Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế thi công mô hình thực hành biến tần phục vụ giảng dạy

mã tài liệu 301000300156
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 150 MB Bao gồm tất cả file word thuyết minh , bảng vẽ sơ đồ điện, tập bản vẽ chi tiết 2D, thiết kế 3D Solidworks , báo cáo powerpoint, hình ảnh, code lập trình, bản vẽ điện và bản vẽ chế tạo ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế thi công mô hình thực hành biến tần phục vụ giảng dạy
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC Thiết kế thi công mô hình thực hành biến tần phục vụ giảng dạy

DANH MỤC HÌNH ẢNH... 3

DANH SÁCH BẢNG BIỂU.. 4

LỜI MỞ ĐẦU.. 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN.. 8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI. 9

1.1.     Mục tiêu và nhiệm vụ.. 9

1.1.1.      Mục tiêu của đề tài9

1.1.2. Nhiệm vụ.. 9

1.2. Ý nghĩa của đề tài9

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ. 10

3.1. Biến tần.. 10

3.2. PLC.. 10

3.4. HMI. 12

3.5. Biển trở.. 13

3.6. Jack cắm... 13

3.7. Công tắc MTS.. 13

3.8. Đèn báo. 13

3.9. Động cơ 775. 14

3.10. Encoder. 14

3.11. Thanh rail nhôm... 14

3.12. Đồng hồ đo. 14

3.13. Các đầu nối DB.. 15

3.14. Bánh răng truyền động đai15

3.15. Cáp nối RJ45 và USB để đưa các cổng Ethernet/USB.. 15

3.16. Dây đai16

3.17. Đầu nối nguồn 220VAC.. 16

3.18. Nguồn 24VDC.. 16

3.19. Các chi tiết phụ.. 16

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ. 17

3.1. Lựa chọn vật liệu.. 17

3.2. Phương pháp gia công. 17

3.3. Các chi tiết gia công. 17

3.3.1. Đế valy. 17

3.3.2. Nắp valy. 18

3.3.4. Panel trên.. 18

3.3.5. Panel dưới20

2.4. Sắp xếp thiết bị vào valy. 22

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH... 25

BÀI 1. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ BIẾN TẦN MITSUBISHI D700. 25

BÀI 2. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CÓ SẴN TRÊN BIẾN TẦN.. 33

BÀI 3. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA SỬ DỤNG BIẾN TẦN THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ BÊN NGOÀI (SWITCH VÀ BIẾN TRỞ). 43

BÀI 4. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA CHẠY  ĐA CẤP TỐC ĐỘ (MULTI-SPEED). 46

BÀI 5. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN QUA DIGITAL OUTPUT CỦA PLC S7 1200. 51

Bài 6. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN THÔNG QUA ANALOG OUTPUT CỦA PLC S7 1200. 58

BÀI 7. ĐỌC TÍN HIỆU ENCODER.. 63

Bài 8. THIẾT KẾ GIAO DIỆN MÀN HÌNH HMI. 73

BÀI 9. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN THÔNG QUA HMI. 87

BÀI 10. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN THÔNG QUA OUTPUT PLC VÀ THAO TÁC TRÊN HMI. 102

BÀI 11. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ BẰNG PLC S7 1200 THÔNG QUA ỨNG DỤNG LABVIEW.... 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 160

BẢN VẼ CƠ KHÍ

BẢN VẼ ĐIỆN

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình  1. Biến tần FR-720S-0.1K... 10

Hình  2. PLC 1212C DC/DC/DC.. 11

Hình  3. Board Analog. 11

Hình  4. Motor 3 pha AC.. 12

Hình  5. HMI DOP B07E415. 12

Hình  6. Biến trở.. 13

Hình  7. Jack 2mm... 13

Hình  8. Jack 4mm... 13

Hình  9. Công tắc MTS.. 13

Hình  10. Led 220V.. 14

Hình  11. Led 24V.. 14

Hình  12. Động cơ 775. 14

Hình  13. Encoder. 14

Hình  14. Thanh rail14

Hình  15. Vole kế. 14

Hình  16. Ampe kế. 14

Hình  17. DB9. 15

Hình  18. DB25. 15

Hình  19. DB15. 15

Hình  20. Bánh răng. 15

Hình  21. USB TYPE B.. 15

Hình  22. RJ45. 15

Hình  23. Dây đai16

Hình  24. Đầu nối nguồn.. 16

Hình  25. Nguồn tổ ong. 16

Hình  26. Đế valy. 17

Hình  27. Nắp valy. 18

Hình  28. Mặt panel trên.. 18

Hình  29. Panel trên.. 19

Hình  30. Mặt panel dưới20

Hình  31. Panel dưới20

Hình  32. Valy hoàn chỉnh khi đóng lại21

Hình  33. Lắp thiết bị vào panel trên.. 22

Hình  34. Lắp thiết bị vào panel dưới23

Hình  35. Mặt bên valy. 24

Hình  36. Bảng điều khiển trực tiếp trên biến tần.. 28

Hình  37. Đa cấp tốc độ (4-15). 47

Hình  38. Đa cấp tốc độ (1-3). 48

Hình  39. Giao diện điều khiển trên ứng dụng LabVIEW.... 144

DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1. Danh sách các parameter cơ bản của biến tần.. 30

Bảng 2. Danh sách các parameter cho 15 cấp tốc độ. 47

 

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời buổi hiện nay, các ngành công nghiệp tự động đang trên đà phát triển mạnh. Các cơ cấu tự động và bán tự động đang dần thay thế người lao động trong các lĩnh vực sản xuất. Đi đôi với điều đó, chúng ta cần một lực lượng lao động mới có chuyên môn và kỹ năng cao, hiểu biết về chúng để có thể lắp đặt, vận hành hoặc sữa chữa.

