Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ MÁY CHUỐT GỖ TRÒN

mã tài liệu 300600300241
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, ....., bản vẽ lắp thiết kế, bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy,............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến MÁY CHUỐT GỖ TRÒN, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ MÁY CHUỐT GỖ TRÒN
giá 1,950,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ MÁY CHUỐT GỖ TRÒN

                       

    Trang

LỜI NÓI ĐẦU.. .. 1

LỜI CẢM ƠN.. .. 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. .. 3

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG... 4

MỤC LỤC ......... 5

Chương 1. Tổng quan nghiên cứu đề tài. ... 6

Giới thiệu chung về gỗ .. 6

Chương 2. Cơ sở lý thuyết. 11

Chương 3. Phướng hướng và các giải pháp.... 14

  1. Giới thiệu máy gia công thanh gỗ tròn ....... 14
  2. Các yêu cầu thiết kế............. 15
  3. Phân tích phương án và lựa chọn phương án.... 16

Chương 4. Tính toán thiết kế máy..... 20

1. Xác định thông số cơ bản............... 20

2. Tính toán thiết kế hộp trục chính............ 25

3. Tính toán trục dập ............... 30

Chương 5. Chế tạo thử nghiệm............ 33

Hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và an toàn lao động ..................... 35

Kết luận....... 37

Tài liệu tham khảo...... 38

 

LỜI NÓI ĐẦU

------–—------

Song song với sự hình thành và phát triển của loài người, sự hình thành và phát triển của ngành cơ khí đã đem lại cuộc sống của con người những thay đổi đáng kể, một phần do nhu cầu cuộc sống và một phần do khả năng lao động, sáng tạo không mệt mỏi của bản thân con người.

Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa hiện nay, Đảng và nhà nước nhấn mạnh rằng:Muốn đưa đất nước phát triển và đi lên có thể sánh kịp các nước trong khu vực và trên thế giới đồi hỏi ta phải đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa hiện đaị hóa đất nước. Trong đó ngành cơ khí là một trong những ngành quan trọng nhất, là ngành mũi nhọn hàng đầu trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước. Nó có quan hệ biện chứng với các ngành khác, thúc đẩy sựa phát triển của tất cả các ngành trong nền công nghiệp.

Trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ, sự có mặt của ngành cơ khí đã đem lại nhiều hiệu quản:năng suất cao, cải thiện điều kiện lao động của công nhân, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được nhiều sản phẩm, giá thành hạ… Do đó, vấn đề cơ giới hóa, tự động hóa ngành sản xuất , chế biến gỗ là vấn đề hết sức cần thiết.

Với mong muốn đi vào tìm hiểu ngành chế biến gỗ, các thiết bị gia công gỗ và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo nhóm chúng em đã nhận đề tài tốt nghiệp là thuyết kế Máy chuốt gỗ tròn. Huy vọng rằng những kiến thức ít ỏi, nhóm chúng em xin đống góp một phần nhỏ trong qua trình cơ giới hóa.

CHƯƠNG 1

     TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

  • GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GỖ
  1. Vị trí của gỗ trong nền kinh tế quốc dân

Lâm sản là nguyên liệu, vật liệu sử dụng lâu dời và rộng rãi nhất. Từ xa xưa con người sử dụng dụng cụ lao động, làm củi đốt, các vật dụng trong gia đình… Ngày nay gỗ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng…

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, gỗ dược thay thế bông, tơ, gang, thép... có thể tạo ra các sản phẩm than, axit axitit, dầu gỗ, giấy viết… bằng phương pháp nhiệt phân, thủy phân…

Nước ta 2/3 diện tích đất đai là rừng núi, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp cho sự phát triển các loại thực vật nhiệt đới. tài nguyên rừng rất phong phú có trên 1000  loài cây lấy gỗ, có nhiều loại gỗ quý, hiếm được thị trường thế giới ưa chọn như đinh, liêm, sến, táo… Bởi vậy, ngành lâm nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng ở nước ta có nhiều điều kiện phát triển, trở thành những ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Qua nhiều khảo sát trên thị trường khu vựt miền nam, có  nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, chủ yếu là đồ dùng nội thất trong gia đình

Như vậy gỗ và các sản phẩm của  nó, đang và sẽ là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi nhất. do đó, ngành chế biến gỗ là một trong những ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân

  1. Cấu tạo của gỗ

2.1 Cấu tạo tế vi của gỗ

Xét về cấu trúc gỗ có thể chia làm 2 loai: gỗ lá kim và gỗ lá rộng , nhưng điều có cấu tạo nhỏ nhất là tế bào gỗ.

