Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỌC CỤ TRONG MÔN HỌC GÒ, HÀN

mã tài liệu 300600300307
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 550 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, thuyết minh ..., bản vẽ lắp MÔ HÌNH HỌC CỤ TRONG MÔN HỌC GÒ, HÀN, tập bản vẽ các chi tiết trong máy 2D, Thiết kế kết cấu các cụm máy, ... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MÔ HÌNH HỌC CỤ TRONG MÔN HỌC GÒ, HÀN
giá 1,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỌC CỤ TRONG MÔN HỌC GÒ, HÀN

MỤC LỤC

MỤC LỤC.. 1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 5

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 59

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY.. 60

CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM.. 78

KẾT LUẬN.. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 97

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

-Từ những năm 1900 nghề gò hàn đã xuất hiện. Mới đầu, mặt hàng chủ yếu là làm phễu tôn, sau đó là các loại thùng tưới nước, xô, chậu tôn…Dần dần mở rộng chủng loại sang các mặt hàng khác, mỗi đời lại phát triển thêm một mặt hàng mới. Những năm đó ít thợ nên công việc nhiều, những người thợ say mê nghề như chính miếng cơm, ngụm nước hàng ngày vậy. Bởi nghề không những là sự tự hào truyền thống gia đình, sự say mê, mà còn là nguồn thu nhập chính. Ngày đó, nhu cầu của người dân chỉ đơn giản là những đồ gia dụng thông thường trong gia đình như xô, chậu, thùng cưới..., nhưng do làm thủ công nên người thợ cũng bận rộn cả ngày mới có thể hoàn thành hết đơn hàng.  Hiện nay, do sự phát triển của đất nước, hầu hết các sản phẩm đã được cơ giới hóa để tiết kiệm sức lao động và cho năng suất cao. Các mặt hàng phát triển vô cùng phong phú cả về hình thức lẫn chủng loại, có thể kể đến: Tủ, kệ inox, thùng chứa nước, toa hút khói, các loại nồi công nghiệp, cửa nhôm kính... Người ta không chỉ đặt đồ dùng gia đình, mà còn đặt những đơn hàng lớn cho các khách sạn, nhà hàng, khu công nghiệp…Vì vậy, người thợ thủ công sẽ khó đáp ứng kịp về mặt thời gian và số lượng nên xuất hiện ngày càng nhiều máy móc hiện đại nên các nghề thủ công dần mai một, những người làm gò hàn thủ công chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Những sản phẩm không làm được bằng máy người ta mới tìm đến những người thợ thủ công.

-Ngày nay với công nghệ tiên tiến để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt, các chi tiết kích thước lớn…việc gò hàn đa số sử dụng bằng máy móc. Điều quan trọng là công nghệ máy móc và trình độ người thợ gia công sẽ quyết định chất lượng mối hàn cũng như độ đẹp của chi tiết.Gò, hàn, tiện, phay, bào, dập, cuốn, uốn, ép… tất cả các biện pháp gia công này tùy vào từng sản phẩm, chi tiết mà sẽ sử dụng những biện pháp gia công riêng sao cho tiết kiệm chi phí, thời gian và tiền bạc của khách hàng. Việc lựa chọn sử dụng phương thức gia công, sử dụng máy gì, sử dụng công suất máy bao nhiêu, sử dụng bao nhiêu nhân công, nguyên liệu gì??? Tất cả đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến bản báo giá, chính vì thế việc quan trọng không phải là bạn làm tốt như thế nào mà là việc bạn sẽ thông minh như thế nào khi lựa chọn phương pháp gia công tiết kiệm nhất cho khách hàng.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Công nghệ gia công tấm (Gò hàn).

2.1.1     Kỹ thuật gò

2.1.1.1         dụng cụ và vật liệu

a Dụng cụ.

Có rất nhiều loại dụng cụ dùng trong nghề gò, mỗi loại đều có công dụng riêng, bao gồm các dụng cụ vạn năng sử dụng trong nhiều trong việc, các dụng cụ chuyên dùng cho từng công việc. Tùy theo tính chất và yêu cầu của mỗi công việc, người thợ cần chọn dụng cụ sử dụng thích hợp.

