Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG KIỂU ĐỨNG

mã tài liệu 301000400006
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 590 MB Bao gồm tất cả file thuyết minh, file 2D Mô hình đồ án bãi đồ xe, file báo cáo đồ án powerpoint, file mô phỏng mô hình, file code plc, adruino, tủ điều khiển mô hình,....., và nhiều tài liệu liên quan kèm theo LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG KIỂU ĐỨNG. Phần mềm sử dụng: AutoCAD 2007, GX Works2, GT Designer3 (kèm clip sử dụng). Đề tài điện tử nên phần bản vẽ CAD mang tính chất tham khảo (đồ án khiếu nại vi phạm bản quyền)
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC  ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG KIỂU ĐỨNG

Phiếu Đăng Ký Tên Đề Tài ĐATN

Phiếu Giao Nhiệm Vụ

LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...i

LỜI CẢM ƠN.. ii

MỤC LỤC..............................................................................................................  iii

DANH SÁCH CÁC HÌNH.. vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG.. viii

LỜI MỞ ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỆ THỐNG BÃI ĐỖ XE THÔNG MINH XOAY VÒNG KIỂU ĐỨNG.. 12

1.1Cấu Tạo Kết Cấu Mô Hình Bãi Đỗ Xe Tự Động Xoay Vòng Đứng. 12

1.2Hệ Thống Truyền Động Điện. 13

1.2.1Cơ Cấu Truyền Động. 13

1.2.2 Phương Trình Chuyển Động. 14

1.3 Đề Xuất Cải Tiến Mô Hình. 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN GIẢI PHÁP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE.. 18

2.1 Thiết Kế Lắp Đặt Vị Trí Các Cảm Biến Trên HệThống. 18

2.1.1 Phương Án Sử Dụng Cảm Biến Quang. 18

2.1.2 Phương Án Sử Dụng Cảm Biến Tiệm Cận. 20

2.2 PLC Dùng Cho Điều Khiển. 21

2.2.1 Cấu Trúc PLC FX1N-40MR.. 22

2.2.2 Nguyên Lý Hoạt Động. 23

2.3 Bộ Đọc Thẻ RFID.. 24

2.3.1 Arduino Uno R3. 24

2.3.2Modul Đọc Thẻ RFID-RC522. 26

2.4 Màn Hình HMI Dùng Giám Sát27

2.5 Phương Pháp Rửa Xe Được Áp Dụng. 28

2.6 Động Cơ Sử Dụng. 29

2.6.1 Động Cơ Bước (Step Motor)29

2.6.2 Động Cơ DC Giảm Tốc. 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE.. 32

3.1 Sơ Đồ Khối Điều Khiển. 32

3.2 Khối Đầu Vào. 33

3.2.1 Bộ Đọc Thẻ RFID.. 33

3.2.2 Các Bước Lập Trình (Arduino)35

3.3 Khối Xử Lý Trung Tâm.. 37

3.3.1 Khối Xử Lý PLC.. 37

3.3.2 Các Bước Lập Trình. 38

3.5 Điều Khiển Giám Sát Trên Màn HMI WEINTEK.. 44

3.5.1 Giới Thiệu Phần Mềm Lập Trình HMI. 44

3.5.3 Giao Diện Giám Sát Hệ Thống. 45

3.5.4 Kết Nối Giao Diện Easybuilder EB8000 Với PLC.. 46

3.6 Tính Chọn Động Cơ Cho Hệ Thống (mô hình thực tế)46

3.6.1 Tính Chọn Động Cơ. 46

3.6.2 Hệ Thống Nâng Tải48

3.7Thông Số Động Cơ Cho Mô Hình. 50

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH THIẾT KẾ, THÍ NHIỆM MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE.. 53

4.1 Thiết Kế Khung, Trục Mô Hình. 53

4.2 Thiết Kế Cơ Cấu Truyền Động Xích. 53

4.3 Thiết Kế Vị Trí Đặt Động Cơ, Bánh Đà. 54

4.4 Thiết Kế Pallet Để Xe. 54

4.5 Thiết Kế Sơ Đồ Điều Khiển. 55

CHƯƠNG 5: THI CÔNG, CHẠY THỬ MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE.. 56

