Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỆN THÂN XE

mã tài liệu 301300200003
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 475 MB Bao gồm tất cả file CAD hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện thân xe, các phương án thiết kế, hệ thống tín hiệu, phun gạt nước, nâng hạ kính, điều khiển gương..., thuyết minh cùng nhiều tài liệu liên quan đến LUẬN VĂN KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỆN THÂN XE
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Khoa: Cơ Khí

Bộ môn: Cơ Khí ô tô

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

  1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm 3 ):

Ngành                 : Kỹ thuật cơ khí

Chuyên ngành   : Cơ khí ô tô

  1. Tên đề tài : “KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐIỆN THÂN XE”
  2. Các dữ liệu ban đầu :

-         Các hệ thống điện thân xe được gắn trên xe Toyota Fortuner.

-         Các thông số sửa chữa từ tài liệu Toyota Fortuner và các tài liệu trong quá trình học tập.

  1. Các yêu cầu chủ yếu:

-           Tìm hiệu chung về các hệ thống điện thân xe Toyota Fortuner.

-           Tìm hiệu đặc điểm kết cấu và khảo sát sơ đồ nguyên lý của các hệ thống điện thân xe.

-           Khảo sát, kiểm tra hư hỏng của các hệ thống điện thân xe.

-           Xây dựng mô hình học tập hệ thống điện thân xe.

  1. Kết quả tối thiểu phải có:

1) Khoảng 100 trang thiết minh về nội dung như yêu cầu trong mục (4)

2) Tối thiểu 6 bản vẽ trình bày những nội dung thực hiện

3) Mô hình có khả năng hoạt động được

MỤC LỤC

Lời mở đầu..................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 2

1.1.           Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài................................................................. 2

1.2.           Mục đích của đề tài................................................................................................. 2

1.3.           Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài........................................................ 3

1.3.1.     Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................... 3

1.3.2.     Giới hạn nghiên cứu........................................................................................... 3

1.4.           Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3

1.5.           Các kết quả đạt được từ đề tài................................................................................ 3

1.6.           Kết cấu của bài luận văn......................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE FORTUNER........ 5

2.1.           Tổng quan về xe fortuner....................................................................................... 5

2.1.1.     Giới thiệu về sự phát triển của tổng công ty TOYOTA................................. 5

2.1.2.     Giới thiệu về xe fortuner.................................................................................... 5

2.2.           Vai trò của hệ thống điện thân xe.......................................................................... 8

2.3.           Giắc nối, dây dẫn và các linh kiện bảo vệ............................................................ 9

2.3.1.     Giắc nối................................................................................................................ 9

2.3.2.     Dây dẫn................................................................................................................ 9

2.3.3.     Công tắc............................................................................................................. 10

2.3.4.     Các chi tiết bảo vệ............................................................................................ 11

2.3.4.1.            Cầu chì.................................................................................................... 11

2.3.4.2.            Rơle......................................................................................................... 11

2.4.           Các dạng hư hỏng thường gặp của mạch điện................................................... 12

2.4.1.     Hở mạch............................................................................................................. 12

2.4.2.     Mạch tiếp xúc kém........................................................................................... 13

2.4.3.     Đoạn mạch/ ngắt mạch..................................................................................... 14

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG XE FORTUNER............ 16

3.1.           Khái quát về hệ thống........................................................................................... 16

3.1.1.     Đèn pha.............................................................................................................. 17

3.1.1.1.          Đặc tính quang học của đèn pha..................................................... 17

3.1.1.2.          Kết cấu của đèn pha.......................................................................... 17

3.1.1.3.          Các loại đèn pha................................................................................ 18

3.1.2.     Đèn hậu và đèn kích thước.............................................................................. 21

3.1.3.     Đèn sương mù................................................................................................... 22

3.2.           Khảo sát sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng xe fortuner............................. 23

3.2.1.     Khảo sát sơ đồ mạch điện đèn pha................................................................. 23

3.2.2.     Khảo sát sơ đồ mạch đèn hậu và đèn kích thước......................................... 25

3.2.3.     Khảo sát sơ đồ mạch điện đèn sương mù...................................................... 26

3.3.           Kiểm tra hư hỏng hệ thống chiếu sáng............................................................... 29

3.3.1.     Phương pháp điều chỉnh đèn đầu................................................................... 29

3.3.1.1.          Dụng cụ.............................................................................................. 29

3.3.1.2.          Kiểm tra độ hội tụ đèn pha.............................................................. 29

3.3.1.3.          Điều chỉnh độ hội tụ đèn pha........................................................... 31

3.3.1.4.          Phương pháp điều chỉnh độ chiếu sáng đèn sương mù................ 31

3.3.2.     Khảo sat kiểm tra từng bộ phận...................................................................... 32

3.3.2.1.          Kiểm tra bóng đèn............................................................................. 32

3.3.2.2.          Kiểm tra cầu chì................................................................................ 33

3.3.2.3.          Kiểm tra điện áp ắc quy................................................................... 33

3.3.2.4.          Kiểm tra giắc cắm............................................................................. 33

3.3.2.5.          Kiểm tra dây dẫn............................................................................... 34

3.3.2.6.          Kiểm trơ rơle..................................................................................... 34

3.3.2.7.          Kiểm tra công tắc.............................................................................. 35

3.3.3.     Xác định chân các linh kiện để đấu dây........................................................ 36

3.3.3.1.          Chuận bị dụng cụ.............................................................................. 36

3.3.3.2.          Xác định các chân của tim đèn pha cốt.......................................... 37

3.3.3.3.          Xác định chân của rơle..................................................................... 37

3.3.4.     Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng của hệ thống chiếu sáng.......................... 38

3.3.4.1.          Cụm đèn pha...................................................................................... 38

3.3.4.2.          Đèn hâu, đèn kích thước và đèn sương mù................................... 39

3.3.5.     Chẩn đoán hư hỏng mạch điện hệ thống chiếu sáng.................................... 41

CHƯƠNG 4: KHAI THÁC HỆ THỐNG TIN HIỆU XE FORTUNER

4.1.           Khái quát về hệ thống........................................................................................... 43

4.1.1.     Công dụng, phân loại....................................................................................... 43

4.1.2.     Hệ thống đèn báo rẽ và nguy hiểm................................................................. 43

4.1.3.     Đèn kích thước.................................................................................................. 44

4.1.4.     Đèn phanh......................................................................................................... 45

4.1.5.     Hệ thống còi điện và chuông nhạc................................................................. 46

4.2.           Khảo sát sơ đồ mạch điện của hệ thống tín hiệu............................................... 48

4.2.1.     Đèn báo rẽ báo nguy........................................................................................ 48

4.2.2.     Sơ đồ đèn phanh xe fortuner........................................................................... 50

4.2.3.     Sơ đồ đèn báo lùi xe fortuner.......................................................................... 50

4.2.4.     Sơ đồ hệ thống còi xe fortuner........................................................................ 51

4.3.           Kiểm tra hư hỏng hệ thống tín hiệu.................................................................... 52

4.3.1.     Khảo sát kiểm tra từng bộ phận...................................................................... 52

4.3.1.1.          Kiểm tra rơ le......................................................................................... 52

