ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CẦN TRỤC THÁP NGÀNH XÂY DỰNG
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
LỜI NÓI ĐẦU
Với mục tiêu đề ra của đảng và nhà nước ta là đến năm 2020 đưa nước ta chở thành một nước công nghiệp.Do vậy vấn đề ra là phải xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước .Nên trongnhững năm vừa qua cùng với sự phát triển của các công trình xây dựng giao thông và các công trình xây dựng dân dụng .Thì trang thiết bị máy móc cũng được nhập vào nước ta một cách có thể nói là ồ ạt khó có thể kiểm soát được.Nhưng chỉ với một số ít là ở dạng mới còn đa số là dưới dạng máy cũ đã qua sử dụng hoặc đã nỗi thời nên chất lượng của chúng trong khai thác chưa cao trong khi đó giá thành của các loại máy này lại quá đắt so với chất lượng của chúng mà có nhiều loại máy có khả năng chế tạo trong nước với chất lượng không thua kém máy móc nhập ngoại nhưng giá thành giẻ hơn.Như : Cầu trục ,cổng trục, trạm trộn bê tông nhựa nóng ,trạm trộn bê tông xi măng, máy lu và máy ép cọc bấc thấm ...Nhưng trong số đó các loại máy phục trong xây dựng nhà dân dụng và nhà công nghiệp là còn ít .Nên dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Quang Quý và các thầy giao trong bộ môn Máy Xây Dựng để nghiên cứu chế tạo Cần Trục Tháp có tải trọng nâng 8tấn,tầm với 60m,chiều cao nâng 80m để phục vụ trong xây dựng.
Đến nay đề tài đã hoàn thành song vì thời gian và trình độ còn có những hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót mong các Thầy cô trong bộ môn góp ý chỉ bao thêm
Trong quá trình học tập và rèn luyện và học tập tại trường em đã nhận được sự dậy dỗ của các thầy giáo, các cô giáo đã giúp em có đủ những kiến thức để bước đầu vững bước trong con đường sự nghiệp sau này.Trong khi hoàn thành nốt nhiệm vụ cuối cùng của một người sinh viên đó là Đồ án tốt nghiệp với sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Máy Xây Dựng,đặc biệt là các thầy giáo:
TS.Trần Quang Quý.
KS.Nguyễn Thoại Anh.
Do thời gian hạn chế cũng như trình độ còn hạn chế nhiều cho nên đề tài tuy đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô để em có được những kiến thức chuyên môn tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo , các bạn cùng lớp đã giúp đỡ em trong những năm học vừa qua và một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ môn Máy Xây Dựng.
Vũ Anh Bắc.
PHẦN I: GỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦN TRỤC THÁP.
I-:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG CẦN TRỤC THÁP
Trong công tác xếp dỡ nói chung và trong nghành xây dựng thì cần trục tháp được sử dụng phổ biến. Như dùng xếp dỡ hàng ở cảng sông ,cảng biển ,trong các bến bãi, nhà kho,nhà máy và trên các công trình xây dựng nhà cao tầng .Cần trục tháp được dùng để giảm sức lao động và trong những công việc mà những loại cần trục,phương tiện xếp dỡ khác kông phù hợp hoặc không làm được.Đó là là do những đặc điểm cấu tạo riêng của loại cần trục này.
Cần trục tháp là loại cần trục có một thân tháp thương cao từ 30-80m hoặc cao tới 100m ,phía trên gần đỉnh tháp có gắn một cần dài từ 12-60m đôi khi đến 70m bằng chốt bản lề .Một đầu cần còn lại được treo bằng thanh kéo đi qua đỉnh tháp .Kết cấu chung của cần trục tháp gồm hai phần:
Phần quay và phần không quay .trên phần không quay có bố trí các cơ cấu công tác như :Tời nâng hạ vật tời nâng cần tời kéo xe con,cơ cấu quay ,đối trọng , trang thiết bị điện và các thiết bị an toàn .
Phần không quay có thể được liên kết cố định trên nền hoặc có thể di chuyển trên đương ray nhờ cấu di chuyển .Tất cả các cơ câu của cần trục được làm việc bởi các thiết bị điều đặt ở trong ca bin treo ở trên cao gần đỉnh tháp.
Cần trục tháp thương được chế tạo có sức nâng từ 1 đến 12 tấn mô men tải đạt đến 350 tm do chiều cao nâng lớn nên tốc độ nâng nằm trong khoảng 0,32-2m/s và có thể thay đổi tốc độ có cấp hoặc vô cấp tốc độ nâng hạ vật để điều chỉnh hầng 0.08m/s.Tốc độ quay
khoảng 0,3-1 v/ph.thời gian thay đổi tầm với khoảng 25 đến 100s.tốc độ di chuyển xe con khoảng 0,2-1m/s,di chuyển cần trục 0,2-0,63m/s.
Do có chiều cao nâng và tầm với lớn ,khoảng không gian phục vụ rộng nhờ các chuyển động nâng hạ vật,thay đổi tầm với ,quay toàn vòng và dịch chuyển toàn bộ máy mà bộ máy sử dụng trong xây lắp các công trình xây dựng dân dụng,xây dựng công nghiệp hoặc dùng để bốc dỡ,vận chuyển hàng hoá ,cấu kiện , vật liệu trên các kho bãi.
Tuy nhiên do kết cấu phức tạp,tháp cao và nặng tốn kém trong việc tháo dỡ và lắp dựng ,di chuyển,chuẩn bị mặt bằng. Nên chỉ dùng cần trục tháp ở những nơi có khối lượng xây lắp tương đối lớn ,thời gian phục vụ cho công việc trong một khoảng thời gian dài ,hoặc khi sử dụng những loại cần trục tự hành không kinh tế hoặc không có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc.
Do tính chất làm của cần trục tháp là luôn đổi địa điểm nên chúng được thiết kế sao cho dễ tháo dỡ, lắp dựng và vận chuyển hoặc có khả năng tự dựng bằng các thiết bị cơ khí hay thuỷ lực vàđược di chuyển trên đường dướidạng tổ hợp toàn máy .Điều này cho phép giảm chi phí và thời gian lắp dựng cần trục
Tuỳ theo tính chất của công việc mà chế tạo ra những loại cần trục tháp có cấu tạo khác nhau,như cần trục tháp di chuyển trên ray phục vụ trong các kho bãi,trong các nhà máy, ở những vị trị có không gian rộng.còn trên các công trường xây dựng nhà dân dụng và nhà công nghiệp thường dùng loại cần trục tháp cố định trên nền
Đối với những cần trục tháp có công dụng chung dùng trong xây dựng dân dụng và một phàn dùng xây dựng công nghiệp.Loại này có mô men tải từ 4đến 160tm có sức nâng từ 0,4 đến 8 tấn. chiều cao nâng từ 12 đến 100m tầm với từ 10 đến 30m.
