Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN NỔ VỠ BÌNH CHỨA GAS ÁP LỰC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

mã tài liệu 300800100004
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 200 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế 3D........ , file DOC (DOCX), thuyết minh, báo cáo powerpoint, hình ảnh ... ....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU NGUYÊN NHÂN NỔ VỠ BÌNH CHỨA GAS ÁP LỰC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ

BỐ CỤC LUẬN VĂN

Chương 1.Tổng quan chung về thực trạng ATMT trong sử dụng LPG ở Việt Nam.

Chương 2. Trình bày áp suất cho phép, áp suất sự cố đối với các bộ phận chịu    áp lực của bình và công sinh ra khi bình bị nổ vỡ.

Chương 3. Đánh giá thực trạng nguy cơ gây sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam. Các giải pháp hạn chế sự cố nổ vỡ bình chứa.

Chương 4. Trình bày tính toán kiểm tra thiết bị thực tế và kiểm tra lại bằng phương pháp phần tử hữu hạn.

Chương 5.Kết luận và hướng phát triển đề tài.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ATMT TRONG SỬ DỤNG LPG Ở VIỆT NAM.

  1. Lý do chọn đề tài.

Việc sử dụng thiết bị chịu áp lực , luôn luôn gắn liền với những yếu tố nguy hiểm , như nổ thiết bị, rò rỉ môi chất độc hại , bỏng nhiệt, điện giật, va đập cơ học . Trong đó nguy hiểm nhất là hiện tượng nổ vỡ thiết bị chịu áp lực . Khi nổ thiết bị chịu áp lực , nó gây ra hậu quả rất to lớn , có thể làm chết và bị thương nhiều người, phá huỷ công trình nhà xưởng và thiết bị.

Thời gian vừa qua xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động do sự cố nổ vỡ thiết bị chịu áp lực , có nhiều vụ hết sức nghiêm trọng , đã gây thiệt hại khá lớn về người và tài sản .

Nguyên nhân các vụ tai nạn này thì có nhiều nhưng bình chịu áp lực bị nổ vỡ khi độ bền của nó không chịu nổi  áp suất môi chất tác dung lên nó . Ở các bình khí và khí hoá lỏng, áp suất tăng lên do nhiệt độ môi chất trong bình tăng lên. Sự tăng nhiệt độ này chủ yếu do chúng bị phơi nắng hay do để gần các nguồn nhiệt đốt nóng như lò đốt, lò nung v.v... và nguyên nhân do tăng quá mức nhiệt độ làm việc của kim loại , cũng làm cho ứng suất cho phép của vật liệu giảm đi , khiến cho vật liệu không chịu đựng nổi ngay cả ở áp suất làm việc cho phép của bình.

Để góp phần xác định nguyên nhân và các biện pháp ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra trong sản xuất, sử dụng và bảo quản bình chịu áp lực, em chọn đề tài :  '' NGHIÊN CỨU SỰ NỔ VỠ BÌNH CHỨA KHÍ GAZ HÓA LỎNG LPG".

 

1.2. Mc tiêu nghiên cu :

Trong đề tài này tôi muốn nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nổ vỡ bình chứa gas hóa lỏng LPG chịu áp lực . Tổng hợp đưa ra những công thức tính kiểm tra cho các bình chịu áp lực trong thực tế . Kết quả tính toán được còn có thể dùng để điều chỉnh chế độ làm việc hoặc dự báo sự cố áp lực cho thiết bị . Đưa ra các giải pháp đề phòng, hạn chế sự cố nổ vỡ bình chứa LPG.

1.3. Ni dung nghiên cu :

      - Áp suất cho phép, áp suất sự cố đối với các bộ phận chịu áp lực của bình.

      - Công sinh ra và xác định ảnh hưởng của sự hình thành quả cầu lửa khi nổ vỡ                

        bình chịu áp lực

      - Các nguyên nhân gây ra sự cố nổ vỡ bình chịu áp lực và các giải pháp hạn chế.