Các cơ cấu máy móc hiện nay đa phần đều sử dụng Vi điều khiển hoặc PLC để vận hành. Tại các nhà máy lớn, theo thực tế quan sát được thì đa phần đều sử dụng PLC để vận hành máy. Tại vì ưu điểm là dễ sử dụng, dễ lập trình và chịu tải lớn hơn vi điều khiển. Bên cạnh đó, PLC còn được sử dụng nhiều trong các dự án nhỏ. Vì đó, nhu cầu học tập và sử dụng PLC ngày càng tăng cao.

Để đáp ứng nhu cầu của người học, hiện nay, ngoài việc dạy học trong các trường lớp, thì có rất nhiều dịch vụ dạy về PLC mở ra, có cả học trực tiếp và online. Bên cạnh học lý thuyết, người học còn được trải nghiệm thực tế về thực hành. Tuy nhiên, lúc này sẽ sinh ra một vấn đề: các mô hình thực hành PLC thường khá lớn, thường là các trạm thực hành. Những người học online, hoặc sinh viên đang học lý thuyết khó có thể hình dung được PLC sẽ thực hiện được các lệnh như thế nào, vận hành ra sao, lúc này sẽ làm cho việc học kém sinh động, trở nên nhàm chán.

Học phải đi đôi với hành. Nắm được nhu cầu đó, ý tưởng về một mô hình nhỏ gọn, có thể đáp ứng được việc giảng viên có thể dễ mang lên lớp học, những người dạy online có thể hẹn người học tại một địa điểm nhất định như quán cafe hoặc phòng trà họp mặt để đưa ra mô hình, cho sinh viên hoặc người học có thể nạp chương trình từ máy tính của mình để thực hành các bài học sau khi học lý thuyết được ra đời: Mô hình thực hành PLC dạng valy với nhiều tính năng khác nhau.

Tại sao lại là valy?

Thứ nhất, valy mang tính nhỏ gọn so với các trạm lớn, khi thiết kế chỉ cần đảm bảo có thể đáp ứng được cái cốt lõi của mục đích bài học, bỏ bớt các chi tiết cầu kì, chỉ cần tối ưu hoá không gian miễn là đảm bảo các thiết bị cần thiết đầy đủ. Khi sử dụng có thể đặt lên bàn học, đảm bảo gọn gàng.

Thứ hai, valy có khối lượng nhỏ hơn các trạm, có thể dễ dàng di chuyển đi nhiều nơi, lúc không sử dụng có thể đóng lại và sắp xếp gọn, không chiếm nhiều không gian trong phòng học cũng như nơi để đồ.

Thứ ba, valy mang tính thẩm mỹ cao. Người làm kỹ thuật thường bị gắn mát là thô kệch, thiếu thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu người dạy đi vào lớp học và xách theo 1 valy thay vì đẩy 1 mô hình lớn thì nhìn sẽ thanh thoát và mang tính thẩm mỹ hơn.

Ưu điểm là thế, tuy nhiên với một số mô hình đòi hỏi máy móc thiết bị lớn hoặc nặng, thì không thể để vào valy được. Do đó, mô hình valy thực hành chỉ đáp ứng được các thiết bị nhỏ gọn hoặc mô hình đơn giản, không có khối lượng lớn. Nhưng như vậy đã đủ đáp ứng được cho người học trải nghiệm tính thực tế của PLC.

sinh viên Cơ điện tử được học và trải nghiệm rất nhiều mô hình: trạm phân loại, đèn giao thông, trạm cấp phôi,… Trong đó có mô hình biến tần. Các thiết bị trong mô hình thực hành biến tần là loại nhỏ gọn hoặc có thể tối ưu để nhỏ gọn, nằm trọn được trong valy; khi đi thực tập tại nhà máy của Sharp, cũng có nhiều máy móc sử dụng biến tần để làm trung gian điều khiển. Nhận thấy biến tần cũng là một thiết bị xuất hiện nhiều trong công nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Thiết kế thi công mô hình thực hành biến tần” theo chuẩn nhỏ gọn của valy.

Mô hình này nhắm đến tính nhỏ gọn, nhẹ và thẩm mỹ của một valy nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng của một mô hình thực hành để người học có thể khai thác được các tính năng của biến tần, thực hiện được các bài học liên quan đến kết nối PLC, biến tần và HMI.

Vì là phiên bản đầu tiên, nên có thể còn nhiều thiếu sót. Trong tương lai có thể cải tiến thiết kế và phát triển thêm nhiều mô hình khác để đáp ứng được thêm nhiều yêu cầu của người học hơn.

CHƯƠNG 1.  

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ

3.1. Biến tần

- Hãng sản xuất: MITSUBISHI

- Tên: FR-D720S-0.1K

- Công suất: 0.1 kW

- Điện áp ngõ vào: 1 pha 220V

- Tần số ra: 0-500Hz

- Hệ số công suất: 0.98

- Chế độ điều khiển: Forward/Reveres, MultiSpeed, PID control, truyền thông,…

Hình  1. Biến tần FR-720S-0.1K

FR-D720S-0.1K biến tần Mitsubishi FR-D700 series. Dòng biến tần mini FR-D700 cải thiện độ tin cậy và dễ dàng bảo trì, terminal đấu dây điều khiển dạng kẹp lò xo giúp dễ dàng đấu nối và nâng cao độ tin cậy hoạt động.

Trước những ưu điểm về sự nhỏ gọn, công suất nhỏ, giá thành không quá đắt, dễ dàng tiếp cận và sử dụng thì đây là một lựa chọn tốt cho hoạt động giảng dạy.

3.2. PLC

- Để lựa chọn PLC, đầu tiên ta đi vào phân tích các yêu cầu đặt ra khi sử dụng PLC kết nối với biến tần FR-D720S-0.1K:

+ Chạy thuận/nghịch (STF/STR)

+ MultiSpeed (RH/RM/RL)

+ Điều khiển bằng Analog Output

ðSố ngõ ra cần thiết:

+ Digital: 5

+ Analog: 1

+ Điều khiển bằng biến trở làm Analog Input

Từ đó ta đi đến kết luận thứ nhất là chọn PLC có số ngõ ra digital tối thiểu là 5 và analog là 1, và có ít nhất 1 ngõ vào analog.

