104
7.3 Tính toán thiết kế cho nguyên công 4......................................................................... 107
7.3.1Tính toán chọn trục, ổ bi cho 2 con lăn................................................................ 99
7.3.2Tính toán chọn ổ bi và trục giữa ........................................................................ 110
- 4 Tính toán thiết kế cho nguyên công 6......................................................................... 113
7.4.1Tính toán chọn trục, ổ bi cho 2 con lăn............................................................. 113
7.4.2Tính toán chọn ổ bi và trục giữa ........................................................................ 117
7.4.3 Tính toán chọn động cơ và chọn nguyên lý bộ truyền động.......................... 120
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
8.1 Kết luận............................................................................................................................ 123
8.2 Đề nghị............................................................................................................................. 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài.
Từ khi công nghiệp ra đời, các máy móc phục vụ trong công nghiệp, nông nghiệp được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Nó đã phần lớn giải phóng con người thoái khỏi lao động chân tay rất nhiều, giải phóng con người khỏi phải làm việc ở những điều kiện lao động tồi tàn, khó khăn và nguy hiểm. Bên cạnh đó, sản phẩm làm ra được tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của công nghiệp nó gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng. Do đó khắp mọi nơi, có rất nhiều công trình xây dựng đang mọc lên; nhà cửa, cầu cống, hầm ngầm… Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước ta đang trên con đường phát triển kinh tế, KHKT, đời sống nhân ngày càng được nâng cao, nhà cửa, đường xá được xây dựng ngày càng nhiều. Vì những điều kiện thực tế như vậy, em quyết định nghiên cứu đề tài:
“ Tính toàn thiết kế và lập qui trình chế tạo bồn trộn của xe trộn Daewoo loại 7m3”.
1.2 Mục tiêu và Mục đích.
1.2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
- Tìm hiểu một số hệ thống điều khiển trên xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
- Tiến hành lập qui trình công nghệ chế tạo bồn trộn bê tông cho xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
1.2.2 Mục đích
- Trước hết việc thực hiện đề tài để hoàn tất chương trình môn học và có đủ điều kiện ra trường.
- Mặt khác tập đồ án này cũng có thể làm tài liệ tham khảo cho những sinh viên các khóa sau.
- Ngoài ra quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài là một cơ hội để em tự kiểm tra lại những kiến thức đã được học ở trường, đồng thời phát huy tính sáng tạo để giải quyết vấn đề theo yêu cầu đặt ra và đây cũng là dịp để chúng em tham gia vào hoạt động lao động sản xuất ngoài thực tế sản xuất.
1.3 Giới hạn đề tài
Do nền công nghiệp chế tạo xe trộn rất phát triển, đã có rất nhiều chủng loại xe trộn đã được sản xuất ra, người nghiên cứu giới hạn đề tài của mình chỉ thực hiện cho xe trộn Daewoo loại 7m3.
Hình 1.1. Xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3
1.5 Phương pháp nghiên cứu.
Tham khảo tài liệu và khảo sát thực tế.
................................
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu chung về bê Tông.
2.1.1 Định nghĩa.
Bê tông là vật liệu đá nhân tạo do hỗn hợp của các chất kết dính vô cơ (xi măng, vôi silic, thạch cao…) nước và các hạt rời rạc của cát, sỏi, đá dăm (được gọi là cốt liệu) nhào trộn theo một tỷ lệ thích hợp rắn chắc lại mà thành.
Trong bê tông, ngoài các thành phần cơ bản trên (chất kết dính, nước, cốt liệu) có thể thêm vào những chất phụ gia nhằm cải thiện các tính chất của bê tông như tăng tính lưu động của hỗn hợp bê tông, giảm lượng dùng nước và xi măng, điều chỉnh thời gian ninh kết và rắn chắc, nâng cao tính chống thấm của bê tông.
Bê tông là loại vật liệu rất quan trọng được sử dụng trong xây dựng cơ bản phục vụ cho mọi ngành kinh tế quốc dân như trong xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, cầu đường… vì có các ưu điểm sau:
- Có cường độ nén biến đổi trong phạm vi rộng và có thể đạt giá trị từ 100; 200 đến 900; 1000 daN/cm2.
- Có thể tạo mọi hình dáng công trình khác nhau.
- Tính chịu lửa tốt.
- Giá thành tương đối hạ vì sử dụng rộng rãi nguồn nguyên liệu địa phương.
Có nhiều cách phân loại bê tông, thường theo 3 cách.
2.1.2 Phân loại theo khối lượng thể tích.
Đây là cách phân loại thường dùng nhất vì khối lượng riêng của các thành phần tạo nên bê tông gần như nhau (đều là các chất vô cơ) nên khối lượng thể tích của bê tông phản ánh độ chắc của nó. Theo cách phân loại này có thể chia bê tông thành 4 loại:
- Đặc biệt nặng: mv > 2500 kg/m3, chế tạo bằng các cốt liệu đặc chắc và từ các loại đá chứa quặng. Bê tông này ngăn được các tia X và tia γ.
- Bê tông nặng: (còn gọi là bê tông thường) mv = 1800 ÷ 2500 kg/m3 chế tạo từ các loại đá đặc chắc và từ các loại đá chứa quặng. Loại bê tông này được sử dụng phổ biến trong xây dựng cơ bản và dùng sản xuất các cấu kiện chịu lực.
