Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ BÀI GIẢNG MÔN HỌC NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

mã tài liệu 300600600079
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 900 MB Bao gồm tất cả file ....., thuyết minh, power point báo cáo, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các , ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ BÀI GIẢNG MÔN HỌC NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT
giá 200,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ BÀI GIẢNG MÔN HỌC NHẬP MÔN  CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án tốt nghiệp với đề tài: “biên soạn tài liệu học tập và bài giảng môn học nhập môn công nghệ kỹ thuật” đã thực hiện việc tính toán thiết kế bao gồm 8 chương:

Chương 1: Giới thiệu nghành công nghệ kỹ thuật cơ khí

Chương 2: Giới thiệu các kiến thức ngành nghề

Chương 3: Kỹ thuật giao tiếp

Chương 4: Kỹ thuật học tập nghiên cứu bậc đại học

Chương 5: Kỹ thuật tìm kiếm tư liệu và thông tin

Chương 6: Kỹ năng quản lý dự án

Chương 7: Đạo đức

Chương 8: Chuyên đề

Và Bài giảng môn học nhập môn công nghệ kỹ thuật

 

 

 

 

 

Cụ thể nội dung từng chương được tóm tắt như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghành công nghệ kỹ thuật cơ khí

Với chương này đồ án trình bày về:

-         Tổng quan về kỹ thuật

+       Lịch sử phát triển của kỹ thuật

+       Sự hình thành kỹ thuật trên thế giới

-         Vai trò của nhóm ngành kỹ thuật cơ khí trong nền kinh tế quốc dân

+       Vai trò của các ngành kỹ thuật

+       Thực trạng các ngành kỹ thuật trong những năm qua

+       Dự báo sự phát triển kỹ thuật trong những năm tới

-         Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kỹ sư ngành CNKTCK

+       Vị trí, khả năng công tác của các kỹ sư ngành CNKTCK

+       Công việc của các kỹ sư ngành CNKTCK

 

 

Chương 2: Giới thiệu các kiến thức ngành nghề

Với chương này đồ án trình bày các kiến thức ngành kỹ thuật:

-         Biểu diễn vật thể qua bản vẽ kỹ thuật

+       Khái niệm bản vẽ kỹ thuật

+       Phép chiếu

+       Ứng dụng vẽ hình học

-         Dung sai, lắp ghép, kỹ thuật đo

+       Các khái niệm cơ bản về dung sai

+       Đo lường kỹ thuật

-         Chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể

+       Động học chất điểm

+       Động lực học chất điểm

-         Chi tiết máy và máy

+       Đòn bẩy

+       Ròng rọc

+       Con lăn và trục

+       Mặt phẳng nghiêng và chêm

+       Trục vít

+       Bánh răng

-         Vật liệu và ứng dụng

+       Thép

+       Các vật liệu khác

+       Sản xuất thép

+       Cơ tính của kim loại

-         Nhiệt và truyền nhiệt

+       Nhiệt

+       Truyền nhiệt

+       Trao đổi nhiệt

-         Khí cụ điện và mạch điện

+       Khái niệm về khí cụ điện

+       Khí cụ điện đóng ngắt bảo vệ

+       Khí cụ điện điều khiển bằng tay

+       Khí cụ điện điều khiển mạch điện

-         Điều khiển và kỹ thuật điều khiển

+       Khái niệm về điều khiển

+       Phương pháp điều khiển

-         Năng lượng và môi trường

+       Sơ lược về tình hình sử dụng năng lượng

+       Các loại năng lượng chuyển hóa toàn phần

+       Một số vấn đề môi trường liên quan đến khai thác và sử dụng năng lượng

+       Năng lượng tái tạo

-         An toàn lao động

+       Ý nghĩa an toàn lao động

+       Nguyên nhân gây tai nạn lao động

+       Biện pháp an toàn lao động

-         CAD trong kỹ thuật

+       Khái niệm về CAD

+       Các lĩnh vực ứng dụng

+       Các phần mềm ứng dụng

 

-         Điều khiển số và hệ thống điều khiển số

+       Khái niệm về điều khiển số

+       Các hệ thống điều khiển

-         Công nghệ lập trình trên máy điều khiển số

+       Khái niệm về lập trình

+       Phương pháp lập trình

+       Các ngôn ngữ lập trình

-         Kỹ thuật chế tạo ( không phoi và có phoi )

+       Khái quát về quá trình sản xuất cơ khí

+       Các phương pháp gia công chế tạo

+       Các phương pháp gia công hiện đại

-         Kỹ thuật truyền động thủy khí

+       Hệ thống truyền động thủy lực

+        Hệ thống truyền động khí nén

-         Kỹ thuật robot

+       Các khái niệm cơ bản

+       Phân loại robot

+       Hệ thống điều khiển robot

 

 

Chương 3: Kỹ thuật giao tiếp

Với chương này đồ án trình bày các kỹ năng về giao tiếp và viết, soạn thảo báo cáo:

-         Kỹ thuật giao tiếp bằng lời nói

+       Giao tiếp phi ngôn ngữ

+       Giao tiếp bằng ngôn ngữ

+       Kỹ năng nghe

+       Kỹ năng phản hồi

+       Kỹ năng giao tiếp trước đám đông

+       Kỹ năng diễn thuyết

-         Kỹ thuật giao tiếp bằng văn bản

+       Giao tiếp bằng email

+       Kỹ năng viết

-         Kỹ thuật giao tiếp bằng đồ họa

+       Sử dụng hình ảnh phù hợp

+       Sử dụng paint

+       Sử dụng corel

-         Kỹ thuật soạn thảo báo cáo bằng powerpoint

+       Cách trình bày một báo cáo bằng powerpoint

+       Chuẩn bị báo cáo thuyết trình bằng powerpoint

+       Trình bày báo cáo bằng powerpoint

-          Viết báo cáo

+       Viết báo cáo chuyên đề

+       Viết tiểu luận

Chương 4: Kỹ thuật học tập nghiên cứu bậc đại học

Với chương này đồ án trình bày các kỹ thuật học tập ở bậc đại học:

-         Phương pháp học tập chủ động ở bậc đại học

+       Phương pháp học nhóm

+       Phương pháp học tập cá nhân

-         Kỹ năng học tốt bậc đại học

-         Những lời khuyên khi bước vào các kỳ thi

-         Phương pháp học tập hiệu quả khi học theo hệ tín chỉ

-         Các kỹ năng học tập hiệu quả

-         Học cách ghi nhớ và phát triển khả năng sáng tạo

-         Giới thiệu kỹ thuật tư duy 5W1H

-         Kỹ năng học tiếng anh

-         Bản đồ tư duy

Chương 5: Kỹ thuật tìm kiếm tư liệu và thông tin

Với chương này đồ án trình bày các kỹ năng về tìm kiếm và sắp xếp, xử lí thông tin:

-         Kỹ thuật tìm kiếm thông tin trên mạng

+       Sử dụng công cụ tìm kiếm một cách phù hợp

+       Giới thiệu tìm kiếm thông tin trên Google

-         Tìm kiếm thông tin trực tiếp

+       Phương pháp Phỏng vấn

+       Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi - trả lời bằng viết

-         Kỹ thuật xử lý dữ liệu

+       Quy trình tìm tòi, tra cứu thông tin từ các nguồn tài liệu học tập

+       Kỹ năng xử lí dữ liệu

+        Sử dụng Excel

-         Kỹ thuật lưu trữ thông tin

+       Các loại tài liệu lưu trữ

+       Bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ

+       Các nghiệp vụ lưu trữ

+       Lưu trữ hồ sơ tài liệu

Chương 6: Kỹ năng quản lý dự án

Với chương này đồ án giới thiệu về quản lí dự án và các kỹ năng quản lí dự án:

-         Khái niệm dự án và quản lý dự án

+       Dự án

+       Quản lý dự án

-         Lịch sử của quản lý dự án

-         Kỹ năng quản lý dự án

-         Công cụ quản lý gantt

-         Chỉ tiêu đánh giá dự án

Chương 7: Đạo đức

Với chương này đồ án trình về đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp trong thực hành kỹ thuật

-         Đạo đức nghề nghiệp

-         Trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức trong thực hành kỹ thuật

Chương 8: Chuyên đề

Với chương này đồ án hướng dẫn làm một số trò chơi kỹ thuật:

-         Làm tàu thủy chạy bằng hơi nước

-         Làm tên lửa nước

 ................................................

Phần 1

TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN HỌC NHẬP

MÔN CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

 

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

 

 

Yêu cầu:

+          Nắm được định nghĩa về kỹ thuật, lịch sử của kỹ thuật.

+          Trình bày được vai trò của ngành cơ khí trong nền kinh tế.

+          Biết được chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí, chương trình khung và chương trình đào tạo.

+          Trình bày được vai trò, vị trí, nhiệm vụ của kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.

Chương này trình bày tổng quan về kỹ thuật, lịch sử phát triển của kỹ thuật và sự hình thành kỹ thuật trên thế giới; vai trò của nhóm ngành kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân. Giới thiệu chuẩn đầu ra ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí; chương trình khung và chương trình đào tạo; vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kỹ sư ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí.

1.1             TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT.

1.1.1      Lịch sử phát triển của kỹ thuật.

Khái niệm về kỹ thuật được hình thành từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại cùng với sự phát triển của tổ tiên chúng ta và đã tạo ra những công cụ cần thiết cho sự sống còn. Con người đã tìm ra những công cụ mà tổ tiên để lại, kỹ năng chế tạo cùng với xã hội hóa và giao tiếp đã tạo điều kiện cho việc sáng chế, đổi mới và chuyển đổi công nghệ như búa, rìu, đòn bẩy, nêm, ròng rọc, bánh xe…. Mặc dù dựa trên nền tảng thử rồi sai, việc làm này tương tự như những ý tưởng kỹ thuật hiện đại khi phương pháp thử rồi sai vẫn là một phần quan trọng cho sự đổi mới.

Kỹ thuật là lĩnh vực hoặc ngành, thực hành, nghề nghiệp và nghệ thuật liên quan đến sự phát triển, mua bán, và áp dụng các kỹ thuật, kiến thức về khoa học, toán học, sự hiểu biết và sử dụng vật liệu, máy móc, cấu trúc, hệ thống, quy trình cho một mục đích cụ thể. Tất nhiên có rất nhiều định nghĩa về kỹ thuật, thuật ngữ “kỹ thuật” bắt nguồn từ “kỹ sư” được sử dụng từ năm 1300 để chỉ những người điều hành một công cụ quân sự hoăc một máy móc, chẳng hạn như một máy phóng hoặc một khẩu pháo.