5.1 Thi Công Cơ Khí Mô Hình Vật Lý. 56

5.1.1 Thi Công Đựng Khung Mô Hình. 56

5.1.2 Thi Công Lắp Bộ Truyền Động Xích. 56

5.1.3 Thi Công Lắp Đặt Pallet57

5.1.4 Thi Công Lắp Đặt Động Cơ. 57

5.1.5 Thi Công Lắp Đặt Cảm Biến. 58

5.1.6 Thi Công Lắp Hệ Thống Rửa Xe. 58

5.2 Mô Phỏng Hoạt Động Mô Hình. 59

5.3 Chạy Thử Mô Hình. 60

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE.. 61

6.1 Kết Quả Đạt Được. 61

6.2 Khuyến Nghị Liên Liên Quan Mô Hình Bãi Đỗ Xe. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 62

PHỤ LỤC.. 63

 

DANH SÁCH CÁC HÌNH

           HÌNH                                                                                         TRANG

Hình (a): Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định                                                    1

Hình (b): Hệ thống đỗ xe tự động ROBOT di chuyển từng tầng                              2

Hình (c):Bãi đỗ xe tự động xếp hình                                                                        4

Hình (d): Hệ thống đỗ xe tự động công nghệ di chuyển pallet                               5

Hình (e): Bãi đỗ xe tự động cao tầng dạng tháp                                                   7

Hình (h):Bãi đỗ xe thông minh xoay vòng kiểu đứng                                          9

Hình 1.1: Kết cấu mô hình bãi đỗ xe tự động xoay vòng đứng                             12

Hình 1.2: Kết cấu bộ truyền động xích cho nhà xe                                              13

Hình1.3: Đồ thị biểu hiện Moment cản thế năng                                                     15

Hình1.4: Đồ thị đặc tính cơ của động cơ                                                             15

Hình1.5: Chế độ làm việc của động cơ trong các trường hợp                                  16

Hình 2.1: Vị trí lắp đặt cảm biến quang                                                                19

Hình 2.2: Nguyên lý hoạt động của cảm biến                                                       19

Hình 2.3: Cảm biến vật cản                                                                               20

Hình 2.4: PLC FX1N-40MR                                                                            22

Hình 2.5: Cấu trúc PLC                                                                                        23

Hình 2.6: Nguyên lý hoạt động PLC                                                                  24

Hình 2.7: Arduino Uno R3                                                                               25

Hình 2.8:Modul Đọc Thẻ RFID-RC522                                                             26

Hình 2.9: Màn hình HMI WEINTEK MT6070IH                                               27

Hình 2.10: Động cơ bước (Step Motor)                                                              29

Hình 2.11:Cấu tạo Step Motor                                                                         30

Hình 2.12: Minh họa cấu tạo động cơ giảm tốc                                                   31

Hình 3.1:  Phương án lắp đặt cải tiến                                                                 43

Hình 3.2: Xác định vị trí lắp đặt                                                                        43

Hình 3.3: Cấu hình thiết kế EB8000                                                                  44

Hình 3.4: Giao diện làm việc trên EasyBuilder EB8000                                       45

Hình 3.5: Giao diện màn hình điều khiển                                                           45

Hình 3.6: Sơ đồ phụ tải quá trình làm việc của đồng cơ                                       49

Hình 3.7: Cơ cấu nâng hạ tải                                                                             50

Hình 3.8: Hình ảnh động cơ cho mô hình                                                           52

Hình 4.1: Thiết kế khung, trục mô hình                                                              53

Hình 4.2: Thiết kế cơ cấu truyền động xích                                                        53

Hình 4.3: Thiết kế vị trí đặt động cơ, bánh đà                                                     54

Hình 4.4:Thiết kế pallet để xe                                                                          54

Hình 4.5: Thiết kế sơ đồ điều khiển                                                                   55

Hình 5.1: Thi công dựng khung mô hình                                                            56

Hình 5.2:Thi công lắp bộ truyền động xích                                                           56