- Lựa chọn hãng sản xuất: hiện nay có nhiều hãng PLC khác nhau như Siemens, Mitsubishi, Delta, Omron,… Trong số đó, PLC Siemens là hãng đáng tin cậy với chất lượng tốt nhất, bên cạnh đó thì phần mềm lập trình của hãng (TIA PORTAL) cũng là một phần mềm có hỗ trợ nhiều thư viện, phù hợp cho người học dễ dàng tiếp cận hơn với lập trình và kết nối.

- Giá thành: vì là một đồ án tốt nghiệp nên giá thành cũng là một yếu tố đáng cân nhắc.

Từ các yếu tố trên, qua quá trình chọn lọc thì PLC S7 1200 CPU 1212C DC/DC/DC tích hợp Board Analog là lựa chọn phù hợp nhất.

Mô tả:

Hãng sản xuất: Siemens

CPU: 1212C DC/DC/DC

Điện áp nguồn: 24VDC

8 DI 24VDC

6 DO 24VDC

2 AI 0-10VDC

MEMORY: 75KB

Hình  2. PLC 1212C DC/DC/DC

Mã: 6ES7212-1AE40-0XB0

Board AnalogOutput

- Số cổng: 1 AO

- Mã: 6ES7232-4HA30-0XB0

Với số cổng và tính năng như trên, PLC S7 1200 CPU 1212C DC/DC/DC với board analog đi kèm hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu được đề ra.

Hình  3. Board Analog

3.3. Động cơ 3 pha

- Vì đây là mô hình giảng dạy nên ta chỉ cần loại động cơ có công suất nhỏ

- Kích thước động cơ phù hợp, nhỏ gọn để có thể sắp xếp vị trí khi đặt trong valy

Hãng sản xuất: OM

Mã: 41K25S-25RB

Tần số ở 220V: 60Hz

Hình  4. Motor 3 pha AC

3.4. HMI

- Ở đây chúng ta cần loại HMI có thể kết nối qua RS485 (với biến tần) và LAN (với PLC).

- Môi trường thiết kế thân thiện, phù hợp cho người mới bắt đầu

- Chi phí có thể chấp nhận

Hãng sản xuất: Delta

Mã: DOP B07E415

Điện áp nguồn: 24VDC

Kích thước: 7 inches

Hình  5. HMI DOP B07E415

Serial Com Port: COM1 (RS-232), COM2 (RS-232 / RS-422 / RS-485), COM3 (RS-232 / RS-422 / RS-485)

Có cổng Ethernet

3.5. Biển trở

WTH118-562 Biến Trở 5.6 KOhm 2W 5% 1 Vòng

Hình  6. Biến trở

3.6. Jack cắm

- Đối với các chân tín hiệu PLC và ngõ ra biến tần có điện nhỏ, ta sử dụng Jack Banana 2mm

Hình  7. Jack 2mm

- Đối với 3 chân U, V, W của biến tần và 3 chân của động cơ 3 pha, ta sử dụng Jack Banana loại 4mm

Hình  8. Jack 4mm

3.7. Công tắc MTS

Được sử dụng để làm INPUT kích cho PLC và bộ công tắc test để kích các chân đầu vào biến tần

Điện áp định mức 250V

Dòng điện định mức 3A

Hình  9. Công tắc MTS

 

3.8. Đèn báo

Đèn 24V để hiển thị các ngõ ra PLC cũng như các chân tín hiệu vào của biến tần

Đèn 220V để báo pha của ngõ ra biến tần

 

 

Hình  10. Led 220V

Hình  11. Led 24V

 

3.9. Động cơ 775

Dùng để làm tải phát điện, được kéo bởi động cơ 3 pha

Điện áp: 12V

Tốc độ: 4500 rpm

Đường kính trục: 5mm

Hình  12. Động cơ 775

3.10. Encoder

Đo tốc độ động cơ 3 pha, phát xung tốc độ cao cho PLC

Mã: C38S6G5-Z-G24N

Tốc độ: 360 p/r

Điện áp hoạt động: 5 – 24VDC

Hình  13. Encoder

3.11. Thanh rail nhôm

Gá cố định PLC lên panel của valy

 

 

 

Hình  14. Thanh rail

3.12. Đồng hồ đo

Hình  15. Vole kế

Đo đạt điện áp và dòng điện thực tế để so sánh với lý thuyết

Trong mô hình này, chúng ta cần sử dụng 2 đồng hồ:

- Đồng hồ đo điện áp (30V)

- Đồng hồ đo dòng điện (30mA)

Hình  16. Ampe kế

3.13. Các đầu nối DB

- Đầu nối DB25 để đưa ra DI/DO của PLC

- Đầu nối DB15 để đưa ra AI/AO của PLC

- Đầu nối DB9 để đưa ra các cổng COM của HMI

Hình  17. DB9

Hình  18. DB25

Hình  19. DB15

3.14. Bánh răng truyền động đai

- Bánh răng 2GT 20 răng, bước 2mm, rãnh dây đai 7mm, lỗ 5mm, gắn vào động cơ 775

- Bánh răng 2GT 20 răng, bước 2mm, rãnh dây đai 7mm, lỗ 6mm, gắn vào động cơ AC và encoder

Hình  20. Bánh răng

3.15. Cáp nối RJ45 và USB để đưa các cổng Ethernet/USB

Hình  21. USB TYPE B

Hình  22. RJ45

Hình  23. Dây đai

3.16. Dây đai

Mã: 2GT-280

Số răng: 140

Bước: 2

Rộng: 6mm

Chu vi: 280mm

Vật liệu: Cao su PU

3.17. Đầu nối nguồn 220VAC

Nối nguồn 220V từ ngoài vào thiết bị, đồng thời có tác dụng đóng ngắt nguồn cũng như đảm bảo an toàn cho các trường hợp ngắn mạch

Mã: AC-01

Điện áp: 250V

Hình  24. Đầu nối nguồn

Dòng điện: 10A

3.18. Nguồn 24VDC

Hình  25. Nguồn tổ ong

Để lựa chọn nguồn 24VDC phù hợp, ta cần xét dòng của các thiết bị mà nguồn cung cấp

- PLC: đối với PLC S1200 CPU 1212C DC/DC/DC thì dòng tiêu thụ là 400mA

- HMI: đối với HMI DOP B07E415 dòng tiêu thụ tính được khoảng 320mA

- Ngoài ra còn có công tắc MTS và đèn led 24V có mức tiêu thụ nhỏ.