Kỹ thuật cũng giống như nghệ thuật, vì kỹ thuật cũng sắp xếp các yếu tố theo một cách nào đó mà có thể hoặc không gây hấp dẫn các giác quan hay cảm xúc của con người.

Kỹ thuật cũng kết nối với các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và con người. Khoa học liên quan rộng rãi tới các hệ thống tiếp cận để quan sát các hiên tượng, và sự phát triển của các giả thuyết, thực nghiệm và lý thuyết liên quan đến các hiện tượng, và việc tạo ra tri thức dựa trên những dự đón và kết quả dự đón. Theo nghĩa rộng, khoa học bao gồm kỹ thuật như một kỹ năng cao về kỹ thuật và thực hành, và cũng bao gồm phần lớn những gì các nhà khoa học hiện nay có thể làm. Theo một nghĩa hẹp khác, khoa học được phân thành các ngành khoa học ứng dụng cơ bản. Theo mô hình tuyến tính của sự đổi mới, các nghiên cứu trong các nghành khoa học cơ bản dẫn đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu và phát triển trong kỹ thuật để ứng dụng công nghệ, đổi mới và phổ biến.

Các ngành khoa học xã hội cạnh tranh với các ngành khoa học tự nhiên trong việc sử dụng các phương pháp khoa học thực nghiệm. Việc thay đổi và đổi mới công nghệ là một trong những động lực chính của sự thay đổi kinh tế, xã hội và con người, vì vậy kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội ngày càng được kết nối chặt chẽ hơn.

Kỹ sư

Kỹ sư vừa là một chức danh vừa là học vị của người được đào tạo hoặc thành thạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, người kỹ sư sử dụng óc sáng tạo, công nghệ kỹ thuật và hiểu biết khoa học để giải quyết các vấn đề thực tế. Những người mà làm việc như một kỹ sư thường tốt nghiệp trường đại học kỹ thuật.

Những người có đủ điều kiện hoặc những người thực hành kỹ thuật được gọi là kỹ sư, có thể chính thức được cấp phép và được chỉ định chuyên môn, là kỹ sư điều lệ hoặc kết hợp. Kỹ thuật bao gồm một loạt các chuyên ngành hoặc lĩnh vực ứng dụng khác nhau

Kỹ thuật là một trong những ngành nghề lâu đời nhất, cùng với thần học, y học và pháp luật. Trong khi các mô hình tuyến tính đã tạo nên sự nhận thức của các kỹ sư như việc áp dụng khoa học. Các kỹ sư sử dụng tất cả các kiến thức về khoa học trên cùng một phương diện để tạo ra công nghệ và cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết các vấn đề về con người, xã hội, kinh tế và những thách thức khác. Những kỹ sư kết nối nhu cầu xã hội với sự đổi mới và ứng dụng thương mại. Mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và kỹ thuật được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 1.1.1 Mối quan hệ giữ khoa học, công nghệ và kỹ thuật

Science: khoa học

Technology: công nghệ

Engineering: kỹ thuật

Society and Nature: xã hội và thiên nhiên

 

Needs: nhu cầu

Theories: lý thuyết

Tools: công cụ

Resources: tài nguyên

Products and benefits: sản phẩm và lợi ích

 

Các lĩnh vực , ngành, chuyên nghành ngày càng nhiều, những ngành phát triển từ dân dụng cơ khí, hóa chất, điện, kỹ thuật điện tử, kiến thức càng phát triển và khác biệt thì càng nảy sinh nhiều nghành mới, lĩnh vực mới, có thể là sáp nhập hoặc nảy sinh. Sự xuất hiện của các lĩnh vực mới của kỹ thuật thường được chỉ định bởi cơ sở của các bộ phận của trường đại học mới, các tổ chức chuyên môn kỹ thuật mới hoặc một bộ phận mới trong trong tổ chức hiện có.

Các lĩnh vực kỹ thuật :

Kỹ thuật nông nghiệp: Nghiên cứu kỹ thuật và ứng dụng trong nông nghiệp trong các lĩnh vực như máy móc nông nghiệp, điện, năng lượng sinh học, cơ cấu nông nghiệp và chế biến nguyên liệu thiên nhiên.

Kỹ thuật hóa học:

­    Phân tích, tổng hợp và chuyển đổi các nguyên vật liệu đầu vào thành mặt hang có thể sử dụng được.

­    Kỹ thuật sinh hóa - quá trình công nghệ sinh học trên quy mô công nhiệp.

Kỹ thuật dân dụng:

­    Thiết kế và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

­    Kỹ thuật biển - thiết kế và xây dựng các công trình bờ biển.

­    Kỹ thuật xây dựng - thiết kế và quản lý các công trình xây dựng.

­    Địa kỹ thuật - đề xuất kiểm soát khí hậu trái đất để giải quyết sự ấm lên toàn cầu.

­    Đô thị và kỹ thuật công cộng - cung cấp nước, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, giao thông vận tải và các hệ thống thông tin liên lạc, thủy văn.

­    Kỹ thuật đại dương - thiết kế và xây dựng các công trình ngoài khơi.

­    Kỹ thuật kết cấu- thiết kế kết cấu để hỗ trợ hoặc chịu tải.

­    Kỹ thuật động đất - hoạt động của cấu trúc chịu tải động đất.

­    Kỹ thuật vận tải – giao thông vận tải hiệu quả và an toàn cho người và hàng hóa.

­    Kỹ thuật giao thông - vận chuyển và quy hoạch.

­    kỹ thuật gió – phân tích gió và ảnh hưởng của nó đối với môi trường xây dựng.

Kỹ thuật máy tính và hệ thống: Nghiên cứu, thiết kế và phát triển máy tính, hệ thống máy tính và các thiết bị khác.

Kỹ thuật điện và kỹ thuật điện tử:

­    Nghiên cứu, thiết kế và phát triển hệ thống điện và thiết bị điện tử.

­    Kỹ thuật hệ thống năng lượng – cung cấp điện sinh hoạt và công nghiệp.

­    Xử lý tín hiệu - phân tích thống kê và sản xuất tín hiệu, ví dụ như cho điện thoại di động.

Kỹ thuật môi trường:

­    Kỹ thuật bảo vệ và cải thiện môi trường.

­    Kỹ thuật nước – quy hoạch và phát triển nguồn nước và thủy văn.

Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy: Bảo vệ con người và môi trường từ lửa và khói.

Kỹ thuật di truyền: Kỹ thuật ở cấp độ phân tử sinh học cho các thao tác di truyền.

Kỹ thuật công nghiệp: Phân tích, thiết kế, phát triển và bảo trì các hệ thống và quy trình công nghiệp.

Kỹ thuật đo lường: Thiết kế và phát triển các công cụ được sử dụng để đo lường và điều khiển các hệ thống và quy trình.

Kỹ thuật tổng hợp: Lĩnh vực kỹ thuật tổng hợp bao gồm cơ khí, xây dựng dân dụng, điện và hóa học.

Kỹ thuật bảo trì và quản lý tài sản: Bảo dưỡng thiết bị, tài sản vật chất và cơ sở hạ tầng.

Kỹ thuật sản xuất:

­    Nghiên cứu, thiết kế và quy hoạch hệ thống và quy trình sản xuất.

­    Các bộ phận kỹ thuật - đảm bảo tính sẵn sàng của các bộ phận trong quy trình sản xuất.

Kỹ thuật vật liệu

­    Nghiên cứu, thiết kế, phát triển và sử dụng các vật liệu như gốm sứ và các hạt nano.

­    Kỹ thuật gốm sứ - lý thuyết và xử lý các gốm oxit và không oxit.

­    Kỹ thuật dệt - sản xuất và chế biến các loại vải

Kỹ thuật cơ khí:

­    Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các hệ thống vật lý hoặc cơ khí, ví dụ như động cơ.

­    Kỹ thuật ô tô - thiết kế và chế tạo các phương tiện trên mặt đất.

­    Kỹ thuật hàng không vũ trụ - thiết kế máy bay, tàu vũ trụ.

­    Kỹ thuật cơ sinh - thiết kế hệ thống và các thiết bị như chân tay giả.

Cơ điện tử: Kết hợp cơ khí, điện và các phần mềm kỹ thuật cho các hệ thống tự động hóa.

Kỹ thuật y tế và y sinh: Tăng việc sử dụng kỹ thuật và công nghệ trong y học và các ngành khoa học sinh học trong các lĩnh vực như giám sát, tay chân giả, người máy y tế.

Kỹ thuật quân sự: Thiết kế và phát triển các loại vũ khí và hệ thống phòng thủ.

Kỹ thuật khai khoáng: Thăm dò, khai thác và chế biến nguyên liệu từ trái đất

Kỹ thuật hải quân và kiến trúc: Nghiên cứu, thiết kế, xây dựng và sửa chữa tàu biển.

Công nghệ nano và kỹ thuật nano: Lĩnh vực mới của kỹ thuật ở cấp độ nano.

Kỹ thuật hạt nhân: Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các quy trình và công nghệ hạt nhân.

Kỹ thuật sản xuất: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống và các quy trình sản xuất liên quan đến kỹ thuật chế tạo.

Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các hệ thống phần mềm và lập trình máy tính.

Kỹ thuật kiểm tra: Kỹ thuật kiểm định và kiểm tra thiết kế, sản xuất và sử dụng đối tượng được kiểm tra.

Kỹ thuật giao thông vận tải: Kỹ thuật liên quan đến đường bộ, đường sắt đường thủy, cảng, bến cảng, sân bay, truyền tải và phân phối khí, ống dẫn và các công trình liên quan.

 

 

1.1.2      Sự hình thành kỹ thuật trên thế giới

Lịch sử kỹ thuật trong bối cảnh chúng ta đang sống tương tác với thiên nhiên, với chính nó trong suốt lịch sử nhân loại. Con người đã thiết kế và sử dụng những công cụ làm ra, chính sự đổi mới, thiết kế và sử dụng những công cụ đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lịch sử. Phần lớn của nền văn minh là mối quan hệ kinh tế, xã hội, nó cũng là lịch sử của kỹ thuật, kỹ thuật ứng dụng và đổi mới.