4.3.1.2.          Kiểm tra bóng đèn................................................................................. 54

4.3.1.3.          Kiểm tra công tắc................................................................................... 55

4.3.1.4.          Kiểm tra còi xe....................................................................................... 57

4.3.2.     Xác định chân của các linh kiện để đấu dây................................................. 59

4.3.2.1.          Xác định chân của các công tắc máy................................................... 59

4.3.2.2.          Xác định các chân của công tắc điều khiển hệ thống tín hiệu.......... 60

4.3.3.     Khảo sát chẩn đoán hư hỏng hệ thống tín hiệu............................................. 61

CHƯƠNG 5: KHAI THÁC HỆ THỐNG PHUN NƯỚC, GẠT NƯỚC XE FORTUNER    63

5.1.           Khái quát về hệ thống........................................................................................... 63

5.1.1.     Cần gạt nước/thanh gạt nước.......................................................................... 64

5.1.2.     Công tắc gạt nước và rửa kính........................................................................ 65

5.1.3.     Motor gạt nước................................................................................................. 66

5.2.           Khai thác sơ đồ mạch điện hệ thống gạt nước và rửa kính.............................. 70

5.2.1.     Hệ thống phun gạt nước phía trước................................................................ 70

5.2.2.     Hệ thống phun gạt nước phía sau................................................................... 72

5.3.           Khai thác, kiểm tra hư hỏng hệ thống gạt nước và rửa kính............................ 73

5.3.1.     Khảo sát kiểm tra từng bộ phận...................................................................... 73

5.3.1.1.          Cụm công tắc điều khiển phun gạt nước............................................ 73

5.3.1.2.          Kiểm tra hoạt động phun nước rửa kính............................................. 75

5.3.1.3.          Kiểm tra motor gạt nước kính chắn gió.............................................. 76

5.3.1.4.          Kiểm tra motor rửa kính....................................................................... 77

5.3.1.5.          Kiểm tra họat động gạt nước phía sau................................................. 77

5.3.1.6.          Kiểm tra cần gạt nước........................................................................... 77

5.3.1.7.          Kiểm tra lỗ phun nước, mực nước....................................................... 78

5.3.2.     Xác định chân của giắc cắm và chân của motor gạt nước để đấu dây....... 78

5.3.2.1.          Xác định các chân của công tắc gạt nước........................................... 78

5.3.2.2.          Xác định chân của motor gạt nước...................................................... 78

5.3.3.     Khảo sát chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống gạt nước........ 79

CHƯƠNG 6: KHAI THÁC HỆ THỐNG NÂNG HẠ KÍNH, HỆ THỐNG KHÓA CỬA VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG CHIẾU HẬU.

6.1.           Hệ thống nâng hạ kính.......................................................................................... 83

6.1.1.     Khái quát về hệ thống...................................................................................... 83

6.1.1.1.          Chức năng của hệ thống........................................................................ 83

6.1.1.2.          Cấu tạo.................................................................................................... 84

6.1.1.3.          Công tắc điều khiển nâng hạ kính....................................................... 85

6.1.1.4.          Motor nâng hạ kính............................................................................... 86

6.1.1.5.          Cơ cấu nâng hạ kính.............................................................................. 87

6.1.2.     Khảo sát sơ đồ mạch điện của hệ thống nâng hạ kính................................. 87

6.1.3.     Khảo sát, kiểm tra hư hỏng hệ thống nâng hạ kính...................................... 89

6.1.3.1.          Khảo sát kiểm tra từng bộ phận........................................................... 89

6.1.3.2.          Xác định chân các linh kiện để đấu dây.............................................. 91

6.1.3.3.          Chẩn đoán các hư hỏng thường gặp của hệ thống nâng hạ kính..... 93

6.2.           Hệ thống khóa cửa................................................................................................ 95

6.2.1.     Khái quát về hệ thống...................................................................................... 95

6.2.1.1.          Chức năng............................................................................................... 95

6.2.1.2.          Cấu tạo của hệ thống khóa cửa............................................................ 95

6.2.1.3.          Công tắc điều khiển khóa cửa.............................................................. 96

6.2.1.4.          Motor khóa cửa...................................................................................... 97

6.2.1.5.          Relay tổ hợp........................................................................................... 97

6.2.2.     Kiểm tra các bộ phận của hệ thống................................................................ 98

6.2.2.1.          Kiểm tra công tắc chính điều khiển cửa.............................................. 98

6.2.2.2.          Kiểm tra công tắc chính-rơ le tổng hợp.............................................. 98

6.2.2.3.          Kiểm tra khóa trước người lái.............................................................. 99

6.2.2.4.          Kiểm tra cụm đai trong ghế trước lái.................................................. 99

6.2.2.5.          Kiểm tra khóa cửa trước trái- rơle tổng hợp.................................... 100

6.2.2.6.          Kiểm tra khóa cửa trước phải, sau trái, sau phải và cửa hậu......... 101

6.2.2.7.          Kiểm tra rơle khóa cửa của hành khách và cửa hậu........................ 102

6.3.           Hệ thống điều khiển Gương điện...................................................................... 103

6.3.1.     Tổng quát về hệ thống................................................................................... 103

6.3.1.1.          Chức năng, yêu cầu, phân loại........................................................... 103

6.3.1.2.          Khảo sát hệ thống điều khiển gương chiếu hậu............................... 104

6.3.2.     Khảo sát sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển gương chiếu hậu............ 106

6.3.3.     Khảo sát kiểm tra hư hỏng hệ thống điều khiển gương chiếu hậu........... 107

6.3.3.1.          Khảo sát kiểm tra từng bộ phận......................................................... 107

6.3.3.2.          Xác định chân của linh kiện để đấu dây........................................... 110

6.3.3.3.          Chẩn đoán các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống................. 111

CHƯƠNG 7: HỆ THỐNG AN TOÀN CHỦ ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG ÂM THANH

7.1.           Hệ thống an toàn................................................................................................. 113

7.1.1.     Khái quát chung về hệ thống........................................................................ 113

7.1.1.1.          Sự cần thiết của túi khí SRS............................................................ 113

7.1.1.2.          Nguyên lý làm việc của túi khí SRS............................................... 114

7.1.1.3.          Cấu tạo và chức năng của các bộ phận hệ thống túi khí SRS tren xe fortuner      114

7.1.2.     Kiểm tra hư hỏng của hệ thống túi khí........................................................ 118

7.1.2.1.          Khảo sát kiểm tra từng bộ phận....................................................... 118

7.1.2.2.          Các dạng hư hỏng chủ yếu của hệ thống túi khí........................... 123

7.2.           Hệ thống âm thanh.............................................................................................. 124

7.2.1.     Khái quát chung về hệ thống........................................................................ 124

7.2.1.1.          Cấu tạo................................................................................................ 124

7.2.1.2.          Một số đặc điểm trong hệ thống âm thanh trên ô tô..................... 125

7.2.1.3.          Nguyên lý hoạt động của Radio...................................................... 126

7.2.1.4.          Nguyên lý của ăng ten...................................................................... 128

7.2.1.5.          Bộ khuếch đai.................................................................................... 129

7.2.1.6.          Loa...................................................................................................... 130