    2.1.1 Tế bào gỗ

Nghiên cứu về tế bào gỗ có những điểm khác nhau, song về cấu trúc chúng có một dạng chung. Lớp vỏ của tế bào có 3 thành phần xenlulo, linhin và ghimexenlulo.

    2.1.2 Trakêit

Dây là thành phần chủ yếu của gỗ lá kim, nó chiếm khoảng 90% thể tích của gỗ.

    2.1.3 Ống dẫn nhựa

Có hai loại ống dẫn nhựa: đường theo chiều đứng và đường theo chiều ngang. Ống dẫn nhựa thường có ở những cây có nhựa và cây có dầu. Người ta chia ống dẫn nhựa làm 3 loại: ống dẫn đơn, ống dẫn kép và ống dẫn có dạng hỗn hợp.

    2.1.3 Ống dẫn

Đây là thành phần chủ yếu của cây lá rộng, thường nằm dọc theo chiều đứng của thân cây. Thành phần ống dẫn là những tế bào ngắn, chiều dày thannh2 ống tương đối mỏng.

    2.1.5 Sợi libri-foma

Chiếm khoảng 2060% của cây lá rộng. Sợi libri-foma nằm dọc theo cây, ở giữa phình ra thu hẹp ở hai đầu. Chúng thường nằn theo những góc khác nhau. Vì vậy bề mặt gia công dể bị xước, phôi  dễ bị nứt xiên, mặt cắt tạo ra không trùng với quỹ đạo cắt của dao cắt, llục cắt tăng lên.

2.2. Cấu tạo thô của gỗ

    2.2.1 Vòng năm và nhiều thớ gỗ

Niếu nhìn mặt cắt thân cây ta thấy, ta thấy gỗ có các lớp đậm, nhạt có chu kỳ tạo thành những vòng tròn đồng tâm. Mỗi chu kỳ ứng với thời gian phát triển 1 năm của cây, gọi là vòng năm.

2.2.2 Lõi và giác

NHìn trên mặt cắt ngang thân gỗ ta thấy có bốn phần: vỏ, giác, lõi, tủy kể từ ngoài vào trong tâm. Sự phân chia lõi và giác phụ thuộc vào kết quả sinh trưởng của cây. Theo kết quả nghiên cứu lực lực cắt từ giác vào lõi tăng dần, thường 810%

2.2.3 Mắt gỗ

Mắt gỗ xuất hiện là hiện tượng tất yếu lúc cây phát triển cành. Mắt gỗ ở mọi loại cây có cấu trúc và phát triển khác nhau, và trong bản thân của một loại cây cũng khác nhau tùy thuộc kích thước cành, ngon.

  1. Tính chất vật lý của gỗ

3.1 Độ ẩm của gỗ

Độ ẩm của gỗ ảnh hưởng đến quá trình cắt gọt. Ví dụ ở độ ẩm W=5%, gỗ thông có ứng suất nén 9.103 N/cm2. Khi tăng độ ẩm tới 30%, ứng suất nén của nó chỉ còn 2.103 N/cm2, tức giảm 80%. Theo Uyn-sơn, mối quan hệ giữa độ cứng và độ ẩm của gỗ được biểu thị theo công thức sao:

AW = 10a-bW+1

Trong đó AW: độ cứng của gỗ (N/mm2)

W: độ ẩm của gỗ (%)

a,b:các hệ số

3.2 Khối lượng riêng của gỗ

Khối lượng riêng tuyệt của bất kỳ loại gõ nào cũng bằng nhau 1,54g/cm3. Khối lượng rieng từng loại gõ khác nhau , khối lượng riêng càng cao càng khó giia công và ngược lại.

3.3 Nhiệt độ của gỗ

Dưới tác dụng của nhiệt đô, gỗ sẽ thay  đổi tính chất cơ lý. Do đó trong nhiếu khâu cắt gọt cần lưu ý đến vấn đề này.