Hình 1.1.2 Các làn sóng phát triển của kỹ thuật

Trong lịch sử kỹ thuật như một nghề, được chi trả bằng tiền hay hiện vật phục vụ cho một nhu cầu nào đó, từ những công cụ, vũ khí được tạo ra từ 150,000 năm về trước cho thấy kỹ thuật là một nghề lâu đời nhất. Kỹ thuật quân sự đã sớm tham gia xây dựng dân dụng cho các nhiệm vụ quốc phòng, phát triển các cơ sở hạ tầng đầu tiên. Tính chuyên nghiệp trong kỹ thuật được chứng minh bằng việc xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập 3000 trước công nguyên. Sự chuyên nghiệp của kỹ thuật đi cùng với sự phát triển của tri thức. Việc giáo dục kỹ thuật theo hình thức phụ hệ trong xã hội cổ đại đã phát triển thành các trường dạy nghề trong các thời kỳ Trung cổ, đặc biệt là trong thời kỳ phục hưng và trong cuộc cách mạng khoa học ở thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Galileo Galilei đã phát triển các phương pháp tiếp cận khoa học và các phương pháp để hiểu biết về thế giới tự nhiên và phân tích các vấn đề thực tế, là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của kỹ thuật như biễu diễn toán học, phân tích cấu trúc và thiết kế được đưa vào cuộc cách mạng công nghiệp để thay thế cơ bắp bằng máy móc trong sản xuất.

Cuộc cách mạng bắt đầu ở Anh vào thế kỷ thứ 18 sau đó lan rộng ra châu Âu, Bắc Mỹ và toàn thế giới, thay thế con ngươi bằng máy móc. Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên từ 1750 đến 1800, tập trung vào ngành công nghiệp dệt. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ 2 từ 1850 đến 1900 tập trung vào động cơ hơi nước và đường sắt. Cuộc công nghiệp thứ 3 từ 1875 đến 1925, tập trung vào sắt thép, điện và cơ khí hạng nặng. Được tiếp nối bằng cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư từ 1900 đến 1950, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ, sản xuất ô tô và vật liệu. Giai đoạn thứ 5 bùng nổ sau chiến tranh từ 1950, tập trung vào thông tin liên lạc và viễn thông.

Giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển kỹ thuật là thế kỉ 18, 19 đặc biệt là thời kì sắt và hơi nước tạo nên các cuộc cách mạng công nghiệp liên tiếp.

Giáo dục kỹ thuật được quan tâm phát triển đầu tiên tại Đức trong ngành công nghiệp khai thác mỏ, với việc thành lập trường học khai thác mỏ và luyện kim. Một trong những trường đại học kỹ thuật lâu đời nhất là trường đại học Kỹ thuật Sec được thành lập năm 1707. Ở Pháp, giáo dục kỹ thuật phát triển với sự ra đời của các trường École Nationaledes Pontset Chaussées (1747), École des Mines (1783). Trường đại học kỹ thuật Poly là trường kỹ thuật đầu tiên ở châu âu giảng dạy về toán học và khoa học được thành lập vào 1794 trong cuộc cách mạng Pháp. Cuộc cách mạng giáo dục kỹ thuật tự diễn ra trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp. Dưới thời Napoleon, Pháp đã phát triển hệ thống trường lớp chính quy về kỹ thuật sau cuộc cách mạng, mô hình ở Pháp chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển kỹ thuật trên toàn thế giới vào đầu thế kỷ 19, đặc biệt là ở Đức.

Ở Nga, các trường công nghệ tương tự được mở ở Moscow (1825) và Pitersburg (1831), dựa trên hệ thống giáo dục kỹ thuật quân sự.

Các viện khoa học đầu tiên xuất hiện cùng lúc tại Hoa kỳ bao gồm West point (1819) Trường Rensselaer (1823) viện cơ học Ohio (1828).

Đến cuối thế kỉ 19, hầu hết các nước công nghiệp đã thành lập các hệ thống giáo dục kỹ thuật dựa trên mô hình của Pháp và Đức.

 

 

1.2             VAI TRÒ CỦA NHÓM NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.

1.2.1      Vai trò của các ngành kỹ thuật.

Thời đại kỹ thuật

Cuộc đô thị hóa ở phương tây vào thế kỷ 19 và cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra cuối thế kỷ 18 đến suốt thế kỷ 19 đã cải thiện cuộc sống của con người, nâng cao mức sống và sức khỏe của con người thông qua những vấn đề về cấp nước và vệ sinh. Kỷ nguyên của kỹ thuật được tạo ra bởi 2 lợi thế: nguồn năng lượng dường như là vô tận, than, dầu mỏ, khí đốt, và các nguồn cung cấp vô hạn về nước, nguyên vật liệu và nhiều nguồn tài nguyên khác đáp ứng nhu cầu của con người.

Hiện nay chúng ta phải đối diện với 2 vấn đề mang tính toàn cầu đó là sự biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo. Nhiệm vụ của các kỹ sư thế kỷ 21 là:

+          Áp dụng kỹ thuật để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng về môi trường gây ra một phần bởi các thế hệ trước đó về việc sử dụng năng lượng, phát sinh khí thải nhà kính và góp phần cải thiện môi trường.

+          Giúp phần lớn dân số đang gia tăng trên thế giới thoát khỏi đói nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc.

Điều này đòi hỏi sự kết hợp giữ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có với việc xây dựng cơ sở hạ tầng mới trên toàn cầu. Sự khác biệt giữa hiện tại và thế kỷ 19 là quy mô của các vấn đề lớn hơn nhiều và môi trường gần như cạn kiệt. Thế giới ngày càng căng thẳng bởi các cuộc cạnh tranh về nhiên liệu, các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong tương lai sẽ cạn kiệt dần.

Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi phải có sự đổi mới và sự sáng tạo rất lớn của các kỹ sư là việc trong ngành kỹ thuật và phi kỹ thuật khác. Đòi hỏi khả năng của các kỹ sư để tổng hợp các giải pháp, phân tích vấn đề, có một cái nhìn tổng quan ở nhiều phạm vi khác nhau.

Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển:

+          Điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nếu không có những nỗ lực cải thiện đời sống sẽ không thành công, bao gồm chính sách quản lí hợp lí, chính sách xã hội phù hợp, không có xung đột, khũng bố và tham nhũng.

+          Tác động của nền chính trị toàn cầu, thương mại và xung đột ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển. Bao gồm các quy tắc thương mại, thuế quan, trợ cấp, xung đột địa phương và trong khu vực, chính sách quản lí, vai trò của các công ty xuyên quốc gia. Một lĩnh vực hoạt động kinh doanh của địa phương cũng có thể giúp xóa đói giảm nghèo thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng hiệu quả và bền vững. Trong đó có ba lí do quan trọng sau:

+          Nó là nền tảng cho cộng đồng bằng cách cung cấp các nhu cầu cơ bản như nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.

+          Nó cung cấp nhu cầu nội bộ của địa phương và góp phần giả quyết việc làm.

+          Tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế của địa phương và các doanh ngiệp vừa và nhỏ thông qua việc cải thiện cơ sở hạ tầng, kích thích sự đầu tư của các nguồn lực bên ngoài và quốc tế.

Nhưng việc cung cấp cơ sở hạ tầng cũng đòi hỏi đầu tư. Những người nghèo đói trong thời gian dài không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết những khó khăn của họ, họ cần sự hỗ trợ bên ngoài từ chính phủ, các doanh nghiệp, các cơ quan quốc tế và sự hỗ trợ của cộng đồng kỹ thuật trên toàn thế giới.

 

1.2.2      Thực trạng các ngành kỹ thuật trong những năm qua

Theo thống kê của tổng cục thống kê, hiện nay bình quân một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có 90 thiết bị so với bình quân một cơ sở cơ khí trong nước chỉ có 3 thiết bị công nghệ. Giá trị trung bình của một thiết bị của doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 612.2 triệu đồng, trong khi giá trị bình quân một thiết bị cơ sở trong nước là 64 triệu đồng. Như vậy có thể thấy năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn nhiều lần so với các cơ sở trong nước.

Giai đoạn 2007 – 2009 là thời kì ngành cơ khí trong nước đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị công nghệ. Thời kỳ này các doanh nghiệp cơ khí tập trung đầu tư các loại máy móc, thiết bị gia công tự động hoặc gia công tự động theo chương trình CNC và điều khiển kỹ thuật số (PLC) theo hướng tự động hóa trang thiết bị công nghệ… Việc chuyên môn hoá (CMH) sản xuất cũng đã bước đầu được hình thành tại các doanh nghiệp cơ khí trong nước nhất là cơ sở sản xuất máy nông nghiệp. Một số công ty với các phân xưởng sản xuất chuyên môn hóa như: Lắp ráp động cơ diesel; lắp ráp máy xay xát; lắp ráp bơm nước; sản xuất rulo cao su cho máy xay xát... Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, thời kỳ này có trên 60 doanh nghiệp đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng, gia công cơ khí phục vụ lắp rắp ô tô, xe gắn máy... Trình độ công nghệ của đa số doanh nghiệp ở mức trên trung bình trong khu vực, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại, sản xuất các thiết bị có kỹ thuật cao. Việc đẩy mạnh cải tiến, đổi mới máy móc, trang thiết bị công nghệ chủ yếu là thay thế thiết bị vạn năng bằng thiết bị chuyên dùng và thiết bị tự động gia công ứng dụng NC, CNC, PLC... không những nâng cao và ổn định được năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra mà còn có thể không tăng thậm chí giảm thiểu số lượng máy và thiết bị côngnghệ tham gia vào sản xuất cơ khí.