Cần trục tháp dùng để xây dựng các công trình có độ cao lớn(loại cần trục tự nâng ).loại nầy có mô men tải từ 30 đến 250tm.Sức nâng ở tầm với lớn nhất từ 2 đến 4t ở tầm với lớn nhất đến 12t ,chiều cao nâng đạt 50-100m, cần trục tháp chuyên dung trong xây dựng công nghiệp.loại này có mô men tải đạt 600tm và sức nâng đạt từ 2-50t
Theo phương pháp lắp đạt tại hiện trườngcó thể chia ra:cần trục tháp di chuyển trên ray,cần trục tháp cố định và cần trục tháp tự nâng.cần trục tháp đặt cố định co chân tháp gắn liềnvới nền hoặc tựa trên nền thông qua bệ đỡ hoặc các gối tựa cố định .cần trục tháp tự nâg có thể nằm ngoài hoặc trong công trình,tháp được tự nối dài để tăng độ cao nâng theo sự phát triển chiều cao của công trình ,khi thap có độ cao lớn,nó được neo với công trình để tăng độ ổn định của cần trục và tăng khả năng chịu lực ngang.Với cần trục tháp tự nâng đặt trên công trĩnh xây dựng, hi làm việc nó tự nâng toàn bộ cần trục theo chiều cao công trình và toàn bộ tải trọng được truyền xuống công trình (cần trục neo tường).
Theo đặc điểm làm việc của cần trục có cần trục loại tháp quay và loại tháp không quay, ở loại tháp quay, toàn bộ tháp và cơ cấu được đặt trên bàn quay. Bàn quay tựa tren các thiết bị tựa quay đặt tren khung di chuyển .ở loại tháp không quay, phần quay đặt trên đầu tháp. khi quay thì chỉ có cần, đỉnh tháp, đối trọng và các cơ cấu đặt trên đó quay.
Theo phương pháp thay đổi tầm với chia ra: loại cần trục tháp thay đổi tầm với bằng cách thay đổi góc nghiêng của cần và loại cần trục tháp thay đổi tầm với bằngcách di chuyển xe con trên ray của cần. Loại cần trục tháp thay đổi tầm với bằng cách di chuyển xe con có kết cấu nặng hơn loại cần trục thay đổi tầm với bằng thay đổi góc nghiêng của cần nhưng có độ cao nâng và tốc độ dịch ngang của vật nâng là ổn định
** Việc tính toán chế tạo cần trục tháp cần xét tới những vấn đề sau:
- Căn cứ vào tải trọng nâng, tâm với, chế độ làm việc, địa điểm, không gian làm việc và đặc điểm của công việc.
-Tính đến tính kinh tế chi phí chế tạo cần trục
- Căn cứ vào công nghệ chế tạo hiện có.
-Vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng.
Với tải trọng nâng nhỏ, tầm với nhỏ khi thiết kế chọn kiểu cần trục tháp thay đổi tầm với bằng cách nâng hạ cần. Với tải trọng nâng lớn, tầm với lớn khi thiết kế chọn kiểu cần trục tháp thay đổi tầm với cách di chuyển xe con.
Việc chọn cần trục cố định hay di chuyển trên ray cần dựa trên nhỡng điều kiện mức độ ổn định của cần trục đồng thời có tính đến không gian phục vụ công việc. khi cần xếp dỡ hàng trong bán kính rộng mà tầm với không lớn nên dùng loại di chuyển trên ray vì bán kính làm việc rộng, chiều cao nâng của những loại cân trục này không lớn,tải trọng nâng thường nhỏ do vậy mà các tải trọng do gió gây ra và các tải trọng quán tính khi phanh hãm cần trục, phanh hãm xe con là không lớn.
Khi mà tải trọng nâng, chiều cao nâng lớn và tầm với lớn thì thiết kế loại cần trục cố định với nền có độ ổn định lớn hơn là dùng di chuyển trên ray
Hình thức kết cấu của cần trục tháp phải chọn sao cho đơn giản nhẹ nhàng dễ chế tạo. Do là chiều cao nâng và tầm với lớn nên kết cấu thép của cần, của cột tháp nên chọn dạng mắt lưới để giảm diện tích chịu gió, trọng lượng bản thân của kết cấu nhẹ hơn kết cấu dạng hộp kín.
II- CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA CẦN TRỤC THÁP KIỂU THÁP KHÔNG QUAY CỦA ĐỒ ÁN THIẾT KẾ, SAU KHI TÍNH TOÁN CÓ ĐƯỢC KẾT QUẢ SAU.
Tải trọng nâng lớn nhất 8tấn
Chiều cao nâng móc 80m
Tầm với lớn nhất 60m
Mô men tải lớn nhất 108tm
Tổng công suất của các động cơ điện 53.5 kw
Trọng lượng toàn bộ cần trục 44.5 tấn
*Trọng lượng của các tổng thành chính:
Cần lắp toàn bộ : 5.5 tấn
Tháp lắp toàn bộ: 29,2tấn
Ca bin : 0.635tấn
Thiết bị quay: 3500kg
Giá chữ A: 1400kg
Cần đối trọng: 2000kg
Đối trọng: 14tấn
Tời nâng hạ hàng: 1900kg
Tời kéo xe con: 500kg
Móc câu: 220kg
*Phần động cơ điện:
-Cho tời nâng hạ hàng:
+kiểu động cơ: MTK-52-8
+Số lượng: 1
+Số vòng quay: 628v/ph
+Công suất: 28 KW
-Cho tời kéo xe con:
+ kiểu động cơ: MTK1126
+ số lượng: 1
+ công suất động cơ: 5 KW
+ số vòng quay: 875v/ph
-Cho dẫn động mâm quay:
+ kiểu động cơ: Động cơ liền hộp giảm tốc. Ký hiệu:VZPM4
+ số lượng: 2
+ công suất động cơ: 7.5 KW
+số vòng quay: 712v/ph
-Cho dẫn động bơm thuỷ lực:
+kiểu động cơ: Xê ri A02-41-2
+số lượng: 1
+công suất độmg cơ: 5,5 KW
+số vòng quay: 200 v/ph
-Đặc tính kỹ thuật của các cơ cấu:
*Cơ cấu nâng hạ hàng
+ Hộp giảm tốc: kiểu II2- 500
+ Hai cấp bánh răng trụ răng nghiêng
+Tỷ số truyền: 39.5
+ Chế độ làm việc: 25%
+Đường kính tang :550mm
+Chiều dài tang :728mm
+Đường kính cáp :21.5mm
+Số puly: 6
+Đường kính pu ly:200mm
+Vận tốc nâng:15v/ph
*Cơ cấu di chuyển xe con
+Hộp giảm tốc: kiểu PM- 400
+ Hai cấp bánh răng trụ răng nghiêng:
+Tỷ số truyền: 48,57
+Đường kính tang: 320mm
+Chiều dài tang:560mm
+Đường kính cáp: 9,9mm
+Số puly: 4
+Vận tốc di chuyển xe con: 20v/ph
*Cơ cấu quay
+Bộ truyền bánh răng trụ, ăn khớp trong
+Hộp giảm tốc hành tinh.