Hình 5.3: Thi công lắp đặt Pallet                                                                       57

Hình 5.4:Thi công lắp đặt động cơ                                                                   57

Hình 5.5: Thi công lắp đặt cảm biến                                                                  58

Hình 5.6:Thi công lắp hệ thống rửa xe                                                              58

Hình 5.7:Giao diện làm việc trên GT Designer 3                                               59

Hình 5.8: Mô hình sau khi hoàn thành                                                               60

 

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG                                                                                  TRANG

Bảng 3.2: Phân công tín hiệu bộ đọc thẻ RFID                                                    33

Bảng 3.3: Phân công tín hiệu PLC                                                                     38

Bảng 3.6: Thông số kích thước của xe hơi được dùng trong thực tế                      46

 

LỜI MỞ ĐẦU

      Tính Cấp Thiết Của Đề Tài

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đời sống của người dân được cải thiện cùng với sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện đi lại đặc biệt là các thành phố lớn.

Trong khi đó, theo thống kê, hiện nay số lượng bãi đỗ xe có giấy phép ở các thành phố chỉ đáp ứng được 8-10% nhu cầu người dân, dẫn tới tình trạng thiếu bãi đỗ xe là vô cùng nghiêm trọng.

Giao thông tĩnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng hiện nay đang là một bài toán khó và cần giải quyết ngay. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn thường xuyên được nghe những thông tin về tình trạng tắc đường tại các tuyến phố, đặc biệt trong những giờ cao điểm.

 

Hình (a) Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (Nguồn Internet)

Và một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là việc đỗ, dừng xe không đúng nơi quy định. Các điểm đỗ, dừng xe được tận dụng ở mọi chỗ, mọi nơi: trên vỉa hè, lòng đường, công viên các nơi không phép… điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông nội đô và mỹ quan đô thị.

Chính vì vậy việc áp dụng các mô hình bãi đỗ xe thông minh công cộng để giải quyết tình trạng khan hiếm chỗ để xe là vô cùng cần thiết đối với các đô thị lớn của nước ta. Bãi đỗ xe thông minh là giải pháp tất yếu trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh tại các thành phố lớn của Việt Nam. Việc triển khai các bãi đỗ xe thông minh không chỉ dừng lại ở quy mô công cộng mà cần áp dụng rộng rãi ở các công trình nhà ở, chung cư, khách sạn.

  Tình hình nghiên cứu

Tại các thành phố lớn của Việt Nam những mô hình bãi đỗ xe tự động đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu vực công cộng cũng như các công trình xây dựng nhà ở, khách sạn. Tuy nhiên do chi phí đầu tư hệ thống đỗ xe tự động cao nên mô hình này nhìn chung vẫn chưa phát triển mạnh. Một số công trình bãi đỗ xe tự động công cộng lớn ở các thành phố lớn đã được áp như sau:

vHệ Thống Đỗ Xe Tự Động ROBOT Di Chuyển Từng Tầng

Hệ thống đỗ xe tự động ROBOT hay còn gọi là hệ thống đỗ xe tự động  di chuyển từng tầng hay hệ thống Rollpark, là hệ thống đỗ xe thông minh hoàn toàn tự động thường được dùng trong các khu vực có diện tích lớn với sức chứa xe từ 50-500 xe. Hệ thống đỗ xe thông minh này rất thích hợp với tầng hầm của những khu chung cư cao cấp, các bệnh viện lớn, các đơn vị kinh doanh điểm đỗ xe. 

  • Hệ thống đỗ xe tự động robot là sự kết hợp của thang nâng và bàn dịch chuyển với robot vận chuyển xe;
  • Hệ thống gồm một hoặc nhiều thang nâng tùy theo số tầng của khu vực lắp đặt;
  • Mỗi tầng để xe có một bàn dịch chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển xe tại tầng đó;
  • Các bàn dịch chuyển hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, ngay cả trong trường hợp xảy ra sự cố tại một bàn dịch chuyển hay trong thời gian kiểm tra định kỳ, những hệ thống khác vẫn hoạt động bình thường;
  • Sức chứa tối ưu cho mỗi thang nâng: 40 – 60 xe;
  • Các xe được vận chuyển từ bàn dịch chuyển đến thang nâng và các vị trí để xe bởi robot, robot nâng bánh xe và di chuyển xe;