7.2.2.     Khảo sát sơ đồ mạch điện hệ thống âm thanh............................................ 131

7.2.3.     Kiểm tra hư hỏng hệ thống âm thanh.......................................................... 133

7.2.3.1.          Kiểm tra ăng ten (khi bật radio)...................................................... 133

7.2.3.2.          Kiểm tra ăng ten (khi cáp ăng ten không nối với máy thu radio)133

7.2.3.3.          Kiểm tra loa....................................................................................... 134

7.2.3.4.          Kiểm tra một số hiện tượng nhiễu xuất hiện.................................. 134

CHƯƠNG 8: THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

8.1.           Mục đích, ý nghĩa thực hiện mô hình............................................................... 135

8.1.1.     Cũng cố kiến thức.......................................................................................... 135

8.1.2.     Tiếp cận thực tế.............................................................................................. 135

8.1.3.     Tiếp tục hoàn thiện và phát triển.................................................................. 135

8.2.           Tiếp cận thực tế................................................................................................... 135

8.2.1.     Chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu...................................................................... 138

8.2.2.     Dựng khung và bố trí chi tiết trên mô hình................................................. 140

8.2.3.     Kiểm tra các chi tiết bộ phân của hệ thống trên mô hình.......................... 140

8.2.3.1.          Kiểm tra công tắc máy...................................................................... 140

8.2.3.2.          Kiểm tra công tắc điều khiển nâng hạ kính.................................... 141

8.2.3.3.          Kiểm tra motor nâng hạ kính........................................................... 141

8.2.3.4.          Kiểm tra Loa...................................................................................... 142

8.2.3.5.          Kiểm tra công tắc điều khiển gương chiếu hậu............................. 142

8.2.3.6.          Kiểm tra gương chiếu hậu................................................................ 143

8.2.3.7.          Kiểm tra bộ máy Radio.................................................................... 144

8.2.4.     Xác định chân của các bộ phận để đấu dây................................................ 145

8.2.4.1.          Xác định chân của công tắc máy..................................................... 145

8.2.4.2.          Xác định chân của công tắc nâng hạ kính...................................... 145

8.2.4.3.          Xác định chân của công tắc điều khiển gương chiếu hậu............ 146

8.2.4.4.          Xác định chân của motor điều khiển gương chiếu hậu................ 146

8.2.4.5.          Xác định chân của đầu radio............................................................ 147

8.3.           Sơ đồ mạch điện và hoạt động của các hệ thống trên mô hình..................... 147

8.3.1.     Sơ đồ mạch điện và hoạt động hệ thống điều khiển gương chiếu hậu.... 147

8.3.2.     Sơ đồ mạch điện và hoạt động hệ thống nâng hạ kính.............................. 148

8.3.3.     Sơ đồ mạch điện và hoạt động của hệ thống giải trí Radio...................... 149

CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

9.1.           Kết luận................................................................................................................ 153

9.2.           Hướng phát triển đề tài....................................................................................... 153

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................... 154

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Các chữ viết tắt:

A/C: Điều hòa không khí.

A/T: hộp số tự động.

ABS : hệ thống phanh chống hãm cứng.

COMB : kết hợp tổng hợp.

DLC3: giắc nối dự liệu số 3.

ECT: hộp số điều khiển điện tử.

ECU: bộ điều khiển điện tử.

EFI: phun nhiên liệu điện tử.

EMPS: hệ thống lái trở lực bằng motor điện.

ESA: đánh lửa sớm điện tử.

EVAP: kiểm soát hơi nhiên liệu.

ISC: điều khiển tốc độ không tải.

J/B: hộp đầu nối.

LEP: diod phát quang.

LH: bên trái.

LHD : tay lái thuận tay lái bên trái.

M/T : hộp số thường.

O/D : hộp số truyền tăng.

R/B : hộp rơle.

RH : bên phải.

SRS : hệ thống túi khí.

SW : công tắc.

TEMP : nhiệt độ.

TVSS : hệ thống bảo vệ Toyota.

VSV : van chuyển chân không.

VVT-i: hệ thống phân phối khí thông minh.

SST: thiết bị kiểm tra của Toyota

DTC: mã lội hiện tại.

SRS: hệ thống an toàn chủ động

 

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, do nhu cầu xã hội ngày càng phát triển, kéo theo mọi hoạt động trong đời sống xã hội đều phát triển theo xu hướng hiện đại hóa nên đòi hỏi phải có những phương tiện hiện đại phục vụ cho con người. Do đó song song với sự phát triển của mọi ngành nghề thì công nghệ ô tô cũng có sự thay đổi khá lớn. Nhu cầu con người dần dần được đáp ứng về các mặt tiện nghi, sang trọng, kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tính thời đại…trong đó tính tiện nghi được các nhà sản xuất khai thác rất nhiều trong lĩnh vực ô tô. Phần lớn các hệ thống trên xe ô tô được điều khiển điện để giúp đơn giản công việc, giảm thời gian và sức lực nên số lượng công việc để sửa chữa một chiếc xe liên quan về điện rất nhiều. Mặt khác, thị trường ô tô Việt Nam đang rất phát triển, nhất là các dòng xe của Toyota xuất hiện ngày càng nhiều trong nước ta. Từ vấn đề đó, với những kiến thức đã học và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em quyết định thực hiện đề tài: “KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE TOYOTA FORTUNER 2.7V VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỌC TẬP ĐIỆN THÂN XE”.

Trong thời gian thực hiện đề tài, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên quá trình thực hiện không thể trách khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng tất cả các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.           Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Hiện tại, ở Việt Nam chúng ta, công nghệ kỹ thuật về ngành ô tô còn chưa phát triển như các nước châu âu và cũng chưa bằng các nước trong khu vực, nên hầu hết linh kiện đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí tương đối cao nên các trường đại học đào tạo ngành ô tô cũng giới hạn trong việc giảng dạy lý thuyết, thực hành tương đối ít. Nhất là môn học về điện ô tô, sinh viên rất mơ hồ khi chỉ xem các bảng mạch và đọc nguyên lý còn việc thực hành và cấu tạo của chúng ra sao thì không hay biết, mà thực tế thì khác nhiều so với lý thuyết nên phần lớn sinh viên ra trường chưa tự làm việc được mà còn phải học tập thêm một thời gian dài nữa mới làm việc được.Trước nhu cầu trên đòi hỏi phải có thêm nhiều mô hình phục vụ giảng dạy cho sinh viên. Trong những năm gần đây, khoa học kỹ thuật rất phát triển, nhu cầu sử dụng con người càng tăng cao nên việc ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là kỹ thuật điện tử đã làm cho công nghệ ô tô ngày càng tiên tiến hơn, nhiều hệ thống hiện đại được ứng dụng trên ô tô. Hệ thống điện ô tô ngày càng phức tạp và da dạng hơn. Vì vây, những hư hỏng trên ô tô ngày nay chủ yếu liên quan đến hệ thống điện. Đề tài thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe ô tô dùng để làm tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên khoa cơ khí ô tô, đồng thời có thể sử dụng làm tài liệu sửa chữa cho các sinh viên sau khi ra trường.