Thực trạng đầu tư Vốn cho ngành Công nghiệp cơ khí Việt Nam

Vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của ngành cơ khí đến hết 2008 là 15.354.530 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 16% tổng vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp (95,597.4 tỷ đồng), đây là một trong những ngành thâm dụng vốn (giá trị sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 10% nhưng vốn chiếm 16% toàn ngành). Tuy nhiên, về cơ cấu vốn của các thành phần, công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất (92,3% toàn ngành cơ khí), công nghiệp ngoài quốc doanh xếp hàng thứ 2 chiếm 5%, công nghiệp quốc doanh trung ương chiếm 2,1% và quốc doanh địa phương chỉ chiếm có 0,6%. Điều này cho thấy công nghiệp đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư nước ngoài) trong thời gian qua đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất cơ khí trong nước quá nhỏ so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư bình quân của một doanh nghiệp cơ khí quốc doanh (Trung ương và địa phương) là 41,1 tỷ đồng (tương đương 3,7 triệu USD – giá 1994), vốn đầu tư bình quân của một cơ sở cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài là 10,6 triệu USD (114,7 tỷ đồng – giá 1994), gấp gần 3 lần cơ khí quốc doanh. Riêng đối với thành phần dân doanh, vốn bình quân cho một cơ sở quá thấp, chỉ 350 triệu đồng/cơ sở. Về đầu tư máy móc thiết bị công nghệ, nếu vốn đầu tư bình quân cho 01 thiết bị công nghệ của các cơ sở cơ khí trong nước là 12.545 USD thì giá bình quân 01 thiết bị công nghệ của các cơ sở cơ khí có vốn đầu tư nước ngoài là 133.400 USD, gấp 11 lần vốn đầu tư của các cơ sở trong nước.

Tóm lại, hiện nay vốn đầu tư cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam chủ yếu là vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư trong nước chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chưa đến 8%). Trong những năm tới, xu hướng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào ngành cơ khí còn tiếp tục tăng nhanh, tỷ trọng vốn trong nước tiếp tục giảm. Điều này cho thấy chính sách, giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài những năm tới là hết sức quan trọng, nó quyết định sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong ngành Cơ khí Việt Nam

Lao động ngành cơ khí cả nước đến hết năm 2008 là 500.000 người, chiếm 12% lao động toàn ngành Công nghiệp. Cơ cấu lao động so với toàn ngành công nghiệp có xu hướng tăng từ 7,5% năm 1995 lên 7,6% năm 2000 và 9,2% năm 2005 và 12% năm 2008. Trong đó:

+          Lao động công nghiệp quốc doanh trung ương tăng trưởng bình quân năn 2006-2008 đạt 2,1%/năm, chủ yếu từ bổ sung lao động là chính, do đó mức gia tăng lao động không đáng kể. Công nghiệp quốc doanh địa phương thời gian qua lao động giảm mạnh, do một số doanh nghiệp chuyển sang cổ phần theo chương trình sắp xếp doanh nghiệp. Đến cuối năm 2007, lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chỉ còn lại chiếm chưa đến 8% tổng số lao động của ngành cơ khí (giai đoạn năm 2000-2005, lao động ngành này chiếm xấp xỉ 20% lao động toàn ngành cơ khí). Trong các doanh nghiệp quốc doanh, có hơn 90% số lao động đã kinh qua các loại hình đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của Nhà nước hoặc tư nhân được phép đào tạo. Số công nhân bậc cao (5/7 – 7/7) chiếm 27% tổng số lao động.

+          Lao động công nghiệp ngoài quốc doanh của ngành cơ khí tăng mạnh trong giai đoạn 2006-2008, bình quân 19,8%/năm (toàn ngành công nghiệp tăng 16,8%/năm). Đến năm 2008, lao động ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng 28,3% toàn ngành cơ khí, trong khi đó lực lượng lao động ngoài quốc doanh giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 32%. Sở dĩ có việc giảm lao động ngoài quốc doanh là do lao động trong công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng quá nhanh. Lao động của các cơ sở cơ khí ngoài quốc doanh trên cả nước hầu hết đều được truyền nghề trực tiếp qua công việc hoặc có tính chất gia truyền. Việc xác định trình độ tay nghề, bậc thợ hầu như chưa được chú trọng.

+          Lao động công nghiệp đầu tư nước ngoài từ 10,9% năm 1995, đến năm 2008 đã chiếm 70% tổng lao động ngành cơ khí. Tốc độ tăng trưởng bình quân 2007-2009 đạt trên 40%, đây cũng là một trong những ngành có lao động tăng nhanh do thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài. Tổng số lao động khoảng 300.000 người, đa số được đào tạo tại các cơ sở đào tạo hoặc trực tiếp tại doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2.3      Dự báo sự phát triển kỹ thuật trong những năm tới

  1. Quan điểm phát triển ngành cơ khí

­    Cơ khí là ngành công nghiệp then chót trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Ngành cơ khí có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là ngành cung cấp hầu hết máy móc, thiết bị cho mọi ngành công nghiệp, sản phẩm của ngành có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế cũng như lĩnh vực tiêu dùng của nhân dân. Ngành cơ khí phải thực sự là nền tảng để tạo tiền đề cho CNH- HĐH, đặc biệt CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Có thể nói không có CNH-HĐH nếu như không có một ngành cơ khí mạnh và hiện đại. Hiện nay và sau này ngành cơ khí vẫn đảm trách vị trí then chốt đó.

­    Phát triển cơ khí kết hợp với phục vụ an ninh quốc phòng

Phát triển cơ khí gắn liền với việc tăng cường năng lực củng cố an ninh quốc phòng, kết hợp chặt chữ giữa sản xuất dân sinh với sản xuất quốc phòng và ngược lại. Việt Nam nằm dải theo Biển Đông, lãnh hải dài và giáp biên giới với nhiều nước, luôn tiềm ẩn những nguy cơ và xung đột phức tạp về chính trị và quân sự, củng cố và giữ gìn an ninh quốc phòng, ổn định chính trị - xã hội luôn là nhiệm vụ hàng đầu của đất nước. Hơn nữa, các trang thiết bị quan sự và vũ khí là sản phẩm của ngành cơ khí - điện tử phần còn lại là thuộc ngành hóa chất và các ngành khác. Do vậy, ngành cơ khí có một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc củng cố và tăng cường an ninh quốc phòng. Trừ một số vũ khí chiến lược, còn lại các vũ khí trang bị quân sự được sản xuất đan xen và hợp tác giữa các xí nghiệp dân sự và xí nghiệp quốc phòng.

Nhìn rộng ra các nước công nghiệp phát triển luôn dành phàn tiên tiến và hiện đại nhất của ngành cơ khí của họ cho việc sản xuất các trang thiết bị quân sự. Các tập đoàn cơ khí mạnh của thế giới như GMC, Lockheed, Volvo, Krupp, Mercedes Benz, Chrysler, Huyndai… luôn kết hợp giữa sản xuất dân sinh và sản xuất quốc phòng. Phần sản xuất phục vụ quốc phòng chiếm tỷ trọng khá lớn trong doanh số của các tập đoàn này.

­    Phát triển cơ khí để CNH-HĐH đất nước, đặc biệt CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn

CNH- HĐH thực hiện bằng máy móc thiết bị. Ngành cơ khi làm ra máy móc thiết bị, do đó khong thể có CNH- HĐH nếu không có ngành cơ khí đủ mạnh. Việt Nam là nước có dân số lớn, không hể CNH- HĐh bằng máy móc thiết bị của nước ngoài; tức là không thể CNH- HĐH bằng bàn tay của người khác. Mặt khác, 90% dân số Việt Nam đều sống ở các khu vực nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Do vậy, việc CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn là điều rất vô cùng quan trọng, trong đó hỗ trợ của công nghiệp cơ khí là điều cần thiết nhất và là yếu tố sống còn.

­    Khuyến khích các thành phần cùng làm cơ khí

Hoàn thiện các chính sách, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và bỏ vốn vào các chuyên ngành sản xuất cơ khí và trước hết là cơ khí tiêu dùng. Đa dạng hóa sở hữu và nguồn vốn, phát huy mạnh mẽ nội lực và nguồn vốn trong nước để xây dựng và phát triển các ngành cơ khí. Tạo dựng môi trường và thị trường - phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành cơ khí.

+          Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Phát triển cơ khí phải gắn liền với các thành tựu của công nghiệp điện tử- tin học, đi ngay vào công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo sản xuất có chất lượng trên mức trung bình của Thế giới; đồng thời tận dụng phát huy các công nghệ thích hợp sử dụng nhiều lao động.

+          Bảo vệ thị trường để chủ động hội nhập khu vực và thế giới, từng bước xuất khẩu ngành càng nhiều sản phẩm cơ khí.

Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới trong điều kiện bất lợi là chúng ta công nghiệp hóa muộn hơn các nước khác hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Nếu Việt Nam không có chính sách bảo vệ tích cực (có lộ trình hợp lý) để tranh thủ thời cơ trước hội nhập để phát triện các chuyên ngành công nghiệp có lợi thế thì chắc chắn ta sẽ bị thua thiệt nhiều hơn trong khi hội nhập. Đó cũng là nguy cơ thấy trước với ngành cơ khí Việt Nam.

  1. Định hướng phát triển ngành cơ khí đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

+          Thiết bị toàn bộ

Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.

Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.

Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.

Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến...

+          Máy động lực và máy nông nghiệp:

Theo quy hoạch tới 2015, ngành sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp sẽ cơ bản hình thành mạng lưới sản xuất lắp ráp và công nghiệp hỗ trợ cho ngành trên cả 3 miền; tập trung giải quyết những khâu cơ bản là đúc, rèn phôi, nhiệt luyện, kiểm tra chất lượng sản phẩm; đầu tư đúng mức cho công nghiệp sạch.Ngành phấn đấu giành lại phần lớn thị phần trong nước đối với các loại động cơ diesel cỡ trung và nhỏ, động cơ xăng công suất nhỏ, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Sau năm 2015, có thể sản xuất được các sản phẩm trình độ cao như bơm dầu, vòi phun cao áp và động cơ đa hệ nhiên liệu.

Đối với máy nông nghiệp, sản xuất đủ nhu cầu trong nước loại máy kéo 2 bánh 12 mã lực, bước đầu sản xuất loại máy kéo 4 bánh từ 18 - 25 mã lực. Sau năm 2015, sẽ hiện đại hoá phần lớn sản phẩm máy nông nghiệp, chuẩn bị đủ điều kiện sản xuất máy có ứng dụng cơ điện...Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, đưa sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp thành ngành sản xuất mạnh của Việt Nam và trong khu vực, quy hoạch đã đưa ra 7 nhóm giải pháp chính. Trong đó, đối với giải pháp về thị trường, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường, lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế hoạch nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, đầu tư sản xuất, xây dựng thương hiệu mạnh.

Về đầu tư, sẽ đẩy nhanh việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn cũng như các dự án sản xuất máy nông nghiệp thuộc ngành công nghiệp mũi nhọn.