Kết hợp yêu cầu về nhỏ gọn và giá thành, ta chọn được loại Nguồn tổ ong 24VDC – 3A

3.19. Các chi tiết phụ

Các chi tiết phụ như khoá valy, tay cầm, đèn halogen, chân đế cao su để giảm va đập sẽ chọn phụ thuộc vào độ hoà hợp với thiết kế.

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ VÀ GIA CÔNG CƠ KHÍ

3.1. Lựa chọn vật liệu

- Valy hiện nay có nhiều loại: valy nhựa, valy vải khung sắt, valy inox,… tuy nhiên vì đảm bảo các yêu cầu về cơ khí được đặt ra như độ cứng vững khi gắn thiết bị lên, độ bền, tính thẩm mỹ và tính chính xác để lắp thiết bị thì vật liệu được chọn là INOX 304 (SUS 304 2B) dạng tấm.

3.2. Phương pháp gia công

- Đối với vật liệu dạng tấm, phương pháp gia công tối ưu là cắt lazer – chấn.

- Phương pháp này có thể đảm bảo yêu cầu về chính xác của mô hình cũng như chi phí gia công phù hợp.

3.3. Các chi tiết gia công

3.3.1. Đế valy

Hình  26. Đế valy

Vật liệu: INOX 304 B2

Bề dày: 1mm

Kích thước: 350mm x 500mm x 80mm

 

 

 

3.3.2. Nắp valy

Hình  27. Nắp valy

Vật liệu: INOX 304 B2

Bề dày:1mm

Kích thước: 350mm x 500mm x 100mm

3.3.4. Panel trên

Hình  28. Mặt panel trên

Vật liệu: INOX 304 B2

Bề dày: 1.5 mm

Hình  29. Panel trên

Thiết kế lõm xuống để tối ưu hoá được không gian bên trong valy, khi gấp lại các thiết bị lắp trên panel dưỡi sẽ không va đập với các thiết bị trên panel trên.

3.3.5. Panel dưới

Hình  30. Mặt panel dưới

Vật liệu: INOX 304 B2

Bề dày: 1.5 mm

Hình  31. Panel dưới

Panel dưới có thêm vách ngăn để phân biệt phu vực bố trí thiết bị điện và khu vực trống để khi gập valy lại PLC không bị cấn, đồng thời khi lắp vào đế valy có thể tạo ra không gian trống để chứa dây điện.

Đồng thời các lỗ 3mm để bắt vít gắn panel dưới vào để valy phải lệch so với lỗ bắt vít của panel trên, khi đó valy gấp lại không bị cấn đầu vít, giúp valy khép lại tốt hơn, giảm độ hở của đế và nắp.

Hình  32. Valy hoàn chỉnh khi đóng lại

2.4. Sắp xếp thiết bị vào valy

Mặt Panel trên

Hình  33. Lắp thiết bị vào panel trên

Mặt Panel dưới

Hình  34. Lắp thiết bị vào panel dưới

Mặt bên valy

Hình  35. Mặt bên valy

CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH

* Tài liệu tham khảo:

- FR-D700-User Manual

- DOP-B Series

* Trong chương này, các bài học khai thác tính năng của mô hình thực hành biến tần sẽ được chia thành 11 bài theo độ khó tăng dần để người học dễ dàng nắm bắt được.

BÀI 1. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ BIẾN TẦN MITSUBISHI D700

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Hiểu được công dụng chính của biến tần

 

Nắm được công dụng của một số chân chính trong biến tần Mitsubishi D700

 

Nắm được các chế độ hoạt động của biến tần Mitsubishi D700

 

Nắm được cách tra cứu Parameter

 

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

- Biến tần là thiết bị biến đổi điện áp từ 1 pha (hoặc 3 pha) sang 3 pha để điều khiển tốc độ động cơ, bơm nước,…

+ Ưu điểm: ổn định, tính chính xác cao

+ Nhược điểm: giá thành cao

- Công dụng của các chân trong biến tần Mitsubishi D700:

L1, L2 (L1,L2,L3): các chân nguồn của biến tần

U, V, W: các chân đấu với động cơ 3 pha

PE: nối mát

STF, STR: điều khiển động cơ chạy thuận, nghịch

RH, RM, RL: điều khiển các cấp tốc độ

SD: chân chung input sinking

PC: chân chung input source

A, B, C: relay output báo lỗi

RUN: khởi động động cơ

SE: chân mở rộng (đa cấp tốc độ)

10: Chân chọn tín hiệu Analog là điện áp

2: Chân điều khiển Analog

5: Chân chung Analog

4: Chân chọn tín hiệu Analog là dòng điện

Điều khiển Analog bằng điện áp, sử dụng 3 chân: 10,2 và 5 (0 đến 5VDC hoặc 0 đến 10VDC)

Điều khiển Analog bằng dòng điện, sử dụng 3 chân: 10,2 và 4 (4 đến 20mADC)

S1, S2, SC: đầu vào dừng an toàn. Khi nết nối biến tần cần nối chập 3 chân S1, S2 và SC

SO: đầu ra màn hình an toàn 

- Các chế độ hoạt động của biến tần Mitsubishi D700:

Hình  36. Bảng điều khiển trực tiếp trên biến tần

PU MODE: Chế độ điều khiển biến tần bằng các nút Run/Stop và Núm vặn trên biến tần

