ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ CHẾ TẠO CỬA CHỐNG TRỘM CHO NHÀ TRỌ
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
MỤC LỤC THIẾT KẾ CHẾ TẠO CỬA CHỐNG TRỘM CHO NHÀ TRỌ
TÓM TẮT ĐỒ ÁN
(The Project Summary)
TÊN ĐỀ TÀI: (Piece of research)
“ Thiết kế mô hình chống trộm cho nhà trọ”
- Nội dung: (Content of study)
- Dựa trên các kiến thức đã học ở trường, cùng với sự phân công của bộ môn chúng em có cơ hội tìm hiểu về đề tài” Thiết kế mô hình chống trộm cho nhà trọ”. Quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực thi, đề tài được chúng em tóm tắt như sau:
- Nghiên cứu nhưu cầu thị trường về Thiết kế mô hình chống trộm cho nhà trọ.
- Tìm hiểu trong và ngoài nước đã có loại máy chưa?
(Tìm ra nguyên lý đóng khóa cửa.)
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, kiến thức chuyên ngành có liên quan.
(Learn about the theory establishment, definitions and specialist knowledge as well.)
- Tính toán và thiết kế các bộ phận của máy.
(Calculate and design the component parts.)
- Chế tạo mô hình và kiểm nghiệm kết quả.
- (Make a model and evaluate results.)
II Kết quả đạt được:
- Tiếp thu, tổng hợp được một khối lượng lớn các kiến thức thực tiễn cũng như lý thuyết.(Acquire and sum up an extensive volume of authentic knowledge and booklore.)
- Tính toán thiết kế được mô hình chống trộm cho nhà trọ
(automactic door closing device)
- Chế tạo thành công mô hình máy.
(Be successful in creating the machine model.)
- Nghiên cứu phát triển sản phẩm ra thị trường.
(Research and development product to the market)
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT1
LỜI CẢM ƠN. 2
TÓM TẮT ĐỒ ÁN. 3
MỤC LỤC. 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU. 7
1.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................12
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.........................................................................12
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................12
1.3.1 Đối tượng. 12
1.3.2 Phạm vi12
1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................12
1.4.1 Cơ sở phương pháp luận. 12
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 13
1.5 Kết cấu của ĐATN ...............................................................................................13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI14
2.1 Các định nghĩa ...............................................................................................14
2.2 Giới thiệu về máy khóa cửa tự động ..............................................................15
- 3 Các tồn tại cần giải quyết của máy.........................................................................15
- 3.1 Việc cúp điện. 15
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 16
3.1 Lý thuyết chuyên ngành ....................................................................................16
3.2 Tính theo độ bền.....................................................................................................16
3.3 Lý thuyết bên ngoài thực tiễn .........................................................................17
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP. 18
4.1Phân tích lựa chọn động cơ.....................................................................................18
4.1.1 Các loại động cơ. 18
4.2 Phân tích việc cúp điện...........................................................................................23
4.2.1 Sử dụng nguồn điện dự phòng từ bình acquy........,,,,,,,,,,,,...............................23
4.2.2 Sừ dụng nguồn điện dự phòng từ pin...............................................................26
4.3 Trường hợp mất bộ điều khiển...........................................................................26
CHƯƠNG 5: CHỌN ĐỘNG CƠ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN. 27
5.1 Lựa chọn tính toán cơ cấu truyền động..............................................................28
5.1. Tính toán thiết kế bộ truyền vitme đai ốc..............................................................32
CHƯƠNG 6 LÝ THUYẾT BẢO MẬT. 34
6.1 Sơ đồ nguyên lý máy ………….............................................................................34
CHƯƠNG 7: TÍNH GIÁ THÀNH. 35
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ38
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 39
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Ố khóa cửa. 8
Hình 1.2 Ổ khóa cổng. 9
Hình 1.3 Ổ khóa cửa chính. 9
Hình 1.4 Ố khóa phòng. 10
Hình1.5 Ổ khóa chốt10
Hình1.6 Ổ khóa thoát hiểm. 10
Hình 1.7 Ố khóa thông phòng. 10
Hình 1.8 Ổ khóa chữ L11
Hình 4.1 Động cơ DC một chiều. 18
Hình 4.2 Động cơ AC SERVO. 19
Hình 4.3 Động cơ mini V2. 21
Hình 4.4 Động cơ bước size 42. 21
Hình 4.5:Động cơ bước size 56. 21
Hình 4.6 Pin. 26
Hình 5.1 Sơ đồ động. 27
Hình 5.9 Bộ điều khiển từ xa ............................................................................................27
Hình 5.2 Vit me đai ốc thường. 28
Hình 5.3 Một số Vit me đai ốc bi30
Hình 5.4 Cấu tạo hoạt động vitme. 31
Hình 5.5 Bảng giá trị32
Hình 5.6 Catalogue đường kính vítme bi hãng THK.33
Hình 6.1 Cơ cấu mở bằng tay35
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
- Khóa cửa là vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình. Ra đời từ rất sớm, khóa cửa từ xưa đến nay trải qua rất nhiềuhình dạng và kích thường khác nhau đồng thời những tiện ích mà chúng mang lại cũng khác nhau rất lớn theo thời gian.
