Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY ÉP CAM TỰ ĐỘNG ĐƠN CHIẾC

mã tài liệu 300600300230
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 498 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D....., quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ............... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY ÉP CAM TỰ ĐỘNG ĐƠN CHIẾC
giá 995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

LỜI NÓI ĐẦU ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY ÉP CAM TỰ ĐỘNG ĐƠN CHIẾC

Trong thời kì đổi mới công nghiệp hóa- hiện đại hóa Đất Nước, các ngành công nghiệp mới ngày càng được nâng cao, phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Nghành công nghệ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò vô cùng to lớn ở giai đoạn này. Là một nghành đã ra đời từ rất lâu với nhiệm vụ là nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy móc để phục vụ cho tất cả các nghành công nghiệp khác. Chính vì thế, một người kỹ sư hay cán bộ nghành cơ khí đòi hỏi phải nắm vững những kiến thức cơ bản của nghành. Đồng thời không ngừng trao đổi, học hỏi, tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để nâng cao những kiến thức ấy và để vận dụng chúng vào việc giải quyết những vấn đề thường gặp trong quá trình sản xuất thực tiễn.

 

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cho kỹ sư nghành cơ khí tại trường Cao Đẳng kỹ Thuật Cao Thắng. Sinh viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản của nghành qua các môn học đại cương như: Công nghệ chế tạo máy, chi tiết máy, nguyên lí máy, đồ gá và các môn học khác có liên quan đến nghành cơ khí chế tạo. Để ôn lại những kiến thức ấy và vận dụng chúng vào trong thực tiễn chúng ta cần phải làm để biết được thực tiễn. Đó là mục đích tất yếu của môn đồ án tốt nghiệp này.

 

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về kiến thức và thiếu kinh nghiệm thực tế trong thiết kế nên không tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn vì vậy chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy Cô trong khoa Cơ Khí và những ý kiến đóng góp từ bạn bè để chúng em có thể hoàn thiện hơn về đồ án cũng như vốn kiến thức của mình.

 

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.................................................................................3

 

Nhận xét của hội đồng chấm thi đồ án tốt nghiệp..........................................................5

 

MỤC LỤC

 

Lý do chọn đề tài............................................................................................................7

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 

1.1   Giới thiệu về máy ép cam tự động...........................................................................8

 

1.1.1 Máy ép cam tự động là gì................................................................................8

 

1.1.2 Thông tin về cái loại máy ép cam...................................................................9

 

1.1.3 Đặc tính của máy ép cam..............................................................................11

 

1.1.4 Phân tích nhiệm vụ thiết kế...........................................................................12

 

     1.1.4.1 Thành lập nhóm thiết kế........................................................................12

 

     1.1.4.2 Phát biểu bài toán thiết kế.....................................................................12

 

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

 

2.1Giới thiệu về công nghệ PLC..................................................................................13

 

2.2Giới thiệu về xylanh................................................................................................16

 

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC GIẢI PHÁP

 

3.1 Sơ đồ truyền động...................................................................................................20

 

3.2 Sơ đồ hoạt động......................................................................................................21

 

3.3 Sơ đồ điều khiển.....................................................................................................22

 

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY

 

4.1 Thiết kế, lập trình PLC...........................................................................................25

 

4.2 Tính toán lực cilinder..............................................................................................29

 

4.3 Hướng dẫn cách sử dụng máy ép cam tự động và điều khiển máy tự động...........32

 

 CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM.........................................................33

 

 KIẾN LUẬN – KIẾN NGHỊ

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  

 

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 

-Cam là một loại trái cây vô cùng có lợi cho sức khỏe con người vì nó chứa nhiều vitamin và vô cùng thơm ngon, là thức uống giải nhiệt cơ thể tốt. Đối với các quán cà phê thì có thể nói cam là một trong những món chủ lực được khách hàng lựa chọn và giúp tăng doanh thu. Không chỉ quán cà phê mà ngay cả khi bạn đi ngoài đường, bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy những người bán nước cam dạo với giá rất rẻ. Đối với ở số lượng ít thì chúng ta có thể sử dụng máy vắt cam thông dụng trên thị trường đang bán, nhưng với số lượng nhiều ở các quán lớn hoặc công ty thì việc vắt cam sẽ trở nên khá vất vả, để giúp giải quyết vấn đề này thì nhóm chúng em đã thiết kế ra máy ép cam tự động.