Dụng cụ vạch lấy dấu.

Các dụng cụ này về cơ bản tương tự các dụng cụ được dùng trong nghề nguội, gia công cắt gọt. Độ chính xác của chúng nói chung không cao, về cơ bản là các dụng cụ đo và lấy dấu hoặc các cữ chuẩn được chế tạo bằng thép.

Mũi vạch

Mũi đột dấu

a)    Compa               b) thước vạch cung tròn

Eke

Hình 1.1. Các loại dụng cụ vạch dấu cơ bản

Các loại kéo cắt tôn.

Các loại kéo cắt thường dùng để cắt các kim loại mỏng, chiều dày không quá 1,5 mm (thép), hoặc 2mm (hợp kim đồng, nhôm …). Kích cở của kéo cắt tôn cầm tay được thể hiện bằng tổng chiều dài của kéo trong phạm vi từ 180 ÷ 450 mm.

Kéo cắt tôn cầm tay được phân loại thành kéo cắt tôn dày và kéo cắt tôn mỏng tùy thuộc vào chiều dày và góc mài của lưỡi cắt. Kéo cắt tôn cũng được phân loại theo hình dạng lưỡi cắt, có loại dùng cho người thuận tay phải và có loại cho người thuận tay trái.

+      Kéo lưỡi thẳng: Được dùng chủ yếu để cắt các đường thẳng hoặc các đường cong có bán kính cong lớn.

+      Kéo lưỡi cong thon: Được dùng chủ yếu để cắt các đường cong bao ngoài hoặc đường thẳng.

+      Kéo cắt lưỡi cong gấp: Chủ yếu dùng để cắt tạo các lỗ.

Hình 1.2: Các loại kéo cắt tôn thông dụng

Các loại búa.

Các loại búa của thợ gò phải có bề mặt làm việc theo yêu cầu của kỹ thuật gò, thường được chia làm hai loại cơ bản. Búa mặt cứng, thường được chế tạo bằng thép, dùng để gia công biến dạng dẻo ở nhiệt độ thường. Búa mặt mềm thường được chế tạo bằng đồng, gỗ, cao su dùng để gia công các vật liệu mềm.

Hình 1.3: Các loại búa gò thông dụng

Dụng cụ kê.

Các dụng cụ kê cơ bản được dùng làm đe để gia công biến dạng dẻo. Có hai nhóm dụng cụ kê, dụng cụ đa năng và dụng cụ định hình. Dụng cụ đa năng là các đe bằng thép, hợp kim đồng. Dụng cụ định hình, thường có biên dạng đặc biệt, được dùng để kê khi gia công biến dạng nhằm đạt được hình dạng mong muốn.

Đe gò đồng

Bàn máp

Đe

Bộ búa – đe gò đồng

 

 

Hình 1.4: Các dụng kê cơ bản

Đục.

Đục thường dùng trong kỹ thuật gò gồm đục bằng và đục khe (đục rãnh). Đục bằng dùng để đục gọt bavia, cạnh sắt của chi tiết, đục mặt phẳng hoặc đục chặt thép tấm tương đối mỏng. Đục khe phần lớn dùng để đục mở lỗ trên tấm vật liệu mỏng. 

Hình 1.5: Đục

Cưa tay.

Các cưa tay dùng trong nghề gò, về cơ bản là các loại cưa dùng trong nghề nguội.

Hình 1.6: Cưa tay

Các loại giũa.

Các loại giũa dùng trong nghề gò, về cơ bản cũng là các loại giũa dùng trong nghề nguội.