EXT MODE: Chế độ điều khiển bằng kết nối phần cứng bên ngoài như nút nhấn, công tắc hay biến trở

NET MODE: Chế độ điều khiển bằng kết nối mạng

PU/EXT: Chế độ chạy START bằng PU và thay đổi tần số bằng EXT MODE

- Các thông số Parameter chính:

PR.0

Tăng moment xoắn ban đầu (0-30%), mỗi lần tăng 0.1%

PR.1

Tần số đầu ra lớn nhất (0-120Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 120Hz

PR.2

Tần số đầu ra nhỏ nhất (0-120Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 0Hz

PR.3

Tần số cơ sở của động cơ (0-400Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 60Hz

PR.4

Tần số chạy mức cao (0-400Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 60Hz

PR.5

Tần số chạy mức trung bình (0-400Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 30Hz

PR.6

Tần số chạy mức thấp (0-400Hz), mỗi đơn vị 0.01Hz, giá trị đầu là 10Hz

PR.7

Thời gian tăng tốc (0-3600s), mỗi đơn vị 0.1s, giá trị đầu có thể là 5s/10s/15s

PR.8

Thời gian giảm tốc (0-3600s), mỗi đơn vị 0.1s, giá trị đầu có thể là 5s/10s/15s

PR.9

Đặt giá trị dòng định mức để bảo vệ động cơ (0-500A), mỗi đơn vị 0.01A

PR.79

Lựa chọn để thay đổi các mode sử dụng (1,2,3,4,5,6,7)

PR.125

Thay đổi tần số tối đa của biến áp

PR.126

Thay đổi tần số tối đa của dòng điện

PR.160

Chuyển về 0 để mở các parameter mở động

 

Bảng 1. Danh sách các parameter cơ bản của biến tần

2.2. Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi 1. Trình bày công dụng, ưu nhược điểm của biến tần. Đưa ra một vài ví dụ trong thực tế có sử dụng biến tần.

(Công dụng: thay đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác.

Uư điểm:
- Dễ ràng thay đổi tốc độ động cơ, đảo chiều quay động cơ.
- Giảm dòng khởi động so với phương pháp khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác nên không gây ra sụt áp hoặc khó khởi động.
- Quá trình khởi động thông qua biến tần từ tốc độ thấp giúp cho động cơ mang tải lớn không phải khởi động đột ngột, tránh hư hỏng phần cơ khí, ổ trục, tăng tuổi thọ động cơ.
- Tiết kiệm năng lượng đáng kể so với phương pháp chạy động cơ trực tiếp.

Nhược điểm:

Để sử dụng và vận hành biến tần đúng cách hiệu quả thì người sử dụng, lắp đặt nhất thiết phải có kiến thức nhất định.
Chi phí đầu tư ban đầu cao.
Khó khăn trong việc khắc phục sự cố hư hỏng.)

Câu hỏi 2. Sử dụng một công tắc gạt ON-OFF để điều khiển bật tắt động cơ 3 pha thông qua biến tần thì phải cài đặt ở chế độ nào?

BÀI 2. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CÓ SẴN TRÊN BIẾN TẦN

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được cách cài đặt Parameter sử dụng PU MODE để điều khiển động cơ 3 pha

 

Nắm được cách đấu dây cơ bản để biến tần có thể điều khiển động cơ

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

Những cài đặt ban đầu

RESET lại các PARAMETER của biến tần

Đặt lại tần số ouput tối đa: PR.1 (50Hz)

Đặt lại tần số ouput tối thiểu: PR.2 (0Hz)

Đặt lại tần số ouput tham chiếu cho motor: PR.3 (60Hz)

Thay đổi thời gian tăng tốc PR.7 (5s-10s)

Thay đổi thời gian tăng tốc PR.8 (5s-10s)

2.2. Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1. Điều khiển động cơ chạy ở tần số nhất định

Mô tả: Nhấn RUN khởi động động cơ chạy ở tần số thành, nhấn STOP động cơ dừng. Thay đổi thời gian tăng tốc thành 7s, thời gian giảm tốc thành 9s.

Hướng dẫn:

Sơ đồ đấu dây

Sử dụng nút PU/EXT để chuyển về PU MODE

Vặn núm vặn để thay đổi tần số muốn chạy

Ấn RUN để bắt đầu chạy

Ấn STOP/RESET để dừng

Câu hỏi:

Tại sao phải thiết lập thời gian tăng tốc, giảm tốc cho động cơ 3 pha?

(Khi chạy có tải, việc tăng tốc nhanh hay dừng đột ngột làm cho quán tính không theo kịp, dẫn đến các sự cố dễ xảy ra như quá tải, cong gãy trục động cơ)

 

Bài tập 2.  Điều khiển động cơ 3 pha chạy thay đổi tần số bằng núm vặn trên biến tần

Mô tả: Ấn RUN để khởi động, sau đó điều chỉnh núm vặn để thay đổi tần số, tốc độ động cơ sẽ được thay đổi

Hướng dẫn:

- Sơ đồ đấu dây (giống bài tập 1)

- Cài đặt chế độ và điều chỉnh Parameter:

Sử dụng nút PU/EXT để chuyển về PU MODE

PR.160 = 0

PR.161 = 1

Ấn RUN để khởi động

Vặn núm vặn để thay đổi thông số chạy của biến tần (min to max)

Bài tập 3. Điều khiển tốc độ động cơ bằng công tắc ngoài

Mô tả: Ấn RUN để khởi động, sử dụng các công tắc ngoài nối với các chân RH, RM, RL để thay đổi tần số chạy của động cơ

Hướng dẫn:

- Sơ đồ đấu dây:

- Cài đặt chế độ và điều chỉnh Parameter:

PR.79 = 4

PR.4 = 50Hz

PR.5 = 30Hz

PR.6 = 10Hz

Câu hỏi: Thay đổi PR.4 = 15Hz, PR.5 = 25Hz, PR.6 = 35Hz. Rút ra kết luận về các chân RH, RM, RL có nhất thiết phải cài đặt theo thứ tự từ cao đến thấp hay không?