- Bê tông nhẹ: mv = 500 ÷ 1800 kg/m3, gồm bê tông chế tạo từ côt liệu rỗng thiên nhiên, nhân tạo và bê tông tổ ong không cốt liệu, chứa một lượng lớn lỗ rỗng kín giống dạng tổ ong.
- Bê tông đăc biệt nhẹ: Bê tông cách nhiệt có mv < 500 kg/ m3 có cấu tạo tổ ong với mức độ rỗng lớn, hoặc chế tạo từ cốt liệu rỗng nhẹ có độ rỗng lớn (không có cát).
2.1.3 Phân loại theo chất kết dính dùng trong bê tông.
- Bê tông xi măng: Chất kết dính là xi măng và chủ yếu là xi măng pooclăng và các dạng khác của nó.
- Bê tông silicat: Chế tạo từ nguyên liệu vôi và cát silic nghiền, qua xử lý chưng hấp ở nhiệt độ và áp suất cao.
- Bê tông thạch cao: Chất kết dính là thạch cao hoặc xi măng thạch cao.
- Bê tông xỉ: Chất kết dính là các loại xỉ lò cao trong công nghiệp luyện thép hoặc xỉ nhiệt điện, có thể không dùng clanhke xi măng, phải qua xử lý nhiệt ẩm ở áp suất thường hay áp suất cao.
- Bê tông polime: Chất kết dính là chất dẻo hóa học và phụ gia vô cơ.
2.1.4 Phân loại theo phạm vi sử dụng.
- Bê tông công trình: Sử dụng ở các kết cấu và công trình chịu lực, yêu cầu có cường độ thích hợp và tính chống biến dạng.
- Bê tông công trình cách nhiệt: Vừa yêu cầu chịu được tải trọng vừa cách nhiệt, dung ở các kết cấu bao che như tường ngoài, tấm mái.
- Bê tông cách nhiệt: Bảo đảm yêu cầu cách nhiệt của các kết cấu bao che có độ dày không lớn.
- Bê tông thủy công: Ngoài yêu cầu chịu lực và chống biến dạng, cần có độ đặc chắc cao, tính chông thám và bền vững dưới tác dụng xâm thực của nước môi trường.
- Bê tông làm đường: Dùng làm tấm lát mặt đường, đường sân bay…, loại bê tông này cần có cường độ cao, tính chống cọ mòn lớn và chịu được sự biến đổi lớn về nhiệt độ và độ ẩm.
- Bê tông ổn định hóa học: Ngoài yêu cầu thỏa mãn các chỉ tiêu kỹ thuật khác, cần chịu được tác dụng xâm thực của các dung dịch muối, axit, kiềm và hơi của các chất này mà không bị phá hoại hay giảm chất lượng sử dụng.
- Bê tông chịu lửa: Chịu được tác dụng lâu dài của nhiệt độ cao trong quá trình sử dụng.
- Bê tông trang trí: Dùng trang trí bề mặt công trình, có màu sắc yêu cầu và chịu được tác dụng thường xuyên của thời tiết.
- Bê tông năng chịu bức xạ : Dùng ở các công trình đặc biệt, hút được các bức xạ của tia γ hay bức xạ notron.
2.1.5 Hai yêu cầu cơ bản của hỗn hợp bê tông.
Các thành phần tạo nên bê tông (cốt liệu, chất kết dính, nước, các phụ gia) được phối hợp theo một tỷ lệ hợp lý, được nhào trộn đồng đều nhưng chưa bắt đầu quá trình ninh kết và rắn chắc được gọi là hỗn hợp bê tông.
Bất cứ loại hỗn hợp bê tông nào và việc tạo tạo hình sản phẩm theo phương pháp công nghệ nào, hỗn hợp bê tông cũng cần thỏa mãn hai yêu cầu cơ bản sau:
1.Tính đồng nhất của hỗn hợp bê tông có được khi nhào trộn phải được duy trì trong quá trình vận chuyển, đổ khuôn và đầm chặt. Nó đảm bảo cho hỗn hợp bê tông có sự liên kết nội bộ tốt, không bị phân tầng tách nước.
2. Tính công tác tốt (hay tính dễ đổ khuôn) phù hợp với phương pháp và điều kiện thành hình sản phẩm. Hỗn hợp bê tông có tính công tác tốt sẽ dễ dàng và nhanh chóng lấp đầy khuôn, giữ được sự liên kết toàn khối và sự đồng nhất về mặt cấu tạo của bê tông.
2.2 Công nghệ trộn bê tông.
Được chia thành các bước sau:
- Đổ đầy (nạp liệu).
- Việc nạp vật liệu vào máy trộn bê tông và máy nhào được thực hiện trong thùng hoặc máng nghiêng.
Trong máy trộn bê tông, nước luôn được cung cấp bởi một thùng chứa định lượng được gắn với máy trộn. Trong các máy nhào, nước được đưa vào bởi một ống nghiêng được khoan lỗ chạy vòng quanh thùng. Một vài loại máy nhào lại được trang bị để có nước nóng chảy vào hoặc hơi nước cần thiết cho việc chế tạo bê tông nóng.
Dung tích của máy trộn:
Để xác định các dung tích khác nhau của một máy trộn. Cần phân biệt:
- Dung tích của thùng nói riêng.
- Dung tích trộn, tức là thể tích hữu ích của các vật liệu, trước khi trộn, mà có thể đưa vào máy.
- Dung tích sản xuất bê tông từng mẻ. Trong trường hợp này, cần xác định chính xác nếu thể tích đó được tính khi bị nở ra hoặc được chấn động.