                           4. Tính chất cơ học của gỗ

4.1 Độ cứng vững và đàn hồi của gỗ

Nói đến tính cơ học của gỗ là nói đến khả năng chống lại tác dụng của ngoai lực, Trong đó đáng chú ý là độ cứng độ bền vững theo kéo, uốn, nén, tách… Do tính không đồng nhất, nên hiện tượng biến dạng không giống nhau theo cac chiều của thớ gỗ, đặc trưng là tỉ số:

=L/L

Trong đó: L- lượng biến dạng (mm)

L-  kích thước ban đầu

- biến dạng tương đối

.2 Ứng suất nén

Hiện tượng nén gỗ ta xét hai trường hợp sau:

–  Nén hở: là quá trình được tiến hành theo haimặt đối diện của vật, còn các chiều kkhác hoàn toàn tự do

–  Nén kín: là quá trình nén mà cac phía khác nhau của vật thể điều bị giới hạn.

Trong quá trình cắt gọt, tùy từng dạng, hiện tượng nén kín toàn phần, một phần hoặc nén hở đầu co thể xảy ra.

4.3 Hiện tượng trược của gỗ

Dưới tác dụng của ngoại lực, các lớp gỗ thường bị xê dịch lẫn nhau. Đặc trưng của hiện tuọng trược là ứng suất  (N/cm2). Ứng suất trược của gỗ biểu thị khả năng chống lại sự xê dịch hoặc trược giữa các lớp gỗ dưới tác dụng của ngoại lực theo một tiết diện nào đó cùng nằm trêm phương tác dụng lực.

4.4 Sự phá hủy của các thớ gỗ

Qúa trình cắt gọt là quá trình phân chia phôi theo từng lớp phoi để tạo sản phẩm, nói cách khác nó được tiến hành bằn cách phá hủy mối liên kết giữa các thớ gỗ dưới tác dụng của ngoại lực. Sự biến dạng này xảy ra khi cắt gọt ở điều kiện khác nhau với điều kiện thử tính chất vật lý.

  1. Phân loại nhóm gỗ

Dựa vào tính chất tự nhiên của gỗ nguyên liệu và các yếu tố ảnh hưởng của nó mà người ta chia thành 8 nhóm. Việc phân nhóm gỗ là cơ sở để sử dụng hợp lý hóa toàn bộ quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sẩn phẩm.

  

CHƯƠNG 2

CỞ SỞ LÝ THUYẾT

  1. Nhiệm vụ và nội dung của khoa học cắt gọt gỗ

Khoa học cắt gột có nhiệm vụ cụ thể như sau: xác định mối tương quan giữa các yếu tố của ba đối tượng là vật liệu gia công, công cụ cắt gọt và máy. Ngoài ra khoa học cắt gọt phải tìm các biện pháp gia công  mới khoa học hơn , đạt năng suất, chất lượng cao hơn ứng dụng vào thực tế sản suất để tạo ra các sản phẩm mới.

  1. Những đặt điểm chính của nguyên liệu làm đồ mộc

Nguyên liệu làm đồ mộc khá phong phú, có nhiều loại như: gỗ xẻ, ván dán, sợi ép…

  1. Các dạng gia công cắt gọt gỗ và những định nghĩa cơ bản

3.1  Gia công chế biến gỗ

-      Gia công cơ  hóa

-      Gia công chế biến hóa học

-      Gia công chế biến cơ giới

3.1.1      Cắt gọt cơ bản

-    Qúa trình cắt gọt thể hiện ở cạnh chính của dao cắt, dao phải cá dạng hình niêm, các mặt trước, sau của dao là mặt phẳng, góc cắt, góc sau pahỉ cố định, độ dài cạnh cắt lớn hơn chiều rộng của phôi và chiều rộng của phoi, nếu quá rình cắt được thực hiện ở hai cạnh cắt thì chiều rộng của dao bằng chiềurộng của phoi, chiều rộng của phôi lớn hơn chiều ộng của dao

-    Quỹ đao cắt gọt của dao phải là đường thẳng, tốc độ cắt và tốc độ an dao cố định, hướng của tốc độ cắt phải vuông goc với cạnh cắt và không đổi