- Ban đầu khóa cửa rất đơn giản là một chiếc then bằng gỗ hoặc sắt để chặn cửa ngăn ngừa trộm và kẻ gian ra vào. Sau này then cửa dần thay thành những vật liệu phức tạp, chắc chắn và tinh vi hơn
- Sau khóa cửa bằng then dần thay thế bằng khóa cửa dùng chìa- một sự cải tiến hơn rất nhiều. Khóa cửa bằng chìa được sử dụng rất phổ biến gồm 1 ổ khóa, một chìa khóa bằng kim loại .Sử dụng khóa cửa bằng chìa đơn giản chắc chắn và nhỏ hơn hơn then cài bằng chốt rất nhiều vì vậy hiện nay chúng vẫn được sử dụng trên toàn thế giới
- Khóa cửa cơ: dựa trên cơ chế hoạt động là sự ăn khớp giữa các rãnh và hốc lõm của khóa với đường rãnh và viên bi bên trong ổ khóa
- Với những chiếc khóa cơ thì cơ chế hoạt động của nó hoàn toàn dựa vào sự ăn khớp giữa các rãnh và hốc lõm của chìa khóa với các đường rãnh và viên bi bên trong ổ khóa. Vấn đề lớn nhất đối với hệ thống khóa cửa truyền thống chính là việc quản lý và phân quyền. Bộ khóa bằng cơ thường có 2 chốt: chốt ngang, chốt chéo. Chốt chéo có tác dụng đóng cửa tạm thời ngăn cho cửa không tự nhiên mở, chỉ cần xoay tay vặn là chốt này sẽ mở,không có khả năng chống xâm nhập trái phép. Chốt ngang có chức năng chính là khóa cửa, chống mở cửa, độ dày của chốt ngang chỉ từ 5-8 mm.
- Các loại khóa cửa thông minh: bao gồm các loại khóa như khóa vaant ay, khóa thẻ từ , khóa cảm ứng… là các loại khóa là không cần dùng chìa hoặc chỉ dùng chìa trong trường hợp khẩn cấp nên người dùng không phải mang theo quá nhiều và lo sợ bị thất lạc chìa như trước. Mục đích giúp con người không phải mang quá nhiều chìa khóa bên mình và tránh việc quên hay đánh mất chìa khóa. Các loại khóa hiện đại
Hiện nay, chủ yếu sử dụng các loại khóa sau:
Khóa vân tay: Chỉ người có vân tay giống với vân tay trong bộ nhớ máy có thể mở cửa;
Khóa mã số: Chỉ người biết mã số giống với mã số trong bộ nhớ máy có thể mở cửa. Mã số càng dài và càng đa dạng loại ký tự sẽ càng khó bẻ khóa hơn;
Khóa thẻ từ: Chỉ người có thẻ từ được khóa chấp nhận trong bộ nhớ máy có thể mở cửa;
Khóa nhận dạng (hình ảnh, tiếng nói).
- Để phòng tránh những kẻ gian tinh vi, những loại khóa cửa thông minh cần được cập nhật và cải tiến công nghệ thường xuyên
- Trộm cắp tài sản trong giai đoạn hiện nay là một trong những vấn đề gây rất nhiều bức xúc cho xã hội, tình hình tội phạm và số lượng người phạm tội không những không giảm mà có chiều hướng ngày càng tăng lên.
