LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY PHAY GỖ CNC ĐH BÁCH KHOA
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY PHAY GỖ CNC ĐH BÁCH KHOA
Nội dung của đề tài :THIẾT KẾ MÁY PHAY GỖ CNC.
Phần nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu lý thuyết của phần mềm hỗ trợ Mach3, về khả năng tạo hình bằng máy phay gỗ CNC. Do thời gian có hạn nên em chưa thể đi sâu tính toán cho cơ cấu máy. Từ đó chế tạo mô hình máy phay gỗ CNC.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong thiết kế, chế tạo cũng như trong cách trình bày. Rất mong sự chỉ bảo, hướng dẫn thêm của quý thầy cô.
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ MÁY PHAY GỖ CNC
- TỔNG QUAN
- Giới thiệu chung
- Tình hình sản xuất gỗ trong nước và xuất khẩu
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
II. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MACH3
- Giới thiệu chung về phần mềm mach3
- Các chức năng chính của phần mềm
- Ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm
III. GIỚI THIỆU VỀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC16F877A
- Giới thiệu về các loại PIC và PIC16F877A
- Các phần mềm lập trình cho PIC IV.GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ BƯỚC
- Tìm hiểu các loại động cơ bước
- Cách điều khiển động cơ bước
- Các loại IC Driver của động cơ bước
- Ý nghĩa của việc sử dụng động cơ bước
- GIỚI THIỆU MÔ HÌNH MÁY PHAY
- Lý thuyết về điều khiển quỹ đạo
- Giới thiệu mô hình máy phay
- Các chi tiết chính trong máy
- Tính toán cho động cơ
- Kết quả đạt được
VI.CÁC LOẠI CẢM BIẾN HÀNH TRÌNH
- Cảm biến hồng ngoại
- Cảm biến từ
- Công tắc hành trình
VII. LỢI ÍCH CỦA MÁY PHAY
- Lợi ích trong sản xuất thực tế
- Lợi ích trong nghiên cứu
VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
MỤC LỤC
Chương 1 – Nghiên cứu tổng quan về tình hình sản xuất gỗ ở Việt Na
trang
- Tình hình phát triển ngành chế biến gỗ .................................................... 1
- Đào tạo nhân lực........................................................................................ 3
- Sự phát triển máy phay gỗ CNC................................................................ 5
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 7
Chương 2 – Thiết kế máy phay gỗ CNC
- Nhu cầu của thị trường............................................................................... 9
- Yêu cầu kỹ thuật chung cho máy ............................................................ 10
- Nguyên lý hoạt động và chế độ làm việc của máy................................. 10
- Sơ đồ động và các bộ phận của máy ....................................................... 10
- Tính toán động học, lực tác dụng, chọn động cơ..................................... 14
- Chọn vật liệu làm chi tiết, bộ phận máy ................................................. 20
- Bôi trơn, sửa chữa và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy ............... 22
Chương 3 – Phần mềm Mach3
- Giới thiệu phần mềm Mach3 ................................................................... 23
- Các chức năng chính của phần mềm Mach3mill..................................... 27
- Mục đích sử dụng phần mềm................................................................... 35
- Phay các biên dạng cơ bản ...................................................................... 37
Chương 4 – Động cơ bước
- Giới thiệu ................................................................................................. 51
- Cách điều khiển động cơ bước ................................................................ 54
- Các loại IC Driver của động cơ bước ...................................................... 54
- Mục đích sử dụng động cơ bước .............................................................. 64
- Vi điều khiển PIC16F877A ..................................................................... 65
Chương 5 – Máy phay gỗ CNC
- Lý thuyết điều khiển quỹ đạo ................................................................. 65
- Tính toán cho động cơ.............................................................................. 75
Chương 6 – Các loại cảm biến hành trình
- Cảm biến hồng ngoại .............................................................................. 84
2. Cảm biến từ ............................................................................................. 85
- Công tắc hành trình.................................................................................. 86
Kết luận và kiến nghị......................................................................................... 88
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH SẢN XUẤT GỖ Ở VIỆT NAM
1. Tình hình phát triển ngành chế biến gỗ và triển vọng tương lai.
Trước khi đi tìm hiểu về vấn đề chính trong chương này , ta xem sơ lược về tình hình ngành gỗ của nước nhà và sự phát triển của nó trong tương lai để thấy rõ sự cần thiết phải phát triển tự động hoá ngành gỗ trong tương lai.