+Tốc độ quay: 0.7v/ph
+Đường kính của bánh răng nhỏ
+Đường kính của bánh răng lớn
PHẦN II: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ TỔNG THỂ
CHƯƠNG I: THIẾT KẾ TỔNG THỂ
1.1.Các phương án được đề xuất chọn kiểu cần trục tháp
Phương án 1(hình1)
+Cần trục tháp kiểu quay trên cần trục cố định có chân tháp gắn liền với nền. Tức là đốt tháp gốc được đổ trong khối bê tông.
+Mặt cắt cần dạng tam giác có dầm chữ I ở bên dưới làm ray di chuyển cho xe con.
+Cần trục tháp kiểu tự nâng bằng thiết bị cơ khí Dùngg bộ tời nâng .
Phương án 2. hình 2)
+Cần trục tháp kiểu quay trên và cần trục cũng được cố định với nền thông qua một đốt tháp gốc (chân tháp) được đổ trong khối bê tông.
+Mặt cắt của cần là dạng tam giác nhưng xe con di chuyển trên hai thép vuông của cần.
+Cần trục tháp tự nâng bằng thiết bị Thuỷ Lực.
Phương án 3.(hình 3)
+Cần trục tháp kiểu quay trên. Nhưng cần trục cố định trên nền thông qua bệ đỡ tựa trên các gối cố định trên khối bê tông và cũng tự nâng bằng thuỷ lực.
+Xe con di chuyển hai thanh biên dưới của cần.
1.2.So sánh các phương án .
Trong ba phương án trên thì ta chọn phương án 2 .vì:
+Trong hai phương án tự nâng bằng thuỷ lực và bằng tời nâng thì chọn phương án tự nâng bằng xi lanh thuỷ lực, do những ưu đểm của thiết bị thuỷ lực là làm việc an toàn, ổn định, tạo ra lực nâng lớn, kết cấu gọn nhẹ và thao tác trong quá trình lắ dựng đơn giản hơn.
+Trong phương án 1 mặt các ngang của cần thì thanh biên dưới làm bằng thép chữ I cho xe con di chuyển sẽ không phù hợp khi mà tải trọng và tầm với lớn khi đó khối lượng của cần tăng lên so với mặt cắt ngang dạng tam giác với hai thanh biên dưới thép ống vuông làm đường ray cho xe con di chuyển.
+Cần trục tháp thiết kế có độ cao và tầm với lớn nên cần có độ ổnđịnh cao trong quá trìng làm việc nên xét về độ định thì phương án cần trục đặt cố định có chân gắn trong khối bê tông đổ trong nền thì có độ ổn định hơn phương án cố định trên bệ đỡ tựa trên các gối cố định trên nền.
1.3- Các phương án mắc cáp.
1.3.1- Cơ cấu nâng hạ hàng.
A-phương án 1.
Trong đó:
1-Tang
2- Cụm pu ly móc câu.
3- Cáp.
4,5- Pu ly dẫn hướng cáp.
6- Cụm pu ly trên móc câu.
7- Vị trí cố định cáp đầu cần.
8- Động cơ dẫn động.
9- hộp giảm tốc.
*Ưu điểm.
+ Bội suất cáp bằng 4 nên cáp có đường kính nhỏ.
+ Khó có thể gây ra quấn cáp.
*Nhược điểm.
+ Tăng chiều dài cáp
+Tăng thời gian nâng, hạ hàng.
+ Cáp mòn nhanh.
b- Phương án 2.
Trong đó:
1- Động cơ dẫn động.
2- Cáp.
3,4-Pu ly dẫn hướng cáp.
5-Cụm pu ly trên xe con.
6- Cụm pu ly móc câu.
7- Vị trí neo cáp đầu cần.
8-Tang.
9-hộp giảm tốc.
*Ưu điểm.
+ Việc bố trí cơ cấu nâng dễ dàng và thuận lợi.
+ Cáp có chiều dài ngắn hơn.
+ Thời gian nâng hạ ít hơn.
+ Mức độ mòn của cáp ít hơn.
+ Có tác dụng làm đối trọng để đảm bảo ổn định cho cần trục.
*Nhược điểm.
+Đường kính cáp lớn hơn.Nên các bộ phận khác lớn hơn.
+Cần có biện pháp để chống xoắn cáp .
c- Phương án 3.
Trong đó:
1-Tang.
2- Cáp.
3,4- Pu ly dẫn hướng.
5- Cụm pu ly trên xe con.
6- Cụm pu ly móc câu.
7- Vị trí cố định cáp ở đầu cần.
8- Pu ly cân bằng.
9- Hộp giảm tốc .
10- Động cơ dẫn động.
*Ưu điểm.
+Với bội suất bằng 4 do đó đường cáp nhỏ hơn và các cơ cấu khác nhỏ hơn.
+Với pu ly cân bằng nên khó có thể gây ra hiện tượng quấn cáp.
* Nhược điểm.
+Tăng chiều dài cáp.
+Cáp mòn nhanh.
+Thời gian nâng tăng.
1.3.2- So sánh các phương án.
Căn cứ vào: Chiều cao nâng 80m.
Tải trọng nâng 8 tấn.