Hình 1.7: Các loại giũa

1.1.1.   Vật liệu.

a)    Các loại Tôn tấm. (thép tấm)

+      Tôn đen: Màu xanh đen hơi nhạt, dễ bị ăn mòn và rỉ sét trong không khí, vì vậy sau khi gia công sản phẩm thường phải sơn, xi mạ, nhúng nhựa hay tráng kẽm …

+      Tôn tráng kẽm: Là tôn đen được tráng một lớp kẽm để chống rỉ sét. Vì lớp kẽm dễ bong tróc, nên khi gia công ta không nên bẻ hoặc gấp nhiều lần và hạn chế đánh búa mạnh tay lên bề mặt tôn.

+      Tôn tráng thiếc: Là tôn đen được tráng một lớp thiếc, dùng để chế tạo các hộp đựng thực phẩm.

+      Ngoài ra các loại tấm đồng, đồng thau, nhôm, thép không rỉ cũng thường được sử dụng trong ngành gò.

b)    Thép ống.

Thép ống chia ra ống liền và ống hàn.

+      Ống thép liền: Được các thành từ nguyên liệu thỏi kim loại mặt cắt không có mối hàn. Cường độ ống thép liền tương đối cao, thường dùng ở thiết bị công nghiệp hóa dầu, nồi hơi …

+      Ống thép hàn: Dùng thép tấm tạo hình rồi hàn lại. Loại ống thép này không chịu được nhiệt độ cao, áp lực cao, cường độ cao thường dùng cho các công trình thông thường như ống dẫn khí, nước …

c)    Vật liệu thép hình.

Thép hình có nhiều loại, căn cứ vào hình dáng mặt cắt, thép hình chia ra: thép góc, thép U, thép I, thép tròn, thép vuông, thép lục giác, thép dẹp …

2.1.1.2         THIẾT BỊ GÒ.

a , Thiết bị sử dụng bằng tay.

Gồm các loại sau: máy cắt tôn đạp chân, máy cuốn tôn, máy bẻ cạnh, máy cán ép mí, kéo cần, kéo cắt vòng …

Kéo cần cắt tôn

Máy cắt tôn đạp chân

Máy gấp mép quay tay

Máy cán chỉ quay tay

Máy cuốn tôn quay tay

b.Thiết bị truyền động bằng động cơ điện.

  1. Máy cắt tôn.

Máy cắt tôn là thiết bị chủ yếu để cắt thép tấm. Nguyên lý làm việc của máy cắt tôn cũng tương tự nguyên lý cắt bằng kéo trong đời sống hằng ngày, tức lợi dụng sự chuyển động tương đối của lưỡi kéo trên và lưỡi kéo dưới tạo ra lực cắt mạnh tác dụng vào tấm thép kẹp giữa 2 lưỡi dao, khiến nó tách ra theo lưỡi kéo, hoàn thành việc cắt.

Máy cắt tôn chạy điện

Máy cắt tôn thủy lực

  1. Máy cắt đột liên hợp.

Máy cắt đột liên hợp tập trung nhiều chức năng vào một máy: cắt vật liệu tấm, cắt thép hình và đột lỗ.

Phương pháp sử dụng máy cắt đột liên hợp và các điểm cần lưu ý:

+      Khi sử dụng dao cắt thép tấm: Bề mặt tấm thép phải sạch sẽ (trước khi cắt cần làm sạch). Tay đặt cách đường cắt một khoảng cách nhất định, tránh thương tích. Thép tấm phải đặt phẳng, lưỡi dao phải nằm đúng đường cắt. Khi thử cắt lần đầu chiều dài cắt nên vượt quá 15mm nếu không sau này khó sửa. Cần đẩy tấm thép di chuyển theo miệng dao khi lưởi dao trên nâng lên. Khi lưỡi dao trên di chuyển xuống dưới, do hai phía tấm thép chịu lực không đều nên cần điều chỉnh tấm ép đối với tấm thép ở mặt lưỡi dao dưới, giữ khe hở hợp lý giữa tấm ép với tấm thép để cắt được thẳng.

+      Khi sử dụng dao cắt thép hình: Nên chọn mặt cắt lưỡi dao khớp với mặt cắt vật liệu thép hình. Cần điều chỉnh thanh ép theo qui cách vật liệu hình, để nó ép chặt vật liệu hình, tránh khi làm việc vật liệu hình nẩy lên gây thương tích.