 

- Máy ép cam tự động đã trở thành phổ biến ở các nước trên thới giới nhiều hãng sản xuất đã ra đời như: ZUMMO, Bluestone CJB-1155W, Philips HR-2737,.. với các sản phẩm mang tính thương mại. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ.

 

 -Nhược điểm của các loại máy trên thị trường là giá thành cao. Để khắc phục nhược điểm và tăng cao ưu điểm là tạo được lực ép vừa đủ, dễ tự động hóa trong quá trình gia công, bảo đảm an toàn thực phẩm và nhanh gọn, vận hành đơn giản. Có thể tháo dời các bộ phận để sửa chữa, vệ sinh và bảo dưỡng. Đó chính là những ưu điểm của máy ép cam tự động do sinh viên khoa công nghệ cơ khí trường Cao Thắng Kỹ Thuật Cao Thắng khoa cơ khí chế tạo.

 

 

 

- So với máy ép cam cơ thì máy ép cam tự động có những ưu điểm nổi bật :

 

  • Kết cấu máy và bộ phận máy đơn giản hơn.
  • Tạo được lực ép vừa đủ.
  • Dễ tự động hóa trong quá trình gia công.
  • Đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Nhanh gọn, vận hành đơn giản.

 

ðNhóm chọn đề tài nghiêm cứu là máy ép nước cam tự động có năng suất và hiệu quả hơn các máy hiện nay trên thị trường.

 

    Máy có năng suất 40 trái/phút

 

    Tuổi thọ: 5 năm

 

    Đường kính cho phép : 40-50mm

 

 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 

 

 

 1.1 GIỚI THIỆU VỀ MÁY ÉP CAM.

 

     1.1.1 Máy ép cam là gì?

 

Máy ép nước cam là loại máy ép cam hoàn toàn cần nhờ sức của con người. Nếu như những dòng máy vắt cam bằng điện bán tự động mà bạn vẫn thường dùng trong gia đình mỗi ngày thì khi vắt cam bạn vẫn còn dùng sức khá nhiều đó là phải cắt đôi quả cam, sau đó lại dùng lực để ép, ấn miếng cam vào máy thì máy mới hoạt động.

 

Máy ép cam là máy ép cam có công suất cực nhỏ khoảng 0.2kw, kích thước, trọng lượng nhỏ… để có thể sản xuất ra lượng nước cam nhỏ mỗi ngày để phục vụ việc kinh doanh được thuận tiện nhanh chóng.

 

                                         Hình 1a Máy ép cam bằng tay

 

 

 

Đó là ưu nhược điểm của máy ép cam thông dụng trên thị trường nên nhóm e đã suy nghĩ và thiết kế ra những tính năng nổi bật hơn là máy ép cam tự động. Việc đem máy ép cam tự động vào thị trường vào giúp người bán khỏe hơn và người dùng an tâm về chất lượng của nước cam, không còn hoài nghi chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả phải chăng.

 

Và máy ép cam tự động có thể đem vào các công ty sản xuất ra nước ép mỗi ngày với số lượng lớn.

 

vÝnghĩa khoa học và thực tiễn của máy máy ép cam tự động.

 

        Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào máy ép cam đã khẳng định sự hiệu quả so với vắt cam bằng tay các công cụ thô sơ: Tốc độ cao, độ ổn định lớn, độ an toàn cao, không gian tiết kiệm, năng suất cao, giảm sức lao động của con người. Tuy có rất nhiều ưu điểm như vậy, song bên cạnh đó việc chế tạo máy ép cam, phải đảm bảo độ an toàn, quá trình vận hành phải đảm bảo quá trình bảo trì bảo dưỡng đúng thời hạn và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.

 

vMục tiêu nghiên cứu của đề tài

 

          Về đặc tính sử dụng:Mục đích chủ yếu là để cung cấp nước cam số lượng lớn cho các quán lớn, công ty,...

 

          Về đặc tính: Hệ thống máy ép cam dễ vận hành.

 

          Về mức độ an toàn:Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng máy cưa.

 

vĐối tượng và phạm vi nghiên cứu

 

  • Đối tượng nghiêng cứu

 

     Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những loại cam thường dùng trong đời sống.

 

  • Phạm vi nghiên cứu

 

    Tham khảo tất cả các loại máy ép cam trên thị trường, phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng loại máy ép cam rồi từ đó đúc kết những ưu điểm của mỗi loại máy ép cam để nhóm có phương hướng thiết kế máy cưa ưu việt hơn.

 

      1.1.2 Thông tin về các loại máy ép cam tự động

 

       Một số máy ép cam hiện nay trên thị trường:

 

  

 

                                      Hình 1a,b máy ép cam bằng tay

 

  

 

                                     Hình 1c máy ép cam tự động

 

  

 

 Ưu và nhược điểm từng loại máy ép cam:

 

Máy ép cam

Ưu điểm

Nhược điểm

Bằng tay

-        Giá thành rẽ

-        Nhỏ gọn

-        Dễ sử dụng

-        Dễ sửa chữa

-        Năng suất thấp

-        Quy mô nhỏ lẻ

-        Tốn sức lao động

Tự động

-        Năng suất cao

-        Đảm bảo vệ sinh

-        Hiệu quả kinh tế

-        Vận hành êm

-        Chi phí sản suất

 cao

-        Phù hợp với sản

 xuất hàng loạt

 

Bảng 1.1

 

     1.1.3 Đặc Tính Của Máy Ép Cam

 

vĐặc tính sử dụng:

 

                           Mục đích sử dụng là cung cấp nước ép cam cho nhà máy, cho các

 

quán xá bảo quản tốt.

 

vMức độ an toàn:

 

   Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.

 

  • Dễ sử dụng
  • Vận chuyển dễ dàng
  • Kết cấu thẩm mỹ cao
  • Tuổi thọ cao
  • Giá thành thấp
  • An toàn tuyệt đối
  • Bảo trì dễ dàng

 

     

 

 1.1.4 Phân tích nhiệm vụ thiết kế

 

          1.1.4.1 Thành lập nhóm thiết kế

 

Để phù hợp với đề tài được giao và thuận tiện cho công việc thiết kế, nhóm chúng tôi đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên dưa trên khả năng làm việc của mỗi thành viên.

 

Để nhóm làm việc có hiệu quả và thống nhất thì cần có 7 vai trò (mỗi người đảm nhiệm ít nhất một vai trò). Sau khi xem xét thế mạnh của từng người nhóm chúng tôi quyết định phân công vai trò của từng người như sau:

 

  1. Người điều phối: Huỳnh Kim Thương
  2. Người lập kế hoạch: Nguyễn Văn Thiện 
  3. Người phát kiến: Phan Thanh Sang
  4. Người đánh giá: cả nhóm 
  5. Người thu thập tài liệu: Cả nhóm
  6. Người  làm việc: Cả nhóm 
  7. Người kết thúc công việc: Huỳnh Kim Thương

 

             1.1.4.2 Phát biểu bài toán thiết kế

 

 

 

 Máy ép cam là một loại máy đơn giản được sử dụng phổ biến trên thị trường. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào đã khẳng định sự hiểu quả so với máy vắt cam

 

thông dụng từ trước đến nay: Tốc độ cao, độ ổn định lớn, độ an toàn cao, tiết kiệm

 

thời gian, năng suất cao, giảm sức lao động của con người. Tuy có rất nhiều ưu điểm như vậy, song bên cạnh đó việc chế tạo máy ép cam phải đảm bạo độ an toàn,

 

quá trình vận hành phải đảm bảo quá trình bảo trì bảo dưỡng đúng thời hạn.   

 

  

 

CHƯƠNG 2: CƠ S LÝ THUYT

 

    

 

2.1 Giới thiệu công nghệ PLC

 

  • Công nghệ PLC là gì?

 

            - PLC viết tắc là Programmable Logic Controller: là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Một thiết bị cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển số thông qua một ngôn nhữ lập trình. Toàn bộ chương trình điều khiển được lưu nhớ trong bộ nhớ của PLC. Điều này có thể nói PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ vi xử lý, một bộ điều hành, bộ nhớ để lưu chương trình điều khiền, dữ liệu và các cổng ra vào để giao tiếp với các đối tượng điều khiển…

 

            -Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như INVT, Allen-Bradley,Omron, Honeywe

 

                                                          Hình 2a PLC Zen

 

  • Nguyên lý hoạt động của PLC?

 

Khi thiết bị được kích hoạt (trạng thái ON hoặc OFF do thiết bị điều khiển vật lý bên ngoài). Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp chương trình (vòng lặp) do người dùng cài đặt sẵn và chờ các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào và xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:

       + Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.

 

       + Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sữa chữa.

 

       + Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.

 

       + Hoàn toàn tinh cậy trong môi trường công nghiệp.

 

       + Giao tiếp được với các thiết bị thông minh như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng.

 

       + Giá cả cá thể cạnh tranh được.

 

  • Cấu trúc PLC  

 

 

 

        Nguồn:

 

-        Cung cấp năng lượng cho hệ thống điều khiển. Bộ nguồn trong PLC thường gồm   2 loại:

 

Nguồn nuôi: Có thể là điên áp xoay chiều hoặc một chiều cung cấp năng lượng cần thiết cho bộ nhớ xử lí trung tâm, các mạch điện trong các modul vào/ra  và toàn bộ các hoạt động của PLC .

 

Nguồn pin: Thường là các loại pin khô hóa học, có thể được sử dụng mở rộng thời gian lưu trử cho các dữ liệu có trong bộ nhớ. Nguồi pin được tự đông chuyển sang trạng thái tích cực nếu như dung lượng tụ nhớ bị cạn kiệt thay vào đó thay thế vào vị trí đó để dữ liệu trong bộ nhớ không bị mất đó.

 

       

 

           Bộ xử lý trung tâm CPU:

 

              Là bộ não của PLC, điều khiển và xử lí mọi hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lí trong tâm được trang bị đồng hồ có tần số khoảng 2 đến 8 MHz. Tần số này quyết định tốc độ vận hành của PLC, cung cấp thời gian và đồng bộ hóa tất cả các thành phần hệ thống. Cấu hình CPU tùy thuộc vào vi xử lý.

 

              Nói chung CPU bao gồm:

 

                  + Bộ thuật toán là logic: chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu, thực hiện các phép toán số học ( cộng, trừ) và các phép toán logic AND, OR, NOT và XOR.

 

                  + Bộ điều khiển:  được dùng để chuẩn thời gian của các phép toán.

 

              CPU thường xuyên đọc chưa trình chứa trong bộ nhớ. Theo chỉ dẫn của chương trình, bộ xử lí kiểm tra các thông tin module vào ( cơ cấu điều khiển, cảm biến,...). Sau đó ra lệnh cho các cơ cấu tác động thông qua các module ra.

 

            Bus:

 

                 Bus là tập hợp các mạch điện song song( mạch in hoặc cáp nhiều sợi ) dùng để truyền các thông tin từ PLC. Thông tin trong PLC được truyền theo dạng nhị phân, hay nhóm bit, mỗi bit là một trạng thái on/off. Số lượng dây dẫn tạo thành Bus phụ thuộc vào thông tin cần truyền.

 

                 Hệ thống PLC có 4 loại Bus:

 

+ Bus dữ liệu ( Data Bus)

 

+ Bus địa chỉ ( Address Bus)

 

+ Bus điều khiển ( controll Bus)

 

+ Bus hệ thống ( System Bus )

 

2.2 Giới thiệu về xilanh

 

vBộ phận của xylanh thủy lực:

 

                                        Hình 2b

 

Tên gọi :

 

          - Barrel: Vỏ xy lanh

 

          - Piston: Quả piston

 

          - Cylinder rod: Cán xy lanh

 

          - Gland: Cổ xy lanh

 

          - Pin eye / Clevis: Tai lắp ghép

 

          - Ports: Đường dầu cấp vào/ra xy lanh

 

          - Piston seal; Rod seal, Wear ring; O-ring; Wiper...: Bộ gioăng phớt làm kín

 

vCác thông số làm việc và kích thước của xilanh

 

          Gồm 3 thông số quan trọng nhất của một xy lanh thủy lực là:

 

                    + Đường kính lòng xy lanh (bore), thường được kí hiệu là D

 

+ Đường kính cán (rod) – thường kí hiệu là d

 

+ Hành trình làm việc (stroke), tức là khoảng chạy của cán xy lanh- thường kí hiệu là s.

 

          Trong đó: D và d biểu thị kích cỡ và khả năng tạo lực đẩy/kéo cho xy lanh
                           S biểu thị chiều dài và tầm với, khoảng làm việc của xy lanh đó

vPhân loại xylanh thủy lực    

 

Các xy lanh tủy lực thường được phân ra làm hai nhóm cơ bản: Xy lanh tác động một phía (một chiều) hoặc Xy lanh tác động hai phía (Xy lanh hai chiều). 

o   Xy lanh một chiều

Xy lanh một chiều chỉ tạo ra lực đẩy một phía, thường là phía thò cần xy lanh, nhờ cấp dầu thủy lực có áp suất vào phía đuôi xy lanh. Cán xy lanh sẽ tự hồi vị nhờ tác dụng lực của bên ngoài hoặc lực đẩy lò xo bên trong. Điều dễ nhận biết nhất đối với xy lanh một chiều là nó chỉ có duy nhất một cửa cấp dầu.
 

Hình 2c

o   Xylanh hai chiều

Xy lanh hai chiều có thể tạo ra lực cả hai phía: Khi cán xy lanh thò ra và cả khi nó thụt vào vỏ xy lanh. Kết cấu làm kín bên trong của xy lanh hai chiều cũng phức tạp hơn xy lanh một chiều và trên thân nó phải có hai đường dầu cấp. Điều khác biệt lớn nữa là hệ thống thủy lực sử dụng xy lanh hai chiều phải có valve đổi hướng (valve phân phối) khi muốn điều khiển xy lanh này như hình vẽ dưới đây

                                                   Hình 2d

Các xy lanh cũng có thể phân chia theo kiểu xếp cán xy lanh: Xy lanh cán đơn một tầng hoặc xy lanh nhiều tầng (telescopic).

  • Xy lanh cán đơn:
    Xy lanh cán đơn là loại có một đoạn cán xy lanh được gắn chặt, cùng chuyển động với quả piston. Loại xy lanh này chỉ có thể tạo ra một khoảng chuyển động nhỏ hơn chiều dài toàn thể của xy lanh, tức là khoảng làm việc của nó bị giới hạn bởi chiều dài của cán xy lanh trừ đi chiều dầy quả piston và các đoạn lắp ráp bên trong xy lanh.

Xy lanh cán đơn là loại được sử dụng phổ biến và có các ứng dụng rộng rãi. Phần lớn nó có kết cấu để cán xy lanh thò ra ở một phía của xy lanh. Một số xy lanh có kết cấu với cán xy lanh ở hai phía quả piston (được gọi là Double rod end cylinders). Khi một phía cán xy lanh thò thì cán phía bên kia sẽ “thụt” vào trong vỏ xy lanh.

Hình 2e

  • Xy lanh nhiều tầng
    Xy lanh nhiều tầng hay Telescopic thường có 2-3-4 hoặc có khi lên đến 6 tầng. Nó bao gồm một vỏ xy lanh và nhiều ống cần được xếp lồng với nhau. Kết cấu dạng này làm cho xy lanh có thể duỗi dài hành trình dài hơn rất nhiều kích thước cơ sở của xy lanh khi rút hết cán vào. Điều này tạo ra khả năng thiết kế các chi tiết, kết cấu máy gọn gang rất nhiều. Tuy nhiên xy lanh nhiều tầng có giá thành cao hơn nhiều so với xy lanh đơn.

Hình 2f

 

  • Xy lanh nhiều tầng cũng có hai loại kết cấu: Xy lanh một chiều và Xy lanh hai chiều; Tuy nhiên loại xy lanh hai chiều có kết cấu rất phức tạp và đòi hỏi các thiết kế đặc biệt để ngăn ngừa các rủi ro.

    Cũng có một cách phân loại xy lanh thủy lực theo kết cấu với hai loại là xy lanh hàn và xy lanh lắp ghép bằng gu-rông (Tie Rod cylinder).

    Xy lanh ghép gu-rông:
    Loại xy lanh này được lắp ghép và giữ cố định bởi 4 thanh gu-rông thép cường độ cao khóa ren xuyên suốt giữ các bộ phận từ hai đầu nắp xy lanh (Với các xy lanh có đường kính lớn có thể có đến 20 thanh gu-rông giữ). Kết cấu xy lanh dạng này giúp cho việc tháo lắp, service các xy lanh được dễ dàng và cũng dễ chế tạo từ các bộ phận tiêu chuẩn. Xy lanh loại này thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp.

Hình 2g

Xy lanh kết cấu hàn
Đầu xy lanh loại này được hàn với ống xy lanh giúp xy lanh có kết cấu cứng vững thích hợp với các chế độ làm việc nặng trên các thiết bị thi công cơ giới hoặc công nghiệp năng.

Thực tế máy ép cam tự động cho năng suất cao hơn các loại máy ép tay trên thị trường

  • Năng suất máy : 900trái/giờ
  • Tỷ lệ thành phẩm là 5 lít nước cam
  • Tỷ lệ phế phẩm là 3kg
  • Đường kính trái cam cho phép: 40-50 mm
  • Tuổi thọ: 5 năm

Máy có các tính năng sau:

-              Dễ sử dụng

-              Năng suất cao.

-              Vận chuyển dễ dàng.

-              Hoạt động êm.

-              Ít bảo trì sữa chữa.

-              Thiết kế đẹp mắt.

-              Đảm bảo độ ổn định, độ tin cậy cao và độ an toàn cao nhất.

-              Tuổi thọ cao, phụ tùng thay thế dễ dàng, dễ bảo trì sữa chữa.

-              Giá thành hợp lý.

 

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

          Qua quá trình khảo sát thực tế nhu cầu máy ép cam tự động ở một số phân xưởng, và nghiên cứu tài liệu kết hợp với kiến thức đã học ở trường và đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy Th.S Nguyễn Trọng Anh Tuấn và các thầy cô Khoa cơ khí chế tạo máy đến nay chúng em đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

          Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài đã có một số thay đổi so với thiết

 kế:

+.Có chế tạo thêm 1 số pat gá

+ Một số chi tiết được hàn liền với nhau

          Kiến nghị: Đề tài “Thiết Kế Chế Tạo Máy Ép Cam Tự Động” cần hoàn        chỉnh thùng dẫn cam để có thể ép được nhiều kích cỡ cam khác nhau.

          Chi phí cho đề tài chế tạo máy hay mô hình cũng khá tốn kém, nên chăng    nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nhà đầu tư, doanh nghiệp thì đề tài sẽ được đầu tư tốt hơn và sinh viên sẽ tích cực thực hiện vì đề tài làm ra sẽ được ứng dụng thực tế và mang tính thực tiễn.

Close