Hiệu suất trộn:
Hiệu suất phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu trộn và môi trường.
Ngoài hiệu suất về năng lượng, cần phải xem xét tốc độ, thể tích và chất lượng của sản phẩm.
Tốc độ quay là số vòng/phút mà thùng hoặc hệ thống trộn của máy trộn thực hiện được có ảnh hưởng rất lớn đối với sản lượng của máy và chất lượng sản phẩm.
Đối với máy trộn bê tông, tốc độ quay của thùng được gắn liền với đường kính của chúng theo công thức gần đúng sau đây:
DV2 = 350 đến 400 đối với máy trộn bê tông có trục nằm ngang.
DV2 = 300 đến 450 đối với máy trộn bê tông có trục nghiêng.
D được biểu thị bằng mét, V biểu thị bằng vòng/phút.
Đối với các máy trộn có trục nghiêng, độ đồng nhất đạt được càng nhanh. Khi tốc độ càng lớn, tuy nhiên ở điều kiện không đạt tới tốc độ ly tâm. Tốc độ đồng nhất, tức là tốc độ tương ứng với sự phân tán ít nhất của bê tông sản xuất ra, đạt được khoảng 20-30 vòng/phút, điều đó gần bằng tốc độ ly tâm.
Đối với máy trộn bê tông có 3 phần hình côn, tốc độ nhỏ hơn (10-20 vòng/phút)
Đối với máy trộn bê tông có trục nằm ngang, tốc độ tối ưu đối với phẩm chất bê tông tốt vào khoảng 25 vòng/phút.
Thời gian trộn là thời gian cần thiết để đảm bảo một mẻ trộn đồng nhất của tổng hợp các thành phần bê tông được gọi là thời gian nhào trộn. Lúc trộn xong tất cả các hạt cốt liệu phải được bao phủ bằng hồ xi măng.
Thời gian trộn là hàm số của 7 nguyên tố sau: Tính chất và kích thước của cốt liệu; tốc độ quay của thùng; loại máy sử dụng (chất lượng trộn) ; Độ dẻo mong muốn; Số lượng các hạt nhỏ; Thể tích thùng và tải trọng bê tông; Số lượng và bố trí các cánh trộn. Khó xác định trước thời gian trộn theo tất cả các chuẩn mực. Theo kinh nghiệm thời gian trộn trung bình thì các máy trộn, bằng 1 đến 3 phút đối với bê tông thông thường (1 phút đối với bê tông rất dẻo và 3 phút đối với bê tông khô).
Thời gian đổ bê tông ra của máy trộn : Đối với các máy trộn bê tông, thông thường nó nằm trong khoảng từ 10-30s.
Thời gian nhào trộn : máy trộn bê tông thường được thiết kế để chảy với vận tốc 15-20 vòng/phút. Để nhào trộn được hỗn hợp thì cần quay từ 25-30 vòng. Trên công trường, thường có xu hướng là tăng nhanh tốc độ quay và giảm thời gian nhào trộn. Kết quả là giảm chất lượng bê tông. Mặt khác, bê tông được nhào trộn tương đối lâu thì sẽ không kinh tế vì sản lượng bê tông sẽ thấp và tốn nhiều nhiên liệu. Do đó điều quan trọng là phải nhào trộn hỗn hợp theo đúng quá trình để thu được lợi ích tối đa.
Theo kinh nghiệm thì chất lượng của bê tông , cụ thể là cường độ của bê tông sẽ tăng nếu thời gian nhào trộn tăng, nhưng phải nhỏ hơn 2 phút. Tuy nhiên cường độ tăng không đáng kể.
Máy trộn bê tông không phải là thiết bị đơn giản. Khi thiết kế máy trộn thì phải xem xét nhiều yếu tố. Hình dạng của thùng trộn, số lượng tay gạt, góc nghiêng của tay gạt, chiều dài của tay gạt, chiều sâu của tay gạt, khoảng cách giữa tay gạt và thùng trộn, tốc độ quay… ảnh hưởng rất lớn đến mức độ đồng đều và thời gian nhào trộn tối ưu.
Nói chung thời gian nhòa trộn gắn liền với dung tích thùng trộn. Thời gian nhào trộn nằm trong khoảng 1’30’’ đến 2’30’’. Dung tích thùng trộn càng lớn thì thời gian nhào trộn càng tăng. Máy trộn dung tích một khối tốc độ cao chỉ cần 2 phút để nhào trộn một mẻ bê tông. Máy trộn có dung tích thùng trộn 6 m3 cần 12 phút để thực hiện xong một mẻ.
2.3 Giới thiệu chung về máy trộn Bê Tông.
2.3.1 Công dụng của các máy trộn bê tông.
Máy trộn bê tông dùng để trộn đều các phối liệu của hỗn hợp bê tông và vữa như: cát, đá, xi măng, nước và phụ gia khác theo một cấp phối xác định, đảm bảo mật độ các chất này được đồng đều; cho năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm xi măng hơn so với trộn thủ công.
2.3.2 Phương pháp trộn bê tông.
Có 2 phương pháp trộn là trộn tự do và trộn cưỡng bức.
2.3.3 Phân loại máy trộn bê tông.
- Theo phương pháp trộn có máy trộn tự do và máy trộn cưỡng bức.
- Theo chế độ làm việc có máy trộn theo chu kỳ và máy trộn liên tục.