- Vì vậy chúng tôi tìm tồi và nguyên cứu ra máy khóa cửa tự động từ bên trong đề bảo vệ tài sàn và tính mạng cho người dân đồng thời giảm tình trạng trộm cấp cho xã hội.
Chức năng của khóa cửa trong một công trình
- Trong một công trình tùy từng vị trí khác nhau, từng phòng ban, hành lang khác nhau… mà người kiến trúc sư sẽ thiết kế loại khóa cửa có chức năng tương ứng với nhiệm vụ ngay vị trí đó.
- Khóa cửa rất đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, chủng loại nhưng quy tụ về chức năng thì bao gồm các loại sau.
- Khi các vật liệu bằng kim loại phát triển ổ khóa cửa chuyển qua làm bằng kim loại (đồng, thau, Inox, Atimon, nhôm…) rất đa dạng về kiểu dáng, hoa văn và màu sắc, nhưng chung quy lại ta có thể phân biệt từng giai đoạn phát triển của nó thông qua hệ chìa.
- ♦ Khuyết điểm của khóa cơ truyền thống: là phải mang theo nhiều chìa bên người, rất khó phân biệt được cây chìa nào dùng cho vị trí nào của công trình (vì cây chìa của một hãng thường thì rất giống nhau). Để khắc phục khuyết điểm này chúng tôi đã tìm tòi và nguyên cứu ra máy khóa cửa tự động sử đụng mạch điện đễ điều khiển cải thiện việc trôm cắp và bảo vệ tài sản cho mọi nhà
1.1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Như đã nói ở trên thì công trình nghiên cứu này thật sự mang tính cấp thiết cao, nếu thành công như mong đợi thì đó không những giải quyết được nạn trôm cấp và giữ gìn được tài sàn cho mỗi nhà
- Tạo điều kiện, tiền đề cho người nghiên cứu có thể phát triển các kỹ năng, kiến thức của mình và ứng dụng chúng vào thực tiễn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Củng cố kiến thức đã học, thu thập các kiến thức thực tiễn trong quá trình làm.
- Tìm ra được nguyên lý khóa cửa tự động
- Tính toán được các thông số, yêu cầu kỹ thuật của máy .
- Chế tạo được mô hình để kiểm nghiệm nguyên lý máy.
- Có được định hướng phát triển đưa sản phẩm ra thực tiễn sản xuất.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng
- Nguyên lý đóng mở cửa và các nguyên lý khóa cửa tự động.
- Máy khóa cửa tự động.
1.3.2 Phạm vi
Do thời gian nghiên cứu ít, kiến thức của chúng em có hạn, nên đề tài xin phép được giới hạn trong Tìm hiểu thiết kế khóa cửa tự động
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Cơ sở phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu quy trình công nghệ và nguyên lý khóa cửa tự động đưa ra các phương pháp, nguyên lý tự động để giải quyết được các vấn đề.
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp khảo sát thực tế: tìm hiểu thực tế về công việc khóa cửa của sinh viên hiện nay để đưa ra sản phẩm khóa cửa tự động an toàn cho mọi nhà. Tìm hiểu thị trường loại máy này đã có mặt trên thị trường hay không. Và năng suất một người công nhân đóng mút thủ công cho trái cây là bao nhiêu?
- Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát thực tế. Tỉm hiểu vể cách khóa cửa của mỗi nhà hiện nay , xem tình hình trôm cấp hiện nay để chế tạo máy kháo cửa tự động
- Phương pháp phân tích đánh giá: dựa vào dữ liệu đã thu thập được, tham khảo ý kiến của nhiều nhà, và các ý kiến đánh giá nhu cầu của nhiều nhàđể sản suất máy khóa cửa tự động phù hợp với nhu cầu cần thiết .
- Phân tích tìm ra các giải pháp công nghệ trong chế tạo, từ đó đưa ra quy trình để hoàn thiện đồ án một cách hiệu quả nhất.
- Phương pháp tổng hợp: sau khi đã có đầy đủ thông tin, số liệu cần thiết và những gì được chứng kiến trong thực tế kết hợp với kiến thức chuyên ngành của chúng em, chúng em đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan để từ đó đề xuất quy trình hợp lí để khóa an toàn, và chế tạo thành công mô hình với nguyên lý hợp lý.
