LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOẠI MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC LOẠI MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
Để tăng độ chính xác điều chỉnh , ren của ti van là loại mịn hơn so với van chặn .
15. Van đảo chiều :
Có hai loại van đảo chiều thường trong kỹ thuật lạnh với chức năng khác hẳn nhau đó là van đảo chiều dùng cho van an toàn và van đảo chiều dùng để đảo chiều vòng tuần hoàn mmôi chất lạnh làm cho máy lạnh một chiều thành hai chiều : làm lạnh và bơm nhiệt .
a. Van ba ngã dùng cho van an toàn.
Van an toàn thường phải định kỳ kiểm định laị . Để dể dàng tháo ra khỏi hệ thống lạnh thường người ta dùng van ba ngã . Nếu để đế van ở giữa , van thông cả ba ngã nhưng có thể chặn ngã trái hoặc phải khi đóng chặn ngã đó .
b. Van đảo chiều trong máy lạnh hai chiều .
Khi làm lạnh , hơi nén đi vào dàn ngưng tụ , hoá lỏng , qua tiết lưu vào dàn bay hơi và trở lại máy nén nhưng khi tác động van đảo chiều , cho máy hoạt động chế độ bơm nhiệt thì hơi nóng đi vào dàn ngưng tụ ( dàn ngưng tụ trở thành dàn bay hơi ) rồi về máy nén .
16.Bơm :
Trong kỹ thuật lạnh thường dùng :
- Bơm nước kiểu li tâm để bơm nước giaỉ nhiệt cho tháp giaỉ nhiệt bình ngưng
-Bơm chất tải lạnh ( nước , nước muối , glycol … ) kiểu li tâm cho vòng tuần hoàn chất tải lạnh .
-Bơm môi chất lạnh ( amôniăc , freôn … ) cho các hệ thống lạnh dùng bơm tuaần hoàn cấp lỏng cho các dàn bay hơi . Bơm nước và nước muối li tâm là khá quen
thuộc . Riêng bơm NH3 là loại đặc biệt , bơm lỏng HN3 ở nhiệt độ bay hơi từ bình chứa tuần hoàn đến phân phối cho các dàn bay hơi .
17. Ống tiêu âm ( Muffler ) :
Máy nén pittông làm việc theo chu kỳ hút đẩy nên có xuung động ở cả hai đường ống hút và đẩy gây tiếng ồn . Để tiêu âm cho đường hút và đường đẩy người ta bố trí các ống tiêu âm .
Ống tiêu âm được lắp ngay phiá trước và phía sau đường hút và đẩy .
18.Quạt (fan ) :
Quạt sử dụng trong kỹ thuật lạnh chủ yếu gồm :
- Quạt hướng trục sử dụng cho các dàn lạnh , dàn ngưng tụ , tháp giải nhiệt để đối lưu cưởng bức không khí .
- Quạt li tâm khi cần cột cao áp cao hơn , dùng cho các buồng điều không ,các dàn lạnh không khí hoặc để tuần hoàn vận chuyển và phân phối không khí đặc biệt trong các hệ thống điều hoà không khí .
- Quạt li tâm trục cán là loại quạt li tâm nhưng guồng cách quạt nhỏ mà dài , có độ ồn rất nhỏ nên được sử dụng rộng rải cho các dàn lạnh đặt trong nhà của hệ thống điều hoà không khí để giảm ồn tới mức tối thiểu .
19 . Áp kế :
Áp kế dùng để đo và chỉ thị áp suất của môi chất ở đầu hút , đấu đẩy và chỉ thị hiệu áp suất dầu bôi trơn . Áp kế còn được sử dụng trong các đồng hồ nạp gas , trên bình ngưng , bình chứa ,bình trung gian …
Các áp kế chuyên dùng trong hệ thống lạnh ngoài thang ghi chia nhiệt độ tương ứng của các môi chất lạnh thường dùng như HN3 , R12 , R22 và R502 .
Các áp kế thường có cấu tạo kiểu ống đàn hồi . Khi áp suất trong ống đàn hồi thay đổi sẽ làm cho ống có độ co giản khác nhau và qua các cơ cấu cơ khí làm cho kim quay tương ứng với trị số áp thấp .