Hình (b) Hệ thống đỗ xe tự động ROBOT di chuyển từng tầng (Nguồn Internet)

  • Ưu điểm:
  • Hệ thống kết hợp linh hoạt các chuyển động của thang nâng và bàn dịch chuyển làm tăng tốc độ lấy / gửi xe;
  • Các bàn dịch chuyển hoạt động độc lập, thuận tiện cho quá trình bảo trì bảo dưỡng và xử lý sự cố;
  • Bàn dịch chuyển kết cấu nhỏ gọn;
  • Dễ dàng mở rộng hệ nhờ tăng số lượng thang nâng và bàn dịch chuyển dễ dàng.
  • Nhược điểm :
  • Điều khiển hệ thống khá phức tạp, chi phí đầu tư lớn;
  • Cần sử dụng diện tích xây dựng, lắp đặt thiết bị quy mô lớn;
  • Quy mô lớn thích hợp với tầng hầm của những khu chung cư cao cấp, các bệnh viện lớn, trong lúc gửi xe thường hay gây ùn tắc cục bộ.
  • Cần tăng thêm chi phí lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy đối với khu vực để xe.

vHệ Thống Bãi Đỗ Xe Tự Động Xếp Hình

Bãi đỗ xe xếp hình (Puzzle parking) hay còn gọi là bãi đỗ xe cao tầng là mô hình đỗ xe thông minh được ưa chuộng và càng ngày càng được sử dụng nhiều ở các đô thị lớn trên thế giới. Mô hình bãi đỗ xe tự động này khá đa dạng về kích thước và

...

2 Phương Án Sử Dụng Cảm Biến Tiệm Cận

Cảm biến tiệm cận (còn được gọi là “Công tắc tiệm cận” hoặc đơn giản là “PROX” tên tiếng anh là Proximity Sensors) phản ứng khi có vật ở gần cảm biến. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện để thực hiện công việc chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ, hệ thống sử dụng sự thay đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ thống chuyển mạch cộng từ.

Ta sử dụng cảm biến vật cản hồng ngoại E3F-DS30C4 dùng ánh sáng hồng ngoại để xác định khoảng cách tới vật cản cho độ phản hồi nhanh và rất ít nhiễu do sử dụng mắt nhận và phát tia hồng ngoại theo tần số riêng biệt.

Hình 2.3 Cảm biến vật cản (Nguồn Internet)

Để phát hiện ra Pallet ở vị trí đi xuống lấy xe và phân biệt từng Pallet khi được thẻ từ gọi ta sử dụng 2 cảm biến tiệm cận lắp đặt để cảm biến xác định vị trí Pallet ở vị trí đỗ xe để lấy thông tin. Đặt cảm 1 biến ở dưới sao cho khi một palet bất kì ở vị trí cửa ra vào thì cảm biến bị che (gọi là cảm biến Index), đồng thời lắp thêm 1 cảm biến đặt cạnh cảm biến trên nhưng sao cho chỉ có pallet số 1 là che cảm biến này khi xuống vị trí cửa ra vào (gọi là cảm biến Origin), lúc này ta xác định palet đầu tiên là palet số 1. Mỗi khi hệ thống khởi động ta sẽ cho động cơ quay đến khi nào palet số 1 nằm tại vị trí ra vào thì dừng, có 8 palet sẽ xác định vị trí bằng cách đếm, mỗi lần palet đi qua cảm biến index ta tăng biến đếm lên 1 nếu biến đếm lớn hơn 8 thì đặt lại về 1, như vậy là xác định được vị trí pallet.

Miêu tả hoạt động: Mỗi thẻ từ có một mã code xác định và khác nhau được gắn với các pallet cố định trong hệ thống bãi gửi xe, khi thẻ được quét. PLC có thông tin cụ thể Pallet cần đi xuống, khởi động động cơ đưa vị trí Pallet ứng với thẻ vừa quét về vị trí sẵn sàng. PLC sẽ lấy thông tin từ vị trí cảm biến xác định thông tin để so sánh, nếu trùng khớp thì động cơ dừng Pallet, xe được gửi hoặc lấy.