- Phương pháp mô hình hóa: là mục tiêu chính của đề tài, tạo cho chúng em có cơ hội để ôn lại kiến thức đã học và học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn. việc chế tạo mô hình giúp kiểm nghiệm được lý thiết, và những thiết bị cần thiết cho cuộc sống
1.5 Kết cấu của ĐATN
ĐATN bao gồm 6 chương:
- Chương 1 giới thiệu về đề tài và một số phương pháp, cách thức thực hiện đề tài.
- Chương 2 trình bày tổng quan nghiên cứu của đề tài, bao gồm giới thiệu về máy kết cấu của máy, các nghiên cứu liên quan.
- Chương 3 trình bày về cơ sở lý thuyết để thực hiện đề tài
- Chương 4 đưa ra phương hướng và các giải pháp để giải quyết vấn đề, bao gồm các nguyên lý và quy trình thực hiện.
- Chương 5 Tính toán chi tiết công suất động cơ, các bộ phận của máy, điều kiện bền …
- Chương 6 trình bày về việc chế tạo mô hình và kiểm nghiệm tính toán, điều chỉnh thông số cho phù hợp.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1 Các định nghĩa
- Máy tự động là máy tự động hoàn toàn chỉ thông qua bộ điều khiển. Chính vì thế con người không phải tốn công sức trong quá trình thực hiện.
- Vai trò và ý nghĩa của máy:
Giảm tình trạng trộm cắp
- Tình trạng trộm cắp nhiều năm nay đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản vật chất cho người dân và gây mất trật tự an ninh xã hội. Do đó, việc sử dụng khóa tự động và khóa nhà cửa cẩn thận trước khi ra đường không chỉ mang ý nghĩa bảo quản tài sản mà còn giúp giảm bớt tình trạng trộm cắp trong xã hội.
- Sống trong những thành phố lớn, với số lượng dân cư đông đúc đã trở thành một thác thức đối với sinh viên. Laptop, xe máy, điện thoại, máy ảnh... là những vật dụng cần thiết và quý giá nhất với bất kỳ sinh viên nào, và việc mất trộm những vật dụng đã trở thành một cơn ác mộng. Tuy nhiên, với những xóm trọ đông đúc, cửa cổng lỏng lẻo và hầu như không có bất kỳ thiết bị chống trộm nào thì cơn ác mộng này thường xuyên hiện ra.
- Những vụ trộm cướp “như trong phim” không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên đã có thời gian ở trọ. Những vụ trộm cướp này đã dần trở thành nỗi ám ảnh của các bạn sinh viên, không chỉ mất đồ, nhiều bạn còn phải thường xuyên sống trong sợ hãi, lo lắng trộm sẽ quay lại.
- Khi mất đồ, nhiều bạn sinh viên đã chọn cách trình báo công an, số còn lại thì đành im lặng, tự mình giải quyết vì nhận thấy thật khó khăn để có thể tìm lại được đồ đã làm mất.
- Mất trộm đã trở thành một bài học đáng nhớ cho nhiều bạn sinh viên. “Hầu như sinh viên đi học đều bị mất một cái gì đó” – đã trở thành câu nói truyền miệng trong giới sinh viên. Nhưng việc mất nhiều hay mất ít phụ thuộc vào ý thức cảnh giác, tự giữ gìn, bảo quản đồ đạc của các bạn sinh viên.
- Để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” các bạn sinh viên cần đề cao cảnh giác với cổng cửa, vì cửa sổ hay cửa chính ở các phòng trọ dành cho sinh viên đều rất lỏng lẻo, tạm bợ nên kẻ gian rất dễ dàng cạy cửa để vào nhà
- Mất trộm là một trong những kỷ niệm đau đớn nhất của mỗi sinh viên. Việc đảm bảo an ninh cho một xóm trọ đông đúc, phức tạp thì quả không hề dễ dàng
- Hiện nay, có nhiều thiết bị như khóa có tính năng chuông báo động dùng để chống trộm. Tuy không bảo đảm an toàn tuyệt đối nhưng phần nào hạn chế được tệ nạn xảy ra.