 

1.2.           Mục đích của đề tài

Đề tài nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phương  pháp kiểm tra hư hỏng của hệ thống điện thân xe ô tô. Đồng thời thiết kế chế tạo mô hình hệ thống điện thân xe và thiết kế các động tác hướng dẫn thực hành. Vì vây, sản phẩm của đề tài là tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên chuyên nghành cơ khí ô tô, giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành và nẵm vững các kiến thức lý thuyết một cách dễ dàng hơn, và với hướng phát triển của đề tài giúp cho các sinh viên khóa sau sẽ không bỡ ngỡ khi ra trường.

1.3.           Nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài

1.3.1.     Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu khái quát các hệ thống điện thân xe trên ô tô.

Phân tích đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống điện thân xe trên ô tô Fortuner.

Trình bày các nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống.

Thiết kế, chế tạo mô hình hệ hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra hư hỏng của các hệ thống điện thân xe Fortuner thống điện thân xe.

Thiết kế các động tác hướng dẫn thực hành lắp ráp và kiểm tra trên mô hình.

1.3.2.         Giới hạn của đề tài

Do giới hạn về tài liệu và thực tế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các hệ thống điện thân xe cơ bản như hệ thống chiếu sang tín hiệu, hệ thống gạt nước, hệ thống nâng hạ kiếng, hệ thống khóa cửa, một số hệ thống tiện nghi….Đề tài không nghiên cứu các hệ thống tiện nghi như hệ thống điều hòa không khí.

1.4.           Phương pháp nghiên cứu

Về phần lý thuyết:

+ Nghiên cứu các tài liệu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện thân xe ô tô.

+ Khảo sát về cấu tạo, nguyên lý hoạt đông, đặc điểm của các hệ thống điện thân xe trên ô tô fortuner.

+ Khảo sát các hư hỏng và cách kiểm tra hư hỏng về các hệ thống điện thân xe trên ô tô fortuner.

+ Phân tích, đánh giá, so sánh các đối tượng nghiên cứu.

Về phần thực nghiệm:

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống điện thân xe ô tô.

1.5.           Các kết quả đạt được từ đề tài

Sau khi hoàn thành được đề tài, em đã hiểu được các hệ thống điện thân xe mà mình khai thác trong đề về cấu tạo cũng như hoạt động của các hệ thống. Phần mô hình đã cho em nhiều thực nghiệm trong học tập và làm việc. Để hoàn thành đề tài, em đã làm một bài lý thuyết khai thác các hệ thống trên xe và lý thuyết mô hình và mô hình về hệ thống điện thân xe nhưng tập trung vào 3 hệ thống chính là: hệ thống nâng hạ kính, hệ thống điều khiển gương chiếu hậu và hệ thống giải trí.

1.6.           Kết cấu của bài luận văn

Nội dung chính của bài luận văn em thực hiện 7 chương sau đây:

-         Chương 1: Đặt vấn đề

-         Chương 2: Tổng quan về điện thân xe toyota fortuner.

-         Chương 3: Khai thác hệ thống chiếu sáng xe toyota fortuner.

-         Chương 4: Khai thác hệ thống tín hiệu xe toyota fortuner.

-         Chương 5: Khai thác hệ thống gạt nước và rửa kính.

-         Chương 6: Khai thác hệ thống nâng hạ kính, khóa cửa và điều khiển gương chiếu hậu.

-         Chương 7: Khai thác hệ thống an toàn và hệ thống giải trí.

-         Chương 8: Thiết kế mô hình hệ thống điện thân xe

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN THÂN XE FORTUNER

2.1.           Tổng quan về xe fortuner.

2.1.1.     Giới thiệu về sự phát triển của tổng công ty TOYOTA.

Có thể nói, sự gia nhập vào nghành công nghiệp ô-tô của Công ty Toyoda Automatic Loom Works chuyên sản xuất máy dệt tự động (nay là tập đoàn Toyota) đã chính thức bắt đầu với sự thành lập một trung tâm sản xuất xe hơi vào tháng 09 năm 1933 dưới sự lãnh đạo của con trai sáng lập viên công ty là Kiichiro Toyoda. Tháng 09/1934 công ty đã sản xuất thành công động cơ ô-tô kiểu A đầu tiên, đây là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tập đoàn về công nghệ ô tô. Sau đó qua các năm, Toyota phát triển không ngừng không chỉ trong nước mà vươn xa ra thị trường thế giới với nhiều dòng xe khác nhau đa dạng về phong cách và tính năng động, là đối thủ cạnh tranh năng ký đối với các dòng xe hơi ở các nước Châu Âu khi các công ty con mọc khắp nới trên thế giới. Ở các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Toyota là dòng xe phổ biến nhất.  Tại Việt Nam thì số lượng xe Toyota  gia tăng không ngừng và trở thành dòng xe quen thuộc của người Việt Nam.

 

2.1.2.     Giới thiệu về xe fortuner

Fortuner- mẫu SUV cỡ trung do Toyota sản xuất và trình làng từ năm 2006 sử dụng động cơ 2TR-FE (máy xăng) và 2KD-FTV( máy dầu) tại thị trường VIệt Nam.

Fortuner được Toyota phân phối ở các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Úc và cả ở VIệt Nam. Mẫu xe này mang thiết kế của 1 chiếc SUV thật thụ với hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian(tùy chọn), gầm cao cùng khả năng vận hành ổn định và bền bỉ vốn có của hãng xe Nhật Bản.

Thiết kế của mẫu SUV này phù hợp với lượng khách hàng trẻ tuổi cũng như trung niên ưu thích 1 mẫu xe năng động, linh hoạt, tiện nghi và không kém phần bền bỉ, ổn định. Khả năng chuyên chở được 7 hành khách cũng là một điểm để các gia đình lớn chú ý. Trong phân khúc xe SUV 7 chỗ cỡ trung này, Fortuner dường như chiếm thế thượng phong so với đối thủ Everest do Ford sản xuất. Tuy nhiên, đối thủ Mitsubishi Pajero Sport đời mới đang đe dọa vị trí dẫn đầu của Fortuner tại Việt Nam.

Nội thất của Fortuner mang thiết kế gọn gàng và tiện dụng với các vị trí điều khiển phù hợp với tầm với của đa số người lái. Vô-lăng 4 chấu với nút điều khiển tích hợp rất tiện dụng. Bản điều khiển trung tâm to và rõ ràng.

Ở Việt Nam, Toyota cung cấp các phiên bản : Fortuner TRD 2.7V (4X4), Fortuner TRD 2.7V (4X2), Fortuner 2.7V (4X4), Fortuner 2.7V (4X2), Fortuner 2.5G (4X2). Các mẫu xe mang động cơ 2.7 đều là loại máy xăng I4 VVT-i 2.7L, cho công suất tối đa 158 mã lực tại 5200 vòng/ph, moment xoắn cực đại 241Nm tại 3800 vòng/ph, đi cùng là hộp số tự động 4 cấp. Riêng mẫu 2.5G sử dụng động cơ Diesel Common Rail 2.5L, công suất cực đại đạt mức 142 mã lực tại 3400 vòng/ph, moment xoắn cực đại 343Nm tại 2800 vòng/ph, hộp số trên phiên bản này là loại số tay 5 cấp.