+       Khi sử dụng máy cắt đột liên hợp, chỉ có thể sử dụng riêng biệt từng chức năng, không thể thao tác cùng lúc hai hoặc trên hai chức năng, ví dụ cùng lúc tiến hành cắt và đột lỗ hoặc cắt thép tấm cùng lúc chặt thép hình. Người thao tác phải thuộc qui trình thao tác an toàn thiết bị. khi hai người hoặc hai người trở lên cùng thao tác thì chỉ định người chỉ huy. Cần tiến hành duy tu bảo dưỡng định kỳ theo yêu cầu của thiêt bị.

Máy cắt đột liên hợp

  1. Máy cuốn tôn.

Máy cuốn tôn còn gọi là máy cuốn tròn, máy cuốn lăn, là thiết bị chủ yếu uốn vật liệu thành dạng ống tròn hoặc cung tròn thông qua trục lăn. Căn cứ vào vị trí sắp xếp của trục lăn, máy cuốn tôn chia ra ba hình thức kết cấu: máy cuốn tôn ba trục đối xứng, ba trục không đối xứng và bốn trục.

Hình 1.8: Nguyên lý làm việc của máy cuốn tôn ba trục đối xứng

Hình 1.9: Nguyên lý làm việc của máy cuốn tôn ba trục không đối xứng

Hình 1.10: Nguyên lý làm việc của máy cuốn tôn bốn trục

           Những điểm cần lưu ý khi sử dụng máy cuốn tôn để cuốn chi tiết hình ống hoặc lòng mo.

+      Khi đặt vật liệu trên máy, vật liệu tấm cần để ngay ngắn giữa trục trên, trục dưới, thường là bề mặt trục đều có kẻ khắc đường định vị theo hướng trục. Khi đặt vật liệu, phải để phần cuối tấm trùng hoặc song song với đường định vị trên trục. Trong quá trình ép cuốn cũng cần thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh, phòng ngừa hiện tượng chi tiết bị vặn vẹo hình 1.11 – (a)

Hình 1.11: Các khiếm khuyết có thể xuất hiện khi cuốn chi tiết hình ống

+      Khi điều chỉnh cự ly giữa trục với trục, cự ly hai đầu phải thống nhất, phải đảm bảo đồng bộ hai đầu khi trục nâng, hạ, nếu không dễ tạo thành độ côn khi cuốn chi tiết hình ống hình 1.11 – (b)

+      Cần nắm vững độ cong chi tiết, độ cong chi tiết lớn hay nhỏ quyết định bởi cự ly giữa các trục. Khi cuốn cần kiểm tra với tấm dưỡng, căn cứ vào kết quả mà điểu chỉnh cự ly giữa các trục cho thích hợp. Tuyệt đối không được điều chỉnh một cách mù quáng, nếu không một khi cuốn sai sẽ khó sửa lại. hình 1.11– (c)

+      Phòng ngừa hiện tượng gồ hình trống. Có hai nguyên nhân dẫn đến nổi phồng: một là trục chịu lực quá lớn bị cong, hai là nguyên nhân thao tác ví dụ: khi mới bắt đầu cuốn, một đầu trục ép quá chặt, để giải quyết vấn đề đó lại điều chỉnh đầu kia quá chật gây gồ lên hình trống. hình 1.11 – (d)

Phương pháp khắc phục hiện tượng gồ hình trống là giảm chịu lục của trục. Có thể áp dụng phương pháp ép ít mà lăn nhiều vài lượt, khi điều chỉnh trục cần tránh hiện tượng ép chặt một đầu. Hể xuất hiện hiện tượng gì có thể đệm lót vào giữa chổ gồ của ống tròn với trục để khắc phục. Chiều dày đệm phải căn cứ vào tình hình gồ lên của chi tiết để quyết định, thường vào khoảng 2 – 6mm.