-    Chiều dài của phôi là đại lượng cố định

-    Mặt phẳng chuyển động và hướng chuyển động của dao phải vuông góc hoặc song song với chiều dài thớ gỗ

3.1.2                  Cắt gọt chuyên dùng

Thường các dạng này phức tạp hơn, số lượng yếu tố tác động lên quá trình cắt gọt cũng nhiều hơn

  1. Dao cắt gọt

4.1  Dạng hình học dao cắt

4.1.1   Lưỡi cắt cơ bản- mặt cắt và góc cắt

Khi cắt gọt ngoười ta chia thành các góc cắt như sao:

-      Góc mài  nằm giữa mặt trước và mặt sau của lưỡi cắt

-      Góc cắt  tạo thành giữa mặt trước của lưỡi cắt và mặt phẳng cắt ()

-      Góc trước  nằm giữa mặt trước của lưỡi cắt và mặt phẳng vuông góc với mặt cắt ()

-      Góc cắt  tạo thành mặt sao của lưỡi cắt và mặt phẳng cắt

4.2  Phân loại dao cắt gọt gỗ

Thông thường người ta phân loại theo các căn cứ sao đây:

-      Theo bộ phận gá công cụ, cấu trúc của chúng, chia làm ba loại:theo phương gá vào máy, theo dạng gá công cụ, theo phương pháp gắn lưỡi dao cắt.

-      Theo bản thân lưỡi cắt, có dạng song thẳng có dạng song gãy, theo hình bên lưỡi cắt có thể là đường thẳng, đường gấp khúc

-      Theo phương pahp1 mài mũi cắt có loại chuyên mài trước có loại chuyên mài sau và mài hỗn hợp

-      Theo số lượng lưỡi cắt co loại một lưỡi có loại nhiều lưỡi

-      Theo dạng cắt gọt  chia làm: lưỡi cưa, lưỡi dao, mũi khoan, dao phay,…

  1. Chế độ cắt

-      Thông số góc của dao thường đươc chọn dựa vào ba chỉ tiêu : chất lượng gia công tốt, lực cắt nhỏ, không xảy ra hiện tượng gãy quá lớn

-      Tốc độ cắt được chọn chủ yếu dựa vàocấu trúc từng loại máy, lực cắt, chất lượng gia công, công cụ.

-      Tốc độ đẩy được xác  đạnh như sau: công suất điện, yêu cầu độ nhẵn bền mặt, khả năng cắt gọt công cụ, độ bền vững của máy.

  1. Chất lượng gia công cắt gọt

Khi nói đến chất lượng là nói đến độ chính xác và chất lượng bề mặt gia công

-      Độ nhẵn bề mặt gia công

-      Độ chính xác gia công

-      Biến dạng phoi và bề mặt gia công

  

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

  1. Giới thiệu về máy gia công thanh gỗ tròn

Hiện nay, để gia công thanh gỗ tròn có ba phương án chủ yếu là làm bằng thủ công, tiện và chuốt.

 + Khi gia công tiện thì vật quay tròn dao chuyển động tịnh tiến.

+ Khi gia công chuốt vật gia công chuyển động tịnh tiến, dao quay tròn.

  1. Các yêu cầu đối với máy thiết kế

Đối tượng gia công là thanh gỗ vuông , sau khi gia công đối tượng gia công là hình tròn .

-      Loại gỗ gia công là gỗ nhóm II: thông, đinh,…

-      Đường kính sản phẩm:  = 8 mm

-      Chiều dài nhỏ nhất sản phẩm: L = 300 mm

-      Năng suất: Q = 1200 m/h

-      Phôi ban đầu là thanh gỗ vuông: a = 10 mm

  1. Phân tích các phương án và lựa chọn phương án hợp lý

3.1  Phương án 1: Phương án thủ công: sủ dụng dao chuốt tay chuốt gỗ tròn

3.1.1  Ưu điểm:

+ Kết cấu đơn giản

+ Chi phí thấp

3.1.2                  Nhược điểm:

+  Tốn nhân công lao động

+ Năng suất thấp.

3.2  Phương án  2: Sử dụng máy tiện .

      3.2.1Ưu điểm:

+ Năng suất cao, thích hợp với phân xưởng sản xuất lớn

+ Điều chỉnh nhiều cấp tốc độ tùy thuộc vào từng loại gỗ gia công.