  • Qua tìm hiểu nguyên lý hoạt động và cách lắp đặt thiết bị lên mô hình, cũng như giá thành các loại cảm biến quang và cảm biến tiệm cận, do điều kiện tài chính còn hạn chế nên chúng em lựa chọn phương án thiết kế thứ 2 sử dụng cảm biến tiệm cận lắp đặt cho mô hình. Phương án 1 dùng cảm biến quang được sử dụng phổ biến hơn trong công nghiêp, giá thành rất cao.

2.2 PLC Dùng Cho Điều Khiển

PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller (Tiếng Việt: Bộ điều khiển Logic có thể lập trình được). Khác với các bộ điều khiển thông thường chỉ có một thuật toán điều khiển nhất định, PLC có khả năng thay đổi thuật toán điều khiển tùy biến do người sử dụng viết thông qua một ngôn ngữ lập trình. Do vậy, nó cho phép thực hiện linh hoạt tất cả các bài toán điều khiển.Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất PLC như Siemens (Đức), Omron (Nhật Bản), Mitsubishi (Nhật Bản), Delta (Đài Loan).

PLC FX1N-40MR được chọn sử dụng cho đồ án, sản xuất bởi hãng Mitsubishi (nhật bản).

Hình 2.4 PLC FX1N-40MR (Nguồn Internet)

2.2.1 Cấu Trúc PLC FX1N-40MR           

Cơ cấu máy nhỏ gọn, chi phí thấp, module màn hình và khối mở rộng có thể dễ dàng nâng cấp. PLC hiện nay đều gồm các phần như bộ nhớ trương trình RAM/ROM, bộ phận vi xử lý trung tâm CPU, có vai trò như một thuật toán, các module vào/ra tín hiệu.

 

Hình 2.5 Cấu trúc PLC (Nguồn Internet)

  • Cấu hình: 24DI / 16DO Relay
  • Nguồn cấp: 100-230VAC hoặc 12-24VDC
  • Ngõ vào: Sink
  • Ngõ ra: Sink / Source
  • Bộ nhớ chương trình: 8000 bước
  • Kết nối truyền thông: cung cấp chuẩn kết nối RS422, có thể giao tiếp theo chuẩn RS485/RS232 thông qua board mở rộng.
  • Bộ đếm tốc độ cao: 6 chân max 60Khz 1 phase, 2 chân max 30Khz 2 phases.
  • Loại ngõ ra: Relay
  • Phát xung tốc độ cao: 2 chân phát xung max 100khz
  • Tổng I/O: 40 I/O
  • Có thể mở rộng lên tới 132 I/O thông qua module
  • Có thể mở rộng tối đa lên tới 2 module chức năng
  • Phần mềm cơ bản: chương trình sẽ được chạy nhanh chóng và dễ dàng với phàn mềm Gx Developer hoặc FX-PCS/WIN-E Software.

2.2.2 Nguyên Lý Hoạt Động

Đầu tiên các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi (như các sensor, contact, …) được đưa vào CPU thông qua module đầu vào. Sau khi nhận được tín hiệu đầu vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển qua module đầu ra xuất ra các thiết bị được điều khiển bên ngoài theo 1 chương trình đã được lập trình sẵn.

Một chu kỳ bao gồm đọc tín hiệu đầu vào, thực hiện chương trình, truyền thông nội, tự kiểm tra lỗi, gửi cập nhật tín hiệu đầu ra được gọi là 1 chu kỳ quét hay 1 vòng quét (Scan Cycle).

Thường thì việc thực hiện một vòng quét xảy ra trong thời gian rất ngắn (từ 1ms-100ms). Thời gian thực hiện vòng quét này phụ thuộc vào tốc độ xử lý lệnh của PLC, độ dài ngắn của chương trình, tốc độ giao tiếp giữa PLC và thiết bị ngoại vi.