+      Tất cả những phôi cần lăn ép để cuốn chi tiết đều phải có chất lượng bề mặt tốt. Ví dụ các xỉ cắt còn lại trên mép tấm đều phải mài nhẵn để tránh làm hỏng trục hoặc cong trục do tập trung lực đối xứng.

+      Khi cuốn ống tròn lớn, cần có thiết bị cẩu hoặc cầu trục hổ trợ, phòng ngừa biến dạng do trọng lực của tấm thép, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.

Máy cuốn tôn 3 trục thủy lực

Máy cuốn tôn 3 trục chạy điện

Máy cuốn tôn 4 trục

Cuốn ống côn

  1. Các thiết bị gò thường dùng khác

Máy cắt vòng

Máy gấp mép

Máy chấn tôn thủy lực

Máy dựng cạnh ống

Máy cuốn và móc mí ống

Máy gấp móc mí

Máy làm co 900

Máy cắt tôn cầm tay

máy mài 2 đá

Máy mài cầm tay

Máy cắt sắt

Máy cưa

Máy khoan bàn

Máy dập

Máy dập cóc

2.1.1.3  CÁC PHƯƠNG PHÁP CẮT KIM LOẠI

a. Cắt kim loại tấm bằng kéo tay

-      Kéo tay thường dùng để cắt tôn có bề dày ≤ 1mm. Gồm có kéo cắt đường thẳng, kéo cắt đường cong (kéo trái, kéo phải).

-      Cách cầm kéo và cắt tôn.

    Áp ngón trỏ thẳng với tay kéo.

    Giữ chặt kéo sao cho trong quá trình cắt hai lưỡi kéo sát vào nhau (không có khe hở).

    Vị trí phần cắt ở bên cạnh phải của phôi.

    Cắt kim loại dọc theo các đường vạch dấu.

-      Lưỡi cắt

    Góc mài tiêu chuẩn của lưỡi cắt khoảng 600 và có thể sai lệch từ 20 - 30

    Mặt cắt của lưỡi kéo không phẳng mà hơi cong.

-      Phương pháp cắt những đường cắt khó

    Uốn mép cắt xuống hoặc lên.

    Cắt bên ngoài dường vạch dấu khoảng 5mm, nếu chiều rông cắt quá lớn.

    Nhấc một cạnh lên khi cắt.

    Cầm keo tay bằng cả 4 ngón tay (kể cả ngón trỏ) khi cắt tôn dày.

....

Điện cực nóng chảy

Điện cực nóng chảy (hay còn gọi là que hàn) tùy theo công dụng của nó và thành phần hóa học của kim loại được hàn, người ta chế tạo các loại que hàn tương ứng như: que hàn thép; gang; đồng; nhôm;…

Mặt khác que hàn điện còn được chia ra hai loại: que hàn không thuốc (que hàn trần) và que hàn có thuốc bọc.

Lớp thuốc bọc que hàn điện có khối lượng chiếm 1 - 5% khối lượng lõi kim loại (dq), đường kính ngoài que hàn dn ≤ 1,2dq (dq được gọi là đường kính que hàn).

Lớp thuốc bọc mỏng: có tác dụng làm tăng tính ổn định của hồ quang. Thành phần thuốc bọc thường có: đá vôi, fenpat, bột tan… (chiếm 80 - 85% khối lượng) và thủy tinh lỏng (15 - 20% khối lượng). Lớp thuốc bọc loại này thường dùng hàn các kết cấu không quang trọng, vì mối hàn bằng que hàn này có cơ tính kém.

Lớp thuốc bọc loại dày (dn ≥ 1,55dq) có tính ổn định hồ quang và tạo xung quanh hồ quang một lớp khí và xỉ bảo vệ kim loại khỏi bị tác dụng của ôxyvà nitơ ở môi trường. Trong trường hợp cần thiết người ta cho thêm lớp thuốc bọc những thành phần hợp kim (các fero hợp kim), những thành phần này sẽ tham gia vào thành phần của mối hàn và nâng cao cơ tính của mối hàn.