Trong khuôn khổ quy định và lộ trình hội nhập cho phép, có giải pháp ưu tiên cho các cơ sở sản xuất trong nước được nhận các hợp đồng cung cấp máy nông nghiệp theo hình thức tổng thầu đối với các dự án xóa đói giảm nghèo, thuộc vùng sâu vùng xa, trồng và chăm sóc rừng trồng...Để tiến tới thành lập tập đoàn sản xuất - kinh doanh máy động lực, máy nông nghiệp đa ngành, giải pháp đưa ra là củng cố các Tổng công ty nhà nước để có thể đảm nhiệm tốt vai trò định hướng chủ đạo; phát triển mô hình công ty mẹ - công ty con, chuyển dần một số doanh nghiệp sản xuất máy động lực, máy nông nghiệp thuộc địa phương thành công ty con hoặc doanh nghiệp vệ tinh của các công ty lớn; đồng thời, đẩy mạnh việc cổ phần hóa để đa dạng hóa nguồn vốn sở hữu

+          Máy công cụ

Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt.Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp.

+          Cơ khí xây dựng

Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn.

Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu.

+          khí đóng tàu

Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ.

Đến năm 2010 đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT (DeadWeight Tonnage -  là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn); đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.

Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa vào năm 2015 lên 70% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.

+          Thiết bị điện

Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.

Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới. Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng.

+          Cơ khí xe máy

Năm 2010 xuất khẩu xe thông dụng, linh kiện và phụ tùng xe tương đương 450 - 500 nghìn xe, ước kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD;

+ Thiết lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trước năm 2010.

+          Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015:

Sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước; trên 95% linh kiện, phụ tùng; kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoảng 500 triệu USD; nâng cao năng lực các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển để tự thiết kế được các loại xe thông dụng và một số loại xe cao cấp.

+          Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2025:

+ Tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các loại xe máy, linh kiện, phụ tùng xe máy.

+ Sản xuất được xe máy cao cấp và xe máy chuyên dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu.

+ Tự thiết kế và sản xuất các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu sạch.

+          Cơ khí ôtô

Đối với ngành cơ khí ô tô Việt Nam, sự chuyển hướng của các liên doanh và sự đổ vỡ hàng loạt của các nhà sản xuất nội địa là hai nguy cơ rõ nét nhất đang được bản thảo. Kể từ năm 2009, nghĩa là thời điểm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhập khẩu và phân phối ô tô nguyên chiếc theo nội dung cam kết gia nhập WTO, sẽ có hai khả năng lớn xảy ra đối với các doanh nghiệp liên doanh sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước. Khả năng thứ nhất, các liên doanh này sẽ chuyển hẵng sang nhập khẩu phân phối ô tô thuần túy từ hãng mẹ hoặc tư các nhà máy trực thuộc hãng mẹ tại các quốc gia khác. Khả năng thứ hai là các liên doanh sẽ đồng thời sản xuát, lắp ráp có tỷ lệ nội địa hóa cao tại một số mẫu xe đạt doanh so thấp. Như vậy, hai khả năng này đều có thể thay đổi gần như hoàn toàn diện mạo ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Theo các chuyên gia, khả năng thứ nhất sẽ xảy ra đối với các doanh nghiệp có doanh số bán thấp (ví dụ: Mekong, Mazda, Kia, Mitsubishi, Suzuki, Isuzu). Khả năng thứ ai sẽ phổ biến tại các doanh nghiệp có doanh số phát triển cao và phát triển tốt (nhu Toyota, Honda, GM-Deawoo). Cả hai lựa chọn trên đều phụ thuộc vào chính sách thuế của Nhà nước đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Nếu hai khả năng này thành hiện thực, những hệ ụy đến nền kinh tế là không nhỏ, chưa kể đến những tác động trực tiếp đến người lao động.

 

1.3             GIỚI THIỆU CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ

1.3.1      Ngành công nghệ chế tạo máy

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

­    Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

­    Có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng thành thạo các phần mềm về CAD/CAM&CNC, kỹ thuật lập trình PLC, …

­    Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC.

­    Các kiến thức của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ - kinh tế giữa các công đoạn trong sản xuất cơ khí.

­    Kiến thức về đặc điểm, quá trình sản xuất các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí.

­    Các kiến thức và khả năng áp dụng được các qui trình công nghệ gia công; dự án phát triển các sản phẩm cơ khí.

­    Các phương pháp thiết kế, các biện pháp tổ chức, vận hành, khai thác các máy móc và thiết bị cơ khí nhằm phục vụ sản xuất.

­    Các kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị công nghệ và các dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Xây dựng kế hoạch, lập dự án phát triển sản xuất; tham gia tổ chức, điều hành và chỉ đạo sản xuất các trang thiết bị công nghệ cơ khí cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật có liên quan đến lĩnh vực cơ khí.

­    Thiết kế, chế tạo, lắp ráp máy, dây chuyền sản xuất và trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp, công nghiệp, …

­    Vận hành, khai thác, bảo trì các trang thiết bị công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí trong các ngành chế biến thực phẩm, xây dựng, máy nông nghiệp, công nghiệp, …

­    Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ khí.

Thái độ người học

­    Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm

­    Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo; biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành cơ khí, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận

1.3.2      Công nghệ tự động

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

­     Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;

­     Có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành CAD/CAM&CNC, CAE, …

­     Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC;

­     Có kiến thức về các thành phần, cấu trúc của hệ thống sản xuất, dòng thông tin và xử lý tin, kiến thức về các phương thức điều khiển trong các hệ thống sản xuất được tự động hoá, tạo mẫu và chế tạo khuôn mẫu;

­     Các kiến thức và khả năng áp dụng những kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp dùng máy tính (CIM), mạng truyền thông công nghiệp, các phương pháp gia công tiến tiến để xây dựng, giải quyết và đưa ra các giải pháp cho các hệ thống sản xuất tự động hoá, hệ thống sản xuất tích hợp dùng máy tính (CIM), công nghệ chế tạo khuôn mẫu hiện đại.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Vận hành, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống và các trang thiết bị tự động.

­     Sử dụng được các phần mềm mô phỏng ứng dụng trong kỹ thuật: CAD/CAM&CNC, CAE…

­     Xây dựng và vận hành các hệ thống sản xuất tích hợp dùng máy tính (CIM) để tích hợp các hoạt động phân đoạn của quá trình sản xuất thành một hệ thống sản xuất thống nhất.

­     Sử dụng thành thạo các phần mềm công cụ để tính toán, thử nghiệm tìm thiết kế tối ưu cho khuôn mẫu (CAD/CAE), chế tạo khuôn mẫu trên máy CNC (ProEngineer, Moldex 3D…).

­     Có khả năng trình bày, giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực sản xuất tích hợp (CIM) hoặc công nghệ chế tạo khuôn mẫu.

­     Khai thác và ứng dụng thực tiễn các công nghệ mới.

 

 

Thái độ người học

­    Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm.

­     Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành công nghệ tự động, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

1.3.3      Thiết kế máy

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

­    Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

­    Có trình độ tin học tương đương trình độ B; Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành tính toán thiết kế, đồ hoạ kỹ thuật như AutoCAD, Mechanical, ProeEngineer, Solid Edge, …

­    Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC.

­    Có kiến thức cơ bản về tính toán cơ học vật rắn biến dạng, đồ họa kỹ thuật trên máy tính, công nghệ gia công cơ khí, công nghệ CAD/CAM&CNC.

­    Các phương pháp thiết kế thiết bị cơ khí, máy chế biến lương thực thực phẩm, máy nâng chuyển và xây dựng, máy cắt kim loại, các cơ cấu chính xác, thiết kế khuôn mẫu…

­    Các kiến thức trong tự động hóa thiết kế cơ khí để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề liên quan đến lĩnh vực thiết kế công nghiệp.

­    Có kiến thức và khả năng ứng dụng các qui trình thiết kế máy: thiết kế theo mẫu, thiết kế mới, thiết kế mô phỏng.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Tính toán thiết kế, thiết kế mô phỏng, thiết kế theo mẫu các kết cấu cơ khí, tạo dáng sản phẩm công nghiệp với sự hổ trợ của máy tính.

­    Phân tích và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực thiết kế cơ khí, sản phẩm công nghiệp.

­    Tư vấn thiết kế, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí, thiết bị công nghiệp.

­    Tiếp cận và nắm vững công nghệ thiết kế, phương pháp chế tạo mới các sản phẩm công nghiệp.

­    Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, theo dõi thi công và tổ chức sản xuất các sản phẩm công nghiệp.

Thái độ người học

­    Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm.

­    Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn lĩnh vực thiết kế công nghiệp, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

1.3.4      Công nghệ Hàn – Gia công tấm

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

­    Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

­    Kiến thức về chuyển động của vật thể, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực.

­    Kiến thức về cấu tạo, hoạt động, quá trình thiết kế các chi tiết máy và máy trong ngành cơ khí; tính toán khả năng chịu lực của các chi tiết máy, các điều kiện về khả năng chịu lực và biến dạng.

­    Kiến thức về thành phần vật liệu, đặc điểm về cơ tính, lí tính, của vật liệu lim loại và phi kim, phân biệt được các phương pháp nhiệt luyện để cải thiện cơ tính của kim loại, hợp kim thông dụng.

­    Kiến thức về dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng trong ngành cơ khí; kiến thức về dụng cụ đo, phương pháp đo và cách xử lí kết quả đo.

­    Kiến thức cơ bản về phép chiếu, phương pháp biễu diễn vật thể, các tiêu chuẩn quy tắc về bản vẽ và các loại bản vẽ trong chuyên ngành, trong và ngoài nước.

­    Kiến thức cơ bản về an toàn lao động, môi trường công nghiệp.

­    Có trình độ tin học tương đương trình độ B. Sử dụng được các phần mềm CAD, Pro/E, MatLab, LabVIEW,….

­    Có kiến thức về nguyên lý làm việc, kết cấu các thiết bị hàn, thiết bị gia công tấm và các thiết bị gia công cơ khác.

­    Kiến thức về phân tích, khai triển chi tiết, thiết kế công nghệ gia công tấm.

­    Kiến thức về hệ thống thông tin quản lí, tin học quản lí, thiết kế và phân tích hệ thống thông tin.

­    Biết phương pháp thiết kế và tính toán chi tiết hàn, hệ thống kết cấu công nghệ hàn.

­    Kiến thức về lĩnh vực và thí nghiệm, kiểm định và đánh giá chất lượng mối hàn, chi tiết gia công tấm và chất lượng kết cấu.