 

Hình 2.6 Nguyên lý hoạt động PLC (Nguồn Internet)

2.3 Bộ Đọc Thẻ RFID

Trong bộ đọc thẻ sử dụng hai module, module Arduino Uno R3 và modul đọc thẻ RFID-RC522.

2.3.1 Arduino Uno R3

 Arduino là một nền tảng mã nguồn mở được sử dụng để xây dựng các dự án điện tử. Thành phần của Arduino bao gồm mạch điều khiển và phần mềm hoặc IDE (Môi trường phát triển tích hợp) chạy trên máy tính được sử dụng để viết và tải mã máy tính lên mạch điều khiển. Nền tảng Arduino trở nên khá phổ biến đối với những người mới bắt đầu. Không giống như các bảng mạch điện tử được lập trình trước đó. Arduino không cần một mạch chủ riêng để tải mã nguồn vào mạch điều khiển mà người dùng chỉ cần sử dụng dây cáp USB. Đối với nhiều những ứng dụng như: Robot, chăn sưởi, máy tính toán độ trung thực và thậm chí là những trò chơi như Dungeon và Dragons. Arduino đều có thể sử dụng làm bộ não đứng phía sau hầu hết các dự án điện tử.

Hình 2.7 Arduino Uno R3 (Nguồn Internet)

Thông số kỹ thuật:

  • Chip điều khiển chính: ATmega328P
  • Chip nạp và giao tiếp UART: ATmega16U2
  • Nguồn nuôi mạch: 5VDC từ cổng USB hoặc nguồn ngoài cắm từ giắc tròn DC (nếu sử dụng nguồn ngoài từ giắc tròn DC Hshop.vn khuyên bạn nên cấp nguồn từ 6~9VDC để đảm bảo mạch hoạt động tốt, nếu bạn cắm 12VDC thì IC ổn áp rất nóng, dễ cháy và gây hư hỏng mạch).
  • Số chân Digital I/O: 14 (trong đó 6 chân có khả năng xuất xung PWM).
  • Số chân PWM Digital I/O: 6
  • Số chân Analog Input: 6
  • Dòng điện DC Current trên mỗi chân I/O: 20 mA
  • Dòng điện DC Current chân 3.3V: 50 mA
  • Flash Memory: 32 KB (ATmega328P), 0.5 KB dùng cho bootloader.
  • SRAM: 2 KB (ATmega328P)
  • EEPROM: 1 KB (ATmega328P)
  • Clock Speed: 16 MHz
  • LED_BUILTIN: 13
  • Kích thước: 68.6 x 53.4 mm

2.3.2Modul Đọc Thẻ RFID-RC522                                           

RFID (viết tắt thuật ngữ tiếng Anh: Radio Frequency Identification, tiếng Việt: Nhận dạng qua tần số vô tuyến) là một công nghệ sử dụng trường điện từ để tự động nhận dạng và theo dõi các thẻ hỗ trợ công nghệ này được gắn vào đối tượng.Module thích hợp cho nhiều ứng dụng như: kiểm soát xe cộ, hành khách bằng vé thẻ hay thay thế công nghệ mã vạch giúp lưu nhiều dữ liệu hơn hay trong quản lý nhân viên và chấm công, .v.v.

Hình 2.8 Modul Đọc Thẻ RFID-RC522 (Nguồn Internet)

Thông số kỹ thuật:

  • Điện áp: 3.3V
  • Dòng điện:13-26mA
  • Tần số hoạt động: 13.56MHz
  • Khoảng cách hoạt động: 0 ~ 60 mm
  • Cổng giao tiếp: SPI, tốc độ tối đa 10Мbps
  • Kích thước: 40мм х 60мм
  • Có khả năng đọc và ghi

2.4 Màn Hình HMI Dùng Giám Sát

HMI là từ viết tắt của Human-Machine-Interfacenghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện thì đó là một HMI.HMI là giao diện vận hành giữa người và máy thông qua PLC, chúng được kết nối với nhau bằng cáp tín hiệu. Khi người vận hành tác động nhấn nút trên màn hình hoặc cài đặt thông số, yêu cầu sẽ được gửi đến PLC, PLC điều khiển máy móc dây chuyền hoạt động.