Thành phần của lớp bọc này bao gồm các chất ion hóa (phấn), chất tạo xỉ (cao lanh), chất tạo khí (tinh bột), chất khử ôxy (nhôm, fero mangan…), các chất hợp kim và chất dính kết.

2.3.1 Hàn hồ quang tay

  1. Các loại liên kết hàn

Hàn hồ quang tay tuy năng suất thấp, chất lượng không cao, đòi hỏi phải có tay nghề cao, nhưng rất linh hoạt phù hợp với sản xuất nhỏ, với các kết cấu phức tạp. Các kết cấu thường có các loại liên kết như hình 11.8.          

Công nghệ hàn hồ quang tay, được bắt đầu từ việc chuẩn bị mép hàn (bao gồm việc làm sạch và vát mép cạnh hàn). Trên hình 11.8 giới thiệu các loại chuẩn bị mép hàn tùy thuộc vào độ dày vật hàn.

b. Vị trí mối hàn trong không gian: Các mối hàn phân bố trong một kết cấu hàn theo vị trí không gian khác nhau. Chúng được chia làm 3 vị trí: sấp, đứng, trần. Xác định đúng vị trí trong không gian sẽ xác định được chế độ và biện pháp kỹ thuật đúng đắn.

Hình 11.9 giới thiệu 3 vị trí đó.

-          Xét trong mặt phẳng ngang các mối hàn phân bố từ 0 - 60o thuộc vị trí hàn sấp.

-          Những vị trí nằm trong khỏang 60 - 120o gọi là vị trí đứng và ngang.

-          Từ 120 - 180o các mối hàn ở vị trí hàn trần (ngửa). Trong các vị trí đó, vị trí hàn sấp là vị trí thuận tiện nhất.   

c. Chế độ hàn hồ quang tay: Thông số quan trọng cần được xác định khi hàn là đường kính que hàn (dq), cường độ dòng điện hàn (Ih).

Khi hàn mối hàn giáp mối (Hình 11.10a), để đảm bảo chiều rộng và chiều cao mối hàn, qd phụ thuộc vào chiều dày vật hàn, người ta tính dq theo công thức sau:

dq = s/2 + 1 (mm)                          (11.2)

Còn đối với liên kết hàn góc, chữ T (Hình 11.10b) dq tính theo công thức sau:

dq = k/2 + 2                                   (11.3)

Ở đây:       s : chiều dày vật hàn (mm)

                  k : cạnh mối hàn góc hay chữ T (mm).

Cường độ dòng điện hàn hồ quang tay (Ih) phụ thuộc vào đường kính và kim loại vật hàn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào vị trí mối hàn trong không gian.

Công thức kinh nghiệm sau đây tính cho vị trí hàn sấp của liên kết hàn thép:

Ih = (20 - 6dq).dq   (A)                   (11.4)

Trong đó : dq - đường kính que hàn (mm)

2.3.2 Hàn hồ quang tự động

Hàn hồ quang tay có năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, hao phí kim loại đầu mẫu que hàn cao, hiệu suât nhiệt kém.

Hàn hồ quang tự động sẽ nâng cao năng suất và đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng mối hàn. Năng suất được nâng cao chủ yếu là do dùng mật độ dòng điện cao và do que hàn chảy liên tục

Hàn hồ quang tự động không mất thời gian để thay đổi que hàn như hàn tay. Hồ quang khi hàn tự động mạnh và làm cho kim loại chảy sâu hơn, vì thế những mối hàn có chiều dày hàn lớn cũng có thể chỉ hàn một lần. Tất cả những điều đó làm cho năng suất hàn được nâng cao so với hàn tay 5 - 10 lần.

Hàn tự động cũng không cần phải dùng kính bảo vệ mắt cho thợ hàn khi thực hiện hàn tự động hồ quang dưới lớp thuốc hàn.