- Do những vấn đề này nên chúng tôi đã quyết định chế tạo ra mô hình chống trôm cho nhà trọ nhầm giảm tình trạng trôm cấp hiện nay và nâng cao đời sống xã hội.
2.2Giới thiệu về mô hình chống trộm cho nhà trọ
- Là loại máy chưa có mặt trên thị trường
- Kết cấu tương đối nhỏ gọn. Trọng lượng nhẹ
- Được điều khiển bằng mạch điện và năng lượng sinh ra do động cơ điện và các hệ thống truyền động
- Tự động hoàn toàn
- Máy được khóa từ bên trong để tránh tình trạng bị kẻ xấu đập phá ổ khóa
- Khi cúp điện cũng có thể sử dụng bình thường
- Có thể mở cửa khi bị mất bộ điều khiển
2.3 Các tồn tại cần giải quyết của máy
2.3.1 Việc cúp điện, mất bộ điều khiển
- Trường hợp mất điện này sẽ làm máy không hoạt động được
- Trường hợp mất bộ điều khiển
Hướng giải quyết:
- Dùng nguồn năng lượng pin có sẳn trong để máy hoạt động
- Phải có cơ cấu mở cửa bằng tay bảo mật để tránh trường hợp mất bộ điều khiền
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1 Lý thuyết chuyên ngành
- Vận dụng kiến thức chuyên ngành Cơ Khí Chế Tạo Máy để tính toán thiết kế máy. Bao gồm các loại sách như: Thiết kế máy, Tính toán hệ dẫn động cơ khí, Dung sai kỹ thuật đo, Công Nghệ chế tạo máy… (đã được trình bày ở phần tài liệu tham khảo).
- Chủ yếu sử dụng các công thức về tính toán chọn động cơ, tính toán bền cho chi tiết máy:
Phương pháp tính theo độ bền mòn được dùng cho phần lớn các bộ truyền vít - đai ốc để xác định đường kính vít và chiều cao đai ốc. Để giảm mòn, áp suất p trên mặt ren không được vượt quá trị số cho phép [p]:
Trong đó: Fa: lực tác dụng dọc trục
d2: đường kính trung bình của vít
h: chiều cao làm việc của ren
x: số vòng ren của đai ốc
3.2. Tính theo độ bền:
Đối với các vít chị tải lớn cần kiểm tra độ bền vít đồng thời chịu nén (hoặc kéo) và xoắn cho nên phải tính ứng suất tương đương và kiểm nghiệm điều kiện:
Trong đó: s: ứng suất do lực dọc trục Fa gây nên
t: ứng suất do mô men xoắn T gây nên
- Ngoài ra còn sử dụng các công thức thuộc dung sai để tính dung sai cho bản vẽ, các công thức sức bền để tính bền cho các chi tiết máy.
Tính lượng dịch chuyển tịnh tuyến của đai ốc
- S = n. Tp = n.k.tp (mm/phút)
n : số vòng quay vit-me trong 1 phút
k : số đầu mối ren
tp : Bước ren : khoảng cách giữa 2 đỉnh ren gần nhất
Tp : Bước xoắn
3.3Lý thuyết bên ngoài thực tiễn
- Vận dụng cơ sở lý thuyết về kinh tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước về máy bao mút tự động máy.
- Tính toán giá thành sản xuất và hoạch định được chi phí chế tạo
CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP
4.1Phân tích lựa chọn động cơ
4.1.1Các loại động cơ
Ưu điểm:
+ Momen xoắn lớn, tốc độ đáp ứng nhanh, độ chính xác cao.
+ Hiệu suất hoạt động cao.
+ Không trượt bước khi tải đặt động cơ tăng.
+ Hoạt động với tốc độ cao tốt.
Nhược điểm:
+ Driver điều khiển khá phức tạp, khó điều khiển và giá thành cao.
+ Giá thành cao so với các động cơ khác.
+ Khi dừng động cơ sẽ gây rung.
vĐộng cơ mini V2
vƯu điểm:
+ Giá thành rẻ..
+ Dễ điều khiển , driver tương đối đơn giản.
+ Nhỏ gọn
+ Có thể đảo chiều quay của máy
Nhược điểm:
+ Đáp ứng chậm, trong khi mạch điều khiển vị trí và vận tốc lại phức tạp, quay độ không chính xác.