­    Kiến thức về bảo trì, bảo dưỡng thiết bị hàn và gia công tấm.

­    Có kiến thức về lãnh vực quản trị sản xuất bao gồm: sử dụng, bảo dưỡng và lựa chọn các thiết bị phù hợp với công việc trong xưởng hàn, xưởng gia công tấm.

­    Kiến thức về quản lí, kinh doanh dịch vụ giao nhận và cung ứng.

­    Kiến thức về lĩnh vực quản lí – tổ chức công việc và lãnh đạo.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Xem xét được các dữ liệu và dấu hiệu, dự kiến được kế hoạch thực hiện

­    Nhận diện được các giả thuyết để đơn giản hóa các hệ thống và môi trường phức tạp, lựa chọn được các mô hình ý niệm và định tính.

­    Giải thích được mức độ quan trọng, giới hạn và khuynh hướng; xác định được các phép kiểm tra về tính đồng nhất và sai số.

­    Giải thích được các mô hình xác suất và thống kê các sự kiện và trình tự, tính toán được chi phí – lợi ích kỹ thuật và phân tích rủi ro.

­    Xây dựng những caauu hỏi quan trọng để xem xét, đặt ra giả thuyết để kiểm tra, chọn ra các tiêu chuẩn và nhóm tiêu chuẩn để so sánh.

­    Lựa chọn chiến lược nghiên cứu tài liệu, tận dụng viêc tra cứu và xác định thông tin bằng cách sử dụng các công cụ thư viện, xác định chất lượng và độ tin cậy của thông tin, chỉ ra những nội dung chính yếu và điểm mới hàm chứa trong thông tin, chỉ ra những trích dẫn về tài liệu tham khảo.

­    Nhận ra ý tưởng và chiến lượt thực nghiệm, mô tả được quá trình xây dựng thực nghiệm, liệt kê các thủ tục tiến hành thực nghiệm và bước kiểm tra, thu thập dữ liệu thí nghiệm, đối chiếu dữ liệu thí nghiệm với mô hình sẵn có.

­    Thảo luận tính hợp lý của dữ liệu thống kê, những giới hạn của dữ liệu được sử dụng, giải thích các kết luận được chứng minh bởi dữ liệu, các nhu cần và giá trị.

Thái độ người học

­    Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình, niềm đam mê, sự thích nghi đối với sự thay đổi, sự sẵn sàng và khả nằng làm việc độc lập, sự sẵn sàng làm việc với người khác, biết nhận xét và chấp nhận các quan điểm khác.

­    Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

 

 

1.3.5      Cơ điện tử

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

­    Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

­     Có trình độ tin học tương đương trình độ B; Sử dụng tốt các phần mềm lập trình kỹ thuật như: Matlab, LabVIEW, Visual C, C++, Keil C; các phần mềm lập trình cho PLC và hệ SCADA; các phần mềm mô phỏng robot, CAD/CAM &CNC và các phần mềm thiết kế, mô phỏng mạch điện tử như Orcad, Multisim, Proteus, …

­     Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC.

­     Có hiểu biết cơ bản về công nghệ chế tạo cơ khí; công nghệ vi xử lý và điều khiển; kỹ thuật mạng máy tính, mạng truyền thông công nghiệp và lập trình điều khiển; nguyên lý hoạt động và trao đổi thông tin giữa các thành phần của hệ thống tích hợp.

­     Có kiến thức về các hệ thống điều khiển sản xuất tự động, điều khiển quá trình, điều khiển phân tán; kiến thức về xử lý ảnh công nghiệp, công nghệ chế tạo vi mạch điện tử, công nghệ gia công chính xác để hình thành nên các giải pháp tự động hoá theo định hướng hệ thống cơ điện tử hoặc sản phẩm cơ điện tử.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Vận hành, khai thác, bảo dưỡng các hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử với các hệ thống truyền động cơ khí, điện khí nén, điện thuỷ lực, điều khiển truyền động điện, servo điện thuỷ khí; Vận dụng tốt các phương thức điều khiển: lập trình PLC, vi điều khiển, robot, các loại cảm biến, xử lý ảnh công nghiệp, mạng truyền thông công nghiệp.

­     Xây dựng các giải pháp tự động hóa cho các hệ thống điều khiển, các modul sản xuất linh hoạt (FMS, MPS), hệ thống điều khiển các quá trình với chức năng điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu.

­     Xây dựng kế hoạch, lập dự án; tham gia tổ chức, điều hành và quản lý kỹ thuật cho cụm, trạm và hệ thống tự động cũng như trong các hoạt động dịch vụ kỹ thuật liên quan.

­     Trình bày, giải đáp và phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực hệ thống cơ điện tử hoặc các loại sản phẩm cơ điện tử.

­     Tiếp cận và nắm bắt các công nghệ mới dựa trên kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong các môn học lý thuyết và thực hành từ nhà trường.

 

Thái độ người học

­    Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; làm việc theo nhóm.

­    Có phương pháp làm việc khoa học, tư duy sáng tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành cơ điện tử, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

1.3.6      tin kỹ thuật

Chuẩn đầu ra về kiến thức

­    Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo; có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

­    Có kiến thức cơ bản về toán học và khoa học tự nhiên, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

­    Có trình độ tin học tương đương trình độ B; sử dụng tốt các phần mềm thông dụng trong tính toán cơ học như ANSYS, AUTOCAD, ETABS, ALASKA, SAMCEF, SAP ... và các phần mềm thiết kế như CATIA, PROE, RHINOCEROS, CIMATRON, …

­    Có trình độ tiếng Anh tương đương 350 điểm TOEIC.

­    Có kiến thức cơ bản về vật liệu, các thiết bị, qui trình công nghệ và các phương pháp gia công cơ khí.

­    Có kiến thức vững vàng trong lĩnh vực cơ học biến dạng và động lực học các hệ kỹ thuật như: thiết kế kết cấu cơ khí, cơ kết cấu, tính toán kết cấu thép, dao động trong kỹ thuật, các hệ lưu chất như truyền nhiệt, thủy lực, khí nén.

­    Các kiến thức chuyên sâu vể phương pháp số trong cơ học như: phương pháp phần tử hữu hạn, các phương pháp tối ưu hóa và thiết kế tối ưu…

­    Các kiến thức về giải thuật, lập trình máy tính, lập trình PLC, kiểm định chẩn đoán kết cấu, kỹ thuật đo, cảm biến, thiết kế mô phỏng, rôbot công nghiệp… để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề như: lập mô hình cơ học, mô hình toán học các hệ thống kỹ thuật thực tế như các cơ cấu, cụm chi tiết, máy móc thiết bị, các kết cấu, công trình xây dựng, công trình biển, hệ thống thủy khí,... để phục vụ sản xuất và đời sống.

Chuẩn đầu ra về kỹ năng

­    Tính toán, mô phỏng và thiết kế trong lĩnh vực cơ khí và công trình.

­    Khai thác thành thạo các phần mềm ứng dụng trong tính toán, thiết kế kết cấu máy và công trình.

­    Đánh giá chất lượng và dự báo tuổi thọ, các hư hỏng cho máy và công trình.

­    Thiết kế và trực tiếp thực hiện các thí nghiệm cơ học, xây dựng phần mềm phòng thí nghiệm ảo cơ học.

­    Lập giải thuật và xây dựng các chương trình về tính toán, kết cấu máy và công trình.

­    Tư vấn về tính toán cơ học, lập dự toán các dự án thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí và công trình.

Thái độ người học

­    Có ý thức trách nhiệm công dân; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm.

­    Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

1.4             VAI TRÒ, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KỸ SƯ NGÀNH CNKTCK

1.4.1      Vị trí, khả năng công tác của các kỹ sư ngành CNKTCK

  1. Vị trí công tác của kỹ sư

­    Công tác trong hệ thống lao động kỹ thuật: các công ty gia công, sản xuất, thiết kế, kiểm nghiệm, kiểm định.

­    Công tác trong các đơn vị kinh doanh vật tư kỹ thuật: kinh doanh các sản phẩm, thiết bị kỹ thuật….

­    Công tác trong các cơ quan hành chánh, sự nghiệp: các cơ quan hành chánh nhà nước, trường học, viện nghiên cứu.

­    Tiếp tục học lên bậc học cao hơn.

  1. Khả năng công tác của kỹ sư

­    Kỹ sư giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống lao động kỹ thuật, là người đóng góp trí tuệ, sự sáng tạo và là người chủ chốt quyết định mọi thành công trong các ngành nghề của mọi lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

­    Người kỹ sư có thể trực tiếp đảm nhiệm thực hiện công tác theo ngành được đào tạo:

+          Thiết kế mạch/ chương trình.

+          Thi công, gia công.

+          Kiểm tra, sửa chửa.

+          Lập tài liệu, mô tả cho mạch/ chương trình.

+          Báo cáo công tác cá nhân theo ngày, tuần, tháng.

­    Người kỹ sư có thể giữ vai trò nhóm trưởng, chỉ huy một nhóm kỹ sư,để thực hiện:

+          Phân tích thiết kế, xây dựng, chọn giải pháp, trao đổi với khách hàng.

+          Phân phối và điều hành công việc giữ các thành viên trong nhóm, theo dõi và đảm bảo tiến độ thực hiện công việc của nhóm.

+          Cung cấp, hỗ trợ giải pháp kỹ thuật, công cụ, tài liệu cho các thành viên trong nhóm.

+          Báo cáo công tác nhóm theo tuần, tháng, quý.

+          Chức năng nghiên cứu và đào tạo.

­    Người kỹ sư có thể đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo từ tổ trưởng kỹ thuật, trưởng phòng hoặc phó giám đốc, giám đốc xí nghiệp, công ty, tổng công ty….. với chức năng điều hành hoạt động của một hệ thống kỹ thuật hoặc hệ thống tổ chức kinh doanh.

+          Tổ chức quản lí, xây dựng đơn vị.

+          Tổ chức và phân công lao động kỹ thuật trong các đơn vị.

+          Giám sát kiểm tra đánh giá các hoạt động của hệ thống lao động kỹ thuật.

+          Phân phối thành quả lao động, tham gia các hoạt động kỹ thuật quảng bá giới thiệu sản phẩm.

1.4.2      Công việc của các kỹ sư ngành CNKTCK

­    Người kỹ sư trong đơn vị sản xuất gia công:

+          Biết khai thác vận hành các thiết bị, hệ thống thiết bị, công cụ phần mềm của đơn vị.