Thông số kỹ thuật của xe:

Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật động cơ và khung xe:

Bộ phận

Đặc tính

Thông số

tính năng vượt trội so với xe khác

Động cơ

Loại động cơ

WT- i 4 xilanh thẳng hàng

Có bộ phận phân phối khí thông minh giúp động cơ hoạt động triệt đệ hơn, với mô men xoắn cao giúp xe chạy trên các đường địa hình tốt hơn.

Dung tích công tác

 ( cc)

2690

Công suất tối đa

( mã lực, vòng/phút)

158/5200

Mô men xoắn tốiđa (Nm, vòng/phút)

241/3800

Kích thước

D x R x C (mm)

4705 x 1840 x 1850

Với khoảng sáng gầm xe cao và kích thước khả quan giúp xe chạy tốt trên các đường địa hình mà xe ô tô 4 chỗ khó chạy được

Chiều dài cơ sở (mm)

2750

Khoảng sang gầm xe(mm)

220

Bán kính vòng quay tối thiểu (m)

5.9

Trọng lượng không tải (kG)

1710-1770

Trọng lượng tảiKg)

2350

Hệ thống truyền động

 

4 bánh

Giúp tính năng vượt hào tốt hơn 2 bánh

Hộp số

 

Tự động 4 cấp

Hệ thống treo

Trước

Độc lập, tay đòn kép

 

sau

Phụ tuộc, 4 kết nối

 

Vành và lốp xe

Loại vành

Vành đúc

 

Kích thước lốp

265/65R17

 

Phanh

Trước

Đĩa thông gió

 

sau

Tang trống

 

Tiêu chuẩn khí thải

 

Euro 2

 

Với các thông số trên, ta thấy xe fortuner là mẫu xe lý tượng đươc kết hợp giữa xe ô tô 4 chỗ chạy đường bằng với xe chạy địa hình, rất phù hợp với đặc điểm địa hình ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các hệ thống hiện đại được trang bị song song với hệ thống cổ điện giúp cho xe có sự mới mẽ lạ thường, các hệ thống điều khiển dễ dàng, linh kiện phổ thông giúp cho giá thành của xe thấp nhưng vận đạm bảo tính sang trọng cho người dùng, giữ giá và dễ bán lại so với các xe hạng sang. Do đó, fortuner là dòng xe thể thao được ưa chuộng lớn ở thị trường Việt Nam.

Hình 2.1: Kích thước của xe fortuner

2.2.          Vai trò của hệ thống điện thân xe.

Ngày nay, ô tô không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển cho con người mà nó còn có những tính năng quan trọng khác như giải trí, thư giãn. Do đó, trên ô tô ngày càng có nhiều thiết bị tiện ích được lắp ghép trên ô tô để phục vụ nhu cầu của con người. Vì vậy, hệ thống điện thân xe rất cần thiết đối với ô tô ngày nay.

Các hệ thống điện thân xe giúp cho ô tô có thể hoạt động ở các môi trường khác nhau. Ví dụ như hệ thống chiếu sáng giúp xe chạy được trong môi trường ban đêm hay môi trường sương mù dày đặc. Hệ thống gạt nước mưa giúp cho tài xế dễ dàng điều khiển xe khi trời mưa. Hệ thống xông kính giúp làm tan tuyết khi xe chảy mùa đông.

Hệ thống điện thân xe góp phần hộ trợ và tạo sự thuận tiễn cho người lái. Chẳng hạn như hệ thống tín hiệu giúp người lái có thể báo hiệu cho người đi đường biết được hướng rẽ của mình khi bật đèn xi nhan, hay báo hiệu xe đậu khi đèn đậu được bật lên, xe đang phanh lại khi đèn phanh được bật sáng.

Bên cạnh đó, điện thân xe còn làm tăng tính an toàn cho người sử dụng ô tô như hệ thống túi khí giúp tránh va đập nặng cho người sử dụng khi xe va chạm mạnh.

Hệ thống điện thân xe giúp cho tài xế biết được tình trạng hoạt động của xe thông qua các đèn báo trên bảng tableau, từ đó tài xế sẽ điều chỉnh kịp thời tránh hư hỏng nặng và mất an toàn cho xe.

Ngoài ra, điện thân xe còn làm ô tô mang tính tiện nghi hơn như hệ thống âm thanh giúp đỡ căng thẳng cho người đi đường hay giải trí cho hành khách khi xem các kênh truyền hình, giúp giảm nhiệt độ khi bật máy điều hòa không khí.

2.3.          Giắc nối, dây dẫn và các linh kiện bảo vệ

2.3.1.   Giắc nối

Giắc nối dùng để nối các dây dẫn lại với nhau hay nối dây dẫn với các bộ phận điện. Tùy thuộc vào hình dạng của giắc nối, ta có hai loại giắc nối là giắc đực và giắc cái. Giắc đực thường bao ở ngoài giắc cái. Các giắc nối có khóa để bảo đảm cho các giắc nối được nối vững chắc. Khi đấu dây vào giắc nối, cần lưu ý vị trí các chân của giắc. Giắc cái có thứ tự chân được tính từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Giắc đực được đọc chân từ phải sang trái, từ trên xuống dươi

2.3.2.   Dây dẫn

Dây dẫn là thành phần không thể thiếu trong sơ đồ mạch điện. Vì hệ thống dây dẫn trên ô tô rất phức tạp, để thuận tiện cho quá trình kiểm tra, sửa chữa ta sử dụng dây dẫn có các màu khác nhau. Theo quy ước chung, chữ cái đầu tiên thể hiện màu nền của dây, chữ cái thứ hai thể hiện màu sọc của dây. Ví dụ, trên sơ đồ ghi ký hiệu màu dây là B-Y, có nghĩa dây dẫn có màu đen, sọc vàng. Trên ô tô, các cực âm của tất cả các thiết bị điện và cực âm của accu được nối với các tấm thép của thân xe nhằm tạo một mạch điện. Chỗ nối của cực âm và thân xe gọi là mát thân xe. Mát thân xe làm giảm số lượng dây điện cần dùng.

Dây điện và cáp có 3 loại chính sau đây:
Dây thấp áp (dây bình thường) loại này được dùng phổ biến trên ô tô bao gồm có lõi dẫn điện và vỏ bọc cách điện.
Dây cao áp (dây cao áp trong hệ thống đánh lửa) và cáp bao gồm lõi dẫn điện phủ lớp cao su cách điện dầy nhằm ngăn không cho điện cao áp bị rò rỉ.
Dây cáp được thiết kế để bảo vệ nó khỏi những nhiễu điện bên ngòai. Nó sử dụng làm cáp ăng ten radio, cáp mạng CAN…

Hình 2.2: Sơ đồ dây điện trên xe và quy ước màu dây dẫn

2.3.3.     Công tắc

Công tắc dùng để điều khiển hoạt động của các bộ phận điện. Một số công tắc hoạt động bằng tay, trong khi một số khác hoạt động tự động qua việc cảm nhận áp suất dầu hay nhiệt độ.