+ Có thể gia công các loại thanh gỗ có chiều dài nhất định, đường kính lớn.

              3.2.1.         Nhược điểm:

+ Kết cấu máy phức tạp, giá thành chế tạo máy cao

+ Diện tích máy lớn .

3.3              Phương án 3 : Sử dụng máy chuốt gỗ tròn.

3.3.1         Ưu điểm:

+ Năng suất cao, thích hợp với phân xưởng sản xuất lớn

+ Gia công nhiều loại gỗ khác nhau

+ Có thể gia công được các thanh gỗ dài, đường kính nhỏ

+ Hệ suất truyền động của bộ truyền ma sát cao, máy làm việc êm.

+ Giá thành rẻ.

3.3.2Nhược điểm:

         + Kết cấu máy phức tạp.

         + Hạn chế gia công đường lớn

3.4       Lựa chọn phương án thiết kế

Qua phân tích, so sánh ưu nhược điểm của từng loại máy, ta thấy máy chuốt gỗ  phù hợp với sự phát triển công nghệ chế biến gỗ của nước ta hiện nay, bởi vì:

-      Sản phẩm gỗ hiện nay ưa chuộng và tiêu thụ lớn ttrên  thị trường. Do đó cần những máy có  năng suất cao để đáp ứng nhu cầu thị trường

-      Máy có thể điều chỉnh tốc độ phù hợp với từng loại gỗ

-      Chiều dài máy thiết kế phù hợp khả năng vận hành, thao tác của công nhân

 

CHƯƠNG 4

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

  1. Xác định các thông số cơ bản của máy

1.1  Xác định tốc độ cắt

1.1.1     Chuyển động của trục dao

Trong máy chuốt, chuyển động tạo ra tốc độ cắt chính là chuyển động quay tròn của trục dao mang dao chuốt.

Trục máy chuốt có cấu tạo như sau: trục chính truyền chuyển động cho gá dao gắn cứng trên trục nhờ đai ốc hãm. Nòng dao được cố ding95 trên gá dao nhờ các rãnh then và các bulông. Trên nòng dao có gắn hai lưỡi dao chuốt có thể thay đổi khoản cách so với tâm trục nhờ các rãnh. Các dao này được bắt chặt bằng bulông, khi trục dao quay thì hai đầu mũi dao sẽ nằm trên đường tròn

1.1.2   Xác định tốc độ cắt

-         Tốc độ cắt máy chuốt thường lấy từ v = 0,5  10 m/s

-         Máy chuốt gia công đường kính   = 8 mm

-         Số vòng quay cùa trục dao:

nmin =   1194 v/ph

-         Chọn số vòng quay: n = 1500 v/ph

-         Tốc độ cắt của máy thiết kế:

vmin =    0,628 m/s

1.2  Xác định tốc độ đẩy gỗ

Tốc độ gỗ lớn nhất được xác định theo năng suất của máy

Q = T.umax.K1.K2 [m/h

Q=1200 m/h là năng suất lớn nhất của máy

T= 60 ph

K1 = 0,95 là hệ số sử dụng thời  gian làm việc

K2 = 0.9 là hệ số sử dụng thời gian máy

→ umax =  =   23 m/ph

Tốc độ đẩy gỗ nhỏ nhất được lấy theo kinh nghiệm

→ umim = (  ). umax = 2,3  4,6 mph

Chọn umim = 4 m/ph

1.3  Các thông số cơ bản của dao chuốt và phoi

Các thông số hình học của dao chuốt như sao:

-             Góc mài

-             Góc sau

-             Góc trước

-             Độ tù

-             Góc cặp chính c

-             Góc gặp phụ p

-             Độ sâu của lớp phoi: H =      mm

-             Bề rộng phoi: B =                mm

-             Lượng ăn dao trong một vòng quay: un =  . 1000       mm

-             Chiều dày phoi: h = un .       mmm

1.4  Tính toán lực cắt

1.4.1     Chọn chế độ cắt thử

-  Loại gỗ gia cônglà gỗ dẻ

-         Đường kính sản phẩm: d = 8 [mm]

-         Khích thước phôi liệu : a x b = 10 x 10 [mm]

-         Góc cặp chính: φc1=30o; φc2= 45o

-         Tốc độ đẩy: u =10 [m/ph]

-         Các thông số của dao: β = 40o; α = 25o; δ =65o; γ =25o

-         Số vòng quay tren trục dao: 1500 v/ph

Dựa vào thông số trên ta tính dược thông số của phoi:

-         Độ sâu lớp phoi:

 [mm]

-         Chiều rộng trung bình lớp phoi:

 

 

-  Lượng ăn dao trong một vòng quay:

 [mm]

-  Chiều dày trung bình của lớp phoi:

 ..................................................