Nên trong ba phương án trên chọn phương án 2 là phù hợp hơn cả.Nếu chọn bội suất cáp bằng 2 thì chiều dài cáp tăng gấp đôi.Khi đó có hai khả năng sảy ra:Tăng chiều dài của tang và tăng số lớp quấn cáp.Do chiều rộng của cần công son đối trọng lại bị hạn chế bởi kích thước của cột và mâm quay (1,6m) nên không thể tăng chiều dài tang một cách tuỳ ý được mà phải căn cứ vào bề rộng của cần công son đối trọng,để bố trí tang, hộp giảm tốc cho phù hợp.Hơn nữa cũng không thể quấn nhiều lớp cáp trên tang vì nếu lớp cáp quấn trên tang nhiều quá làm cho cáp dễ bị dập.
1.3.3-Sơ đồ mắc cáp di chuyển xe con.
Trong đó:
1-Tang.
2-Pu ly dẫn hướng ở gốc cần.
3-Xe con.
4-Pu ly dẫn hướng đầu cần.
5,7-Pu ly dẫn đỡ cáp trên cần.
1.4. Phương án thiết kế.
Sơ đồ nguyên lí cần trục tháp thiết kế như (hình 2).
1-Chân đế tháp.
2-Thân tháp.
3-Đốt tháp ngoài để lắp dựng.
4-Mâm quay.
5-Ca bin.
6-Giá chữ A.
7-Cần.
8-Cần treo đối trọng.
9-Bộ tời nâng hạ hàng.
10- Đối trọng.
11-Lan can.
12-Bộ tời di chuyển xe con.
13-Xe con.
14-Cụm puly móc câu.
15-Thanh treo cần.
16-Thanh treo cần đối trọng.
17-Thang lên xuống.
18-Ray di chuyển đốt tháp cần lắp thêm.
1.5-Sơ bộ chọn hình thức kết cấu cho kết cấu thép của cần trục tháp
Kết cấu thép của cần trục thiết kế ra phải được đảm bảo về độ ổn định và thoả mãn về chế độ làm việc của cần trục tháp. Chọn chế độ làm việc của cần trục tháp là trung bình. Khi đó kết cấu thép của cần trục có đủ độ ổn định và độ cứng khi làm việc với tải trọng danh nghĩa,có tính đến tải trọng động và tải trọng do lực quán khi phanh xe con, phanh hãm cơ cấu nâng.
Để đảm bảo được những yêu cầu này thì ta chọn hình thức kết cấu của cá bộ phận như sau
1.5.1.Cần.
1.5.1.1.Hình thức kết cấu của cần
*Để định hình thức kết cấu của cần dựa trên những đặc điểm sau đây:
+ Cần chịu tải trọng di động do xe con mang hàng gây ra.
+ Cần chủ yếu chịu uốn và xoắn.
+ Chiều cao nâng và tầm với lớn.
+Phải có đường ray để di chuyển xe con.
+ Diện tích chắn gió của cần sao cho nhỏ nhất.
+Trọng lượng cần nhỏ nhất.
1.5.1.2. Các phương án chọn kết cấu của cần.
*phương án 1(hình .a).
- Cần dạng dàn không gian.
Mặt cắt ngang là dạng tam không đổi trên suốt chiều dài cần.
-Xe con di chuyển trên thép chữ I bên dưới của cần.
-Cần được cấ tạo bởi hai thanh biên trên là thép ống và thanh biên dưới là thép chữ I và các thanh giằng xiên và thanh ngang là thép ống.
*Phương án 2.
(hình. b).
- Cần dạng dàn không gian.
- Mặt cắt ngang dạng tam giác.
-Xe con di chuyển trên gờ của hai thanh biên dưới của cần.
- Cần có cấu tạo bởi hai thanh biên dưới là thép ống vuông và thanhbiên trên là thép ống tròn và các thanh xiên, thanh ngang là thép
ống tròn.
*Phương án 3. (hìnhvẽ).
- Cần dạng dàn không gian.
Mặt cắt ngang dạng hình vuông
-Bốn thanh biên là thép ống
vuông.
Các thanh xiên và thanh ngang là thép ống tròn.
-Xe con di chuyển trên hai gờ của
hai thanh biên dưới.
1.5.3. So sánh các phương án.
Ưu điểm và nhược điểm của các phương án.
Phương án 1:
+ Ưu điểm:
- Kết cấu đơn giản.
-Tính toán không phức tạp.
+Nhược điểm:
- Chỉ phù ghợp với loại cần có tải trọng nâng và tầm với nhỏ.
-Khi mà tầm với và tải trọng nâng lớn thì khi đó thép hình chữ I tăng số hiệu làm cho trọng lượng cần tăng theo kéo theo kết cấu của các bộ phận khác.
việc chế tạo phức tạp do phải nối các thép chữ I.
Phương án 2.
+Ưu điểm :
-Kết cấu đơn giản.
-Tính toán đơn giản.
-Có khả năng chế tạo trong nước.
-Trọng lượng của cần nhẹ hơn loại trên.
-kết cấu làm việc ổn định.
+Nhược điểm:
-Mặt cắt lớn hơn.
-Công chế tạo nhiều hơn.
Phương án 3:
*Ưu điểm :
-Kết cấu làm việc ổn định.
-Chịu được tải trọng di động.
*Nhược điểm
-Nếu cùng tải trọng tính toán ,cùng tầm với ,cùng độ cao nâng thì kết cấu mặt cắt chữ nhật kồng kềnh hơn.
-Trọng lượng lớn hơn.
-Tính toán kết cấu phức tạp hơn.
1.5.4. Lựa chọn phương án hợp lí nhất.
Trong ba phương án trên ta chọn phương án 2 vì khi cùng tải trọng nâng, cùng tầm với, cùng chiều cao nâng và các điều kiện tính toán khác thì ta chọn mặt cắt ngang cần dạng tam giác có hai thanh biên dưới của cần làm ray di chuyển cho xe con. có kết cấu nhẹ nhàng hơn, gọn nhẹ hơn, việc liên kết các thanh xiên, thanh ngang dễ dàng hơn.
Trọng lượng của cần nhẹ hơn dẫn đến kết cấu của cột nhỏ hơn, nhẹ hơn. Trọng lượng của các bộ phận khác như đối trọng, cần công son treo đối trọng, giá chữ A gọn hơn và trọng lượng nhẹ hơn.
Việc bố trí các bộ phận khác như cơ cacú nâng, cơ cấu di chuyển xe con, xe con và sơ đồ mắc cáp cũng đơn giản hơn.