- Theo tính di động của thùng trộn có máy trộn cố định tại chỗ và máy di động linh hoạt.
Máy trộn tự do có 3 loại là cố định (hình 2.1a), lật đổ (2.1b) và nghiêng đổ (hình
2.1.c)
Hình 2.1. Các kiểu thùng trộn bê tông.
Máy trộn cưỡng bức có 2 loại là cánh trộn quay đứng (hình 1d) và cánh trộn quay ngang (cánh vít).
a) Máy trộn theo phương pháp rơi tự do.
Cối trộn của máy này là một thùng, bên trong có gắn những cánh sắt; khi cối quay tròn các cánh sắt xúc các cốt liệu lên cao, rồi đổ xuống để chúng tự trộn đều với nhau. Tốc độ quay của cối không được lớn hơn 20 vòng/phút để không phát sinh ra những lực ly tâm quá lớn, ảnh hưởng đến sự rơi tự do của hồ bê tông trong cối.
Loại máy trộn này dùng để sản xuất ra hồ bê tông chảy dẻo thì tốt, nhưng nếu dùng để trộn hồ bê tông khô thì không đảm bảo chất lượng.
Dung tích cối trộn là tổng thể tích các cốt liệu khô cho vào cối để trộn một mẻ hồ. Dung tích hình học của cối phải lớn hơn dung tích cốt liệu 2.5-3 lần thì mới đảm bảo điều kiện xáo trộn cần thiết.
Máy trộn rơi tự do có cối lật nghiêng được, có hai cửa: một để đưa cốt liệu vào cối và một để lấy hồ bê tông ra, khi này phải đưa một máng nghiêng vào trong cối, hồ bê tông được đổ rơi vào máng mà chảy ra ngoài, quá trình lấy hồ ra như vậy mất nhiều thời gian mà cối không sạch.
Hình 2.2. Thùng trộn kiểu tự do.
b) Máy trộn theo phương pháp cưỡng bức
Trộn cưỡng bức là dùng guồng xáo trộn cốt liệu trong cối bất động. Có loại guồng quay theo trục ngang và loại guồng quay theo trục đứng. Những máy trộn này sản xuất ra các loại hồ bê tông khô, dẻo thì rất tốt, nhưng tốn năng lượng để tạo ra động lực mạn và các bộ phận thao tác trộn mau hư mòn. Công suất động cơ của máy trộn cưỡng bức phải lớn hơn công suất của máy trộn rơi tự do có cùng một dung tích hay cùng một năng suất. Một số nhược điểm nữa của máy trộn cưỡng bức là không trộn được những loại hồ bê tông có cốt liệu lớn, như trong máy trộn rơi tự do được, vì sợ guồng quay bị kẹt bởi đá.
Hình 2.3. Thùng trộn kiểu cưỡng bức.
2.4 Giới thiệu chung về xe trộn bê tông
Xe trộn bê tông dùng để trộn và vận chuyển bê tông với cự li vài km tới vài chục km từ trạm trộn bê tông thương phẩm tới nơi tiêu thụ. Khi vận chuyển bê tông ở cự li ngắn, người ta đổ bê tông đã trộn vào thùng (75% - 80% dung tích thùng) và cho quay với vận tốc chậm (3 -4 vòng/ph) để đảm bảo bê tông trong khi vận chuyển không bị phân tầng và đông kết. Trong trường hợp này xe trộn làm nhiệm vụ vận chuyển. Khi cần cung cấp bê tông đi xa thì người ta đổ cốt liệu khô chưa trộn vào trong thùng (60% -70% dung tích thùng) trong khi vận chuyển, máy trộn đặt trên xe sẽ quay trộn đều cốt liệu với nước thành bê tông đồng nhất (10- 12 vòng/ phút), tới nơi làm việc chỉ cần đổ ra dùng ngay. Lúc này ô tô chở vừa làm công việc trộn vừa làm nhiệm vụ vận chuyển.
Hình 2.4. Trạm trộn bê tông.
Xe trộn bê tông gồm một giá xe ô tô tải 1, trên đặt cối trộn 3, bộ phận làm quay cối 6, phễu tiếp liệu 4, bình nước 2 và máy bơm nước để rửa cối, máng 5 xoay được được để phân phối hồ bê tông. Bên trong cối trộn có 2 cánh vít 7; khi cối quay theo chiều kim đồng hồ các cánh vít xúc hồ bê tông đổ qua các cửa tiếp nhận vật liệu vào máng 5. Sau đó máy bơm bơm nước rửa cối từ bình nước 2. Để đảm bảo tính đồng nhất của hồ bê tông trong khi vận chuyển người ta cho cối quay chậm (3-4 vòng/phút) liên tục xáo trộn hồ.
Hình 2.5. Xe trộn bê tông cơ sở.
Tất cả các thiết bị này được đặt trong trên khung bắt chặt vào satxi ô tô. Dung tích vận chuyển của các ô tô chở bê tông hiện nay thường là 2.6; 3.2; 4.0; 7.0 và 8 m3 tùy theo loại satxi của ô tô cơ sở.
Hình 2.6. Thùng trộn cơ sở.
Cối trộn dạng quả lê có lỗ cửa 8 để nhập xuất vật liệu và đặt nghiêng một góc 15o so với đường nắm ngang: phía đầu, cối tựa lên một vành đai 9 trên hai ống lăn, phân phía cuối, cối tỳ vào khung máy tại trục tâm 11. Động cơ 6 làm quay cối thông qua hệ thống truyền lực thủy lực vòng kín.