Cấu tạo áp kế trong kỷ thuật lạnh cho R12 , R22 và R502
a) phía áp cao H1 ; b )phía áp thấp L0 .
20. Đường ống :
Đường ống dùng trong kỹ thuật lạnh là loại ống đồng freôn và ống thép không hàn . Việc tính toán kiểm tra sức bền là không cầ thiết vì ống thường chịu được áp lực 3MPa .
Trong hệ thống lạnh cần xác định 3 loại đường ống là đường hút , đường đẩy và đường dẩn lỏng .Ngoài ra nếu có vòng tuần hoàn chất tải lạnh phải xác định đường kính ống nước và nước muối .
Nối ống :
Có nhiều phương pháp nối ống nhưng có thể chia ra một số loại mối nối chính như sau :
- Hàn (điện ) hay hàn hồ quang trực tiếp dùng cho các ống thép
- Hàn hơi hay hàn chẩy dùng cho các ống thép ống đồng và các mối nối giữa thép/ đồng , đồng / nhôm , nhôm / đồng .
- Bích chủ yếu dùng cho ống thép .
- Nối loe chủ yếu dùng cho ống đồng và cả các ống thép mềm (khi đã nung đỏ ) . Nối loe chủ yếu dùng cho các ống có đường kính từ 6 đến 22 kèm theo các dụng cụ như uốn ống , dao cắt ống , dụng cụ loe ống
Nối loe có ưu điểm si hàn là có thể tháo ra một cách dể dàng kiểm tra , thay thế hoặc sửa chữa nên được ssử dụng rộng rãi . Tuy nhiên cần phải lưu ý là không nên dùng nối loe ở các vị trí có nước đá hoặc tuyết hình thành và khi tháo ra phải bịt kín , tránh không khí và ẩm lọt vào hệ thống .
II. CÁC THIẾT BỊ BẢO VỆ VÀ AN TOÀN :
1. Cầu chì : (fuses )
Ngắt mạch (còn gọi là đoản mạch , chập mạch ) là hiện tượng chập mạch trong động cơ , dòng điện tăng vọt làm cháy cuộn dây , cháy các thiết bị đóng ngắt và cháy cả dây dẫn điện . Để chống ngắn mạch thông thường người ta sử dụng cầu chì ( hoặc cầu chẩy ) . Khi dòng ngán mạch , đoạn dây chảy nóng chảy , ngắt mạch để bảo vệ động cơ và các phụ kiện . Cầu chì được phân làm hai loại trong đó qui định phạm dòng điện và ứng dụng của từng loại :
-Loại g : cầu chì vạn năng ( gnneral purpos fuses ) thường sử dùng để chống đoản mạch và chống quá tải .Cầu chì loại g có thể duy trì dòng điện
tối thiểu là dòng danh định và ngắt dòng từ dòng danh định trở lên Loại a : cầu trì thường ( accompanied fuses ) chỉ dùng chống đoản mạch . Cầu chì loại a có thể duy trì dòng danh định và ngắt ng có trị số lớn gấp nhiều lần dòng danh định .
Các đối tượng bảo vệ còn được hiệu bằng hai chử cái L
cho đường dây ( line ) và M cho các khí cụ . Để bảo vệ máy nén nên sử dụng loại cầu chì có kí hiệu gL chống cả ngắn mạch và quá tải .
Một cầu chì dùng cho máy lạnh cần các yêu cầu sau :
- Cần đáp ứng sự đốt nóng dây dẩn trong một thời gian nhất định .
- Cần ngắt thật nhanh trườnh hợp ngắn mạch .
- Không cản trở động cơ khởi động nhiều lần vơí dòng khởi động cao . Trong kĩ thuật lạnh , không nên thiết kế một cầu chì chung cho nhiều máy nén . Nên mỗi máy nén một cầu chì riêng và nên thường xuyên kiểm tra tránh dính tiếp điểm của cầu trì .
- Kí hiệu các loại cầu trì .