Phương pháp hàn tự động này được dùng nhiều trong công nghiệp hiện nay. Mặt khác phương pháp này cũng có năng suất cao hơn phương pháp hàn tự động hồ quang hở (hàn tự động hồ quang trong môi trường khí bảo vệ). Kinh nghiệm sản xuất chứng tỏ rằng hàn tự động hồ quang dưới lớp thuốc đặc biệt sẽ rất tốt khi hàn những mối hàn thẳng và vòng. Phương pháp hàn hồ quang tự động được dùng nhiều trong sản xuất hàng loạt, thậm chí trong cả sản xuất đơn chiếc như hàn bể chứa, nồi hơi, bình chứa chất lỏng, vỏ máy điện, ống,… thời gian gần đây hàn tự động dưới lớp trợ dung còn được dùng trong việc xây dựng lò cao, cầu đường, chế tạo tàu thủy, toa xe, ôtô và các ngành chế tạo khác.

Hàn tự động dưới lớp trợ dung là quá trình sử dụng nhiệt độ hồ quang nung chảy dây hàn dưới lớp thuốc. Hình 11.11 biểu thị nguyên lý quá trình hàn tự động dưới lớp thuốc. Dây hàn (2) cuộn trong giá (3) đi qua tẩu hàn đến chỗ hàn (1) nhờ đầu tự động (4), đầu tự động này di chuyển dọc theo đường hàn nhờ bộ truyền (7). Ở phía trước hồ quang, chất trợ dung từ máng (6) rơi xuống, chảy đều trên đường hàn và khi hàn, thuốc hàn bị chảy phủ trên kim loại nóng chảy để bảo vệ, sau khi đông cứng lại, tạo thành lớp xỉ cứng (9) bọc lấy mối hàn (8). Phần còn lại của chất trợ dung chưa bị nung chảy thì theo ống cao su (10) bị hút trở về máng chứa (5) để dùng lại. Các máy hàn tự động SW - 101 Nhật : máy MCH6; MCH7 của Pháp đang có ở Việt nam.

Kim loại dây hàn và vật hàn được hồ quang nung chảy trong điều kiện không có không khí nhờ lớp trợ dung nóng chảy cách ly nên kim loại hàn không bị oxy hóa.

2.3.4. Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ

Trong phương pháp hàn điện hồ quang, ngoài việc dùng điện cực (que hàn), chất trợ dung còn có cách bảo vệ mối hàn khỏi bị oxy hóa và nitơ hóa bằng cách dùng những dòng khí bảo vệ đẩy không khí ra khỏi môi trường hồ quang và giữ cho kim loại nóng chảy không tiếp xúc với không khí bên ngoài. Các khí bảo vệ dùng để hàn là các khí khử oxy (hyro, cacbon,…), các khí trơ (argon, heli) và khí hoạt tính (cacbonic - CO2).

Những phương pháp hàn trong môi trường khí bảo vệ thường dùng nhất là dùng trong môi trường khí hydrro, hàn trong khí argon và trong khí cacbonic (CO2). Hàn trong môi trường CO2 với dây hàn nóng chảy được gọi là hàn MAG (Metal - ActivGas), hàn trong môi trường khí argon với dây hàn nóng chảy được gọi là hàn MIG (Metal - Inter Gas).

Những ưu điểm của phương pháp hàn hồ quang argon:

-    Năng suất cao.

-    Có thể cơ khí hóa trong khi hàn.

-    Cóthể hàn một số lớn kim loại mà không cần dùng chất trợ dung, đảm bảomối hàn sạch, bỏ được nguyên công làm sạch xỉ hàn.

-    Có tính linh hoạt hơn

- Nung nóng tập trung nên kim loại hàn được ngấu hơn.

Hàn hồ quang argon có thể tiến hành với điện cực không nóng chảy (gọi là hàn TIG). Khi hàn TIG hồ quang cháy trong môi trường argon, lớp khí này bảo vệ kim loại nóng chảy khỏi bị oxy hóa - hình 11.13.