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG, SỮA CHỮA VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

  1. Hướng dẫn sử dụng và an toàn khi vận hành máy

1.1  Điều chỉnh máy

-        Lắp lưỡi dao vào nòng dao, điều chỉnh các cạnh cắt các lưỡi dao sao cho đỉnh của các lưỡi cắt phải nằm trên vòng tròn cắt. Kbangiểm tra đỉnh của các lưỡi cắt bằng vật mẫu có đường kính bằng đường kính vật gia công. Cố định dao tên nòng bằng bulông.

-        Điều chỉnh các máng dẫn có chiều cao phù hợp với phôi gia công.

-        Điều chỉnh khoe hở của con lăn đẩy và cuốn cho phù hợp với phôi và sản phẩm. Sauk hi điều chỉnh xong phải khóa lại bằng đai ốc.

-        Điều chỉnh tốc độ đẩy gỗ cho phù hợp với đường kính và lọa gỗ cần gia công.

-        Sau khi gia công thử từng chi tiết nếu thấy sai lệch cần điều chỉnh lại các bộ phận đã niêu trên và sau đó mới tiến hành gia công hàng loạt.

-        Sau khi gia công, khi nghỉ phải tắt công tắt cần dao diện để cho máy dừng hẳn rồi mới dọn vệ sinh, lao chùi máy.

1.2  Những điều cần thiết khi vận hành máy để đảm bảo an toàn

-        Kiểm tra tốc độ đẩy của máy, đống hộp bao che lưỡi dao trước khi bật máy.

-        Chi thiết dựa vào máy phải  thẳng, không khuyết tật.

-        Không gia công những chi tiết có đường kính nhỏ hơn 15 [mm] và lớn hơn 35 [mm], chiều dài nhỏ hơn 500 [mm] vì có thể mắc kẹt trong thùng dao.

-        Khi chi tiết bị mắc kẹt trong máy thì phải tắt máy rồi tháo ra, không dùng vật khác để đống vào chi tiết.

-        Khi thao tác máy phải đứng tập trung, không được dùng bụng, ngực để tỳ và đẩy gỗ.

-        An toàn về điện: thường xuyên kiểm tra hệ thống điện và các công tắt, nút bấm trên máy, kiểm tra nguồn điện đưa vào sử dụng cho máy.

  1. Bôi trơn và bảo dưỡng máy

2.1  Bôi trơn hộp trục chính

Trong hộp trục chính, chi tiết cần bôi trơn chính là các ổ trược.

2.2  Bôi trơn cụm trục đẩy và cụm trục cốn

Các ổ trong cụm trục đẩy và cụm trục cuốn và có tốc độ  khá nhỏ nên ta dùng phương pháp bôi trơn định kỳ bằng mỡ. Mỡ dùng để bôi trơn ổ lăn là mỡ loại ứng với nhiệt độ làm từ nhiệt độ làm việc từ 60 đến 100oC. De963 bảo vệ ổ, người ta cùng các vòng chắn dầu và cụm bảo vệ.

2.3  Bảo dưỡng máy

Vấn đề bảo dưỡng máy ở đây là chủ yếu là vấn đề bôi trơn, làm sạch các chi tiết máy. Đối với máy chuốt gỗ làm việc trong môi trường có rất nhiều bụi gỗ, ta cần lưu ý:

-        Luôn luôn đậy kính thùng máy để tránh bụi xâm nhập vào bên trong.

-        Làm vệ sinh máy sau ca làm việc.

-        Thường xuyên kiểm tra các lỗ dầu bôi trơn trên trục chính để tránh kẹt lỗ dầu.

-        Đảm bảo đúng chế độ bôi trơn đối với các bộ phận máy, chi tiết máy.

 

 

 

Close