2.5 Sản xuất thùng trộn trong và ngoài nước .
2.5.1 Sản xuất tại Việt Nam:
Thùng trộn bê tông do công ty VIMECO M&T sản xuất có kết cấu đẹp và gọn, được thiết kế phù hợp với điều kiện, đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cho các công ty sản xuất bê tông thương phẩm, xây dựng dân dụng, thi công công trình giao thông và công nghiệp. Thùng trộn bê tông được thiết kế và mô phỏng hoạt động trên máy tính đảm bảo tính ổn định khi quay ngay cả khi xe đang chạy, thiết kế cánh trộn 3D với góc xoắn, góc nghiêng, góc nâng và bước xoắn được tính toán đảm bảo quá trình nạp – trộn vật liệu nhanh, xả sạch, không bị dồn – đọng vật liệu trong thùng. Thùng trộn và cánh trộn được chế tạo bằng vật liệu chế bằng thép chống mài mòn, độ bền của thùng trộn đạt tới trên 100.000m3.
Hình 2.7. Sản xuất thùng trộn bê tông tại công ty VIMECO M&T.
Thông số kỹ thuật chính của thùng trộn do công ty VIMECO M&T sản xuất.
Thùng trộn |
Kiểu |
Thùng trộn 6m3 |
Thùng trộn 7m3 |
Thùng trộn 8m3 |
Thùng trộn 9m3 |
Thể tích hình học |
10.89m3 |
12.02m3 |
13.20m3 |
14.56m3 |
|
Thể tich hữu ích |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Đường kính |
Ф2200mm |
Ф2300mm |
Ф2300mm |
Ф2300mm |
|
Độ sụt (mm) |
50-120 |
||||
Tốc độ quay (v/phút). |
0-18 |
||||
Góc nghiêng (0) |
15 |
13.5 |
|||
Dung tích nước (L) |
600 |
||||
Hình thức cấp nước |
Cung cấp bằng áp suất khí nén. |
||||
Cánh trộn |
5mm400N ~ 430mmh |
||||
Vật liệu vành |
|||||
Vật liệu trục |
16Mn |
2.5.2 Sản xuất tại nước ngoài:
Thùng trộn bê tông cũng như xe trộn bê tông đã được sản xuất trên nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Úc .v.v. với nhiều chủng loại và đa dạng về mẩu mã. Công ty MC Neilus của Mỹ đã bắt tay vào sản xuất các loại xe trộn bê tông thương phẩm cho ngành xây dựng từ 1975
Hình 2.8. Xe trộn bê tông của công ty MC Neilus.
2.6 Tìm hiểu về xe trộn bê tông Daewoo loai 7m3.
2.6.1 Đặc điểm của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
Cũng giống như các loại xe trộn khác, Xe trộn bê tông Daewoo trong quá trình vận chuyển và trộn bê tông được nạp vào vận liệu khô và nước, hoặc đôi khi một số xe trộn bê tông có thể tải bê tông trộn sẵn. Đặc biệt xe trộn bê tông Daewoo có hệ thống cung cấp nước nóng để có thể chế tạo ra bê tông nóng.
Xe trộn bê tông Daewoo được áp dụng rộng rãi tại các công trường xây dựng để cung cấp bê tông trong việc làm đường, xây dựng cầu và làm kênh v.v.
2.6.2 Nguyên lý làm việc của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
Rút động lực khung gầm và dẫn động bơm biến đổi của hệ thống thủy lực, chuyển năng lượng cơ khí sang năng lượng thủy lực và truyền cho động cơ định mức, sau đó động cơ lại dẫn động bộ giảm tốc, dẫn động thiết bị trộn để trộn bê tông.
Hình 2.9. Xe trộn tại công ty TNHH VPS.
2.6.3 Thông số kỹ thuật xe trộn bê tông:
- Trọng lượng bản thân : 11250 kg.
- Tải trọng thiết kế : 14270 kg / tải trọng cho phép chở : 12200 kg.
- Số người : 02 người.
- Kích thước : 8370 x 2495 x 3805 (mm).
- Chiều dài cơ sở : 3355 x 1350 (mm).
- Vết bánh xe trước / sau : 2050 / 1855 (mm).
- Động cơ DV11 : 10964 cm3.
- Công suất : 279/ ( 375 ) / 1800 Kw.
- Thể tích thùng trộn : 10.7m3.
- Thể tích có chứa bê tông ( max) : 7m3.
- Tốc độ lớn nhất: 95km/h.
2.7 Các hệ thống điều khiển bồn trộn.
2.7.1 Hệ thống thủy lực.
Do điều kiện không cho phép khảo sát hệ thống thủy lực của xe trộn Daewoo cho nên em chọn một mạch thủy lực tổng quát để điều khiển bồn trộn của hãng Rexroth.
Xem bản vẽ : Hệ thống thủy lực điều khiển bồn trộn (CTM07-TL).