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

(Các chân RH, RM, RL không nhất thiết phải cài đặt theo tần số từ cao đến thấp)

Bài tập 4. Thay đổi tốc độ động cơ sử dụng biến trở ngoài

Mô tả: Ấn RUN để khởi động, vặn biến trở để thay đổi tần số chạy của động cơ

Hướng dẫn:

- Sơ đồ đấu dây:

 BÀI 3. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA SỬ DỤNG BIẾN TẦN THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ BÊN NGOÀI (SWITCH VÀ BIẾN TRỞ)

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được cách cài đặt Parameter sử dụng EXT MODE để điều khiển động cơ 3 pha

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

EXT MODE: Chế độ điều khiển bằng kết nối phần cứng bên ngoài như nút nhấn, công tắc hay biến trở

2.2. Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1. Điều khiển động cơ chạy thuận/nghịch

Mô tả:

Ấn STF/STR để khởi động theo chiều thuận hoặc nghịch

Vặn núm vặn để thay đổi tần số chạy của động cơ

Ngưng tác động STF/STR để dừng

Hướng dẫn:

- Sơ đồ đấu dây:

- Cài đặt chế độ và Parameter:  PR.79 = 3

Thay đổi núm vặn bằng biến trở, sau đó cho động cơ chạy thuận với tần số 30Hz, ngưng tác động đợi động cơ dừng hẳn, cho động cơ chạy nghịch với tần số 35Hz.

 

Câu hỏi: Khi động cơ chưa dừng hẳn, thay đổi chiều quay của động cơ có được hay không? Vì sao?

(Không. Vì khi đó moment xoắn bị đổi chiều, việc thay đổi chiều qua đột ngột có thể làm cong gãy trục hoặc hư hỏng các cơ cấu, đặc biệt là với trường hợp có tải nặng)

Bài tập 2. Khởi động STF/STR, thay đổi tần số bằng RH/RM/RL

Mô tả:

Ấn STF/STR để khởi động theo chiều thuận hoặc nghịch

Ấn RH/RM/RL để thay đổi tần số chạy của động cơ

Ngưng tác động STF/STR để dừng

Hướng dẫn:

- Sơ đồ mạch điện:

- Cài đặt chế độ và Parameter:

PR.79 = 3

PR.4 = 50Hz

PR.5 = 30Hz

PR.6 = 10Hz

- Thay đổi PR.4 = 15Hz, PR.5 = 25Hz, PR.6 = 35Hz, thực hiện lại thao tác chạy

BÀI 4. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA CHẠY  ĐA CẤP TỐC ĐỘ (MULTI-SPEED)

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được cách cài đặt biến tần để điều kiển động cơ chạy được nhiều cấp tốc độ

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

Điều khiển đa cấp tốc độ có thể hoạt động ở nhiều chế độ khởi động:

+ Khởi động bằng RUN ở PU hoặc EXT

+ Khởi động bằng STF/STR

Khi khởi động bằng RUN thì có thể cài đặt chiều quay bằng cách set giá trị PR.178 = 60 (STF MODE) hoặc PR.179 = 61 (STR MODE)

Để cài đặt đa cấp tốc độ cần set PR.160 = 0

Các cấp tốc độ:

PR.4

Multi – speed LV1

PR.5

Multi – speed LV2

PR.6

Multi – speed LV3

PR.24

Multi – speed LV4

PR.25

Multi – speed LV5

PR.26

Multi – speed LV6

PR.27

Multi – speed LV7

PR.232

Multi – speed LV8

PR.233

Multi – speed LV9

PR.234

Multi – speed LV10

PR.235

Multi – speed LV11

PR.236

Multi – speed LV12

PR.237

Multi – speed LV13

PR.238

Multi – speed LV14

PR.239

Multi – speed LV15

Bảng 2. Danh sách các parameter cho 15 cấp tốc độ

Hình  37. Đa cấp tốc độ (4-15)

Hình  38. Đa cấp tốc độ (1-3)

2.2. Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1. Cài đặt biến tần sử dụng STF/STR để khởi động, chạy lần lượt các tần số 5Hz, 10Hz, 15Hz, 20Hz, 25Hz, 30Hz, 35Hz.

Mô tả:

Tác động STF/STR để bắt đầu khởi chạy

Sử dụng kết hợp các chân RH, RM, RL để kích hoạt tốc độ cài đặt

Hướng dẫn:

- Sơ đồ mạch điện:

- Cài đặt chế độ và Parameter:

PR.79 = 3

PR.4 = 5

PR.5 = 10

PR.6 = 15

PR.24 = 20

PR.25 = 25

PR.26 = 30

PR.27 = 35

- Thay đổi tốc độ:

+ SPEED 1: RH

+ SPEED 2: RM

+ SPEED 3: RL

+ SPEED 4: RM + RL

+ SPEED 5: RH + RL

+ SPEED 6: RH + RM

+ SPEED 7: RH + RM + RL

Bài tập 2. Cài đặt biến tần sử dụng STF/STR để khởi động, chạy lần lượt các tần số 5Hz, 10Hz, 15Hz, 20Hz, 25Hz, 30Hz, 35Hz, 45Hz, 50Hz.