1.5.2-Cột tháp
1.5.2.1-Hình thức kết cấu của cột.
Ta thấy cột tháp chủ yếu là chịu uốn và chịu nén đồng thời.
Chiều cao của cột tháp tương đối lớn nên mức độ c hịu tải trọng gió là lớn.
Cột tháp cần phải có độ ổn định và độ cứng cao để thoả mãn chế độ làm việc của cần trục trong moị trường hợp tải trọng tác dụng.
*Các phương án được đề xuất:
Phương án 1
(hình a)
Thân tháp dạng cột kín: Mặt cắt là hình chữ I hoặc chữ thập
*Ưu điểm:
+Chế tạo đơn giản
+Giảm công chế tạo.
+Tính toán đơn giản hơn
*Nhược điểm:
-kết cấu dễ mất ổn định vì ổn định theo hai phương
khó đảm bảo như nhau và kém hơn so với loại cột
hở khi có cùng diện tích mặt cắt .
-Thân tháp có độ cao lớn
mà cột kín thì diện tích
chắn gió lớn.
-Việc liên kết với các cấu
kiện khác khó khăn.
Phương án 2.
**Thân tháp dạng cột hở :Thì mặy cắt thường có dạng các nhánh là thép hình chữ U,I hoặc là thép góc thường được bố trí sao cho độ ổn định của côt theo cả hai phương là bằng nhau .Liên kết giữa các nhánh có thể dùng hai cách :
+Dùng bản giằng (có khoét lỗ ) và dùng thanh giằng. Nếu dùng bản giằng thì khi đó mặt bên của cột là một kết cấu khung và nhánh cột đều bị biến dạng vì uốn, nên độ cứng tương đối kém. Còn khi dùng thanh giằng thì mặt bên của cột là kết cấu dạng dàn nên có độ cứng lớn hơn.
+ Chọn thân tháp dạng cột hở
Thân tháp chọn dạng cột hở có
mặt cắt ngang cột là hình vuông
được cấu tạo bởi bốn thép hình có
thể là 4 thép góc (Hình a ) hoặc 4 thép ống (Hình b)
+Khi đó có hai hình thức mặt cột: (Hình a)
-Cột có diện tích mặt cắt không đổi
trên chiều dài.
-Cột có diện tích mặt cắt thay đổi.
*Ưu điểm:
-Độ ổn định cấu kết cấu cao hơn.
-Việc liên kết với các cấu kiện khác dễ dàng hơn.
-Có độ cứng theo các phương là như nhau.
*Nhược điểm:
-Việc tính toán kết cấu thép phức tạp hơn. (Hình b)
-Chế tạo tốn công hơn.
1.5.2.2.Chọn phương án hợp lí nhất.
Trong hai phương án trên ta thấy phương án thứ hai là hợp lí hơn vì kết cấu có ổn định theo hai phương bằng nhau hơn, có độ cứng theo các phương cao hơn và diện tích chắn gió ít hơn.
Trong phương án 2 trên chọn cột tháp có mặt cắt ngang là 4 thép góc đều cạnh do thép góc đều cạnh có bán kính quán tính đối với hai trục x-x và đối với trục
y-y là như nhau.Việc liên kết giữa các thanh giằng xiên, thanh ngang với các thanh biên dễ dàng hơn đối với loại thép ống tròn và thép C.
Xét về nguyên tắc chịu lực thì đối với kết cấu cột thì mô men lớn nhất ở vị trí chân cột và nhỏ nhất ở đỉnh cột khi đó cột có diện tích mặt cắt thay đổi tương ứng với giá trị mô men nghĩa là ở chân cột sẽ có mặt cắt lớn nhất và giảm dần ở vị trí đỉnh cột. Nhưng khi đó việc tính toán kết cấu sẽ phức tạp hơn, nhiều loại mặt cắt, thép nhiều số hiệu dẫn đến việc chế tạo tốn công hơn, phức tạp hơn và việc lắp dựng sẽ gặp nhiều khó khăn do cột có độ cao lớn.
Vì vậy để đơn giản trong tính toán thiết kế và chế tạo cũng như thuận lợi trong quá trình lắp dựng ta chọn cột có diện tích mặt cắt không đổi trên toàn bộ chiều dài cột.
Như vậy chọn cột tháp có diện tích mặt cắt không đổi cấu tạo bởi bốn thép góc cánh đều và các thanh xiên, thanh ngang.
1.5.3. Cần công son đối trọng.
Vai trò của cần công son đối trọng là làm giá treo đối trọng, tạo ổn định cho kết cấu và trên đó có bố trí cơ câu nâng, hộp điện. Thông thường cần công son có chiều dài bằng chiều dài cần.
1.5.3.1.Hình thức mặt cắt.
Phương án 1.
Dạng dàn: có ưu điểm làm việc ổn định nhưng kết cấu kồng kềnh hơn, bố trí các cơ cấu trên đó là khó khăn và việc tính toán kết cấu thép phức tạp.
Phương án 2.
Dạng dầm: có kết cấu đơn giản, việc tính toán dễ hơn và bố trí các cơ cấu đặt trên đó thuận lợi hơn, có khả năng chế tạo trong nước nhưng trọng lượng nặng hơn. Về ổn định không cao bằng dạng dàn, việc nối thép hình phức tạp.
1.5.3.2.Chọn phương án hợp lí nhất.
Chọn phương án thứ 2 vì cần công son đối trọng thường có khẩu độ nhỏ thì tăng được độ ổn định hơn nữa tính toán kết cấu dễ dàng hơn và trong quá trình chế tạo tốn ít công hơn là chế tạo dạng dàn kinh tế hơn.
Cần công son dùng làm giá treo đối trọng để đảm bảo cho kết cấu làm việc nên kết cấu cần treo đối trọng có trọng lượng nặng lại có tác dụng trong việc giữ ổn định cho cần trục vì khi cùng các số liệu tính toán thì đối trọng của cần treo đối trọng dạng dàn lớn hơn đối trọng cuả cần treo đối trọng dạng dầm bằng thép địng hình (do một phần trọng lượng của cần chính lại làm đối trọng-còn cần treo đối trọng dạng dàn có đối trọng lớn hơn dẫn đến kết cấu dàn tăng lên).
Mặt cắt ngang là dầm tổ hợp gồm hai thép C
1.5.4.Giá chữ A.
