ĐỒ ÁN THIẾT KẾ KHUÔN ÉP NHỰA ĐỒ CHUỐT VIẾT CHÌ
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHUÔN ÉP NHỰA ĐỒ CHUỐT VIẾT CHÌ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong xã hội hiện nay, với sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự đòi hỏi cũng như nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao. Thì ngành công nghiệp gia dụng là rất quan trọng. Nó góp phần nâng cao chất lượng đời sống của mỗi người dân, giúp đỡ và hỗ trợ trong cuộc sống con người.
Hiện nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy, những sản phẩm làm từ nhựa xuất hiện khá rộng rãi và phổ biến, chiếm phần lớn trong những sản phẩm gia dụng xuất hiện trong mỗi hộ gia đình.
Vì lý do đó, nên chúng em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp về sản phẩm “Khuôn Ép Nhựa”, cụ thể hơn là về “Khuôn đồ chuốt viết chì” .
Chúng em mong đề tài này sẽ giúp ích hơn cho ngành công nghiệp nói chung, và ngành công nghiệp nhựa gia dụng nói riêng.
Vì những kiến thức của chúng em là còn rất hạn chế, thiếu những va chạm thực tiễn, chỉ dựa trên nền tảng sách vở và một số kiến thức có được trong quá trình đi thực tập, nên có thể đề tài của chúng em còn rất nhiều thiếu sót, không đầy đủ. Nên chúng em kính mong quý thầy cô thông cảm và chỉ dạy thêm để chúng em hoàn thiện được đề tài, cũng như kiến thức của chính bản thân mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN.. 1
LỜI NÓI ĐẦU.. 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 3
MỤC LỤC.. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNG CÔNG NGHIỆP NHỰA.. 4
1.1. Tổng quan về tình hình công nghiệp nhựa:4
2.1. Đặc điểm của sản phẩm:5
3.1. Giới thiệu công nghệ ép nhựa:6
1.3.2. Các bộ phận cơ bản của máy ép nhựa:9
1.3.3. Các giai đoạn ép nhựa:12
1.3.4. Cách tính thời gian 1 chu trình ép phun:15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CẦN.. 18
THIẾT KẾ KHUÔN.. 18
4.1. Phân tích sản phẩm cần thiết kế khuôn:18
5.1. Thiết kế sản phẩm:19
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ KHUÔN.. 30
6.1. Các vấn đề cần quan tâm khi thiết kế khuôn ép phun:30
7.1. Thông số sản phẩm và số lòng khuôn:31
8.1. Chọn mặt phân khuôn:33
9.1. Dạng khuôn thiết kế:36
10.1. Tính toán các chi tiết, bộ phận trong khuôn nhựa:40
11.1. Thiết kế các chi tiết và bộ phận điển hình của khuôn phun ép nhựa:54
12.1. Thiết kế hệ thống đẩy sản phẩm:62
13.1. Thiết kế hệ thống tạo hình mặt bên. 71
14.1. Thiết kế, tính toán các tấm khuôn. 79
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CREO 3.0 ĐỂ THIẾT KẾ KHUÔN.. 85
15.1. Trình tự tách khuôn. 85
CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CREO ĐỂ GIA CÔNG CÁC TẤM KHUÔN 90
CHƯƠNG 6: QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT INSERT TRÊN 106
16.1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG.106
CHƯƠNG 7: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN KHUÔN.. 124
17.1. Hướng dẫn lắp đặt khuôn. 124
18.1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản khuôn. 133
KẾT LUẬN.. 135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 136
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNG CÔNG NGHIỆP NHỰA
1.1. Tổng quan về tình hình công nghiệp nhựa:
Khái quát tình hình:
Ngành nhựa ra đời sau thế chiến thứ hai.
Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hằng ngày của xã hội. Theo hiệp hội nhưa Việt Nam, hiện nay nhu cầu sử dụng hàng nhựa của người dân trong nước chỉ đạt 40kg nhựa/người/năm, Thái Lan là 60kg, Nhật Bản là 114kg.