Sơ đồ mạch điện: tương tự bài tập 1

Cài đặt thông số:

Gợi ý:

Dùng các chân RH, RM, RL và REX để điều khiển đa cấp tốc độ

Chuyển đổi 1 trong 2 chân STF/STR thành REX bằng cách set PR.178=8 hoặc PR.179=8

Câu hỏi: Để cài đặt biến tần chạy thuận khởi động bằng RUN (PU) 15 cấp tốc độ lần lượt: 5Hz, 8Hz, 10Hz, 12Hz, 18Hz, 20Hz, 24Hz, 26Hz, 30Hz, 35Hz, 39Hz, 43Hz, 47Hz, 55Hz, 60Hz thì cần cài đặt các thông số nào trên biến tần? Viết các tổ hợp RM, RM, RL và REX để có được 15 cấp tốc độ

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

BÀI 5. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN QUA DIGITAL OUTPUT CỦA PLC S7 1200

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được sơ đồ đấu dây PLC – INVERTER, cách cài đặt các thông số của biến tần và viết chương trình PLC để đáp ứng các yêu cầu đặt ra

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

- Xem lại lý thuyết môn học Kỹ thuật lập trình PLC

- Xem lại lý thuyết các bài học trước

2.2. Câu hỏi và bài tập

Bài tập 1. Điều khiển đảo chiều động cơ 3 pha chạy tần số 35Hz

Mô tả:

- Có 3 switch: S1 (STF), S2 (STR), S3(STOP)

- Gạt S1 thì động cơ khởi động thuận, gạt S2 thì động cơ khởi động nghịch, gạt S3 thì động cơ dừng

Sơ đồ mạch điện:

Chương trình PLC:

- Bảng địa chỉ:

- Chương trình PLC:

 

 

 

Cài đặt biến tần:

PR.79 = 3

Thao tác:

Vặn núm vặn trên biến tần đến tần số 35Hz, ấn SET

Gạt S1 để động cơ chạy thuận

Gạt S3 để động cơ dừng

Gạt S2 để động cơ chạy nghịch

Gạt S3 để động cơ dừng

Câu hỏi 1. Viết lại chương trình PLC khoá chéo STF/STR cho bài tập trên

BÀI 7. ĐỌC TÍN HIỆU ENCODER

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được một số thông tin cơ bản khi đấu nối và cài đặt, lập trình đọc giá trị encoder, từ đó suy ra tốc độ động cơ

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

- Mã Encoder sử dụng E38S6G5-360B-G24F (NPN)

+ Nguồn: 5VDC-24VDC

+ Số xung: 360 p/r

+ Dạng ngõ ra: NPN

+ Channel A: White

+ Channel B: Green

- PLC S7 1200 có hỗ trợ cho phép đọc xung Encoder ở 4 mode:

+ Single phase: đếm cạnh lên của 1 kênh

+ Two phase: đếm cạnh lên và xuống của 1 pha

+ A/B counter: đếm cạnh lên của 2 kênh

+ A/B Four Fold: đếm cạnh lên và xuống của 2 kênh

- Cấu hình PLC S7 1200 đọc xung Encoder:

+ Vào Devive configuration, chọn vào PLC, tìm đến mục High Speed Counter (HSC), chọn HSC_1, sau đó vào mục General, chọn Enable this high speed counter, vào Function để cấu hình kiểu đếm

+ Lọc nhiễu (2 chân kết nối Encoder): Properties => General => Digital Input => Channel 3(tuỳ vào Encoder kết nối với chân tín hiệu nào) => Input filters => 0.1 microsec

- Chương trình PLC (Main OB1)

+ Để đọc được xung Encoder, ta cần lấy ra khối đếm xung tốc độ cao:

1) Technology => Counting => Orthers => CTRL_HSC => OK

 

Ta đã lấy ra được khối đọc xung tốc độ cao, tuy nhiên không thể khai báo cho các chân trong khối lệnh. Để khai báo được, ta thực hiện như sau:

Add new block => Data_block_1 => OK

Sau đó khai báo các chân của khối lệnh trong block:

Các kiểu dữ liệu trong khối Data_block_1 đi theo cặp

Một số tính năng:

Reset encoder: tác động vào CV một xung

Đếm lùi: đặt giá trị NEW_DIR = -1, sau đó tác động vào DIR một xung, tương tự đếm tiến thì NEW_DIR = 1

Đếm từ giá trị N: đặt giá trị NEW_CV = N, sau đó tác động vào CV 1 xung

Đếm đến giá trị M reset về 0:

+ Đặt giá trị NEW_RV = M

+ Tác động vào RV 1 xung

+ So sánh số xung đếm được và NEW_RV, nếu bằng thì kích hoạt biến ảo M

+ Dùng biến ảo M kích chân CV

- Để chuyển số xung về tốc độ động cơ, ta làm như sau:

+ Lấy mẫu số xung trong thời gian t

+ Tính tốc độ theo công thức:

V(rpm) =

Trong đó:

Thời gian lấy mẫu tính theo giây - ở đây ta lấy t = 0.5s

Độ phân giải encoder tính theo xung/vòng (p/r) - ở đây encoder của ta là 360p/r

Bài tập: Đấu nối, cài đặt và viết chương trình đọc giá trị encoder

Mô tả

Sử dụng biến tần để kéo encoder, cài đặt biến tần chạy lần lượt các tần số 10Hz, 20Hz, 30Hz, 40Hz, 50Hz. Quan sát tốc độ xuất ra từ encoder.

Sơ đồ mạch điện

Channel A đấu với I0.0

Channel B đấu với I0.1

Chương trình PLC

+ Ta dùng hàm Ton để lấy mẫu, sau đó dùng hàm nhân (MUL) và hàm chia (DIV) để tính toán tốc độ động cơ

+ Chương trình PLC đọc Encoder tính toán tốc độ động cơ:

Cài đặt cấu hình:

Ta chọn HSC1 tương ứng với 2 kênh I0.0 và I0.1, click chọn Enable this high speed counter. Tại Function => Operating 

Lọc nhiễu ở Channel0 và Channel1 (DI 8/DQ 6 => Digital Input): chỉnh input filters về 0.1 microsec

Chương trình PLC:

Vì dùng tính năng A/B counter fourfold sẽ đếm cạnh lên và cạnh xuống của encoder nên độ phân giải sẽ gấp 4 lần độ phân giải thông thường.