Hình 2.3: Các loại công tắc

a. Công tắc loại nút ấn; b. Công tắc loại bập bênh; c. Công tắc loại cần gạt

2.3.4.     Các chi tiết bảo vệ

2.3.4.1.          Cầu chì

Cầu chì giúp bảo vệ mạch điện không bị dòng lớn chạy trong dây dẫn hay các bộ phận điện khi bị ngắn mạch.

Hình 2.4: Các dạng cầu chì

2.3.4.2.          Rơle.

Nếu thiết bị điện cần dòng lớn, sẽ dẫn đến tình trạng dễ hư hỏng công tắc. Vì vậy ta sử dụng rơle để cho phép bật tắc một dòng nhỏ, qua đó có thể bật tắc được dòng lớn. Rơle là chi tiết bảo vệ cho các công tắc.

Tùy theo cấu tạo của rơle, ta có ba loại sau: loại thường đóng, loại thường mở và loại tiếp điểm.

Hình 2.5: Các loại rờ le trên ô tô

       a,b. Loại thường mở; c. Loại thường đóng, d. Loại tiếp điểm

2.4.           Các dạng hư hỏng thường gặp của mạch điện.

2.4.1.         Hở mạch.

Hở mạch: Một mạch hở trong dây điện của xe hiếm khi xảy ra ở một điểm trung gian, nhưng có thể xuất hiện tại các giắc nối. Khi kiểm tra hở mạch, ta phải đặc biệt chú ý đến các giắc nối của từng thiết bị điện và các giắc đấu dây, phải rất thận trọng với phần kẹp chặt nơi cực nối và dây điện.

   Hình 2.6: Hư hỏng hở mạch

Một thiết bị điện hoạt động bình thường nếu không có các sự cố trong mạch của nó. Có thể đo điện áp ở các giắc nối như thể hiện ở sơ đồ. Tuy nhiên nếu một thiết bị điện không làm việc bình thường, mạch của nó có thể đã bị hỏng  theo cách nào đó. Trong trường hợp này, có thể xác định khu vực có sự cố bằng cách đo các giắc nối.

Hình 2.7: Dạng hư hỏng mạch hở

Giả sử một bóng đèn không sáng lên như thể hiện trong sơ đồ này. Bằng cách đo điện áp ở mỗi khu vực, có thể thấy rõ rằng không có điện áp ở sau đầu nối A (hoặc C). Điều này cho thấy rằn dây dẫn bị gián đoạn ở giắc nối A (hoặc C), nó sẽ làm ngưng dòng điện. Loại hư hỏng này được gọi là mạch hở.

2.4.2.     Mạch tiếp xúc kém.

Điểm tiếp mát: Việc kiểm tra điểm tiếp mát thường hay bị bỏ qua trong khi kiểm tra mạch điện. Tình trạng tiếp xúc kém với điểm tiếp đất sẽ ngăn cản dòng điện chạy chính xác vào mạch điện và sẽ là nguyên nhân của hử hỏng.

                                                   Hình 2.8: Tiếp xúc kém ở mát

Nếu  tình  trạng  tiếp  xúc kém  xẩy  ra  trong  một  mạch điện, dòng điện không dễ dàng chạy vào khu vực đó và  vì  vậy  nó  hoạt  động  như  một  điện  trở.  Điều này giống như một điện trở tiếp xúc, trong đó dòng điện chạy để có thể đưa điện áp tới cả hai đầu.

Hình 2.9: Mạch tiếp xúc kém

Khi trạng thái tiếp xúc kém xảy ra trong mạch, hoạt động của các thiết bị điện bị giảm công suất, các thiết bị nhanh hư hỏng hơn do xảy ra quá trình điện hóa xảy ra, các bóng đèn sáng kém hơn. Giả thiết rằng tiếp điểm rơle có điện áp là 3 V, đèn sẽ chỉ có điện áp là 9 V, làm giảm dòng điện chạy vào đèn, và làm đèn tối đi tương ứng.

Cách kiểm tra tiếp xúc kém: Nếu không có hử hỏng trong mạch, bóng đèn trong mạch sẽ sáng lên. Tuy nhiên, nếu bóng đèn sáng lờ mờ, có thể có sự cố trong mạch này.

Xác định khu vực có sự cố:

Hình 2.10: Xác định khu vực sự cố

Việc kiểm tra điện áp ở mỗi đầu của bóng đèn trong mạch này đã phát hiện điện áp bóng đèn là 9V. Trong mạch này, điện áp bình thường tại mỗi đầu của bóng đèn sáng là 12V. Vì đây là dòng điện một chiều, hiện tượng này cho thấy có một  điện  trở  ngoài  bóng  đèn  này. Sau đó kiểm tra điện áp tại mỗi đầu của công tắc đã  phát  hiện 3V.  Điều này cho thấy rằng công tắc này có điện trở, có thể do tiếp xúc kém.                                                                                                                                                                                       

2.4.3.      Đoạn mạch/ ngắt mạch

Ngắn mạch: Dây điện có thể gây ra ngắn mạch nếu nó chạm vào thân xe, vì dây điện chưa kẹp chặt ở các vị trí khác nhau, việc kẹp yếu, vật thể lạ và gỉ sét thường dẫn đến ngắn mạch. Do đó, để ngăn chặn điều này, phải kiểm tra sự kẹp chặt và tình trạng gỉ sét của dây điện.

Hình 2.11: Hiện tượng ngắt mạch và đoạn mạch

Giả sử rằng cầu chì đã bị cháy trong mạch thể hiện trong sơ đồ, hãy kiểm  tra nguyên nhân của cầu chì bị cháy.

Xác định khu vực có sự cố .

Hình 2.12: Vị trí cần đo để xác định lỗi ngắt mạch

Chức năng của cầu chì là để tránh cho dây điện hoặc thiết bị không bị hử hỏng bằng cách làm hở mạch do cầu chì bị nóng lên và chảy ra khi cường độ quá mức chạy qua nó. Vì lý do này, có thể cho rằng cường độ quá mức đã chạy qua mạch điện này. Vì đây là mạch của dòng điện một chiều, trong đó điện áp không thay đổi, có thể có đoản mạch giữa dây dẫn và nối mát gây ra cường độ quá mức của dòng. Sau khi đo điện trở giữa các giắc nối và điểm nối mát, đã phát hiện điện trở 0 tại giắc nối B. Điều này cho thấy giắc nối B đã nối tắt với phần tiếp đất, gây ra cường độ quá mức chạy qua mạch điện này.

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

3.1.           Khái quát về hệ thống

Hệ thống chiếu sáng rất quan trọng đối với phương tiên tham gia giao thông trên đường, nó có các công dụng như: Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối, báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường, báo kích thước, khuôn khổ xe và biển số xe, báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi xe phanh và khi dừng, chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lý, …). Tuy nhiên chúng phải thỏa mãn 2 yêu cầu là: có cường độ sáng đủ lớn và không làm chói mắt tài xế điều khiển xe ngược chiều. Hệ thống chiếu sáng gồm các bộ phận: đèn pha, đèn cốt, đèn sương mù, đèn hậu và đèn kích thước. Vị trí của các đèn được bố trí như hình vẽ dưới đây:

Hình 3.1: Vị trí của các đèn trên xe

3.1.1.    Đèn pha

3.1.1.1.            Đặc tính quang học của đèn pha.