      - Tính toán kiểm tra thiết bị thực tế.

1.4. Phương pháp nghiên cu :

      - Nghiên cứu lý thuyết .

      - Thực nghiệm so sánh và kết luận.

1.5. Ý nghĩa thc tin :

Người thiết kế, quản lý, sử dụng bình chứa gas hóa lỏng LPG đánh giá được nguy cơ gây nổ vỡ bình chịu áp lực để có biện pháp phòng tránh.

1.6.  Giới thiệu về bình chứa khí gaz hóa lỏng chịu áp lực LPG.

            Bình chứa LPG là một bình chịu áp lực được thiết kế kín dùng để chứa môi chất khí và lỏng ở một áp suất khác với áp suất môi trường. Bình LPG được sử dụng trong cả hai lãnh vực công nghiệp và sinh hoạt .

Bình chứa LPG chịu áp lực về lý thuyết nó có thể ở bất cứ hình dạng nào, nhưng hình cầu, hình côn, hình trụ thường được sử dụng. Về lý thuyết , mặt cầu sẽ có hình dạng tối ưu cho bình chịu áp lực. Nhưng thật không may mặt cầu rất khó để sản xuất do đó nó đắt tiền hơn , vì vậy phần lớn bình chịu áp lực là thân trụ với hai đáy bán ellip.

             Bình chứa LPG chịu áp lực được làm từ thép .Để sản xuất ra một bình hình cầu người ta sẽ hàn các phần được rèn lại với nhau . Một vài đặc tính cơ học của thép được gia tăng từ việc rèn, nhưng việc hàn có thể làm giảm những đặc tính không mong muốn. Một số bình được chế tạo từ vật liệu composite, như sợi carbon tổng hợp được kết hợp với polymer. Do sức căng rất cao từ sợi carbon nên các bình có thể rất nhẹ .

Bình chứa LPG chịu áp lực được thiết kế để vận hành một cách an toàn tại một áp suất và nhiệt độ cụ thể , kỹ thuật được gọi là '' Áp suất thiết kế '' và '' Nhiệt độ thiết kế ''. Một bình chứa LPG chịu áp lực được thiết kế không phù hợp để sử dụng ở một áp suất cao tạo thành một mối nguy an toàn rất lớn. Do đó việc thiết kế và xác nhận của bình áp lực được quản lý bởi các tiêu chuẩn thiết kế như : Asme Boiler and Pressure Vessel ở Bắc Mỹ, tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản ( JIS), CSA B51 của Canada, AS1210 của Úc và các tiêu chuẩn quốc tế khác như Lloyd's, Germanischer Lloyd, Det Norske Veritas v.v…

1.7. Các thuật ngữ về thông số.

- Áp suất làm việc cho phép : là áp suất lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc lâu dài.

- Áp suất cực đại  cho phép : là áp suất  lớn nhất mà thiết bị được phép làm việc trong một thời gian nhất định. Trị số áp suất này và thời gian cho phép kéo dài do người chế tạo qui định

- Áp suất thiết kế : là áp suất do người thiết kế qui định làm cơ sở tính sức bền cho các bộ phận của bình, áp suất này chưa kể đến áp suất tĩnh

- Nhiệt độ lớn nhất của môi chất chứa trong bình : được xác định là nhiệt độ môi chất của bình.

- Nhiệt độ lớn nhất của thành bình khi có chứa môi chất : được xác định là nhiệt độ tính toán của thành bình. Khi không có sự tăng giảm nhiệt độ thành bình do hấp thụ hay toả nhiệt thì có thể lấy nhiệt độ tính toán của thành bình bằng nhiệt độ của môi chất tiếp xúc với thành bình.