Giá chữ A có tác dụng đảm bảo độ ổn định cho cần trục tháp trong quá trình sử dụng. Cân bằng trọng lượng giữa cần và cần cong son đối trọng.
Giá chữ A được lắp ở vị trí đỉnh tháp .như vậy giá chữ A chọn sao cho có độ cứng vững cao và diện tích chắn gió nhỏ. Do vậy chọn giá chữ A có kết cấu dạng dàn không gian.
Thường kết cấu giá chữ A có hai loại:
a- chữ A lệch(hình a). (a)
b- chữ A đều(hình b).
1.5.4.1.Hình thức mặt cắt của giá chữ A (b)
*phương án 1(hình vẽ ).
Mặt cắt giá chữ A có dạng hình vuông có cấu tạo bởi bốn thép góc cánh đều có mặt cắt như nhau chạy suốt trên toàn bộ chiều dài giá chữ A và các thanh giằng xiên và giằng ngang là thép góc.
Ưu điểm :
+ Kết cấu đơn giản dễ tính toán.
+Liên kết giữa các thanh không phức tạp.
+Mức độ chịu lực của kết cấu lớn hơn và ổn định hơn.
+Tạo liên kết với mâm quay thuận lợi hơn.
Nhược điểm:
+Trọng lượng lớn hơn.
+ Chế tạo tốn công hơn.
phương án 2.
Mặt cắt dạng hình vuông cấu tạo bởi bốn thanh thép ống có mặt cắt như nhau chạy suốt trên toàn bộ chiều dài và các thanh xiên và thanh ngang.
*Ưu điểm:
+kết cấu có trọng lượng nhẹ hơn.
+có độ ổn định cao.
*Nhược điểm:
+Việc liên kết giữa thanh xiên, thanh ngang với thanh biên phức tạp hơn
+Tốn công chế tạo hơn.
+ giá thành đắt hơn.
1.5.4.2.Chọn phương án thiết kế.
Chọn phương án 1 vì tính toán thiết kế đơn giản hơn và việc chế tạo tốn ít công hơn.
1.5.4.3.Tính chọn các thông số cơ bản của cần trục tháp.
Thông số cơ bản của cần trục tháp bao gồm:
-Kích thước mặt cắt ngang của các kết cấu.
-Chiều dài cần.
- Chiều cao của giá chữ A.
- Chiều cao của cột.
- Chiều dài của cần công son đối trọng.
- Chiều dài của một khoang của cần và của cột.
- Góc nghiêng của các thanh xiên trong dàn.
- Cần, cột chia làm mấy đoạn và chiều dài của mỗi đoạn.
1.6.1. Cần.
*Xác định các thông số cơ bản của cần.
Ta có:
+Chiều dài của cần: l=60m.
+Mặt cắt ngang dạng tam giác.
Để định kích thước mặt cắt ngang của cần cần dựa trên hai cơ sở:
+Dựa theo những cần trục tháp đã được chế tạo và sử dụng ngoài thực tế có tải trọng nâng và tầm với gần sát cần trục thiết kế.
+Dựa theo công thức kinh nghiệm trong tính toán mặt cắt ngang cần của cần trục cần trục.
1.6.1.1.Xác định kích thước mặt cắt ngang của cần.
a- Xác định chiều cao của cần.
Gọi chiều cao của cần là: h(mm).
Dựa theo công thức kinh nghiệm trong việc tính troán chiều cao h của mặt cắt của cầu trục, cổng trục thường chọn.
h= () (1-1)
Trong đó:
h- chiều cao mặt cắt của cầu trục, cổng trục
L- khẩu độ của cầu trục, cổng trục
h=().60 =(5 3.75) .103 (mm)
*Theo công thức kinh nghiệm tính chiều cao h của mặt cắt lớn nhất giữa cần của cần trục thường chọn trong khoảng
h= ()L (2-2)
Trong đó:
L- là chiều dài của cần
h- là chiều cao mặt cắt giữa cần của loại cần trục thay đổi tầm với bằng cách nâng hạ cần.
h = (3 2).103(mm)
b - Chiều rộng mặt cắt ngang của cần
Gọi b là chiều rộng của cần (mm).
Ta thấy chiều rộng và chiều cao của mặt cắt tạo nên đặc trưng hình học và khả năng chiụ lực của kết cấu cần.
Cần có đủ độ bền, độ cứng vững và độ ổn định hay không phụ thuộc vào hình dạng hình học của kết cấu và thông số hình học của mặt cắt ngang của kết cấu, nghĩa là phụ thuộc vào (b h) .
Nhưng nếu tăng b và h lên quá lớn dẫn đến bất lợi về mặt kết cấu khi đó sẽ kéo theo những yếu tố khác thay đổi theo như về không gian,trọng lượng của kết cấu tăng theo và tốn kém vật liệu.
Trong thực tế nếu tăng kích thước hình học mắt cắt của cần thì số hiệu của các thanh cấu tạo nên mặt cắt đó sẽ giảm đi. Mặt khác việc tăng h và b khi đó mặt cắt ngang của các thanh giảm đi không theo hàm tuyến tính mà theo hàm phi tuyến tính. Nhưng các thanh cũng không giảm một cách tuỳ tiện mà phụ thỵc vào rất nhiều yếu tố khác như hình thức liên kết giữa các thanh và điều kiện chịu lực.
*Theo công thức kinh nghiệm để tính toán chiều rộng b của mặt cắt ngang giữa cần của cần trục thay đổi tầm với băng nâng hạ cần thường trong khoảng:
b = (1 1,5) L
Trong đó:
h – Là chiều cao mặt cắt ngang của cần (mm).
b – Là chiều cao mặt cắt ngang của cần (mm).