+ Khó điều chỉnh tốc độ của động cơ (phải cần có bộ phận điều khiển tốc độ).
+ Momen xoắn thấp.
+ Hiệu điện thế thấp
Ưu điểm:
Không chổi than:Không xảy ra hiện tượng đánh lửa chổi than làm tổn hao năng lượng, tại một số môi trường đặc biệt (hầm lò...) có thể gây nguy hiểm.
Tạo được mômen giữ: Một vấn đề khó trong điều khiển là điều khiển động cơ ở tốc độ thấp mà vẫn giữ được mômen tải lớn. Động cơ bước là thiết bị làm việc tốt trong vùng tốc độ nhỏ. Nó có thể giữ được mômen thậm chí cả vị trí nhờ vào tác dụng hãm lại của từ trường rotor.
Điều khiển vị trí theo vòng hở:Một lợi thế rất lớn của động cơ bước là ta có thể điều chỉnh vị trí quay của roto theo ý muốn mà không cần đến phản hồi vị trí như các động cơ khác, không phải dùng đến encoder hay máy phát tốc (khác với servo).
Độc lập với tải: Với các loại động cơ khác, đặc tính của tải rất ảnh hưởng tới chất lượng điều khiển. Với động cơ bước, tốc độ quay của rotor không phụ thuộc vào tải (khi vẫn nằm trong vùng momen có thể kéo được). Khi momen tải quá lớn gây ra hiện tượng trượt, do đó không thể kiểm soát được góc quay.
Nhược điểm:
+ Phạm vi ứng dụng là ở lĩnh vực công suất nhỏ và trung bình, hiệu suất thấp hơn các loại động cơ khác.
+ Gây rung động nhỏ.
+ Gây ra hiện tượng trượt bước nếu hoat động với tốc độ cao.
+ Không có phản hồi nên có thể xảy ra sai số.
Kết luận
- Các động cơ có các đặc điểm khác nhau , từ những đặc điểm đó ta sử dụng tùy vào mục đích khác nhau
- Do kết cấu máy cần:
- Nhỏ gọn , chi phí thấp
- Hoạt động được tải thấp mà vẫn giữ được momen
- Có thể điều chỉnh được vị trí quay của roto
- Truyền động chính xác và linh hoạt trong điều khiển
- An toàn và dễ sử dụng
- Do điều kiện mua những linh kiện, giá thành từng loại đông cơ, kết cấu và do không cần máy có công suất lớn , nhỏ gọn , cũng như làm mô hình để nghiên cứu về máy nên:
àTa chọn động cơ mini V2 làm động cơ dẫn động cho bộ truyền.
4.2Phân tích việc cúp điện
4.2.1 Sử dụng nguồn điện dự phòng từ bình acquy
Bình ắc quy nước
- Là loại ắc quy axít chì, hay bị phải bổ sung nước cất trong quá trình dùng mỗi khi ac quy cạn dung dịch. Nếu không châm nước kịp thời ắc quy sẽ mất khả năng tích điện và phóng điện, thậm chí ắc quy sẽ bị hỏng. Với loại ắc quy này, trong quá trình nạp điện thường bốc mùi khó chịu, ảnh hưởng xấu tới sức lực người dùng. Với nhược điểm đó, loại ắc quy này thường được sử dụng trong các môi trường ngoài trời như dung khởi động, oto, xe điện…
Bình ắc quy kín khí
- Thực chất loại ắc quy này Ấy là loại ắc quy acid chì (ắc quy nước). Đây không phải là acquy "khô" như một số người thường nhầm. khi đặt acquy theo các vị trí sấp, ngữa, nghiêng thì axit vẫn không thoát ra ngoài. Thực ra, acquy vẫn có dung dịch axi bên trong. Nó được "đóng gói" theo kỹ thuật công nghệ kín - nghĩa là trên mỗi nút của mỗi cell, nó được đóng thêm một đầu chụp bịt kín không cho axit và hơi thoát ra ngoài và khắc phục tình trang bay hơi khi sạc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Sau khoảng 3 hoặc 4 năm (nếu dùng trong môi trường nhiệt độ thấp) dùng thì dung dịch trong ắc quy sẽ cạn và acquy không còn khả năng tích điện cũng như duy trì dòng phóng