+ Cầu chì nói chung :
+ Cầu chì và tiếp điểm :
+ Cầu chì và tiếp điểm riêng biệt :
2 . Rơ le nhiệt : ( over - current relay )
Rơle nhiệt ( hay rơle nhiệt bảo vệ quá tải ) là khí cụ điện tác động ngắt mạch để bảo vệ động cơ khi động cơ bị quá tải do dòng tăng quá định mức hoặc do dòng ngắn mạch trong trường hợp rotor bị kẹt động cơ không khởi động không được .
CHƯƠNG V : PHÂN LOẠI CÁC LOẠI MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ
I . PHÂN LOẠI MÁY ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ :
Nhiệt độ là yếu tố gây cảm giác nóng lạnh rõ rệch nhất đối với con người . Do dó cần phải điều tiết không khí hoặc điều hòa không khí là quá trình tạo ra và giử ổn định các thông số trạng thái của không khí theo một chương trình định sẵn không phụ thuộc điều kiện khí tượng bên ngoài .
Theo mức độ tin cậy và kinh tế , người ta phân hệ thống điều hòa không khí thành ba cấp :
- Hệ thống cấp I duy trì các thông số trong nhà với mọi phạm vi nhiệt độ ngoài trời từ trị cực tiểu ( mùa lạnh ) . hệ thống cấp I có độ tin cậy nhưng đắt tiền nên sử dụng trong những trường hợp đòi hỏi chế độ nhiệt ẩm nghiêm ngặt và cần độ tin cậy cao ;
- Hệ thống cấp hai duy trì các thông số trong nhà với phạm vi cho phép , sai lệch không quá 200h trong một năm , nghĩa là thông số trong nhà có thể cho . Phép sai lệch so với chế độ tính toán khi nhiệt độ , độ ẩm ngoài trời đạt giá trị cực tiểu ;
- - Hệ thống cấp III duy trì các thông số trong nhà trong một phạm vi cho phép với sai lệch tới 400h trong một năm . Hệ thống cấp III có độ tin cậy không cao , nhưng rẻ tiền , vì vậy được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng nơi công cộng ( rạp hát , thư viện , hội trường , ….) hoặc trong các xí nghiệp khôngđòi hỏi nghiêm ngặt về chế độ ẩm .
Theo cấu trúc hệthống người ta phân ra kiểu tập trung , kiểu phân tán , kiểu cục bộ . Củng có khi người ta thường phân hệ thống điều hòa không khí kiểu hở không có tuần hoàn không khí ) và kiểu kín ( có tuần hoàn không khí ) , v.v.
Có các hệ thống điều hòa không khí :
ˆ Hệ thống kiểu trung tâm có đặt điểm là : nhiều gian điều hòa có chung một buồng điều không , do đó tiết kiệm được thiết bị và mặt bằng giảm được chi phí đầu tư . Tuy vậy hệ thống này có nhiều nhược điểm :
- Mỗi gian điều hòa có những yêu cầu riêng về nhiệt độ và độ ẩm nhưng lại được cung cấp cùng loại không khí đã được sử lí như nhau , do đó thường phải đặt thêm thiết bị phụ trợ cho các nơi yêu cầu riêng ( vd : thiết bị phun ẩm bổ sung cho nơi cần độ ẩm lớn hơn , hoặc máy điều hòa cục bộ cho nơi cần nhiệt độ thấp hơn ) Hệ thống có đường ống gió dài , trở lực lớn , khiến tiêu phí nhiều điện năng
Dẩn động quạt và vậtliệu làm ống dẫn .
- Do đường ống gió nối thông các gian điều hòa với nhau nên có nguy cơ gây hỏa hoạn khi một nơi bị cháy
- Hệ thống rất khó lắp đặt các thiết bị khống chế , điều chỉnh tự động do các gian điều hòa có đặt điểm thải nhiệt , thải ẩm khác nhau và yêu cầu chế độ nhiệt độ , độ ẩm trong phòng cũng không giống nhau .