Hệ thống thủy lực trên được thiết kế theo kiểu truyền động mạch kín bơm và động cơ thủy lực được nối từ cổng vào đến cổng ra (cổng A và cổng B) để tạo ra vòng thủy lực khép kín bơm và động cơ thủy lực phải có kích thước phù hợp với yêu cầu truyền động công suất, yêu cầu momen xoắn và tốc độ. Ngoài ra do lượng dầu bị tổn hao do rò rỉ, mất mát do trích dầu ra làm mát hệ thống và bảo đảm cổng nạp vào bơm luôn luôn được cung cấp đầy đủ nên hệ thống có sử dụng một bơm con để cung cấp dòng thủy lực bổ sung (đây là một bơm bánh răng quay đồn tốc với bơm thủy lực) ngoài ra bơm con còn có tác dụng cung cấp áp lực dầu để thay đổi mặt nghiêng của bơm thủy lực. Các bơm này được bảo vệ bằng các van tràn; đối với động cơ thủy lực thường được gắn với tải, khi tải gặp sự cố, áp lực trong đường thủy lực có thể tăng vọt lên rất cao, do vậy hệ thống sử dụng 2 van tràn được cài đặt 420 bar cho 2 trường hợp sự vận hành của vòng kín được đổi chiều. nếu đường dầu áp lực cao vượt quá ngưỡng 420 bar thì van tràn sẽ hoạt động lượng dầu ở đường dầu áp lực cao sẽ được chảy qua van tràn để về đường dầu áp lực thấp do vậy có thể bảo vệ động cơ thủy lực. đối với bơm con cũng vậy, hệ thống sử dụng một van tràn được cài đặt trước ở 25 bar. ở thời điểm ban đầu, khi van tỉ lệ chưa được tác động thì đường dầu từ bơm con về van tỉ lệ bị chặn áp lực trên đường ống có thể tăng lên 25bar, van tràn hoạt động cho phép một lượng dầu trở về bồn để bảo vệ bơm con. Ngoài ra momen xoắn tối đa của truyền động thuỷ tĩnh cũng được giới hạn bằng trị số áp suất cài đặt của van tràn. Van tràn được đặt vào mạch thuỷ lực giữa bơm và động cơ. Trong truyền động mạch kín chúng ta phải trích ra một lượng dầu quay trở về bồn để làm mát nếu không cả hệ thống sẽ rất nóng, việc làm mát này được thực hiện như sau: trích một phần dầu từ đường áp lực áp lực thấp (van 3-3 được đường dầu áp lực cao điều khiển) cộng với tất cả dầu rò rỉ trong động cơ thủy lực được dồn về của T1 của động cơ thủy lực, cửa này sẽ được thông với cửa T1 của bơm thủy lực (cũng là nơi chứa tất cả dầu rò rỉ của bơm) rồi sau đó chuyển tất cả số dầu này qua hệ thống làm mát rồi về lại bồn, tại bồn sẽ có một ống thông hơi, và một bộ lọc dầu để lọc dầu trước khi được bơm lên để thực hiện chu trình mới. điều khiển đảo chiều quay của động cơ thủy lực bằng van tỉ lệ 4/3, van này được điều khiển bằng cần gạt, khi gạt trái hoặc gạt phải thì dầu sẽ vào xi lanh, với áp lực dầu từ bơm con tác dụng lên bề mặt pittong sinh công thắng được lực cản lò xo trong xi lanh và áp lực dầu phía đối diện đẩy pittong sang trái hoặc sang phải tương ứng với sự nghiêng của mặt nghiêng của bơm piston thủy lực, do vậy có thể thay đổi vị trí được đường dầu áp lực cao và đường dầu áp lực thấp trong vòng kín từ đó để đảo chiều động cơ thủy lực. Mặt khác nhờ van tỉ lệ 4/3 này mà chúng ta cũng có thể điều khiển được lưu lượng của bơm từ đó thay đổi tốc độ quay của bơm, không có sự tăng tốc“ từng bậc” cho động cơ.
2.7.2 Hệ thống điều khiển chuyển động của bồn trộn bằng cơ khí.
Hình 2.10. Hệ thống điều khiển cơ của xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3.
1 |
Cần điều khiển bằng tay tại vị trí 1 ( 2 cái hai bên hông xe ) |
|
2 |
Cơ cấu xoay và thân di trượt |
|
3 |
Cơ cấu di trượt |
|
4 |
Cần điều khiển bằng tay tại vị trí 2 |
|
5 |
Cơ cấu lắc và đỡ cần điều khiển 4 |
|
6 |
Cơ cấu khớp bản lề |
|
7 |
Lò xo |
|
8 |
Cơ cấu khớp cầu |
|
9 |
Cơ cấu tác động lên hệ thống tăng ga bù |
|
10 |
Ngàm cố định trên cơ cấu 2 |
|
11 |
Cần điều khiển trên ca bin |
|
12 |
Ca bin xe
|
|
13 |
Đường điều khiển thông qua cần điều khiển 11 |
|
14 |
Cơ cấu tác động lên bơm thuỷ lực
|
|
15 |
Bơm thuỷ lực
|
|
16 |
Đông cơ thuỷ lực |
|
17 |
Hộp số ( Gear box) |
|
18 |
Thùng trộn |
Xe trộn bê tông nhận bê tông từ các trạm trộn sau đó vận chuyển bê tông đến các công trường thi công, trong quá trình vận chuyển đó thì thùng trộn phải quay với một tốc độ nhất định để tránh tình trạng bê tông bị đông cứng lại, để điều khiển sự chuyển động của thùng trộn thì có 3 vị trí trên xe đặt cần điều khiển, vị trí đầu tiên là trên ca bin xe, trong ca bin xe có 1 cần điều khiển các trạng thái quay của thùng như, quay cùng chiều kim đồn hồ hay ngược lại, còn tốc độ quay của thùng thì phụ thuộc vào sự lên xuống ga của động cơ chính (do bộ PTO có quan hệ quay với trục cốt máy động cơ xe nên làm ảnh hưởng đến tốc độ quay của bơm thuỷ lực), việc điều khiển bồn này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hơn trong quá trình di chuyển đến công trường. Vị trí thứ 2 là tại gần hệ thống máng dẫn bê tông và vị trí thứ 3 ở trên gần miệng của bồn trộn, hai vị trí này đều tạo điều kiện thuận tiện cho người điều khiển trong việc quan sát các quá trình làm việc ở công trường để điều khiển sự quay của bồn trộn. Về cấu tạo của hệ thống, đây là một hệ thống các các cánh tay cơ khí được liên kết với nhau bằng các khớp như khớp cầu, khớp bản lề, khớp di trượt, khi tác động vào cần điều khiển như quay cần, lắc cần thì các cánh tay cơ khi sẽ di chuyển tương ứng theo như quay, trượt tịnh tiến. những sự chuyển động này sẽ tác động đến các bộ phận cần điều khiển như bơm thuỷ lực và hệ thông tăng ga bù như ở trên hình vẽ. Nếu không tác động vào các cần điều khiển nữa thì các lò xo số 7 sẽ tự động co giản để đưa toàn bộ hệ thống trở về trạng thái ban đầu.