Dây tóc của đèn là vật có kích thước rất nhỏ so với kích thước của đèn nên có thể coi nó như là một điểm sáng. Điểm sáng được đặt ở tiêu cự của chóa phản chiếu Parabon. Các chùm tia sáng của điểm sáng sau khi phản chiếu qua chóa đèn sẽ đi song song với trục quang học. Để có thể chiếu sáng đến khắp mặt đường các chùm tia sáng phải đi hơi lệch sang hai bên đường, vấn đề này do kính khuếch tán của đèn làm nhiệm vụ. Kính khuếch tán sẽ hướng các chùm tia sáng ra hai bên để chiếu sáng hết bề rộng của mặt đường và khảng đất lề đường, còn phần tia sáng hướng xuống dưới để chiếu sáng khoảng đường sát ngay đầu xe.

Hình 3.2: Hướng đi của chùm tia sáng đèn pha

a: Nấc pha                                 b: Nấc cốt

Bóng đèn pha được bắt cố định trên ô tô sao cho mặt phẳng qua chân các dây tóc ở vị trí nằm ngang.

3.1.1.2.          Kết cấu của đèn pha

Cấu tạo của đèn pha gồm 3 phần chính: Chóa đèn, bóng đèn và kính khuyết tán.

  1. Chóa đèn

Chóa đèn được dập bằng thép lá và được phủ bên trong một lớp kim loại phản chiếu. Chất phản chiếu là crom, bạc, nhôm. Trong đó:

Crom tạo ra lớp cứng và trơ nhưng hệ số phản chiếu kém 60%.

Bạc có hệ số phản chiếu cao 90% nhưng lại mềm, dễ bị xước nếu lau chùi không cẩn thận và sau một thời gian làm việc sẽ bị tối mù do oxy hóa.

 Nhôm có hệ số phản chiếu cao 90%, nó được phun lên lớp phủ sẵn theo phương pháp tĩnh điện trong điều kiện chân không.

  1. Bóng đèn:

Bóng đèn pha phải có đầu chuẩn và dấu để lắp vào đèn đúng vị trí tức là dây tóc sáng xa phải nằm ở tiêu cự của choá với độ chính xác ± 0,25mm, điều kiện này được đảm bảo nhờ tai đèn. Tai đèn được hàn trực tiếp vào đầu chuẩn của đuôi bóng đèn và có chỗ khuyết (dấu) để đảm bảo khi lắp không sai vị trí. Trên đèn pha có vít điều chỉnh để hướng phần tử quang học của đèn pha theo mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang nhằm chỉnh đúng hướng của chùm tia sáng. Hiện nay việc chế tạo các bóng đèn pha là không tháo, lắp được (một khối), choá đèn có tráng nhôm và kính khuếch tán của đèn được hàn liền với nhau tạo thành buồng đèn và được hút hết khí ra. Các dây tóc được đặt trong buồng đèn và cũng hàn kín với choá, chỉ còn đầu dây là được đưa ra ngoài. Như vậy, toàn bộ hệ thống quang học của pha cả bóng đèn được hàn thành một khối kín. Ưu điểm chủ yếu của kết cấu này là bộ phận quang học được bảo vệ tốt khỏi bụi bẩn và các ảnh hưởng của môi trường, các chất hoá học. Vì vậy tuổi thọ của các dây tóc đèn này tăng và mặc dù giá thành của các phần tử quang học khá cao.

  1. Kính khuếch tán.

Kính khuếch tán bao gồm những thấu kính và lăng kính thủy tinh silicat hoặc thủy tinh hữu cơ bố trí trên một mặt cong.Hệ số thông qua và hệ số phản xạ của bề mặt bộ khuếch tán bằng 0.74-0.83 và 0.9-1.4. Chùm tia sáng từ bộ phận phản xạ tới sau đi qua kính khuếch tán sẽ được khuếch tán ra ngoài với góc lớn hơn. Qua các lăng kính và thấu kính chùm tia sáng được phân bố trong các mặt phẳng với góc nghiêng từ 18o – 20o so với trục quang học, nhờ đó ánh sáng không bị nhòe ra.

3.1.1.3.              Các loại đèn pha

  1. Loại đèn pha thường:

Cấu tạo của nó gồm: bầu đèn, cực điện, dây tóc kiểu lò xo bằng vôn fram.

Nhược điểm: khi chế tạo trong đèn chỉ có khí trơ loại bình thường, không có khí halogen và sợi tóc làm bằng vật liệu ôn fram nên bóng loại này thường không sáng lắm và sau một thời gian làm việc nhanh bị mờ đi.

Hình 3.3: Đèn pha thường

  1. Loại bóng đèn halogen.

Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 2500oC. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi. Nên bóng đèn halogen được làm bằng thạch anh để làm vỏ bóng đèn vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao.

Một ưu điểm nữa của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.

Trong những năm gần đây, trên xe đã bắt đầu sử dụng đèn phóng khí xenon với độ chiếu sáng tốt hơn, ít chói mắt tài xế ngược chiều nhưng lượng điện tiêu hao ít hơn. Các đèn đuôi cũng sử dụng tổ hợp các đèn LED thế hệ mới chứ không xài bóng dây tóc nữa.

Hình 3.4: Các loại bóng đèn.

Do bóng đèn halogen nóng hơn so với bóng đèn thường khi sử dụng, bóng đèn sẽ bị vỡ nếu dầu hay mỡ dính vào bề mặt. Vì vậy, khi thay bóng, phải cầm vào đuôi đèn, không được cầm vào bóng đèn.

Hình 3.5: Cách bảo quản đèn Halogen

  1. Loại bóng đèn xenon

Bóng đèn xenon bao gồm ống thủy tinh thạch anh bên trong chỉ có hai điện cực cách ly với nhau ở hai đầu cực và được nạp khí trơ.

Hình 3.6: Bóng đèn Xenon hồ quang ngắn công suất 1Kw

Các bóng đèn đầu cao áp, phóng điện qua khí Xenon cho ánh sáng trắng và vùng chiếu sáng rộng hơn so với khí halogen. Tuổi thọ của bóng đèn cũng dài hơn là một trong những đặc điểm của đèn đầu phóng điện.