Sản xuất bao bì 30%, xây dựng 12%, điện tử 11%, điện gia dụng 8%, vận tải 6%, may mặc 5%, nông nghiệp 3% và các ngành khác 15%.
Trên thế giới hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp đều có sử dụng vật liệu nhựa.
Ngành nhựa ở nước ta thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Từ năm 1975 đến năm 1989, ngành nhựa của Việt Nam đang chứng tỏ tiềm lực của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.
Theo Hiệp Hội Nhựa Tp.HCM, trong 14 năm (1988-2002) ngành nhựa Việt Nam đã tăng 24 lần.
Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên toàn thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. Trong đó 10 thị trường Xuất khảu lớn nhất cùa Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Hiện có khoảng 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Ngoài việc nhập khẩu từ 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, nước ta phải nhập khẩu hầu như tất cả các sản phẩm và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa.
2.1. Đặc điểm của sản phẩm:
1.2.1. Chất lượng của sản phẩm:
- Sản phẩm được làm từ nhựa ABS.
- Chịu tính chất hóa học tốt hơn PS.
- Chịu thời tiết khí hậu tốt.
- Tính hút ẩm cao nên trước khi gia công phải sấy từ 70- 80C.
- Tính ổn định nhiệt kém ở nhiệt độ cao nên dễ biến màu
- Độ bóng bề mặt cao.
- Nhiệt độ ép phun 200- 230C.
- Nhiệt độ khuôn ở 45- 55C.
1.2.2. Công dụng của nhựa ABS
- Dùng để làm vỏ tivi, vỏ máy giặt, vỏ điện thoại, …
- Ép đùn ra các loại nhựa dạng tấm để tạo hình bằng hút chân không.
- Dùng trong các đồ dùng văn phòng, dụng cụ học tập.
3.1. Giới thiệu công nghệ ép nhựa:
1.3.1. Tổng quan về máy ép nhựa:
Máy ép nhựa là thiết bị chuyên dùng để hoá dẻo nhựa và phun ép vào khuôn tạo ra sản phẩm. Tuỳ theo cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy mà người ta chia theo nhiều loại :
vTheo lực đóng khuôn: loại 50,100,…8000 tấn.
Lực đóng khuôn |
Kích thước tương đối |
25 – 100 tấn |
Nhỏ |
100 – 500 tấn |
Vừa |
500 – 1000 tấn |
Lớn |
Trên 1000 tấn |
Rất lớn |
|
|
vTheo loại piston hay trục vis.
vTheo loại trục vis nằm ngang hay thẳng đứng.
vTheo trọng lượng sản phẩm trong 1 lần phun tối đa: 1,2,3,5,8,..56,120 oz(ounces). Đơn vị trọng lượng 1oz = 23,349 g.
Hiện nay người ta thường dùng hai loại máy ép nhựa là Máy Ép Nhựa Thủy Lực và Máy Ép Nhựa Điện.
Máy ép nhựa thủy lực:
Máy ép nhựa kìm khuôn bằng thủy lực là loại máy ép nhựa dùng hệ thống thủy lực để mở khuôn và đóng khuôn và duy trì lực kẹp đó. Hệ thống thủy lực cũng làm cho trục vít quay, chuyển động tới lui và tạo lực cho chốt đẩy…Hệ thống này bao gồm: bơm, van, motor, đường ống đẫn và thùng chứa dầu..vv
Hình 1.1. Máy ép nhựa thủy lực
Máy ép nhựa điện:
Máy ép nhựa điện là dòng máy ép nhựa sử dụng động cơ Servo để điều chỉnh mở khuôn, đóng khuôn và kìm khuôn, đẩy chốt lói. Một số máy này còn được trang bị động cơ servo để điều kiển chuyển động tới lui của trục vít… Theo như mình được biết thì loại máy ép nhựa điện có mặt trên thi trường vào khoảng năm 2005 tại Nhật Bản.