+          Biết cách tổ chức quản lý, bảo trì, sửa chữa các thiết bị, công cụ phần mềm, các hệ thống thiết bị của đơn vị.

+          Biết cách cài đặt, thiết lập các thông số, chế độ cho thiết bị, công cụ phần mềm phù hợp với công việc.

+          Biết triển khai các biện pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

+          Biết kiểm tra đánh giá các chất lượng cơ bản của sản phẩm.

+          Có khả năng tổ chức quản lý sản xuất của đơn vị.

+          Đề xuất, tham gia cải tiến thiết bị nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc các chuyển giao công nghệ vào sản xuất.

+          Đối với loại sản phẩm phần mềm, người kỹ sư phải có kỹ năng phân tích và xây dựng đặc trưng cho sản phẩm, lập trình và kiểm tra, sửa lỗi chương trình, sử dụng tốt công cụ lập trình.

­    Người kỹ sư với công tác thiết kế và chỉ đạo thi công.

+          Tham gia hoặc chỉ đạo tổ chức, quản lý thiết kế, thi công “sản phẩm”.

+          Bảo đảm tính chính xác, tính thực tiễn thiết kế.

+          Xây dựng hệ thống thiết bị, công cụ phần mềm ổn định tin cậy, cung cấp tài liệu đầy đủ và kịp thời phục vụ cho công tác gia công .

+          Tổ chức ghi chép nhật kí theo dõi công trình,giám sát kiểm tra quá trình thi công.

+          Tham gia và đề xuất cải tiến quy trình thi công, cãi tiến trang thiết bị kỹ thuật, cải tiến công nghệ để giảm chi phí nhân công máy móc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

­    Người kỹ sư trong hoạt động kinhh doanh.

+          Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh thiết bị, máy móc, quản lý dịch vụ kỹ thuật.

+          Đẩy mạnh công tác giới thiệu sản phẩm và tư vấn khách hang.

+          Tích cực tham gia vào các hoạt đông quảng bá thương hiệu.

­    Người kỹ sư trong công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng.

+          Đưa các phương pháp công nghệ mới, tiến bộ vào áp dụng cho đơn vị.

+          Hình thành và xây dựng các đề tài nguyên cứu có tính chất chiến lược để phát triển đơn vị.

+          Tham gia các hội thảo, triển lãm khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngành đào tạo.

­    Người kỹ sư với công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ.

+          Tổ chức các lớp bổ túc kiến thức chuyên nghành cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật dưới mình: cao đẳng, trung cấp và công nhân.

+          Tổ chức thi kiểm tra tay nghề và nâng bậc thợ.

+          Xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ đội ngũ kỹ thuật thong qua các đợt cử cán bộ đi học ngắn hạn, dài hạn tại các trung tâm, trường, viện.

­    Các công tác khác : quản lý vật tư, kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS).

 

ĐỌC THÊM

 

CÂU HỎI ÔN TẬP

  1. Hãy trình bày lịch sử hình thành và phát triển của kỹ thuật?
  2. Hãy trình bày vai trò của ngành kỹ thuật đối với nền kinh tế?
  3. Hãy trình bày vai trò, vị trí và các kỹ sư ngành CNKTCK?

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] UNESCO Report, Engineering: Issues Challenges and Opportunities for Development, UNESCO Publishing, 2010 Mike Martin, Roland Schinzinger, Introduction to Engineering Ethics, McGraw-Hill Science/Engineering/Math, 2009, ISBN 0072483113

[2] hcmute.edu.vn, Chuẩn Đầu Ra Các Ngành Đào Tạo Trình Độ Đại Học, http://www.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/cong%20khai%20giao%20duc/trinhdoDH.pdf, 2008

[3] hcmute.edu.vn, Văn bản biễu mẫu 150 tín chỉ, http://www.hcmute.edu.vn/Default. aspx?TopicId=5e58be65-58cf-454b-9f28-1da9131a3328, 2012

[4] luanvan.net, Khóa luận phát triển ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, http://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-phat-trien-nganh-cong-nghiep-co-khi-viet-nam-trong-tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-12957/, 2013()

CHƯƠNG 3

KỸ THUẬT GIAO TIẾP

 

 

Yêu cầu:

-   Nắm được các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm

-   Trình bày được các dạng văn bản

-   Biết được kỹ năng sử dụng powerpoint

Chương này trình bày các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và đồ họa. Giới thiệu kỹ thuật soạn thảo báo cáo bằng powerpoint, giới thiệu mẫu viết báo cáo chuyên đề, viết tiểu luận.

3.1    KỸ THUẬT GIAO TIẾP BẰNG LỜI NÓI

Kỹ năng nói được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Muốn giao tiếp có hiệu quả, các nhà quản lý phải rèn luyện cho mình một kỹ năng nói thật tốt.

Nói bao gồm sự giao tiếp phi ngôn ngữ và sự giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghĩa là cần xem xét "nói như thế nào" và "nói cái gì".

3.1.1Giao tiếp phi ngôn ngữ

Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ là: Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao, hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ, Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ, phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa

Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn ngữ là cách đi đứng, nói năng, dáng vẻ khi giao tiếp.

Hình 3.1.1 Các biểu hiện của gương mặt

Giao tiếp phi ngôn ngừ có tầm quan trọng của nó vì ngôn từ chỉ chiếm một phần những điều truyền đạt, và những điều không nói ra đôi khi lại quan trọng hơn những điều nói. Hầu như mọi người tin nói như thế nào nhiều hơn "nói cái gì". Ví dụ: đối với người nào đó, nếu ta nói: "vâng, anh đó giỏi lắm" với một giọng mỉa mai, người nghe có lẽ tin nơi giọng nói của ta, chứ không tin ý nghĩa lời ta nói.

Giao tiếp phi ngôn ngữ tuy quan trọng nhưng không nên lạm dụng đừng coi nó là chiếc đũa thần, là một công thức có định lượng hoàn hảo chỉ cần áp dụng là dạt được kết quả. Hiểu biết và giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp ta nâng cao kỹ năng giao tiếp, giúp ta truyền đạt những biểu hiện thích hợp và nhạy cảm giúp ta tránh được những cản trở trong khi giao tiếp.

  1. Thân thể

Người ta có thể phân tích thái độ của người khác trên cơ sở ngôn ngữ thân thể của người đó.

Hình 3.1.2 Sử dụng hình thể trong giao tiếp

   Những khía cạnh của ngôn ngữ thân thể là: tư thế, cử chì, vẻ mặt, ánh mắt.

-      Tư thế:

Tư thế tạo nên ấn tượng đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng, nó bộc lộ sự tin tưởng, tính cởi mở và thái độ của một người.

Dù đứng hay ngồi, hãy đứng hay ngồi thoải mái theo cung cách "nhà nghề" nghĩa là đứng, ngồi thẳng lưng không gượng gạo, nhìn thẳng vào cử tọa, sức nặng cơ thể phân phối đều. Nếu ngồi thì hãy tránh tư thế quá trịnh trọng, mà cũng đừng ngồi thu hình lại, quá xuề xòa hoặc quá khép nép hay như gây hấn. Nếu đứng thì hãy tránh tư thế quá nghiêm trang hoặc quá sướng sả, quá phục tùng và quá gây hấn.

-      Cử chỉ:

Mọi người đều dùng cử chỉ một cách vô thức để hậu thuẫn cho điều mình đang nói, như dùng bàn tay để miêu tả một vật hay một thao tác, để đếm hay liệt kê cử chỉ không ngừng nhấn mạnh những điều người ta nói mà còn bộc lộ thái độ của người nói. Người ta có thể nhận biết một cử chỉ là "nồng nhiệt" hay "lạnh nhạt". Hầu hết mọi người có cử chỉ tự nhiên khi ngồi vì khi đó không cần dùng hai bàn tay, song hãy tránh những cử chỉ nóng nảy và vẻ mặt trơ như đá.

   Khi đứng, đừng có cử chỉ kiểu cách hay giả tạo, cũng đừng cử động một cách nóng nảy, cũng đừng lắp đi lắp lại một cử chỉ hay vướng mắc mãi với một tư thế.

-      Vẻ mặt và ánh mắt

Mặt và mắt là những bộ phận biểu cảm nhất của cơ thể. Với nét mặt, người ta có thể thiết lập quan hệ như: mỉm cười, gật dầu, nhướng mày hay nhăn mày... và cũng có thể điều tiết chiều hướng cuộc trò chuyện. Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn, nói lên rất nhiều thứ. Người nói chuyện giỏi tiếp xúc bằng mắt nhiều hơn người nói kém. Trong một cuộc chuyện trò, hãy duy trì sự tiếp xúc bằng mắt từ 50 đến 60% thời gian bạn nói, và từ 75 đến 85% thời gian nếu bạn nghe.

Hình 3.1.3 Tư thế trong giao tiếp

   Tiếp xúc tốt bằng mắt có nghĩa là tạo được sự tiếp xúc Có tính cảm với những con người thực sư trọng cư tọa.

 

  1. Giọng nói

Giọng nói có thể hiện rất nhiều trạng thái cảm xúc

-      Độ cao thấp

-      Nhấn giọng

-      Âm lượng

-      Phát âm

-      Từ đệm

-      Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)

-      Cường độ (to-nhỏ)

-      Tốc độ (nhanh-chậm)

VD:

-      Tôi sẽ tăng lương cho anh

-      Tôi sẽ tăng lương cho anh

-      Tôi sẽ tăng lương cho anh

Phải làm gì để phát triển một giọng nói có hiệu quả? Một là. Hãy nói với độ cao nghe rõ. Hãy nói diễn cảm và hứng khởi thay vì giọng nói đều đều mệt mỏi. Hãy nói với giọng ấm áp. Vui vẻ thay vì giọng lơ đãng (the thé, khàn khàn, rêu n). Hãy nói cho rõ ràng, tránh khuynh hướng hạ thấp ở cuối câu.

Hai là, hãy nói với tốc độ thích hợp và phát âm đúng. Nói chậm đủ để người nghe hiểu được, nhưng vẫn mau vừa đủ đề giữ sự năng động. Hãy thay đối tốc độ để tránh giọng đều đều. Hãy ngừng đúng lúc: trước hay sau một tự chủ yếu, ngăn cách các mục khác nhau, cho rõ sự chuyển biến tư tưởng.