1.1 Những nét cơ bản về tình hình phát triển ngành gỗ.
Kể từ khi bước sang thế kỷ 21, ngành sản xuất đồ gỗ của Việt Nam đã tiến một bước khá dài, với mức sản xuất tăng gấp bội, và theo dự liệu thì đồ gỗ Việt Nam vẫn sẽ giữ được mức tăng trưởng cao trong năm 2007 và trong tương lai.
Theo bộ Thương Mại Việt Nam cho biết thì kể từ đầu thế kỷ 21 đến nay, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên từ 219 triệu đô la năm 2000 đến 2 tỷ đô la trong năm 2006. Với đà tăng trưởng này, dự liệu vẫn sẽ giữ ở mức cao trong năm nay.
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu là đồ đạc dùng trong nhà, hàng nội thất,…Những công ty đóng góp vào việc sản xuất những mặt hàng này là những công ty nội địa, công ty liên doanh với nước ngoài và các công ty nhà nước. Ngành chế biến gỗ tại Việt Nam thu dụng được khoảng gần một triệu nhân công.
Một trong những điểm khó của ngành chế biến và sản xuất gỗ hiện nay là không đủ nguyên liệu, mẫu mã còn kém đa dạng, máy móc chuyên dụng còn thiếu thốn, nhất là những máy tự động…
Hình 1.1 – phân xưởng sản xuất sản phẩm gỗ
Những doanh nghiệp do thiếu những máy tự động nên việc sản xuất còn chậm, sản phẩm làm ra còn mang tính đơn chiếc. Do đó, khó có thể đáp ứng khi nhận được những khối lượng hàng đặt mua thật lớn.
Bên cạnh đó vấn đề chất lượng vẫn còn đang là một thử thách. Hiện chỉ có 10%
trong tổng số 2000 cơ sở chế biến gỗ tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Một kiểu bn ghế ngồi trời
Để giải quyết những khó khăn và duy trì mức tăng trưởng bền vững, khu vực kinh tế này cần tìm cách gia tăng sản lượng lẫn chất lượng. Một trong những biện pháp đó là cần phải tự động hoá trong sản xuất, lấy máy móc thay cho sức lao động của con
người.
Hình 1.2
- 2. Những đặc điểm.
Qui mô nhỏ, các cơ sở sản xuất còn mang tính gia đình, các máy móc thiết bị phần lớn còn lạc hậu, chủ yếu là dụng cụ cầm tay.
Sản xuất sản phẩm có kỹ thuật chưa cao .
- 3. Nhân lực và máy móc thiết bị
Công nhân lành nghề chưa cao, phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm lâu năm mà có. Hiện có một số trung tâm dạy nghề nhưng lực lượng công nhân này còn rất hạn chế.
Máy móc, thiết bị chuyên dụng còn ít, phần lớn nhập từ nước ngoài, chủ yếu là những dụng cụ cầm tay.
- 4.Tổng quát
- Mặc dù hết sức tiềm năng nhưng vẫn yếu kém về năng lực sản xuất cả về qui mô và chất lượng sản phẩm.
- Còn thiếu những máy móc, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật còn ít, thiếu khả năng tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến.
- Cần phải tạo sản phẩm đa dạng hơn về mẫu mã đủ sức cạnh tranh đối với thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Quan tâm hơn nữa việc đào tạo nhân lực
Không có con người đủ năng lực thì không tiếp thu và phát huy được các công nghệ tiên tiến của thế giới khi nhập các thiết bị tiên tiến.
Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại cho các cơ sở sản xuất. Một số sản phẩm ngành gỗ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY CẮT THÁI RAU, CỦ, QUẢ VẠN NĂNG ĐH BÁCH KHOA