Hình 1.2. Máy ép nhựa điện
Máy ép nhựa đứng:
Hình 1.3. Máy ép nhựa đứng
1.3.2. Các bộ phận cơ bản của máy ép nhựa:
Phễu nạp liệu:
Quy trình bắt đầu bằng cách đổ hạt nhựa vào trong phễu. Phễu là một thiết bị đơn giản dùng để cấp liệu cho trục vis và xylanh. Ngoài ra phễu nạp liệu còn được gắn thêm hệ thống sấy nguyên liệu.
Cụm phun và các kiểu cụm phun thông dụng:
Cụm phun là một trong những bộ phận quan trọng của máy ép nhựa.Nó có nhiêm vụ hóa dẻo nguyên liệu và đẩy vào lòng khuôn. Sau đây là nguyên lí hoạt động của 1 số loại cụm phun thông dụng:
Piston phun 1 giàn:
Đây là loại cũ nhất, hoạt động theo nguyên tắc sau :
Từ phễu các hạt nguyên liệu được đưa xuống xylanh phun, chuyển động lên phía trước của piston đẩy các hạt đi tới bộ phận mở rộng (màng phun). Xung quanh các spreader sẽ là những băng nhiệt, nó sẽ làm chảy hạt thành nhựa dẻo, từ đó nhựa sẽ được ép vào khuôn.
Piston phun 2 giàn:
Gồm 2 cụm pittông trong đó cụm này được đặt trên cụm kia. Một cái để dẻo hoá vật liệu và dẫn vật liệu đến xylanh kia mà ở đó piston thứ 2 sẽ hoạt động như một piston bắn đạn và đẩy vật liệu dẻo vào khuôn.
Vít chuyển động qua lại theo đường:
Sự phun nhựa được thực hiện bởi 1 vis quay mà nó chuyển động lùi và tiến trong xylanh nung nóng, là 1 vis quay nó tạo sự chuyển động của vật liệu hạt từ phễu nguyên liệu và buộc nguyên liệu đi dọc theo thùng xylanh nóng. Khi vật liệu đến cuối vis thì vis chuyển động ngược lại để tích vật liệu, sau đó nó lại tiến lên để đẩy nhựa như 1 piston.
Piston vis 2 giàn:
Hoạt động qua lại của vis sẽ hạn chế lượng vật liệu có thể được dẻo hoá. Tuy nhiên, sự hạn chế này có thể khắc phục được bằng việc sử dụng piston vis 2 giàn. Ở đây vật liệu di chuyển trên toàn bộ chiều dài vis, qua 1 van nạp và vào trong khoang phun. Cũng ở đây, piston phun bắt buộc phải lùi lại.Van bắn đạn sẽ được mở ra khi piston phun tiến lên phía trước và vật liệu được phun vào khuôn.
Cơ cấu kẹp:
Cơ cấu kẹp bao gồm đầu xylanh thủy lực chính và cơ cấu cánh tay đòn. Trong máy ép nhựa cơ cấu này có nhiệm vụ cung cấp các lực rất lớn để thực hiện đóng mở khuôn.Trong thực tế, đối với từng bộ khuôn cụ thể việc xác định lực kẹp đòi hỏi phải tính toán rất kỹ càng.Nếu lực kẹp lớn quá sẽ làm giảm tuổi thọ của khuôn còn nếu lực kẹp nhỏ qúa sẽ làm nhựa trong qúa trình ép phun bị xì ra tạo ba via cho sản phẩm.
Bảng điều khiển trung tâm:
Bảng điều khiển trung tâm bao gồm : Van kiểm tra thủy lực (áp suất ), hệ thống kiểm tra nhiệt độ (Nhiệt độ ) và hệ thống kiểm tra thời gian chu kỳ. Đây là những thông số gia công quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Trục vis:
Trục vis là một chi tiết quan trọng và điển hình của cụm phun mà đa số các loại máy ép nhựa hiện nay đều sử dụng. Trục vis là loại có dạng ren, bước ren không đổi và có biên dạng giảm dần. Nó có 2 chức năng khác nhau là chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến trong quá trình ép. Khi trục vis ở chế độ quay, nó có tác dụng làm dẻo hoá nguyên liệu và lấy keo, lúc này trục vis chuyển động về sau và nhựa được đưa đến trước đầu xilanh, lượng keo lấy phù hợp cho một lần phun.