Hàn hồ quang argon dùng chủ yếu để hàn thép không gỉ các hợp kim nhôm và hợp kim magiê, hợp kim titan.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

- Phương hướng:

-      Hiện nay ở các cơ sở gò hàn khi gia công không cần dựa và bản vẽ, chỉ yêu cầu để lại kích thước và làm theo kinh nghiệm của họ. Vì vậy sản phẩm sau khi gia công có thể mắc các lỗi sai cơ bản của Gò hàn.

-      Sinh viên khi học bộ môn gò hàn chỉ được thấy chi tiết qua lý thuyết, hình vẽ thiếu thực tế. Trong giảng dạy vẫn có thiếu các mô hình sản phẩm vì vậy giáo viên sẽ khó truyền đạt đến sinh viên một cách cụ thể.

  -Giải pháp:

-      Bên cạnh việc giảng dạy bằng lý thuyết cần cho sinh viên thực hành khai triển nhiều hơn

-      Đào tạo và phát triển nghề Gò Hàn

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

4.1 Khai triển

- khai triển hình trụ

    - D = 240mm

- chiều dài khai triển :

       L =π.D=π240.

-Hình khai triển hình trụ là một hình chữ nhật có chiều dài πD, chiều rộng bằng chiều cao H=250mm của ống.

        + Trong đó:

D : là đường kính

L : là chiều dài khai triển

-      Khai triển hình trụ vạt

-             Vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của hình trụ vạt có đường kính D. chia πD làm 24 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24. Qua các điểm 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 dựng các đường chiếu thì các đường này cắt đường  1’13’ lần lượt ở các điểm 2’,  3’,  4’, 5’, 6’, 7’, 8,’ 9’, 10’, 11’, 12’, 13’, 14’, 15’, 16’, 17’, 18’, 19’, 20’, 21’, 22’, 23’, 24’.

-             Khai triển : Chiều dài là πD. Chia đều chiều dài này thành 24 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 ,20, 21, 22, 23, 24, 1. Trên hình chiếu đứng từ các điểm 1,   2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’, 10’, 11’, 12’, 13’, 14’, 15’, 16’, 17’, 18’, 19’, 20’, 21’, 22’, 23’, 24’ dựng các đường chiếu sang hình khai triển thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’, 10’, 11’, 12’, 13’, 14’, 15’, 16’, 17’, 18’, 19’, 20’, 21’, 22’, 23’, 24’. Nối các giao điểm này bằng 1 đường cong thì ta được hình khai triển của hình trụ vạt.

-      Khai triển hình ống chữ T

-        Vẽ hình chiếu đứng của hình ống chữ T có đường kính D,d.

      - Khai triển  ống Ø200

chia   làm 12 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. Qua các điểm 1, 2, 3, 4  dựng các đường chiếu thì các đường này cắt đường  cong lần lượt ở các điểm1’,  2’,  3’,  4’, 3’, 2’, 1’.

-khai triển:

-          Chiều dài là πD. Chia đều chiều dài này thành 24 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 12, 11, 10, 9, 8, 7 ,6 , 5 , 4 , 3, 2, 1. Trên hình chiếu đứng từ các điểm 1’,   2’, 3’, 4’, 3’, 2’, 1’ dựng các đường chiếu sang hình khai triển thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4 lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 3’, 2’, 1’. Nối các giao điểm này bằng 1 đường cong sau đó đối xứng đường cong này qua đường 13 ta được hình khai triển ống Ø200.

-  Khai triển  ống Ø140

     -    chia   làm 8 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Qua các điểm  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 dựng các đường chiếu thì các đường này cắt đường  cong lần lượt ở các điểm 1’,  2’,  3’,  4’, 5’, 4’, 3’, 2’, 1’.

-khai triển:

- Chiều dài là πd. Chia đều chiều dài này thành 16 phần bằng nhau và đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Trên hình chiếu đứng từ các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 4’, 3’, 2’, 1’. dựng các đường chiếu xuống  hình khai triển thì các đường này cắt các đường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. lần lượt ở các điểm 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’. Nối các giao điểm này bằng 1 đường cong sau đó đối xứng đường cong này qua đường 9

 

Close