*Nhận xét:
Ta chọn chiều cao h của mặt cắt ngang cần là: h = 2000mm
Nhưng đó là chiều cao lớn nhất của mặt cắt ngang ở giữa cần của loại cần trục dạng mắt lưới thay đổi tầm với bằng cách nâng hạ cần có mặt cắt thay đổi và gẫy khúc. Nhưng cần của cần trục tháp là loại có mặt cắt không đổi trên suốt chiều dài cần và thay đổi tầm với bằng di chuyển xe con với tải trong nâng khônh lớn (8 tấn) tầm với là 60000mm, chiều cao nâng là 80000mm. Cần được liên kết với thân tháp bằng chốt bản lề và ở vị trí bằng 2/3 chiều dài cần thì cần được giữ bởi thanh thanh kéo liên kết với giá chữ A đảm bảo ổn định cho cần trong quá trình làm việc. Do vậy nếu ta chọn chiều cao của cần h = 2000 mm thì b =( 23).103 mm. Thì khi đó cần có mặt cắt lớn dẫn đến kết cấu kồng kềnh, tăng diện tích chắn gió ,tăng vận liệu chế tạo và tăng khối lượng kết cấu, dẫn đến tăng kết cấu thép của cột tháp, tăng khối lượng của đối trọng cũng như kết cấu của các bộ phận khác. Nên để đảm bảo cho kết cấu của cần được nhỏ gọn nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tình hình chịu lực ta lấy chiều cao mặt cắt cần giảm đi khi đó sẽ phải tăng số hiệu của thép lên khi đó sẽ tiết kiệm được vật liệu, khối lượng kết cấu cần giảm đi do khi tăng số hiệu của thép lên thì khối lượng riêng của thép trên một đơn vị chiều dài cũng tăng nhưng mức độ tăng không lớn mà chiều cao của mặt cắt lại giảm đi cần có trọng lượng nhẹ hơn, kết cấu gọn nhẹ hơn và thuận lợi trong quá trình vận chuyển cần trục.Và dựa vào những cần trục đã được chế tạo và sử dụng ngoài thực tế nên ta chọn h = 1000mm.
khi đó
b = (11,5 ).1000 = (1 1,5 ).103 mm
ta chọn b = 1200 mm
Như vậy ta chọn kích thước hình học của mặt cắt:
h = 1000 mm
b = 1200 mm
Làm số liệu tính toán.
*Mặt cắt ngang cần dạng tam giác.
*Kết cấu của cần được cấu tạo bởi ba thanh biên: Một thanh biên trên là thép ống, hai thanh biên dưới là thép ống vuông và các thanh liên ngang ,thanh xiên là thép ống.
*Góc nghiêng của các thanh xiên với thanh biên trong dàn là 450
*Cần có chiều dài lầ L = 60m nên để tiện trong việc vận chuyển (chiều dài tối đa của xe ôtô vận chuyển) và chế tạo ta chia cân làm 5 đoạn, mỗi đoại dài 12 m, các đoạn được nối với nhau bằng chốt chẻ (hai đoạn nối với nhau bằng chốt chẻ tạo thành mối ghép). (Hình b).
1.6.1.2. Xác định chiều dài một khoang.
Toàn bộ chiều dài cần là L = 60 m để đơn giản và thuận tiện trong việc chế tạo cũng như trong quá trình vận chuyển ta chia thành cần thành 5 đoạn, mỗi đoạn dài 12m vì vậy ta có chiều dài của một khoang là:
a = 1,2m
1.6.2. Cột tháp.
* Do cột tháp tháp có cấu tạo bởi bốn thép góc cánh đều chạy suốt chiều dài của tháp và các thanh giằng ngang và giằng xiên cũng là thép góc đều cạnh. Mặt cắt dạng hình vuông.
*Toàn bộ chiều dài của cột tháp là 80m, để thuận tiện trong quá trình chế tạo, vận chuyển và lắp dựng ta chia như sau:
*Đốt tháp chân đế có chiều dài là 1m. Đốt chân đế được đổ chìm trong khối bê tông 0,8 chiều dài của nó. Gọi đốt gốc
*Đốt thứ hai liên kết với đốt chân đế có chiều dài là 7,5 m.
*Chiều dài của một khoang: c = 1,5 m
*Góc nghiêng của các thanh xiên với thanh biên trong dàn là 450
*Còn lại 24 đốt, mỗi đốt có chiều dài là 3 m để phù hợp cho quá trình lắp dựng tự nâng độ cao của cần trục tháp.
* Các đốt nối với nhau bằng 8 chốt chẻ theo dạng chữ thập
1.6.2.1. Xác định thông số cơ bản mặt cắtngang của cột tháp.
*Định kích thước mặt cắt ngang của cột tháp dựa theo kích thước mặt cắt ngang của những cần trục đã được tạo và sử dụng ngoài thực tế có tầm với và tải trọng nâng gần sát cần trục thiết kế.
Chọn a = 1600 mm
*Khi tính toán kết cấu thép của thân tháp, ta coi như tính cho cột chịu nén và uốn đồng thời.
*Việc tính toán kết cấu thép của thân tháp phải kiểm tra điều kiện về độ cứng, độ ổn định và độ bền cho kết cấu trong quá trình làm việc.
*Chọn kết cấu của cột tháp là dạng dàn không gian.
1.6.3.Cần treo đối trọng.
Trên cần treo đối trọng có bố trí các bộ phận như cơ cấu nâng, hộp điện và sẽ đặt các tấm bê tông đúc sẵn làm đối trọng để giữ ổn định cho cần trục trong quá trình sử dụng. Cần được liên kết với mâm quay bằng chốt bản lề và liên kết với giá chữ A thông qua thanh kéo ở vị trí gần cuối cần.
Hình thức mặt cắt là dầm tổ hợp cấu tạo bới hai thép chữ C chạy suốt trên toàn bộ chiều dài.
*Xác định các kích thước của cần treo đối trọng dựa trên cơ sở cần trục tháp có tải trọng và tầm với gần sát cần trục thiết kế.
+ chiều rộng là B = 1,6 m
+chiều dài là L1 = 14,7 m
1.6.4.Giá chữ A
Định sơ bộ
Chiều dài của giá chữ A:L2 = 7,5 m
Chia ra làm 8 khoang:7 khoang đầu mỗi khoang dài 1m còn khoang cuối
dài 0,5m.
Giá chữ A có mặt cắt thay đổi: lớn nhất ở vị trí liên kết với mâm quay và nhỏ nhất ở vị trí đỉnh giá.
Mặt cắt ngang đầu giá chữ A(hình 1).
Chọn a =1230mm
b = 1750mm
*Mặt cắt ngang đỉnh giá chữ A (Hình 2).
Chọn c= 312mm
1.6.5.Cơ cấu quay.
Đối với cơ cấu quay cần đạt được những thông số sau
+Quay được toàn vòng :3600
+ Đảm bảo độ cứng vững và độ bền vì nó chịu toàn bộ trọng lượng của kết cấu tầng trên bao gồm :Cần,Giá chữ A,cần treo đối trọng ,đối trọng,cơ cấu nâng .