 

Hình 3.7: Sơ đồ cấu tạo đèn xenon

Tia lửa điện sinh ra kích thích các phân tử khí trơ xenon lên mức năng lượng cao, sau khi bị kích thích các phân tử khí xenon sẽ giải phóng năng lượng để trở về trạng thái bình thường, bức xạ ra ánh sáng theo định luật bức xạ điện từ. Trước hết, tuổi thọ của đèn bi-xenon gấp 10 lần so với đèn halogen do dây tóc của đèn halogen rất dễ bị đứt bởi hiện tượng va đập trên đường, còn đèn bi-xenon chỉ có hai bản điện cực được cố định bởi lớp vỏ thạch anh.  Tiếp đến, công nghệ HID tăng tính an toàn cho bạn khi lái xe trong đêm, đặc biệt ở những nơi không có đèn chiếu sáng công cộng, do loại đèn này phát ra ánh sáng trắng - xanh rất giống với ánh sáng ban ngày, giúp người lái dễ dàng quan sát với hình ảnh rõ nét, sâu và thật hơn. Một ưu điểm nữa của đèn bi-xenon là do không tốn năng lượng để đốt nóng dây tóc nên không những tiết kiệm năng lượng, tiêu thụ bằng 1/3 so với đèn halogen truyền thống mà còn cho cường độ sáng cao hơn gấp 2-3 lần.

Hình 3.8: Hình dạng đèn Bi-xeton

Một cách đơn giản để có thể chuyển đổi thành đèn Bi-xenon là dùng một cơ cấu điều khiển điện từ. Cơ cấu này di chuyển nguồn sáng từ bóng đèn xenon để tạo ra tia sáng pha và cốt mà không có thời gian trễ trong chuyển đổi.

3.1.2.         Đèn hậu và đèn kích thước

 Đèn hậu được lắp phía sau xe. Khi trời tối, đèn này dùng để báo cho xe chạy sau biết được sự hiện diện của mình. Đèn này cũng có chức năng của đèn kích thước, có ánh sáng màu đỏ và công suất của bóng đèn là 15-21W.

Đèn kích thước có công dụng là khi trời tối, đèn này báo cho lái xe khác biết kích thước của xe mình để lái xe được an toàn hơn. Do báo kích thước nên nó được bố trí ở các mép thành xe. Tuy nhiên, một số xe vì lí do thẩm mỹ nên người ta chế tạo đèn kích thướcvới các đèn đầu thành liền một khối và bố trí   đèn kích thước ở phía mép trong của cụm đèn đầu. Đèn này thường có ánh sáng màu  vàng hoặc trắng và có công suất khoảng 15 – 21W.

 

Hình 3.9: Đèn hậu và đèn kích thước trên xe fortuner

Hệ thống đèn hậu ngày nay có thể chia lam 2 loại chính sau:

Loại nối trực tiếp có công tắc điều khiển đèn

Loại có Rơle đèn hậu.

Đèn hậu bao gồm có cả đèn kích thước và đèn biển số sau xe. Đèn kích thước giúp cho người đi đường biết chiều rộng, chiều cao của xe khi trời tối giúp tránh tai nan cho người đi đường. Đèn biển số giúp cho người đi đường dễ dàng nhìn thấy biển số của xe, nhất là các chú công an giao thông.

3.1.3.     Đèn sương mù

Là loại đèn có bước sóng ánh sáng thích hợp với điều kiện trời sương mù hoặc mưa. Trong trường hợp này thì ánh sáng không bị gãy khúc.   

  1. Đèn sương mù phía trước (Fog lamps):

Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước

  1. Đèn sương mù phía sau (Rear fog guard):

Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt. Một đèn báo được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động.

3.2.           Khảo sát sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng xe fortuner

3.2.1.         Khảo sát sơ đồ mạch điện đèn pha.

Dưới đây là sơ đồ mạch điện thực tế của hãng và sơ đồ nguyên lý từ sơ đồ thực tế

Hình 3.10: Sơ đồ thực tế hệ thống đèn pha

Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý hệ thống đèn pha.

3.2.2.      Đèn hậu và đèn kích thước.

Nguyên lý làm việc : Khi tài xế bật công tắc đèn hậu, dòng điện chạy từ ắc quyà cầu chìà chân B1 của công tắcà đến chân T1à các bóng đènà mát. Các bóng đèn hậu sáng lên. Khi tài xế tắt công tắc, các đèn tắt. Công tắc đèn hậu và đèn kích thước thường được tích hợp với công tắc số mo và số lùi.

Hình 3.12 : Sơ đồ nguyên lý đèn hậu và đèn kích thước

A : Sơ đồ thực tế                   B : Sơ đồ nguyên lý

3.2.3.      Đèn sương mù.

  1. Đèn sương mù phía trước.

Nguyên lý làm việc: Khi tài xế bật công tắc đèn sương mù ở vị trí head, cho dòng điện chạy từ ắc quyà cầu chì đến chân B1 àT1à đèn táp lôà chân BFGà LFGàmát. Đèn táp lô sáng. Đồng thời có dòng chảy qua cuộn dây của rơ le đèn sương mù à BFGà LFGàmát.

Trong cuộn dây sinh ra lực từ hút khóa k đóng lại, cho dòng điện chảy  từ ắc quy à cầu chìà khóa Kà bóng đènà mát, bóng đèn sáng.

Hình 3.13: Sơ đồ thực tế đèn sương mù phía trước xe fortuner

 .........

CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

9.1.           Kết luận

Trong hơn ba tháng thực hiện đề tài em được sự hướng dẫn tận tình của các thầy trong khoa cơ khí và nhất là thầy...cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn thành đề tài được giao.

Do lượng kiến thức và thời gian hạn chế nên chắc chắc bài làm của em còn nhiều sai xót. Tuy nhiên, qua việc thực hiện đề tài, em đã nắm bắt được một khối lượng khá lớn các kiến thức chuyên ngành. Sự kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu thực tế giúp em hiểu sâu hơn về các kiến thức lý thuyết mà em đã được học ở trường. Bên cạnh đó, việc thực hiện mô hình đã cho em nhiều trải nghiệm thực tế bộ ích từ việc mua các bộ phận linh kiện, kiểm tra các linh kiện, thực hành đấu dây đã làm cho em sự tự tin về kiến thức, không còn cảm giác lo sợ khi đang học lý thuyết, và biết cách vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tế.

Hy vọng đề tài của em có thể phần nào giúp ích cho sinh viên các khóa sau qua việc quan sát mô hình và so sánh với lý thuyế đã học để củng cố kiến thức hơn. Em rất mong đề tài của mình được các Thầy và các bạn sinh viên các khóa sau quan tâm và giúp đỡ để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Từ quá trình làm đề tai em thấy kiến thức lý thuyết và thực tế có nhiều điểm không giống nhau. Do đó em có ý kiến nhà trường nên tăng thời gian học các môn thực hành để sinh viên dễ nắm bắt vấn đề hơn. Đồng thời việc cập nhật các tài liệu về các hệ thống mới để đưa vào chương trình giảng dạy sẽ giúp sinh viên khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học.

9.2.          Hướng phát triển đề tài

Đề tài được thực hiện dựa trên các tài liệu xác thực nên có thể xây dựng bài báo cáo này thành một bài giảng thực tập cho các sinh viên khóa sau.

Phần xây dựng mô hình còn chưa tổng quát hết được các hệ thống điện thân xe, đề tài cần thêm nhiều hệ thống nữa để mô hình thêm sinh động hơn, đồng thời các cụm chi tiết trên mô hình tiên tiến hơn như dùng đầu DVD, điều khiển gương chiếu hậu tự động, xây dựng cách kiểm tra chi tiết bằng đèn chớp.

Close