Cấu tạo:
Hình 1.4. Cấu tạo trục vis
- Đoạn nhập liệu:Ở gần phễu nhập liệu dùng để chuyển nguyên liệu về phía trước.Ở cuối vùng này nguyên liệu mềm và bắt đầu chảy.Vùng này chiếm khoảng 50% chiều dài trục.
- Đoạn nén ép: Ở giữa vis, dùng để nén ép nguyên liệu nóng. Vùng này chiếm 25% chiều dài trục.
- Vùng định lượng: Có công dụng trộn và tạo nguyên liệu đồng nhất trước khi phun vào khuôn. Vùng này chiếm 25% chiều dài trục.
Xylanh:
Trục vis được đặt tronh xylanh, nó được làm bằng thép cứng chịu được áp suất trong suốt quá trình phun. Xylanh được lắp các hệ thống điện trở gia nhiệt dọc theo chiều dài của nó và được điều khiển bằng các đầu dò nhiệt.
1.3.3. Các giai đoạn ép nhựa:
Giai đoạn 1: Hóa lỏng hạt nhựa
Khuôn được đóng lại, hạt nhựa nguyên liệu có sẵn trong phễu được rớt xuống và bắt đầu quá trình hoá dẻo. Chất dẻo thông qua băng nung nóng và trục vis bị chảy lỏng, hoà trộn vào nhau chuẩn bị được phun ép vào trong khuôn. Giai đoạn này cần phải tác dụng vào khuôn một lực lớn để không có một chút chất dẻo lỏng nào chảy ra từ các khe hở của khuôn.
Hình 1.5. Giai đoạn 1 quá trình ép phun.
Giai đoạn 2: Phun nhựa nóng chảy vào lòng khuôn và bảo áp
Nhựa nóng chảy được bơm vào lòng khuôn thống qua cuống phun với một tốc độ cao nhờ áp suất được tạo ra khi trục vít tiến về phía trước. Lòng khuôn được điền đầy nhanh chóng và bị co rút nhanh trong lòng khuôn do nhiệt độ nhựa giảm mạnh. Để hạn chế sự co rút đó thì áp suất do trục vít tạo ra được giữ lại một khoảng thời gian cho đến khi cuống phun và kênh dẫn bị đông cứng lại. Quá trình giữ áp suất này được gọi là quá trình bảo áp hay quá trình kìm.
Hình 1.6. Giai đoạn 2 quá trình ép phun
Giai đoạn 3: Làm nguội
Sau khi nhựa nóng chảy được điền đầy vào lòng khuôn thì phải làm nguội để chuyển hóa nhựa nóng chảy từ thể lỏng sang thể rắn nhằm giữ nguyên tạo hình của sản phẩm về dễ dàng đưa sản phẩm ra ngoài. Quá trình này gọi là quá trình làm mát. Căn cứ vào lý tính của từng loại nhựa mà ta có thể làm mát sản phẩm bằng các phương pháp khác nhau như làm mát bằng nước lạnh, làm mát bằng không khí…
Trong khi sản phẩm được làm mát thì trục vít cũng được lùi về để chuẩn bị cho chu kỳ phun kế tiếp.
Hình 1.7. Giai đoạn 3 quá trình ép phun
Giai đoạn 4: Mở khuôn, đẩy sản phẩm
Sản phẩm sau khi được làm mát hoàn toàn phải được đưa ra ngoài để xử lý nguội nếu cần hoặc chuyển qua bộ phận khác nếu không phải xử lý gì thêm. Để đưa sản phẩm ra ngoài thì người ta sẽ tiến hành mở khuôn bằng cách kéo khuôn đực lùi về để nới rộng khoảng giữa 2 mặt phân khuôn đến một khoảng cách định trước. Lúc này sản phẩm phải nằm bên phía di động.