2.7.3 Hệ thống điều khiển cung cấp nước cho bồn trộn.
Hình 2.11. Hệ thống nước cho bồn trộn xe trộn Daewoo loại 7m3.
1 |
Đường ống xả nước bồn |
|
2 |
Bồn nước ( 300 L) |
|
3 |
Nắp bồn nước |
|
4 |
Ống gia nhiệt |
|
5 |
Ống thông hơi |
|
6 |
Đường ống vận chuyển nước nóng từ hệ thống làm của động cơ |
|
8 |
Van giảm áp |
|
9 |
Bình khí nén ( 1.3 Mpa) |
|
10 |
Đường ống dẫn khí vào ống nước |
|
11 |
Van nước một chiều |
|
12 |
Bơm nước ( 24V/400W) |
|
13 |
Ông thoát nước của bơm nước |
|
14 |
Ống nước rửa di động |
|
15 |
Ống nước rửa cho phểu và máng |
|
16 |
Bồn trộn |
|
17 |
Máng phải |
|
18 |
Phểu cấp liệu |
|
19 |
Máng trái |
|
20 |
Ống rửa nước bồn trộn |
Hệ thống nước có nhiệm vụ cung cấp nước để trộn bê tông khi xe trộn sử dụng chức năng trộn bê tông. Ngoài ra, hệ thống nước còn cung cấp nước để vệ sinh bê tông còn xót lại trong bồn trộn, phễu và các máng dẫn của hệ thống sau khi đã thực hiện trộn và đưa bê tông ra ngoài. Điều này rất quan trọng vì nếu không dùng nước xối hết bê tông dư thừa ra khỏi hệ thống thì sau một thời gian bê tông sẽ đông chết lại làm giảm khả năng trộn của bồn, kẹt tắc bê tông trên phểu và các máng. Nước ở trong thùng chứa có thể được truyền nhiệt năng do thùng chứa nước có kết nối với hệ thống làm mát của xe, một đường nước nóng sẽ chạy tuần hoàn từ hệ thống làm mát của xe tới bồn và chạy về hệ thống làm mát, nước nóng sẽ truyền nhiệt năng cho bồn nước thông qua ống tản nhiệt ở trong bồn chứa nước, việc làm nước nóng trong bồn nhằm tránh tình trạng đông cứng nước bồn lại khi xe làm việc trong điều kiện nhiệt độ xuống thấp hoặc trong tình huống phải trộn ra loại bê tông nóng, khi chế tạo xe này ở Việt Nam thì không cần thiết phải có hệ thống này vì điều kiện thời tiết ở đây không đủ để làm cho nước đông cứng lại một cách tự nhiên. Vì máng và phểu ở độ cao lớn hơn thùng chứa nước nên để đưa nước được lên các khu vực này thì nước phải qua một bơm nước, trước nước đến bơm nước thì một đường ống khí áp lực phù hợp truyền vào nước làm cho lưu lượng nước chảy vào bơm nhanh hơn và áp lực cao hơn.
........................
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
8.1 Kết luận.
- Lập qui trình công nghệ chế tạo bồn trộn bê tông cho xe trộn bê tông Daewoo loại 7m3 là một đề tài rất hữu ích trong thời đại công nghiệp ngày nay. Khi mà ngành xây dựng đang phát triển mạnh mẽ và đất nước đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì đây là một đề tài mang tính thực tiễn cao, có giá trị cao về mặt kinh tế. Trong thời gian làm đồ án cũng là khoảng thời gian em có dịp được vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề cụ thể, qua đó em có cơ hội củng cố kiến thức cũ và học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích do được thâm nhập vào thực tế sản xuất.
- Em đã tìm hiểu được các hệ thống điều khiển bồn trộn bê tông như: hệ thống điều khiển bằng thủy lực, hệ thống điều khiển cơ và hệ thống điều khiển nước cho bồn trộn. Giúp em nắm rõ được nguyên lý, cách thức vận hành, điều khiển bồn trộn của xe trộn bê tông.