Bình ắc quy khô
- Đây là dòng item KHÔ đúng nghĩa, vì cấu thành bên trong của acquy không dùng Sulfuric Acid mà là gel acid. Sản phẩm này được xây dừng đặc thù cho ngành hàng không, ngành Viễn thông, hoặc những nơi cần sự ổn định cao nhất. Vì những ưu điểm đó nên loại ắc quy này thường có giá thành rất cao. Một số loại ăc quy khô khác như pin laptop, laptop…
Bình ắc quy khởi động
- Ắc quy khởi động: Dòng ắc quy này dùng để khởi động nên cọc (hai cực của acquy) thường được xây dừng rất to và có hình tròn như các đầu ngón tay tùy theo dung lượng Ah của ắc quy. Ắc quy có dung lượng (Ah) càng lớn thì cọc càng lớn. Loai này thường được dung với mục đích là khởi động các loại máy như oto, máy phát điện…Nếu dùng item loại này cho mục đích duy trì dòng điện như Bộ tích điện (UPS), Inverter, fax, thắp sang, các loại xe chạy điện thì thoạt đầu (khoảng 3-4 tháng) khi mới chọn mua về, binh ac quy tích điện và phóng điện rất phi thường, tuy nhiên sau khoảng thời kì này, thường thì nó chỉ tích điện cho bạn bằng 1/3 thời kì tích điện ban sơ. Lý do dễ chơi là nó dùng đặt khởi động chứ không phải để duy trì dòng phóng.
Bình ắc quy tải:
- Đây là loại ac quy dung đặt duy trì dòng điện trong một thời gian dài. Cọc (đầu cực) của binh ac quy dòng này thường được thiết kế khá "mỏng dính manh" và có hình dẹp, hoặc dạng tán và rất nhỏ vì nó không dùng đặt kích hay đặt khởi động mà nó chỉ dùng để duy trì dòng phóng ổn định và lâu dài. Loại ắc quy này thường dung cho mục tiêu duy trì dòng điện như Bộ tích điện (UPS), Inverter, fax, thắp sang, chạy xe điện, xe nâng, các loại máy điện …
4.2.2 Sử dụng nguồn điện dự phòng từ pin
Ưu điểm:
+ Giá thành rẽ
+ Nhỏ gọn
+ Dễ sử dụng
Nhược điểm:
+ Hiệu điện thế thấp
4.3Trường hợp mất bộ điều khiển
- Vỉ cơ cấu là khóa cửa từ bên trong nên trường hợp mất bộ điều khiển rất là khó khăn cho việc mở cửa , nếu muốn mở cửa thì chỉ còn cách phá cửa mà thôi. Vỉ vậy chúng tôi đã nguyên cứu ra một cơ cấu để mở cửa phòng tránh trường hợp mất bộ điều khiển, cơ cấu này chỉ có người trong nhà mới thực hiện được , người ngoài sẽ không thể nào mở cửa được
CHƯƠNG 5: CHỌN ĐỘNG CƠ PHÂN PHỐI TỶ SỐ TRUYỀN
- Sơ đồ động của máy:
Hình 5.1: Sơ đồ động
Nguyên lý hoạt động của máy: Đai ốc đã được lắp ghép sẵn với chốt , máy hoạt động nhờ bộ điều khiển từ xa chỉ cần bấm bộ điều khiễn là đai ốc sẽ tịnh tuyến kéo theo chốt tính tuyến làm cho cửa đóng lại
Đặc điểm
- Vít me được gắn đồng trục với động cơ thông qua khớp nối mền, khi động cơ quay, vít me quay.
- Động cơ và vít me gắn cố định làm cho đai ốc di chuyển dọc trục vít me. Đai ốc thì được gắn chặt vào bộ phận cần chuyển động, (trục X Y ) tốc độ di chuyển phụ thuộc vào tốc độ động cơ và bước ren của trục vít, một vòng quay của động cơ sẽ làm cho đai ốc dịch chuyển một đoạn bằng bước ren của truc vít, vì vậy tốc độ di chuyển của bộ phận trượt ở phương án này là chậm và có độ chính xác khi chuyển động không cao vì có độ rơ của đai ốc. Dùng động cơ có bước góc càng nhỏ thì độ chính xác di chuyển càng cao.