Sản phẩm được đẩy ra khỏi lòng khuôn nhờ trục lói của máy ép tác động một lực đẩy lên hệ thống pin đẩy được thiết kế trong khuôn. Sản phẩm sẽ rơi xuống máng hứng hoặc được robot gắp ra ngoài để chuẩn bị xử lý công đoạn tiếp theo.
Hình 1.8. Giai đoạn 4 chu trình ép phun
1.3.4. Cách tính thời gian 1 chu trình ép phun:
Thời gian một chu kỳ ép phun là tổng thời gian của 4 bước trong một chu kỳ công lại. Ta có công thức sau:
T = t1+t2+t3+t4
trong đó:
vT: thời gian 1 chu kỳ ép phun
vt1: thời gian nhựa phun vào lòng khuôn + thời gian bảo áp
vt2: thời gian làm mát
vt3: thời gian lấy sản phẩm ra ngoài
vt4: thời gian đóng mở khuôn
Một số bộ phận cơ bản trong cấu tạo khuôn ép nhựa:
Hình 1.9. Một số bộ phận cơ bản trong khuôn ép nhựa
1.Tấm kẹp trước: Tấm này có chức năng dùng để kẹp vào phần cố định của thành máy. Như hình vẽ, ta cũng thấy rằng tấm này có chiều rộng nhô ra so với các tấm khuôn khác. Phần nhô ra đó chính là dùng để kẹp.
2. Tấm cố định (tấm khuôn cái): Tấm này là phần khuôn cố định.
3. Bạc cuốn phun: Bộ phận này có chức năng dẫn nhựa từ đầu phun của máy ép vào khuôn (đầu tiên là dẫn nhựa vào các kênh dẫn).
4.Vòng định vị: Chi tiết này dùng để định vị khuôn với thành máy, nó giúp cho đầu phun của máy ép được định vị chính xác với vị trí tương ứng của bạc cuống phun. Chi tiết này có dạng vòng tròn và nhô cao hơn mặt trên của tấm kẹp trước để đút vào một lỗ tương ứng trên thành máy.
5.Vít lục giác: Cố định tấm kẹp và tấm khuôn cố định với nhau
6. Đường nước: Hệ thống làm mát (nguội) của khuôn. Nó còn có chức năng là giữ nhiệt độ cho khuôn trong quá trình gia nhiệt đối với các loại nhựa có nhiệt độ nóng chảy thấp.
7. Tấm di động (tấm khuôn đực): Tấm khuôn phía di động.
8. Tấm lót: Tấm này dùng để tăng độ cứng vững cho khuôn phía di động, tấm này chỉ dùng trong trường hợp tấm di động quá mỏng.
9. Gối đỡ: Gối đỡ này gồm 2 tấm 2 bên được gọi là một cặp. Gối đỡ dùng để trợ lực cho tấm di động đồng thời tạo khoản hở cần thiết ở giữa để bố trí tấm kẹp pin đẩy và tấm đẩy cùng hệ thống pin.
10. Tấm kẹp pin: Giử cho hệ thống pin đẩy không trượt ra ngoài trong quá trình khuôn hoạt động.
11. Tấm đẩy pin: Tấm này nối với lói đẩy của máy ép, nó có chức năng đẩy hệ thống pin đẩy qua đó gián tiếp lói sản phẩm ra ngoài.
12. Tấm kẹp sau: Tấm này dùng để kẹp vào phần di động của máy ép nhựa.
13. Pin đẩy: Dùng để lói sản phẩm ra khỏi khuôn
14. Lò xo: Đẩy cụm tấm kẹp và tấm đẩy lùi về phía sau để kéo dàn pin đẩy về chuẩn bị chu kỳ ép phun kế tiếp.
15. Chốt hồi về: Dẫn hướng cụm tấm kẹp và tấm đẩy di chuyển theo một đường thẳng tịnh tiến nhằm giử cho chúng không trượt ra ngoài và bảo vệ dàn pin dẩy không bị cong trong qua trình đẩy sản phẩm và lùi về.