1.8. Thực trạng chế tạo và sử  dụng bình chịu áp lực tại Việt Nam

LPG chính thức có mặt trở lại thị trường Việt Nam vào năm 1994 . Bên cạnh vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, chế biến và sử dụng LPG cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây SCMT. Ở nước ta, do công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí cũng như việc sử dụng LPG mới phát triển trong những năm gần đây, nên sự cố trong sử dụng LPG trong thời gian qua chưa ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng, nhưng những sự cố vừa và nhỏ đã xảy ra trong sử dụng LPG thời gian qua cũng cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra những thảm hoạ nếu chúng ta không có những biện pháp phòng ngừa.

Nhận thức về mức độ nguy hiểm và ý thức phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam chưa cao:

Hình 1.5: Sử dụng bình gas cạnh lò đốt trên xe ô tô.

Hình 1.6: Sử dụng bình gas cạnh lò nấu sơn.

Hình 1.7: Sử dụng gas để đốt và nấu liên hoàn.

Theo khảo sát của TS. Lý Ngọc Minh về thực trạng công tác bảo đàm an toàn, phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2009 với số lượng 45 đại lý kinh doanh gas và 500 người sử dụng trực tiếp nhằm mục đích khảo sát nhận thức và ý thức của người sử dụng gas về ATLĐ, BVMT và PCCN; nguy cơ gây sự cố và những sự cố đã xảy ra trong sử dụng LPG tại Tp.Hồ Chí Minh.  Sau đây là kết quả khảo sát tình hình sử dụng LPG tại thành phố Hồ Chí Minh trên số lượng đối tượng và phạm vi khảo sát:

Kết quả khảo sát đối tượng sử dụng trực tiếp LPG trong hộ gia đình được trình bày trong hình 1.8:

   Hình 1.8: Đối tượng sử dụng LPG gia đình.

Người trưởng thành (NTT) đủ khả năng để xử lý kịp thời các sự cố khi xảy ra nếu như được trang bị đầy đủ kiến thức chiếm 96% số người sử dụng. Khoảng 4% số người sử dụng không đủ kiến thức về an toàn trong sử dụng LPG tại gia đình.

1.9.Nhận thức của người sử dụng.

  • Về phía người dân: kiến thức của người dân về ATMT trong sử dụng LPG còn hạn chế. Các đại lý phân phối gas chưa hướng dẫn cách sử dụng an toàn khi cung cấp gas cho người dân. Các đại lý chỉ hướng dẫn khi người dân yêu cầu và cũng chỉ hướng dẫn sơ bộ. Nhận thức của đa số người dân chỉ dừng lại ở chỗ: sử dụng gas thì có thể sẽ gây cháy, nổ nhưng không biết mức độ nguy hiểm thế nào?
  • Về phía các cơ sở kinh doanh gas: Phần lớn các đại lý đều quan tâm đến các vấn đề an toàn cháy, nổ tại cơ sở. Các đại lý đều có dụng cụ chữa cháy tại chỗ, có mối liên hệ với đội chữa cháy gần nhất, có huấn luyện an toàn, PCCC cho nhân viên. Tuy nhiên, mức độ am hiểu các tiêu chuẩn an toàn gas còn hạn chế.

 

Gần 80% số đối tượng được khảo sát không nhận thức được việc đánh giá các SCMT có thể xảy ra trong sử dụng LPG và dự báo mức độ thiệt hại về tài sản, con người và môi trường xung quanh.

 

Kết quả khảo sát về sự cố trong sử dụng gas với đối tượng là hộ gia đình được trình bày trong hình 1.9 :

 

                           Hình 1.9: Tình hình sự cố trong sử dụng LPG.

CHƯƠNG 2

ÁP SUẤT CHO PHÉP ,ÁP SUẤT SỰ CỐ VỚI CÁC BỘ PHẬN CHỊU ÁP LỰC.

CÔNG SINH RA KHI NỔ VỠ BÌNH.