Ngược lại, hệ thống máy móc dây chuyền có thể gửi trạng thái hoạt động hoặc thông số hiện tại lên màn hình HMI thông qua PLC giúp cho con người thực hiện quá trình giám sát và điều khiển.

Màn HMI WEINTEK xuất xứ Đài Loan giá thành rẻ, dễ dàng tích hợp với PLC dòng Mitsubishi.

 

 

Mô Phỏng Hoạt Động Mô Hình

Để đồng bộ trong quá trình mô phỏng hoạt động do PLC chúng em sử dụng của Mitsubishi, cho nên chúng em sử dụng phần mềm GT Designer 3. GT Designer 3 hỗ trợ cho việc mô phỏng trên máy trính thông qua phần mềm hỗ trợ simulator để người dùng dẽ dàng hơn trong việc tiếp cận các bài toán thực tế.

Các module chức năng trong GT Designer 3:

  • Thiết kế đồ họa (Graphic Designer): Hiển thị và liên kết các hình ảnh quátrình.
  • Ẩn các Action (Graphic Script): Tạo ra các thuộc tính động của project cho các yêu cầuriêng.
  • Hệ thống cảnh báo (Alarm Logging): đưa các thông báo, cảnhbáo.
  • Lưutrữcácgiátrịđocủaquátrình(TagLogging):Lậpbáocáovềtìnhtrạngcủahệ thống.
  • User Adminstratin là soạn thảo được sử dụng để đăng ký quyền điều hành User Administrator.
  • The Report System: là soạn thảo dùng để tạo ra các lớp báo cáo ReportDesigner.

Hình 5.7 Giao diện làm việc trên GT Designer 3

5.3 Chạy Thử Mô Hình

Sau khi hoàn tất quá trình thiết kế, thi công, chúng em tiến hành chạy thử giải pháp đây là quá trình đặc biệt cần thiết. Tại đây chúng em đã phát hiện ra các thiếu sót không lường trước như: lắp đặt trục chuyển động quá dài cản pallet chuyển động, hệ thống rửa xe, hệ thống điều kiển chưa hợp lý.

Nhận thấy được sự thiếu sót chúng em đã tiến hành khắc phục sửa chữa các giải pháp kỹ thuật kết quả hệ thống hoạt động theo đúng yêu cầu đề ra.

...

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MÔ HÌNH BÃI ĐỖ XE

6.1 Kết Quả Đạt Được

Sau khi tiến hành nghiên cứu thi công “Mô Hình Bãi Đỗ Xe Thông Minh Xoay Vòng Kiểu Đứng”, chúng em hoàn thành được nhiệm vụ đề ra mô hình sau khi hoạt động chạy thử quá trình gửi, trả xe hoạt động đúng với yêu cầu đề ra. Trong quá trình nghiên cứu hình thành và thi công mô hình chúng em đã cải tiến thêm lên mô hình hệ thống rửa xe, nhằm mang lại những tiện ích cho người dùng.

6.2 Khuyến Nghị Liên Liên Quan Mô Hình Bãi Đỗ Xe

Thông qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, thi công mô hình chúng em đã nhận thấy những tồn hạn chế như:

  • Mỗi một bãi đỗ xe thì chỉ thiết kế riêng biệt cho một loại xe.
  • Cấu tạo của bãi đỗ xe dạng đứng khi để ngoài trời những yếu tố môi trường tác động trực tiếp lên ô tô cũng như các thiết bị khác.
  • Quy mô một bãi hạn chế số lượng gửi.
  • Chi phí lắp đặt phức tạp, giá thành khá cao so với nhu cầu sử dụng tại Việt Nam.
  • Ít phổ biến tại thi trường Việt Nam.
  • Hướng phát triển đề tài:
  • Thiết kế làm mọi ô tô (tải trọng 2 tấn trở xuống), cùng có thể gửi chung một chỗ.
  • Lắp đặt thêm các thiết bị che chắn hữu ích (tấm bin năng lượng mặt trời…vv).

Close