16. Bạc dẩn hướng: Được gia công chính xác cùng với chốt dẫn hướng giúp chốt dẫn hướng dễ dàng di chuyển và định vị.
17. Chốt dẫn hướng: giúp 2 phần của khuôn được định chính xác trong suốt quá trình đóng khuôn.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CẦN
THIẾT KẾ KHUÔN
4.1. Phân tích sản phẩm cần thiết kế khuôn:
2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm thiết kế:
a. Sản phẩm: Đồ chuốt viết chì
Đồ chuốt viết chì được dùng để gọt phần đầu bút chì, giúp ghi chép, vẽ,..
Hình ảnh sản phẩm:
Hình 2.1. Đồ chuốt viết chì
Hình 2.2. Bản vẽ chi tiết đồ chuốt viết chì
Đặc điểm sản phẩm:
Chi tiết có dạng hộp.
Chi tiết có các xọc 2 bên thân tạo độ nhám giúp dễ dàng cầm nắm, sử dụng.
Bề dày thành sản phẩm là 1,2mm
Vật liệu sử dụng:
- Vật liệu để tạo ra đồ chuốt viết chì là nhựa POLYACRYLONITRIDE- BUTADIEN- STYRENE ( nhựa ABS ).
5.1. Thiết kế sản phẩm:
2.1.2. Ứng dụng phần mềm CREO 3.0 để thiết kế sản phẩm:
a. Các bước vẽ sản phẩm 3D bằng phần mềm CREO 3.0
Bước 1: Tạo biên dạng sản phẩm bằng lệnh Extrude
Hình 2.2
Bước 2: Dùng lệnh Revolve tạo phần lỗ chuốt
Hình 2.3
Bước 3: Dùng lệnh Extrude để tạo biên dạng mặt trên
Hình 2.4
Bước 4: Dùng lệnh Extrude tạo biên dạng hốc nhỏ
.......................
- Bước 7: lắp cụm áo trên và cụm áo dưới lại với nhau. Sau đó lắp tấm chặn vào, cố định bằng 4 bu lông M6
- Bước 8: lắp công tắc hành trình vào tấm chặn, cố định lại bằng 2 bu lông M4. Lắp móc khuôn vào để vận chuyển . sau khi khuôn đã được gắn vào máy ép nhựa ta lắp ống nối đường nước vào và tiến hành tổng kiểm tra. Sau đó có thể vận hành máy để bắt đầu phun ép nhựa.
Những điều lưu ý chung khi lắp đặt khuôn:
1 Khi lắp đặt khuôn vào bên trong của máy phải cẩn thận.
2 Làm sạch bề mặt lắp đặt khuôn.
3 Điều chỉnh bề dày khuôn bằng thiết bị kẹp vì vậy mà khuôn không quá chặt.
4 Di chuyển khuôn bằng cẩu trục và đặt nó vào giữ tấm cố định và tấm di động.
5 Điều chỉnh thiết bị kẹp và lắp đặt bản nối lõm vào tấm cố định, và bản nối lõi vào tấm di động theo thứ tự định sẵn.
6 Di chuyển vòi phun trước, khẳng định vị trí lắp đặt khuôn, điều chỉnh hành trình vòi phun.
7 Điều chỉnh thiết bị kẹp bằng tay, kiểm tra dầu bôi trơn và vị trí di động của khuôn.
8 Điều chỉnh hành trình vòi phun.
Bulong lắp đặt khuôn.
Vị trí lắp đặt của bulong trên bàn máy của máy làm khuôn được xác lập bởi tiêu chuẩn JSI.
Kích thước của bulong được xác lập theo lực kẹp bulong. Tuy nhiên là đối tượng để mở khuôn hoặc trọng lượng của khuôn.
1.1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản khuôn
7.2.1. Hướng dẫn sử dụng khuôn
- Để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, khuôn phải được duy trì ở nhiệt độ làm việc của nó.