2.1. Hệ số an toàn bền và ứng suất cho phép

Khi tính về độ bền, thường sử dụng ứng suất cơ sở -  gọi là ứng suất cho phép S, ứng suất này có được bằng cách chia trị số độ bền của vật liệu khi thí nghiệm kéo cho một trị số gọi là hệ số an toàn về độ bền . Hệ an toàn bền cần phải được chọn sao cho đảm bảo được khả năng làm việc ổn định của các bộ phận , đồng thời bảo đảm tiết kiệm kim loại. Ứng suất cho phép thường được chọn trị số bé nhất trong hai trị số sau:

     Trong đó:

S   - Ứng suất cho phép của vật liệu.

 - Giới hạn bền được xác định nhỏ nhất của vật liệu ở nhiệt độ trong phòng.

- Giới hạn chảy được xác định nhỏ nhất của vật liệu ở nhiệt độ trong phòng.

nB  - Hệ số an toàn bền.

nT  - Hệ số an toàn chảy.

Nhiệt độ trong phòng thường được xác định tại 20oC.

Đối với vật liệu thép cán, rèn hoặc đúc thì :

nB = 3 và  nT = 2/3.

Theo tài liệu [ 5, 6 ] thì khi tính toán về độ bền , người ta ứng dụng bảng ứng suất lớn nhất cho phép ; bảng này lập cho phần lớn các loại thép với tất cả các vùng nhiệt độ làm việc cho phép của các loại thép đó.

Đối với các thiết bị chịu áp lực nhiệt độ biến đổi trong một giới hạn rất rộng, có những thiết bị làm việc dưới điều kiện lạnh sâu, có những thiết bị làm việc ở nhiệt độ mấy nghìn độ. Trong điều kiện này tính chất của vật liệu rất khác thường, thép trở nên dòn hoặc nhũn . Do vậy khi chọn ứng suất cho phép điều trước tiên ta cần xét đến nhiệt độ của vật liệu chế tạo.

 

2.2. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với các bộ phận chịu áp lực của bình

       khi chịu áp suất trong.

  • Một số dạng đáy của bình LPG thông dụng.

      Hình 2.2: Kết cấu đáy hình ellip,  chỏm cầu, bán cầu và côn.

* Ký hiệu của các thông số trong công thức :  Xem hình 2.2

t =  Chiều dày yêu cầu . khi sử dụng trong công thức tính áp suất nó là chiều

      dày thực tế. ( mm )

P = Áp  suất trong. Khi sử dụng trong công thức tính áp suất nó là  áp suất                     làm việc cho phép lớn nhất. ( Bar )

R = Bán kính trong của thân trụ, hoặc cầu . ( mm )

S = Ứng suất cho phép của vật liệu. ( Bar )

D = Đường kính trong của thân, đáy ellip hoặc đáy côn. ( mm )

r  = Bán kính uốn phần chuyển tiếp. ( mm )

L = Bán kính trong đáy cầu, hoặc bán kính phần trụ của đáy chỏm cầu và bán

      cầu. ( mm )

L = K1.D đối với đáy ellip , ở đây K1 được xác định :

                    Bảng 2.1 -  Bảng giá trị hệ số K1

D/2h

. . .

3.0

2.8

2.6

2.4

2.2

K1

. . .

1.36

1.27

1.18

1.08

0.99

D/2h

2.0

1.8

1.6

1.4

1.2

1.0

K1

0.9

0.81

0.73

0.65

0.57

0.50

                                                h = Chiều cao bên trong của đáy ellip. ( mm )

            M = Hệ số hình dạng của đáy chỏm cầu ,phụ thuộc tỷ số L/r.

            K = Hệ số hình dạng của đáy ellip .

            a = Nữa góc đỉnh đáy côn. ( o )

E = Hệ số làm yếu do hàn. 