Ba là, hãy tránh lạm dụng vì lơ đãng những từ lấp lỗ trống như "à", "ờ", nghĩa là những từ không có ý nghĩa gì.

3.1.2Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết.

Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động.

Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau.

Hình 3.1.4 Quá trình giao tiếp

Tầm quan trọng của giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quản lý. Những cuộc đàm thoại, các cuộc nói chuyện qua điện thoại nói chung thuộc vào loại giao tiếp thông thường, không nghi thức. Các buổi nói chuyện, các buổi diễn thuyết, báo cáo bằng miệng thuộc vào loại giao tiếp chính thức trịnh trọng (nói gọn lại là các buổi nói chuyện với một nhóm người).

Các buổi nói chuyện với một nhóm người thường diễn ra khi có một trong ba tình huống:

-       Khi diễn giải vừa có nhiều điều cho người ta kết vừa có nhiều điều phải tìm hiểu có tính chất trao đổi thông tin; khi phải trả lời những câu hỏi.

-       Khi cử tọa nói nhiều nhất khi cần giải quuyết một vấn đề với tư cách tập thể.

Tất nhiên còn có những ngoại lệ.

   Trong tiểu luận này chỉ chú ý đến những tình huống phát biểu và diễn giải nói nhiều nhất. Những bài nói chuyện được phân thành hai loại dựa trên mục đích của chúng: trình bày hay thuyết phục.

   Loại bài nói chuyện mang tính chất trình bày được dùng để miêu tả một tình huống, kể lại một câu chuyện, cung cấp thông tin xác thực, hoặc giải thích các lý do cho một hành động đã xảy ra. Trong loại bài nói chuyện mang tính thuyết phục thì những lời lẽ thuyết phục chiếm vị trí quan trọng.

   Trong đó phải đưa ra các lý lẽ khêu gợi các cảm xúc như sự kiêu hãnh, lòng tự hào, tự trọng, sự sợ hãi, tĩnh yên, tính hiệu quả, phẩm chất thông qua đó thuyết phục người nghe hành động hoặc chấp nhận ý kiến người nói.

   Ai cũng muốn nói hay viết hay. Nói hay cũng như viết hay phải căn cứ theo chiến lược giao tiếp: xác định mục tiêu, phân tích cử tọa và kiến trúc thông điệp. Để phác thảo chiến lược cho mình, chúng ta hãy xác định mục đích của buổi nói chuyện và kiểm tra xem đã biết rõ người nghe như thế nào?

   Khi phân tích đối tượng người nghe hãy chú ý tới một số điểm sau đây:

-       Quy mô đối tượng người nghe?

-       Mức độ tinh tế của người nghe: vốn kiến thức của họ, mức quan tâm của họ về vấn đề sẽ trình bày.

-       Tâm trạng, thái độ tiếp thu của người nghe sẽ như thế nào? Chú ý không gian và thời gian cho buổi nói chuyện.

   Kết hợp các đặc điểm này với mục tiêu của chúng ta, có thể xây dựng một chiến lược nói chuyện một cách hợp lý nhất.

-       Xây dựng nội dung bài nói chuyện.

-       Làm nổi bật những ý tưởng quan trọng nhất.

-       Mở đầu và kết thúc có hiệu quả.

Việc soạn thảo bài thuyết trình gồm ba giai đoạn:

-       Giới hạn những điểm chính:

   Luôn luôn nhớ rằng nói không giống như viết. Đơn giản là nói không thể chi tiết như viết, đừng bắt người nghe chịu đựng quá nhiều thông tin. Chỉ nên tập trung nhiều ý tưởng của chúng ta vào ba tới năm phạm trù chính vì thường cử tọa không thể nhớ nhiều hơn chừng đó điểm.

   Nhiệm vụ của người nói là làm nổi bật những điểm quan trọng, giới hạn những điểm quan trọng sẽ có cơ hội tốt để đạt mục tiêu.

   Cần chú ý là: đơn giản vấn đề nhưng không giống như sơ sài. Người nghe sẽ nhớ những điểm chính dễ dàng và dùng những điềm chính đó để nhớ một số hay tất cả những mềm quan trọng hơn, nếu bắt nhớ nhiều quá họ sẽ rối loạn.

-       Làm nổi bật những ý tưởng quan trọng nhất.

   Khi đã giới hạn con số những điềm chính, phải làm cho mỗi điểm đó nổi bật lên. Phải dự kiến một chương trình làm việc, một phác họa đại cương, một ý tướng là chúng ta sẽ đi tới đâu với bài thuyết trình của mình. Tiếp đó tạo ra một sự chuyển tiếp rõ ràng. Khi nói nên dùng một câu chuyển tiếp minh bạch, không nên dùng một từ chuyển tiếp ngắn gọn như khi viết. Ví dụ: khi viết dùng từ "một là", "hai là", khi nói cần dùng câu chuyển tiếp rõ ràng "khuyến nghị thứ hai là".

   Sau cùng, có thể dùng phương pháp "tổng kết nửa chừng" để làm nổi bật những điểm quan trọng, hãy tóm tắt giữa những điểm chính hay những điểm phụ. Đừng ngượng ngùng vì cứ lặp di lặp lại thường xuyên khi thuyết trình.

-       Mở đầu và kết thúc hiệu quả.

   Khi viết mở đầu và kết thúc nhanh, điều này lại trở thành đột ngột trong khi nói.

   Mở Đầu, Có nhiều cách mở đầu: nói chuyện vui, đề cập tới cái bất thường hoặc đề cập tới cái quen thuộc.

   Không phải đi cùng có tài nói đùa Nếu ta có khả năng này thì đó là xuất lợi thế; tuy nhiên chỉ nên sử dụng nó nếu đâu đó mang lại hiệu quá tốt cho đề tài của chúng.

   Hãy nhớ bốn quy tắc này khi chọn cáu chuyện vui để kích thích cử tọa.

Thứ nhất, chuyện vui không bao giờ được cỏ tính cách công kích bất cứ người nào trong cư tọa.

Thứ hai, đừng hạ mình

Thứ ba, sử dụng chuyện vui có chừng xược.

Thứ tư, chuyện vui phải liên quan tới chủ đề hay hoàn cảnh.

Lời mở đầu bằng cách đề cập cái bất thường sẽ gây được sự chú ý của người nghe bằng cách cho người ta biết điều gì đó mà họ chưa biết, để gây sự diệu kỳ. Ví dụ: đưa ra những câu hỏi cường điệu (nghĩa là một câu hỏi cố ý cho cử tọa không trả lời được), một hình ảnh sinh động, một câu chuyện làm sửng sốt, hoặc một con số thống kê quan trọng.

Đề cập cái quen thuộc gây được sự chú ý của người nghe bằng cách liên kết với một điều gì đó mà người nghe đã biết rồi. Ở đây, cần đến sự hiểu biết của cử tọa hơn là cần đến sự hiếu kỳ của họ. Lối mở đầu này bao gồm: những lời đề cập đến chính người nghe. Hoàn cảnh, sự liên quan giữa diễn giả và người nghe, giữa người nghe và chủ đề giữa diễn giả và chủ đề hoặc một người nào đó hay sự việc gì quen thuộc với người nghe. Hãy nhớ rằng: đoạn mở đầu hãy ngắn gọn: nếu quá dài sẽ gây hoang mang cho người nghe.

3.1.3Kỹ năng nghe

Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng cua quá trình giao tiếp. Nó giúp các thủ trưởng xác định được những nhu cầu, những vấn đề, tâm trạng hoặc mức độ quan tâm của nhân viên. Quá trình giao tiếp trớ liên tốt hơn. Nếu như các bên tham gia vào giao tiếp biết lắng nghe một cách có hiệu quả. Lắng nghe là một trong những chìa khóa chủ chốt. Cho phép cư xử và ngoại giao.

Nghe là việc khó làm do có những trở ngại chú quan và khách quan khiến không tập trung tinh thần được.

 .............................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Tiếng Việt

[1]    Hồ Viết Bình, Trần Thế San, Tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2009

[2]    Trịnh Chất, Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí (Tập 1, 2), NXB Giáo dục, Hà Nội 2006.

[3]    Nguyễn Thanh Nam, Giáo trình Phương pháp thiết kế kỹ thuật, ĐHQG TP.HCM, TP. Hồ Chí Minh 2007.

[4]    Hà Văn Vui, Nguyễn Chỉ Sáng, Sổ tay thiết kế cơ khí tập 3, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2006.

Tiếng Anh

[5]    Anna Johansson el at, Paper friction – influent of measurement conditions,Tappi Journal, Vol. 81, 1997.

[6]    Neil Sclater, Nicholas P. Chironis, Mechanisms and mechanical devices sourcebook, McGraw-Hill, 2011.

Nguồn khác

[7]    Masahiro Suzuki el at, High Performance Rubber Rollers and Pads for Auto Sheet Feeders, www.cable.com/about/publish/review/__icsFiles/afieldfile/2005/11/28/review12.pdf, 12/2012.

[8]    Pulp and Paper Resource & Information Site, Properties of Paper, http://www.paperonweb.com/paperpro.htm, 12/2012.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A.IA.XOKOLOV,Cơ sở thiết kế máy thực phẩm,NXBKhoa học và Kỹ thuật , 2000.

[2] Hồ Lê Viên ,Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo ,NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003 .

[3] Hồ Lê Viên, Cơ Sở tính toán các máy hóa chất và thực phẩm, NXB Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1997.

[4] Nguyễn Hữu Lộc ,Cơ sở thiết kế máy,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh, 2012.

[5] Trịnh Chất ,Lê Văn Uyển ,Tính toán thiết kế hệ thống dẫn động cơ khí, NXB Giáo Dục , 2006.

[6] Trần Thiện Phúc, Thiết kế máy công dụng chung ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.

[7] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn,Kỹ thuật nâng chuyển tập 2, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.

[8] Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Doanh Sơn, Máy vận chuyển liên tục, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2004.

[9] Đỗ Kiến Quốc,Nguyễn Thị Hiền Lương,Bùi Công Thành,Lê Hoàng Tuấn,Trần Tấn Quốc,Sức bền vật liệu ,NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh ,2011.

[9] Sandvik,http://www.processsystems.sandvik.com ,Sandvik conveyor components.

[10] Công ty Vững Phát, http://motorgiamtoc.com.vn ,Motor giảm tốc Wansin.

 

*TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.

2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

Close