- Khi tháo khuôn bằng tay không nên sử dụng các dụng cụ kim loại cứng hoặc có cạnh sắc để tránh xây xước bề mặt khuôn hoặc các cạnh sắc có thể làm hỏng mặt phân khuôn, tạo ra khe hở ở mặt phân khuôn gây xì ba via.
- Không sử dụng búa gỗ để tháo khuôn.
- Không sờ tay trực tiếp vào bề mặt nhẵn bóng của khuôn tránh để lại dấu vân tây để không gây hiện tượng bề mặt phân khuôn bị ăn mòn.
- Người thợ vận hành phải xem xét khuôn có sẵn sàng làm việc hay không.
- Nếu máy không được sử dụng qua đêm thì cần bôi lên bề mặt nhẵn bóng của khuôn mốt lớp mỏng kerosin hoặc turpenline.
- Khi không làm việc, các phần tử lò xo cần được để ở trạng thái lỏng.
- Khuôn không hoạt động cần để ở trạng thái mở nhưng cần được che phủ.
- Trước khi nghỉ cần cho hệ thống nước làm nguội khuôn duy trì cho đến khi khuôn nguội hoàn toàn.
7.2.2. Hướng dẫn bảo quản khuôn
- Cần phải giữ cho sản phẩm cuối cùng được tháo ra khỏi khuôn để tham khảo cho bất kì sự sửa chữa nào cần thiết. Cần làm nhãn cho sản phẩm với tên gọi, kích thước, vật liệu, số khuôn và số sản phẩm chính của sản phẩm đó.
- Tất cả các bộ phận của khuôn cần được kiểm tra và sữa chữa trước khi cất vào kho để nó thường xuyên sẵn sàng cho đến khi có lần sản xuất tiếp theo.
- Các khuôn được xác định sẽ không đưa vào sản xuất cần phải được tháo ra, loại ra để tránh lẫn với các khuôn không còn sử dụng được.
- Cần di chuyển các đầu lắp kênh nước vì chúng dễ bị hư hỏng khi lưu giữ. Tiến hành thổi khí nén vào các kênh nước ra ngoài hết và giữ cho nó khô. Đậy kín một đầu và rót vào kênh làm mát một loại khoáng dầu phù hợp.
- Bôi mỡ cho các chi tiết của khuôn và giữ gìn chúng cẩn thận.
- Đối với khuôn có lò xo thì không nên đóng chặt, đặt các nệm cao su phù hợp với trạng thái mở khuôn để giữ cho lò xo ở vị trí tháo lỏng và bịt miệng các lỗ kín để tránh bụi bẩn hoặc hơi ẩm, đối với khuôn nhỏ chỉ cần cho chúng vào túi nilon.
KẾT LUẬN
Điều quang trọng mà người thiết kế khuôn cần lưu ý là phải nắm rõ kiểu dáng hình học sản phẩm phải thích hợp cho quá trình ép phun. Nếu kiểu dáng không phù hợp sẽ gây khó khăn cho việc chế tạo và sản phẩm sẽ bị khuyết tật(chú ý các vách côn ngược trên sản phẩm). ngoài ra, người thiết kế cũng cần quan tâm đến một số vấn đề trong thiết kế kết cấu khuôn :
vLoại nhựa dùng làm sản phẩm.
vKiểu khuôn phù hợp cho sản phẩm.
vHai nữa khuôn đóng thật kín để không có bavia. Do đó viêc chế tạo mặt phân khuôn cực kỳ quan trọng, ần phải gia công thật chính xác.
vKhi lắp bạc, chốt định vị vào khuôn cần đãm bảo mối lắp chặt hoặc chế tạo thêm vít giữ bạc và chốt.
vNơi bố trí miệng phun, kiểu miệng phun.
vKiểu kênh dẫn.
vNơi bố trí chốt đẩy sản phẩm.
vNơi bố trí kênh dãn nguội và rãnh thoát khí.