Thao tác

Thao tác theo mô tả yêu cầu đề bài, điền các giá trị tương ứng vào bảng:

Tần số cài đặt trên biến tần (Hz)

Tốc độ động cơ (rpm)

10

 

20

 

30

 

40

 

50

 

Dựa vào kết quả thí nghiệm, nhận xét về mối quan hệ giữa tần số cài đặt trên biến tần và tốc độ đo được ở encoder:

Bài 8. THIẾT KẾ GIAO DIỆN MÀN HÌNH HMI

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được cách lập trình các tác vụ HMI thoả mãn các yêu cầu đặt ra của bài toán

 

 

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

Phần mềm ứng với HMI DOP-B07E415 là DOPSoft V2

Giao diện khi vào phần mềm

Chọn NEW, sau đó chọn đúng series HMI hiện tại:

Mục Project Name: đặt tên dự án

Mục Screen Name: tên màn hình hiện tại

Sau đó chọn Next để đi đến Communication Setting để chọn cổng giao tiếp

Đối với Ethernet, ta chọn vào Ethernet, chọn vào Local Host, chọn vào OverWrite IP, đổi IP thành 1.1.1.100

Mục Device, add NewDevice, ở Controller ta chọn S7 1200 (ISO TCP), Controller IP ta đổi thành 1.1.1.120 (trùng với PLC thực tế) và chọn OK

Để tạo nút nhấn, chọn vào BUTTON

Chọn loại nút nhấn cần thiết theo yêu cầu đề bài, sau đó kéo chọn kích thước của nút nhấn

Sau đó click đúp vào nút nhấn để thiết lập các thông số

Tại tab main, ta có 2 dạng là Write Addresses và Read Addresses, tuỳ vào chức năng là Nút nhấn hay Hiển thị mà nhập địa chỉ ở Write hoặc Read

Ở tab Text, ta có thể thêm ký tự hiển thị ở cả 2 trạng thái của công cụ

Sau khi Cài đặt xong, ta chọn Compile để kiểm tra các thiết lập

Sau khi Compile xong, ta tiến hành download chương trình xuống HMI. Vào Opptions, kéo xuống dưới cùng chọn vào Environment

Cửa sổ Environment hiện ra, ta có thể chọn 1 trong 3 đường truyền để download, để tiện lợi ta dùng Ethernet, nhấn OK

Nhấn vào Download Screen, cửa sổ tìm kiếm HMI sẽ hiện ra

Ta chọn HMI tìm được, sau đó nhấn OK

Đợi thanh Download hoàn thành 100% là ta đã tải xong chương trình xuống HMI

*Kết nối HMI DOP-B07E415 và PLC S7 1200

Để kết nối giữa HMI và PLC S7 1200 qua giao tiếp LAN, ta cần đảm bảo:

- PLC và HMI cùng lớp mạng (VD: 1.1.1.120 và 1.1.1.100)

- IP Controller của HMI phải đúng với IP của PLC

- IP tĩnh của PC phải cùng lớp mạng với 2 thiết bị trên

Để thay đổi IP tĩnh của PC, ta chọn vào Network and Internet Settings, chọn đến Ethernet

Tại đây ta chọn Change adapter options

Tiếp tục chọn Ethernet

 

 

 

Chọn Properties, sau đó tìm đến mục Internet Protocol Version 4

Lúc này cửa sổ sẽ hiện ra, chúng ta đổi IP thành 1.1.1.99 để cùng lớp mạng với HMI và PLC

2.2. Câu hỏi và bài tập

Câu hỏi 1. HMI DOP-B07E415 có bao nhiêu cổng giao tiếp với các thiết bị khác, đó là những cổng nào?
...................................................................................................................
...................................................................................................................

(Com 1, Com 2, Com 3 và LAN)

Câu hỏi 2. HMI DOP-B07E415 có bao nhiêu cổng nạp chương trình từ PC, đó là những cổng nào?
...................................................................................................................
...................................................................................................................

(Ethernet, PC Comport và USB)

Câu hỏi 3. HMI DOP-B07E415 có bao nhiêu giao thức truyền thông? Kể tên.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
(RS485, RS232, RS422, Ethernet)

BÀI 9. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ 3 PHA BẰNG BIẾN TẦN THÔNG QUA HMI

1. Chuẩn đầu ra

Chuẩn đầu ra của bài học

CĐR HP

Nắm được cách lập trình các tác vụ HMI thoả mãn các yêu cầu đặt ra của bài toán

 

Nắm được cách cài đặt biến tần giao tiếp trực tiếp với HMI

 

2. Nội dung

2.1. Lý thuyết

- Để điều khiển động cơ 3 pha bằng biến tần thông qua HMI thì ta sử dụng giao thức Modbus RTU (RS485) và mô hình Master (HMI) – Slave (Inverter).

- Biến tần Mitsibishi FR-D720S-0.1K hỗ trợ việc nhận dữ liệu trong mô hình này dưới dạng các thanh ghi.

Đối với bài học này, ta sẽ sử dụng thanh ghi 40009 và 40014 để điều khiển biến tần

Ở thanh ghi 40009, ta sẽ sử dụng các bit từ 0 đến 5 để điều khiển biến tần:

- Bit 0: dừng lệnh

- Bit 1: lệnh chạy thuận

- Bit 2: lệnh chạy nghịch

- Bit 3: lệnh chạy với tần số RH

- Bit 4: lệnh chạy với tần số RM

- Bit 5: lệnh chạy với tần số RL

Và các thanh ghi để hiển thị các giá trị cần thiết bao gồm:

- 40201: hiển thị tần số của biến tần

- 40202: hiển thị dòng điện hiện tại của biến tần

- 40203: hiện thị điện áp hiện tại của biến tần

Kết nối HMI DOP B07E415 và biến tần FR D720S 0.1K chuẩn RS485

Đối với biến tần cần kết nối 4 chân

PIN 3 (RDA): chân +  biến tần nhận dữ liệu

PIN 4 (SDB): chân – biến tần gửi dữ liệu

PIN 5 (SDA): chân + biên tần gửi dữ liệu

PIN 6 (RDB):  chân – biến tần nhận dữ liệu

 

 

Close