Hệ thông kiểu trung tâm thường được lắp đặt cho các công trình công cộng ( nhà văn hóa , rạp hát , thư viện , …) hoặc cho các xí nghiệp kiểu củ cải tạo lại nay lắp thêm hệ thống điều hòa không khí .
l Hệ thống kiểu phân tán .
Hệ thống kiểu phân tán ( còn gọi là kiểu theo phòng ) cũng có thể là kín hoặc hở . Các thiết bị và hoặc động gần giống kiểu trung tâm .
Điểm khác nhau cơ bản giữa hệ thống phân tán với hệ thống trung tâm là ; mỗi gian điều hòa được trang bị một buồng điều không cùng hệ thống vận chuyển và phân phối không khí riêng , hoạt động độc lập với nhau . Vì vậy hệ thống kiểu phân tán có nhiều ưu điểm :
- Không khí được xử lí theo đúng yêu cầu của từng nơi , do đó thường không cần thiết bị phụ trợ ;
- Dể dàng tự động hoá khâu điều chỉnh , khống chế ;
- Hệ thống ống dẫn ngắn , trở lực nhỏ cho phép sử dụng các quạt dọc theo trục có năng suất gió lớn , cột áp bé , kích thước gọn , dể lắp đặt ;
- Hệ thống đường ống độc lập nên ít có nguy cơ lây lan hoả hoạn .
Tuy nhiên hệ thống đòi hỏi chi phí đầu tư lớn , mặt bằng cần rộng rãi , vận hành phức tạp và tốn kém hơn hệ trung tâm .
ˆ· Hệ thống kiểu cục bộ .
Đặc điểm của hệ thống kiểu cục bộ là chỉ có tác dụng trong phạm vi hẹp của không gian . Thông thường , hệ thống cục bộ được chế tạo dưới dạng tủ con , trong đó có bố trí đủ cả bốn khâu hệ thống ( thường có hệ thống ống dẫn gió ; các cửa phân phối gió đặt ngay trên mặt trước vỏ máy ) . Các máy điều hòa không khí cục bộ chỉ có chức năng làm lạnh ( hoặc có cả thiết bị sưởi ấm ) mà không có chức năng tăng ẩm . Các máy điều hòa cửa sổ thường có năng suất lạnh , năng suất gió bé , lắp đặt thích hợp cho các phòng hẹp .
Một số máy được tách riêng khâu năng lượng khỏi khâu sử lí , gọi là “ máy hai cục “ : máy lạnh , dàn nóng và quạt thải nhiệt đặt trong cùng một vỏ ; còn dàn lạnh , quạt cấp gió , cửa thổi và hút gió , …. đặt trong cùng một vỏ khác
- Máy điều hòa nhiệt độ được làm mát bằng gió ( gọi tắc là máy gió air cooled ) , trong đó có thiết bị ngưng tụ là loại giàn ống có cánh được làm mát bằng không khí chuyển động cưỡng bức nhờ quạt gió . Các máy điều hoà không khí cục bộ ( kiểu cửa sổ hoặc điều hòa ghép)
đều có giàn ngưng tụ được làm mát bằng không khí do kích thước gọn , dể lắp đặt , vận hành đơn giản . Một số máy điều hòa nhiệt độ kiểu tủ ( dạng điều hòa trung tâm làm mát bằng không khí .
- Máy điều hòa nhiệt độ được làm mát bằng nước ( gọi là máy nước – water cooled ),
trong đó thiết bị ngưng tụ là loại gìan ống vỏ được làm mát nước tuần hoàn . Loại này phải sử dụng kèm theo với thiết bị làm mát nước tuần hoàn ( thường gọi là tháp giải nhiệt ) . Thường chỉ gặp loại một chiều ( làm lạnh ) . Các máy điều hòa không khí làm mát bằng nước thường có công suất lớn hoặc trung bình , không dùng với các máy công suất bé ( điều hòa cục bộ ) .
Tuy được chia làm nhiều chủng loại khác nhau nhưng các máy điều hòa nhiệt độ có chung một đặt điểm : không khí được sử lí ở giàn ống có cánh (có thể xảy ra các quá trình làm lạnh , làm khô hoặc sưởi ấm nhưng không có khả năng tăng ẩm ).