       *Hệ số làm yếu do hàn được xác định tuỳ theo phương pháp hàn :

            - Khi hàn bằng tay một phía,                                  lấy E = 0,7

            - Khi hàn bằng tay hai phía,                                   lấy E = 0,95

- Khi hàn bằng tay một phía có miếng lót,           lấy E = 0,7

- Khi hàn tự động một phía,                                    lấy E = 0,8

- Khi hàn bằng tay hai phía,                                   lấy E = 1,0

nB = Hệ số an toàn bền.

2.2.1. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với thân trụ chịu áp suất trong

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của thân trụ chịu áp suất trong:

                                                                                  ( 2-1 )            

- Áp  suất cho phép đối với thân trụ

  Từ công thức ( 2-1 )  ta rút ra được :

                                            ( 2-2 )

- Áp suất sự cố đối với thân trụ:

                                   

                              hay                                          ( 2-3 )

            *Công thức trên được sử dụng khi:  hay

2.2.2. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với thân cầu chịu áp suất trong

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của thân cầu chịu áp suất trong:              ( 2-4 )

- Áp suất cho phép đối với thân cầu:

  Từ công thức ( 2-4 ) ta rút ra được :

                                                             ( 2-5)

 - Áp suất sự cố đối với thân cầu:

                                                                                ( 2-6 )

            * Các công thức trên được sử dụng khi:    hay

2.2.3. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với đáy ellip chịu áp suất trong

- Kết cấu xem hình 2.2 (a)

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của đáy ellip chịu áp suất trong:

                                           ( 2-7 )

                        ở đây:

- Áp suất cho phép đối với đáy ellip:

  Từ công thức ( 2-7 ) ta rút ra được :

                                           ( 2-8 )

 - Áp suất cho phép đối với đáy ellip:

                                     ( 2-9 )

* Công thức trên được sử dụng khi  .

2.2.4. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với đáy chỏm cầu chịu áp suất trong

- Kết cấu xem hình.

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của đáy chỏm cầu chịu áp suất trong:                                          ( 2-10 )

                        ở đây

- Áp suất cho phép đối với đáy chỏm cầu:

  Từ công thức ( 2-10 ) ta rút ra được :

                                                                              ( 2-11)

- Áp suất sự cố đối với đáy chỏm cầu:

                                        ( 2-12 )

*Các công thức trên được sử dụng khi  .

2.2.5. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với đáy bán cầu chịu áp suất trong

- Kết cấu xem hình.

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của đáy bán cầu chịu áp suất trong:                                          ( 2-13 )

- Áp suất cho phép đối với đáy bán cầu:

Từ công thức ( 2-13) ta rút ra được :

                                               ( 2-14 )

- Áp suất sự cố đối với đáy bán cầu:

                                       ( 2-15 )

*Các công thức trên được sử dụng khi hoặc                

2.2.6. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với đáy côn chịu áp suất trong

2.2.6.1. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối đáy côn không uốn mép chịu áp suất

            trong

- Kết cấu xem hình .

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của đáy côn không uốn mép chịu áp suất trong:

Khi  công thức được xác định:

                                                             ( 2 -16 )

-  Áp suất cho phép đối với đáy côn không uốn mép:

   Từ công thức ( 2-16) ta rút ra được :                                   ( 2-17 )

-  Áp suất sự cố đối với đáy côn không uốn mép:

                               ( 2-18 )

2.2.6.2. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với đáy côn có uốn mép chịu áp suất

              trong

- Kết cấu xem hình .

- Công thức tính chiều dày yêu cầu của  đáy côn có uốn mép chịu áp suất trong:

Khi  công thức được xác định:

                                         ( 2-19 )

Với : Đường kính trong của đáy côn tính từ điểm mép côn với tiếp tuyến phần chuyển tiếp vuông góc với trục côn. ( mm )

- Áp suất cho phép đối với đáy côn có uốn mép:

  Từ công thức ( 2-19 ) ta rút ra được :

                                                   ( 2-20 )

 

 - Áp suất sự cố đối với đáy côn có uốn mép:

                              ( 2-21 )

2.3. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với các bộ phận chịu áp lực của bình

       khi chịu áp suất ngoài:

2.3.1. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với thân trụ và thân cầu chịu áp suất ngoài

* Ký hiệu của các thông số trong công thức:

A = Hệ số được xác định từ biểu đồ hình 2.1.