- Ngoài ra còn có các ưu điểm khác:
+ Tạo ra lực đẩy lớn khi gia công chi tiết.
+ Truyền động chính xác
+ Phương án này dùng trong các máy công nghiệp gia công các loại vật liệu
cứng có kích thước lớn…
- Đây là dạng vít me đai ốc thay vì ma sát trượt thông thường thì đây là tiếp xúc giữa vít me và đai ốc thông qua các viên bi được chuyển thành ma sát lăn. Điều này đem đến một ưu điểm lớn: chỉ cần một lực quay rất nhỏ đã có thể làm cho đai ốc chuyển động.
-Độ chính xác di chuyển cao do không có độ rơ giữa vít me và đai ốc.
uCác dạng vít me bi:
-Tùy theo dạng chuyển dộng của vít me và đai ốc có thể chia ra các loại:
+ Vít vừa quay vừa tịnh tiến, đai ốc cố định với giá
+ Đai ốc quay, vít tịnh tiến
+ Vít quay, đai ốc tịnh tiến
+ Đai ốc vừa quay vừa tịnh tiến, vít cố định
- Cấu tạo và hoạt động.
- Hoạt động: Tiếp xúc giữa vít me bi và đai ốc có 1 đường rãnh (rãnh me ) được lắp đầy bởi những viên bi thép. Khi trục vít xoay, những viên bi lăn tròn trong mối ren của trục vít và đai ốc. Điều này nhằm giảm ma sát của chúng. Bởi vì các viên bi cuối cùng sẻ rơi ra ngoài, nên đai óc có 1 đường ống dẫn về (đường hồi) để hứng những viên bi khỏi rãnh của trục vít và đưa chúng trở lại phần đầu của đường bi ở phía cuối của đai ốc.
-Lực đẩy của đai ốc nhẹ nhàng nhờ chuyển động lăn của những viên bi cuộn tròn, hơn là trượt.
. Cấu tạo như sau:
●Ưu, Nhược điểm.
Ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, thắng lực lớn, thực hiện được dịch chuyển chậm
- Kích thước nhỏ, chịu được lực lớn
- Thực hiện được các dịch chuyển chính xác cao
- Giảm ma sát và hoạt động êm.
Nhược điểm:
- Giá thành đắt, chưa chủ động được nguồn cung.
•Chọn phương án dùng vít me đai ốc thường làm cơ cấu truyền chuyển động cho các trục. Nhóm quyết định chọn phương án này vì thiết kế cơ khí đơn giản, hệ thống cứng vững hơn, nhỏ gọn , giá thành rẻ đảm bảo được điều kiện làm mô hình học tập
5.2Tính toán đường kính vitme phù hơp
Đường kính vít me được xác định theo công thức:
=== 10 mm
(8.10 trang 299 sách CSTKM-Nguyễn hữu lộc)
Trong đó :: đường kính ngoài vit me.
: tải cần phải kéo.
hệ số chiều cao đai ốc.
:hệ số chiều cao ren.
Ta chọn đường kính vitme là Ø12 theo bảng 5.6
- Kích thước đai ốc
+ Chiều cao đai ốc
H =2 = 0,54. 12 = 7mm
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Thông qua quá trình làm đồ án. Chúng em đã đạt được những kết quả sau:
- Hoàn thành thuyết minh tính toán và chế tạo được mô hình kiểm nghiệm một bộ phận của máy.
- Trích luỹ được nhưng kinh nghiệm quý báo trong quá trình làm.
- Khả năng tính toán và hoạch định được kinh phí làm đồ án.
- Vì đây là loại máy chưa có trên thị trường Việt Nam nên có thể đây là tiền đề cho chúng em phát triển sản phẩm sau này.
Kiến nghị:
- Quá trình làm đồ án chúng em thật sự gặp rất nhiều khó khăn trong việc chế tạo cũng như địa điểm để làm đồ án. Vì thế chúng em kính mong Khoa mình sẽ có nhiều hơn nữa sự giúp đỡ cho sinh viên làm đồ án. Đặc biệt là tạo điều kiện máy móc, cơ sở vật chất cho quá trình làm đồ án.