- Hoàn thành việc lập qui trình công nghệ chế tạo bồn trộn bê tông. Đồng thời, em cũng hiểu thêm về các phương pháp tạo phôi mới trong ngành cơ khí như “phương pháp cán vành” ; “ phương pháp miết tạo hình” và các phương pháp hàn hiện đại như hàn MIG, hàn TIG.
8.2 Kiến nghị.
- Do thời gian thực hiện đồ án có hạn, kiến thức còn hạn chế nên em chưa thể tính toán và kiểm nghiệm bền cho cụm khung đõ bồn trộn bê tông và chưa thể bố trí mặt bằng cho một phân xưởng sản xuất bồn trộn. Em cũng chưa có điều kiện tìm hiểu sâu về tính toán và thiết kế các cánh xoắn cho bồn trộn bê tông.
- Em hi vọng trong thời gian sắp tới em hoặc những người nghiên cứu tiếp sẽ có điều kiện để phát triển đề tài lên ở mức tính toán và thiết kế các cánh xoắn cho bồn trộn bê tông, Kiểm nghiệm bền cho hệ khung đỡ bồn trộn bê tông và để xuất các phương án bố trí mặt bằng xưởng, cuối cùng em xin cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tiếng việt:
[1] GS.TS. NGUYỄN ĐẮC LỘC - SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TÂP 1,2,3. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NÔI 2007.
[2] PGS. HÀ VĂN VUI - SỔ TAY THIẾT KẾ CƠ KHÍ TẬP 1,2,3. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NÔI, 2007.
[3] NGUYỄN NGỌC ĐÀO - TRẦN THẾ SAN- HỒ VIẾT BÌNH. CHẾ ĐỘ CẮT VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ, NHÀ XUẤT BẢN ĐÀ NẴNG.
[4] NGUYỄN TÁC ÁNH - GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ KIM LOẠI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM, NĂM 2006.
[5] PGS. HÀ VĂN VUI - DUNG SAI & LẮP GHÉP, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NÔI 2003.
[6] PGS.TS. TRỊNH CHẤT - TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG CƠ KHÍ, NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC,
[7] NGHIÊM HÙNG - GIÁO TRÌNH KIM LOẠI HỌC VÀ NHIỆT LUYỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM.
[8] TS. NGÔ LÊ THÔNG - CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN NÓNG CHẢY TÂP 1,2, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NÔI 2005.
[9] NGUYỄN BÁ AN - SỔ TAY THỢ HÀN, NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG, HÀ NỘI 2003.
[10] NGUYỄN VĂN THÔNG - VẬT LIỆU VÀ CÔNG NGHỆ HÀN, NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT, HÀ NỘI 1997.
[11] TRẦN ĐỨC TUẤN - CÔNG NGHỆ HÀN HỒ QUANG, NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM, 2003.
Sách tiếng anh:
[12] KOBE STELL, LTD - KOBELCO WELDING HANDBOOK
[13] THE LINCOLN ELECTRIC COMPANY - MIG/MAG WELDING GUIDE
[14] MILLER COMPANY - GUIDELINES FOR GAS METAL ARC WELDING (GMAW).
Trang web:
[15] www.skf.com
[16] www.MillerWelds.com.
[17] www.lincolnelectric.com
[18] www.kobelcowelding.com
Tiếng Việt
[1] Hồ Viết Bình, Trần Thế San, Tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2009
[2] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (Tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội 2006.
[3] Nguyễn Thanh Nam, Giáo trình Phương pháp thiết kế kỹ thuật, ĐHQG TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh 2007.
[4] Hà Văn Vui, Nguyễn Chỉ Sáng, Sổ tay thiết kế cơ khí tập 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.
Tiếng Anh
[5] Anna Johansson el at, Paper friction – influent of measurement conditions,Tappi Journal, Vol. 81, 1997.
[6] Neil Sclater, Nicholas P. Chironis, Mechanisms and mechanical devices sourcebook, McGraw-Hill, 2011.
Nguồn khác
[7] Masahiro Suzuki el at, High Performance Rubber Rollers and Pads for Auto Sheet Feeders, www.cable.com/about/publish/review/__icsFiles/afieldfile/2005/11/28/review12.pdf, 12/2012.
[8] Pulp and Paper Resource & Information Site, Properties of Paper, http://www.paperonweb.com/paperpro.htm, 12/2012.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.IA.XOKOLOV,Cơ sở thiết kế máy thực phẩm,NXBKhoa học và Kỹ thuật , 2000.
[2] Hồ Lê Viên ,Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo ,NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003 .
[3] Hồ Lê Viên, Cơ Sở tính toán các máy hóa chất và thực phẩm, NXB Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1997.
[4] Nguyễn Hữu Lộc ,Cơ sở thiết kế máy,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2012.
[5] Trịnh Chất ,Lê Văn Uyển ,Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, NXB Giáo Dục , 2006.
[6] Trần Thiện Phúc, Thiết kế máy công dụng chung ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.
[7] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn,Kỹ thuật nâng chuyển tập 2, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.
[8] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn, Máy vận chuyển liên tục, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.
[9] Đỗ Kiến Quốc,Nguyễn Thị Hiền Lương,Bùi Công Thành,Lê Hoàng Tuấn,Trần Tấn Quốc,Sức bền vật liệu ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.
[9] Sandvik,http://www.processsystems.sandvik.com ,Sandvik conveyor components.
[10] Công ty Vững Phát, http://motorgiamtoc.com.vn ,Motor giảm tốc Wansin.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.