B = Hệ số được xác định từ  biểu đồ ở nhiệt độ thiết kế lớn nhất của vật liệu .

                  ( hình 2.2, hình 2.3, hình 2.4, hình 2.5 ). ( Bar )

Do = Đường kính ngoài của thân trụ. ( mm )

E = Modul đàn hồi của vật liệu tại nhiệt độ thiết kế. ( Bar )

L = Chiều dài được xác định giữa hai đầu bắt chặt. ( mm )

P =  Áp suất cho phép. ( Bar )

R0 =  Bán kính ngoài của thân cầu. ( mm )

t = Chiều dày thân trụ hoặc thân cầu ( mm )

2.3.1.1. Áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với thân trụ chịu áp suất ngoài

            -Xác định áp suất cho phép:

  -Bước 1. Từ giá trị của t ta xác định tỷ số L/D0  và D0/t

 -Bước 2. Vào biểu đồ hình 2.1 tại giá trị  L/D0 di chuyển ngang đến giao

                      với đường  có giá trị D0/t . tại giao điểm này di chuyển đứng   

                     theo hướng xuống để xác định hệ số A.

- Bước 3. Vào biểu đồ được áp dụng đối với từng loại vật liệu sử dụng .                                      ( hình 2.2, hình 2.3, hình 2.4, hình 2.5 ).Từ giá trị A di chuyển                          thẳng đứng lên  giao với đường nhiệt độ của vật liệu . Từ giao                                điểm này di chuyển ngang sang phải để đọc giá trị của B.

- Bước 4. Từ giá trị của B, tính toán giá trị áp suất làm việc ngoài cho

        phép lớn nhất theo công thức:

.........................................................

 

 

 

Hình: Đồ thị thể hiện áp suất sự cố đối với bình LPG làm bằng thép SA-414.

 

 

4.1.3. Kiểm tra lại bằng phương pháp phần tử Hữu hạn dùnng phần mềm Solidworks 2010.

 

Vì áp suất sự cố đồi với vỏ bình là một hàm (Psc=0.0522S ) nên tôi sẽ kiểm tra tại một điểm nhiệt độ ứng với áp suất sự cố tại điểm nhiệt độ đó. Tại điểm có nhiệt độ t=500 ­­­ (C), áp suất môi chất  S=347 Bar,và áp suất sự cố Psc=18.11 Bar.

  • Vì bình PLG chứa môi chất ở áp suất cao,ta coi như áp suất tác dụng lên mọi điểm trên thành bình là như nhau.
  • Mô hình khảo sát là thân trụ với 2 đáy là elip,thông số hình học đúng theo dữ liệu bài toán.
  • Vật liệu: Vật liệu được chọn là thép AISI 347 có cơ tính tương đương thép SA-414 có yield strength (giới hạn chảy) =270 Mpa.
  • Lưới được chia với tổng số nút là 16203 và 8165 phần tử.

 

 

 

 

                 Hình: Biến dạng của bình tại điểm áp suất sự cố.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                     Hình: Ứng suất gây lên thành bình tại điểm áp suất sự cố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

      Hình: Kết quả phần tử biến dạng tương đương tại điểm áp suất sự cố.

 

 

 

 

 

 

 

Hình: Hệ số an toàn FOS của thiết kế tại điểm áp suất sự cố.

 

 

Nhận xét: Kết quả tính toán phù hợp với lời giải giải tích,tại biểu đồ biến dạng của bình khi xảy ra áp suất sự cố,cho thấy khi xảy ra áp suất sự cố thì thành bình trên thân trụ là nơi bị phá hủy đầu tiên .

     Xét về độ an toàn trong thiết kế thì tại điểm xảy ra sự cố thì toàn thân bình không có điểm an toàn,để đánh giá an toàn trong thiết kế người ta thường lấy hệ số an toàn FOS=1 làm tiêu chuẩn đánh giá,nhưng ngay tại điểm thấp nhất là FOS 0.15 thì bình đã không chịu nổi tiêu chuẩn an toàn và bị phá hủy.

 

 

 

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI.

 

 

KẾT LUẬN

      Từ những kết quả nghiên cứu của luận văn thì luận văn có những đóng góp chính như sau :

      - Tổng hợp đưa ra được các công thức tính áp suất cho phép và áp suất sự cố đối với các bộ phận chịu áp lực của bình LPG. Dựa vào đó chúng ta có thể tính thiết kế hay tính kiểm tra áp suất cho phép đối với các bình chịu áp lực LPG.

      - Xác định được công sinh ra và sự ảnh hưởng bức xạ nhiệt của quả cầu lửa được hình thành khi xảy ra sự cố nổ vỡ bình chịu áp lực LPG.Từ đó chúng ta đánh giá được mức độ phá hoại của chúng để đề ra các yêu cầu về vị trí lắp đặt cho từng loại thiết bị dựa vào điều kiện làm việc cụ thể của từng thiết bị và biện pháp phòng ngừa chúng.

      - Xác định rõ các nguyên nhân gây nổ vỡ bình chịu áp lực LPG và đã đề xuất các giải pháp hạn chế sự cố nổ vỡ bình chịu áp lực LPG. Qua đó giúp chúng ta tốt hơn trong việc thiết kế, chế tạo, quản lý và sử dụng thiết bị chịu áp lực để góp phần giảm thiểu tai nạn lao động.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

            - Tổng hợp xây dựng hoàn chỉnh các công thức tính bền đối với tất cả các bình chịu áp lực để có thể áp dụng cho Tiêu chuẩn Việt Nam về bình chịu áp lực.

            - Lập trình phần mềm tính toán để tính toán thiết kế , kiểm tra bền bình chịu áp lực . Lập trình phần mềm tính toán tìm luật tăng nhiệt độ - áp suất và dự báo sự cố khi gia nhiệt môi chất trong bình kín.

            - Khảo sát và thu thập số liệu về tình hình sử dụng và chế tạo thiết bị chịu áp lực tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[ 1 ] PGS. TS Nguyễn Bốn ( 2002 ) , Nghiên cứu tính toán dự báo sự cố áp lực

           khi gia nhiệt môi chất trong bình kín , Đề tài nghiên cứu khoa học số

           B2002-15-21, Đại học Đà Nẵng.

[ 2 ] Nguyễn Bá Dũng, Nguyễn Duy Thiết, Nguyễn Văn Thông, Tạ Bá Phụng

           ( 1979 ), Kỹ thuật bảo hộ lao động, Nhà xuất bản đại học và trung học

            chuyên nghiệp.

[ 3 ] Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội ( 1998 ), Tập hợp các tiêu chuẩn kỹ

            thuật an toàn nồi hơi và bình chịu áp lực, Nhà xuất bản Lao động.

[ 4 ] Merv Fingas, Ph.D, The handbook of hazardous materials spills

            technology, McGraw-Hill, USA.

[ 5 ] The American Society of Mechanical Engineers New York (2004 ), 2004   

                  Boiler & Pressure vessel code, Section VIII, Division 1, New York, USA.

     [ 6 ] The American Society of Mechanical Engineers New York (2004 ), 2004   

       Boiler & Pressure vessel code, Section II, Par D, New York, USA.

     [ 7 ] The American Institute of Chemical Engineers , Guidelines for Evaluating             the Characteristics of Vapor Cloud Explosion, Flash Fires, and BLEVEs,            New York, USA.

Close