+ Đảm bảo điều kiện ổn định
1.6.5.Bộ phận chân đế cần trục tháp
Do cần trục tháp thiết kế là loại cần trục tháp cố định có chân đế liên kết với khối bê tông
Sơ bộ xác định kích thước khối bê tông làm móng chân đế cho cần trục tháp
Dài xrộng cao = 6 6 1,5 ( m)
1.7.Sơ bộ chọn các thông số của các cơ cấu làm việc của cần trục tháp
1.7.1. Cơ cấu nâng hạ hàng
** Sơ đồ động:
Trong đó:
1-Tang.
2-Động cơ
3- Khớp nối giữa động cơ và hộp giảm tốc liền phanh.
4- Hộp giảm tốc.
5- Khớp nối tang với hộp giảm tốc.
*Định sơ bộ:
+Tốc độ nâng hàng :v = 15 m/ph
+ chế độ làm việc:25%
1.4.2.Cơ cấu di chuyển xe con
Sơ đồ động :
*Định sơ bộ:
Trong đó :
1- Động cơ
2- Tang
3- Khớp nối có gắn phanh
4- Hộp giảm tốc
+Tốc độ di chuyển xe con: v = 20 m/ph
+ Chế độ làm việc:25%
1.7.3- Cơ cấu quay
Sơ đồ động:
Dùng 2 động cơ.
Hộp giảm tốc hành tinh.
Kiểu bộ truyền ăn khớp trong –bánh răng trụ.
Tốc độ quay: n = 0,7 v/ph
1.8-Xác định định vị trí neo giữ của thanh kéo trên cần
*Giả thiết tính toán:
+ Cần có mặt cắt không thay đổi
+Các kết cấu có cùng loại vật liệu
+Cần làm việc như một dầm giản đơn đặt trên hai gối có một đầu thừa
(dầm mút thừa)
+Trọng lượng bản thân của cần cộng trọng lượng của các bộ phận di chuyển xe con lấy sơ bộ theo kết cấu của những cần trục có tầm với và tải trọng nâng gần sát với cần trục thiết kế.
+Khi làm việc xe con mang hàng di chuyển chạy dọc cần, nghĩa là tải trọng Q di động trên cần. Khi đó thanh kéo sẽ chịu kéo
+ Để đơn giản ta chỉ xét trong hai trường hợp làm việc của cần trục:
Trường hợp 1: Tải trọng di động Q ở tầm với lớn nhất (đầu cần ).
Trường hợp 2: Khi tải trọng di động Q đặt ở giữa đoạn AB.
Nội lực phát sinh trong thanh kéo xác định như sau:
**Sơ đồ tính như sau:
Cân bằng mô men đối với điểm A
Trong đó:
Q- Tải trọng nâng (KN)
L- chiều dài cần (m )
m- Là khoảng cách từ thanh kéo đến điểm A. (m)
a- Độ dài 0,5 L
G- Là trọng lượng bản thân của cần (KN)
Khi đó mômen uốn lớn nhất sinh ra tại mặt cắt k-k.
MImax = Q.(L- l1) (1 –1 )
Trường hợp 2:
Khi tải trọng di động nằm giữa đoạn AB .Thì mô men uốn lớn nhất sinh ra ngay tại mặt cắt đặt tải trọng Q
MIImax = Q. (2 – 2)
trong đó: l1-là khoảng cách từ tâm cột tháp đến vị trí neo giữ cần ( từ A đến B )
Nhận xét:
Ta thấy trong biểu thức (1- 1) và biểu thức (2 –2) thì giá trị của mô men chỉ phụ thuộc vào khoảng cách l1. Nếu như giá trị l1 tăng lên thì giá trị mô men uốn MImax tại mặt cắt neo giữ cần giảm đi cò giá trị mô men uốn MIImax tăng lên đúng bằng giá trị giảm đi của MImax . Như vậy để hợp lí về mặt chịu lực của kết cấu và hợp lí về vật liệu chế tạo ta chọn vị trí điểm B trên cần sao cho mô men uốn lớn nhất của cần sinh ra trong quá trình làm việc của cần trục ở hai trường hợp phải bằng nhau.
Nghĩa là :
MImax = MIImax
Ta có:
Q.(L- l1) = Q.
l1 = L
Vậy khoảng cách hợp lí nhất để neo giữ cần là l1 = L
PHẦN III : TÍNH TOÁN CƠ CẤU LẮP DỰNG
Do đặc điểm cấu tạo của cần trục tháp thường dùng để bốc xếp hàng hoá ở các cảng biển ,cảng sông, trên các kho bãi và phục vụ trong xây dựng dân dụng ,xây dựng công nghiệp .Nên thường có độ cao và tầm với lớn từ 30-100m. Do vậy vấn đề đặt ra đối với nhà thiết kế chế tạo cần trục phải chọn phương án lắp dựng cần trục sao cho thời gian ngắn nhất và đơn giản thuận tiện. Nhưng phải đảm bảo an toàn trong quá trình lắp dựng cũng như khi cần trục làm việc.
3.1. Các giải pháp lắp dựng cần trục tháp
3.1.1 .Dùng một loại cần trục khác để lắp dựng cần trục tháp
Cần trục tháp thường có độ cao lớn .Nên cần trục được chọn để lắp dựng cần trục tháp phải có chiều cao nâng lớn hơn chiều cao cần trục tháp .điều này không thể thực hiện được hoặc khó có thể thực hiện được.vì những lí do sau đây:
-Chiều cao nâng của các loại cần trục thường trên dưới 20 m .Nên không thể đáp ứng được điều kiện trên .
-Các cơ cấu của cần trục tháp thường có trọng lượng khá lớn nên rất khó khăn khi dùng cần trục khác lắp ở trên cao.
-Do đặc điểm trong xây dựng chiều cao của các công trình tăng lên dần dần bởi vậy mà không thể lắp một lần toàn bộ chiều cao của cần trục tháp vì khi đó thời gian nâng hạ hàng sẽ tăng lên,điều này là không hợp lí.
3.1.2. Dùng cần trục ôtô kết hợp với bộ tời nâng.
*Có thể nâng độ cao của tháp lên bằng hai cách:
a-Tăng chiều cao của tháp từ phía trên bằng các đoạn nối .
+Cách lắp dựng bằng phương pháp này tiến hành như sau.
-Sau khi dùng cần trục ôtô lắp dựng hoàn chỉnh cần trục. Nhưng ở độ cao nhỏ hơn 20m khi đó nâng độ cao của tháp lên bằng cách: