Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MÁ́Y BÓC VỎ TRÁI DỪA KHÔ TỐC ĐỘ CAO

mã tài liệu 300600300258
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 300 MB Bao gồm tất cả file CAD 2D,....... , file DOC (DOCX), thuyết minh, hình ảnh, bản vẽ các MÁY BÓC VỎ TRÁI DỪA KHÔ TỐC ĐỘ CAO, bản vẽ lắp cụm và lắp tổng thể THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ TRÁI DỪA KHÔ TỐC ĐỘ CAO, .....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU, NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ TRÁI DỪA KHÔ
giá 1,995,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 

NGHIÊN CỨU, NGUYÊN LÝ VÀ THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ TRÁI DỪA KHÔ

MụcLục

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1

LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... 3

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM..................................................................... 4

Mục Lục........................................................................................................................ 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................. 7

1.1   Yêu cầu xã hội:................................................................................................ 7

a) Lịch sử nguồn gốc: ........................................................................................... 7 

b) Tình hình sản xuất dừa trên thế giới: ................................................................ 8

c) Tình hình sản xuất dừa ở Việt Nam: ................................................................ 9

1.2 Phân tích sản phẩm:........................................................................................ 11 

a)Lợi ích của dừa:................................................................................................ 19

 c)Sản phẩm từ dừa:.............................................................................................. 22

 c)Quy trình sản xuất dừa: .................................................................................... 24

1.3 Những hình ảnh đi thực tế của nhóm đồ án: ................................................ 27

1.4 Khảo sát quả dừa khi đi thực tế: ................................................................... 28

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ MÁY: ............................... 32

2.1.Bóc vỏ theo phương pháp thủ công (hay thường gọi là cây nằm):............. 32

2.2 Bóc vỏ bằng máy ép thủy lực: ........................................................................ 33

2.3 Máy bóc vỏ dừa dùng 2 trục rulo: ................................................................. 35

2.4 Máy bóc vỏ dừa của DNTN Phương Linh: ................................................... 37

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC MÁY ................ 40

3.1 Tính toán, chọn động cơ: ................................................................................ 40

3.2 Tính toán, thiết kế bộ truyền đai: .................................................................. 41

3.3 Tính toán, thiết kế bộ truyền xích: ................................................................ 43

3.4 Tính toán, thiết kế căm: .................................................................................. 44

3.5 Tính toán, thiết kế dao:................................................................................... 46

3.6 Tính toán, thiết kế trục dao :.......................................................................... 47

3.7 Tính toán, thiết kế băng chuyền: ................................................................... 50

3.8   Thiết kế bộ truyền xích cho băng tải: ......................................................... 53

3.9 Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ:................................................................. 55

3.10 Tính trục tang của băng chuyền: ................................................................. 57

3.11 Các thông số cần thiết trục đánh phôi (bánh khế):.................................... 63

3.12 Tính toán, thiết kế nhíp: ............................................................................... 66

3.13 Chọn lò xo: ..................................................................................................... 67

3.14 Chọn then:...................................................................................................... 68

3.15 Chọn ổ bi : ...................................................................................................... 68

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG GIA CÔNG CHI TIẾT TIÊU BIỂU . 70

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 72

  

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Yêu cầu xã hội:

a) Lịch sử nguồn gốc:

-Dừa tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ cau (Arecaceae).

Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos, là loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30m.

- Ngày nay, cây dừa ở miền Trung - đất nước Champa xưa không còn ở vị thế cao, bởi giá trị kinh tế từ dừa chưa làm cho cây dừa lên ngôi, nhưng ở miền Nam, nhất là Bến Tre, Tiền Giang, dừa được coi là một trong mũi nhọn kinh tế và được trồng rộng rãi trong dân chúng, để mọi người lầm tưởng đồng bằng sông Cửu Long chính là quê hương của cây dừa Việt Nam. Dù không là quê hương của Dừa, nhưng người dân Nam bộ vẫn luôn tự hào về cây dừa của mình qua sự kiên cường trung

dũng mà cây dừa đã cùng người dân Nam bộ đồng hành chiến đấu chống ngoại xâm.

-Lịch sử văn hóa Việt Nam nay còn lưu lời ông cha ta truyền lại để dạy cháu con biết sống làm người qua câu ngạn ngữ: “Lành làm gáo, vỡ làm muôi”.

-Ông Văn Hiến, người con của Mỏ Cày, Bến Tre đã nhiều năm nghiên cứu về cây dừa cho chúng ta hiểu vi sao cây dừa chỉ có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long từ khi dân ta khai hoang mở cõi…

-Ngoài những giá trị văn hóa, cây dừa Việt Nam vẫn luôn là hình ảnh quê hương của những người con xa xứ, là bao ký ức tuổi thơ với lời ru của mẹ bên chiếc võng sơ dừa cùng những trò cút bắt trẻ thơ …

Hình 1.1 Câydừa

b) Tình hình sản xuất dừa trên thế giới:

-Trên thế giới, dừa được phân bố chủ yếu ở 20° Bắc đến 20° Nam. Dừa trồng chủ yếu ở vùng ven biển, duyên hải. Riêng Thái Lan và Việt Nam dừa được trồng ở vùng Đồng

bằng.

Diện tích dừa thế giới: có hơn 11 triệu ha, được trồng ở 93 quốc gia. trong đó: có 90% diện tích dừa được trồng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Khoảng 61% nằm ở Đông Nam Á (trong đó: Indonesia, Philippines, Ấn độ chiếm ¾ tổng diện tích dừa thế giới). Gần

20% ở Nam Á, phần còn lại ở Châu Đại Dương, Châu Mỹ La tinh và Caribbean.

*Về sản lượng:

- Nam Á chiếm 19,7% diện tích và 20% sản lượng.

- ASEAN chiếm 60,8% diện tích nhưng chiếm 66% sản lượng. Trong đó: Indonesia, Philippines và Ấn độ chiếm 75% diện tích và 76,8% sản lượng dừa

thế giới. Cụ thể như sau:

•Indonesia: 3,8 triệu ha; sản lượng 16,2 tỷ trái, tương đương 3,2 triệu tấn cơm dừa khô. Năng suất: 4.237 trái/ha (40 trái/cây/năm). Kim ngạch xuất khẩu 944 triệu USD. Đóng góp 0,69% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa hơn 50%.

•Philippines: 3,5 triệu ha; sản lượng 15,5 tỷ trái, tương đương 3,3 triệu tấn cơm dừa khô.  Năng  suất  46  trái/cây/năm.  Kim  ngạch  xuất  khẩu  1,493  triệu  USD.  Đóng góp 3,04% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa: 38,7% sản lượng.

  •  Ấn Độ: 1,9 triệu ha; sản lượng: 14,7 tỷ trái, tương đương 2,1 triệu tấn cơm dừa khô. Năng suất 72 trái/cây/năm. Đóng góp 0,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiêu thụ nội địa: 113% sản lượng.

-Về giống: Các quốc gia Philippines, Indonesia, Ấn độ đều nghiên cứu các giống dừa lai, và song song đó nghiên cứu các giống dừa địa phương có năng suất cao (khu sản xuất giống SriLanka)

Về canh tác: chủ yếu là trồng chuyên, dạng trang trại, trồng tập trung theo hướng công nghiệp. Đa số trồng thưa, trên đất phẳng không lên liếp.

Về công nghệ chế biến: Các quốc gia Philippines, Indonesia, Ấn độ có Viện nghiên cứu (CRI) hoặc Vụ quản lý ngành dừa (Philippines) từ những năm 1990.

Về sản phẩm xuất khẩu: Nghiên cứu nhiều sản phẩm mới trong đó Philiipines, Indonesia có sản phẩm thế mạnh là dầu dừa xuất khẩu và cơm dừa nạo sấy. Ấn Độ, thế mạnh là xơ dừa, trong khi Sri Lanka xuất khẩu rất nhiều sản phẩm trong đó thế mạnh là xơ dừa (91,5 ngàn tấn so với 80,9 ngàn tấn của Ấn độ), DC, copra, sữa dừa, than thiêu kết va than hoạt tính.

c)  Tình hình sản xuất dừa ở Việt Nam:Diện tích dừa của Việt nam có khoảng 144.000 ha, phân bố chủ yếu ở Miền Trung và ĐBSCL. Riêng ĐBSCL chiếm hơn 78% diện tích dừa cả nước, khoảng 110.000 ha. Canh tác theo dạng nông hộ nhỏ, phân tán, diện tích bình quân nhỏ hơn 0,5 ha. Trồng

mật độ dày trên 200 cây/ha.

-Sản phẩm chủ yếu những năm trước 90 là dầu dừa, kẹo dừa, chỉ xơ dừa, than thiêu kết. Công nghệ chế biến còn lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, sử dụng lao động thủ công là chính. Từ sau 2001 đến nay, DC bắt đầu xuất hiện. Công nghệ nhập nội, có phần cải tiến một số công đoạn cơ khí hóa và tự động hóa cao hơn. Sản phẩm đơn điệu chỉ khoảng 17-25 sản phẩm so với hàng trăm loại sản phẩm của thế giới.

 

-Ở Việt Nam có Viện nghiên cứu cây có dầu, trong đó có nghiên cứu về dừa, kết quả nghiên cứu từ trước năm 1990 mạch lạc, liên tục, chủ yếu nhờ dự án UNDP, sau này kinh phí đầu tư hạn hẹp, việc nghiên cứu dừa bị gián đoạn.

-Chính sách: không có chính sách đặc thù nào cho cây dừa.

-Thị trường: hạn chế, nhỏ hẹp.

*Tình hình sản xuất dừa ở Bến Tre:

-Bến Tre có diện tích trồng dừa là 55,800 ha (năm 2011), chiếm 35% diện tích dừa cả nước và chiếm 43,6% diện tích dừa ĐBSCL. Phân bố chủ yếu ở vùng nước lợ và một số ít ở vùng nước ngọt.

-Sản lượng trên 430 triệu trái/năm. Năng suất: 7.700 trái/ha (tương đương Ấn Độ, Sri

Lanka).

-Giống: 12,5% dừa uống nước, và 85% dừa chế biến công nghiệp, một số ít là giống lai. Trồng xen là chủ yếu, dừa trẻ, trồng dày.

-Công nghệ: tiên tiến nhất so với các tỉnh trồng dừa.

-Thị trường: hẹp chủ yếu là Trung Quốc.

-Sản phẩm:kẹo dừa, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, thạch dừa…

-Xuất khẩu 159 triệu USD, 43,8% kim ngạch xuất khẩu.

-Giá trị xuất khẩu chiếm 20% sản xuất ngành nông nghiệp.

Toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 163.082 hộ trồng dừa, chiếm 40% dân số. Có 1.600 doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ dừa với hơn 17.000 lao động.

-Ý nghĩa kinh tế: Dừa cho thu hoạch hàng tháng, đầu tư thấp.

-Ý nghĩa xã hội: Tạo công ăn việc làm, sức khỏe, bình đẳng giới, an sinh xã hội.

-Ý nghĩa môi trường: Chống biến đổi khí hậu, trồng xen nhiều loại cây, phổ thích ứng rộng, giảm phát thải khí nhà kính.

Hình 1.2 Vườn dừa ở Giồng Trôm (Bến Tre)

1.2 Phân tích sản phẩm:

a) Đặc điểm cây dừa:

 Sự tăng trưởng phát triển của cây dừa tùy thuộc vào 2 yếu tố khí hậu và đất đai. Sự hiểu biết về môi trường và những ảnh hưởng của chúng trên đời sống cây dừa giúp chọn đúng nơi có thể phát triển trồng dừa. Sự xác định những yếu tố giới hạn trên năng

suất dừa giúp ta có biện pháp kỹ thuật để cải thiện tăng năng suất, nâng cao hiệu quả

sử dụng đất đai, gia tăng thu nhập. Cây dừa được trồng trong hầu hết các vùng nhiệt đới ẩm, hơn 90% vườn dừa trên thế giới được tìm thấy giữa Bắc và Nam vĩ tuyến thứ 20, với độ cao trung bình dưới 500m so với mặt nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho cây dừa là 27 độ C và dao động từ 20 –

34 độ C. Nhiệt độ thấp dưới 15 độ C gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý của cây. Do tác động của nhiệt độ nên khi trồng dừa ở những vùng có độ cao trên 500m thường cho năng suất không cao. Cây dừa có thể trồng trên các vùng có lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 4.000mm. Lượng mưa lý tưởng từ 1.500 – 2.300mm và phân bố tương đối đều trong năm. Ẩm độ thích hợp là 80 – 90%, ẩm độ dưới 60% có thể gây ra hiện tượng rụng trái non. Dừa là cây ưa sáng, cần tối thiểu 2.000 giờ chiếu sáng mỗi năm,

120 giờ chiếu sáng mỗi tháng thích hợp cho cây dừa (4 giờ/ngày). Gió nhẹ giúp tăng khả năng thụ phấn và đậu trái, đồng thời tăng khả năng thoát hơi nước dẫn đến tăng

khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây.

 Nhìn chung, ở ĐBSCL điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa. Nhiệt độ bình quân ở ĐBSCL là 27 độ C, thấp nhất khoảng 19 – 20 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa hai mùa không cao. Ẩm độ biến động từ 70-85%, rất thích hợp cho cây dừa. Ánh sáng trong mùa khô từ 8 – 9 giờ/ngày và trong mùa mưa là 4,7 – 4,9 giờ/ngày. Đối với lượng mưa hàng năm biến động từ 1.000 – 2.300mm rất thích hợp cho nhu cầu của cây dừa nhưng do sự phân bố không đều, mùa khô kéo dài 4-5 tháng với lượng mưa rất thấp gây ra sự thiếu nước nhưng mùa mưa với lượng mưa tập trung trên 90% lượng mưa cả năm kết hợp với mùa nước nổi gây ra sự ngập úng, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất dừa. Ngoài ra, trong mùa mùa khô còn có hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất dừa. Do đó, để đạt được

năng suất cao cây dừa cần tưới nước trong mùa khô và thoát nước trong mùa mưa.

– Cây dừa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát nghèo dinh dưỡng. Tuy

nhiên, thích hợp nhất là đất thịt pha cát, thoát thủy tốt. Cây dừa có thể chịu được đất

với độ pH từ 5 đến 8. Tuy nhiên pH đất thích hợp nhất từ 5,5 – 7. Vùng bị khô hạn hay

ngập úng không thích hợp cho cây dừa. Vùng mặn dừa có trái nhỏ.

– Ở ĐBSCL, để đạt được năng suất cao, khi chọn đất phát triển cây dừa cần chú ý một

số điểm sau:

+Bề dày tầng đất trên 1m.

+Không bị ngập úng.

+Không bị nhiễm mặn liên tục.

+pH từ 6 đến 7.

+Thành phần cơ giới là cát pha hay thịt pha cát.

Rễ:

 Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc. Lúc mới mọc có màu trắng sau chuyển sang màu đỏ nâu. Rễ không có rễ lông hút mà chỉ có những rễ nhỏ là rễ dinh dưỡng. Những rễ nầy hình thành trên rễ chính và có hoạt động như rễ hô hấp, giúp cho cây trao đổi khí. Trong điều kiện ngập nước liên tục sẽ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của bộ rễ, làm cho cây dừa giảm sức tăng trưởng do cây dừa là cây chịu nước nhưng không chịu ngập. Rễ già sẽ chết và rễ mới phát triển liên

tục.

– Tuần đầu tiên sau khi nảy mầm, cây dừa con sẽ mọc ra một rễ cấp 1 có chiều dài trung bình 5cm, mười ngày sau sẽ mọc ra rễ thứ hai, sau sáu tuần sẽ có trung bình 3 rễ

cấp 1, với chiều dài rễ dài nhất khoảng 20cm.

- Khi cây dừa 5 năm tuổi sẽ có khoảng 548 rễ cấp 1 và đạt số lượng 5.200 rễ cấp 1 khi cây 13 năm tuổi. Số lượng rễ cấp 1 ở cây dừa trưởng thành biến động từ 2.000 đến

16.500 rễ. Hệ thống rễ dừa phần lớn tập trung ở xung quanh gốc trong vòng bán kính

1,5 – 2m. Rễ có thể ăn sâu đến 4m, trong đó 50% rễ tập trung ở 50cm lớp đất mặt.

Thân:

-Thân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Trong giai đoạn đầu sau khi trồng thân dừa ngắn, phát triển chậm, cho đến khi chiều ngang phát triển đầy đủ thì thân mới bắt đầu cao lên. Giai đoạn nầy kéo dài khoảng 4 năm tùy theo giống. Do đặc điểm nầy mà thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau 4 – 5 năm. Gốc dừa là một trong những đặc điểm để phân biệt nhóm giống dừa cao và dừa lùn. Ở nhóm giống dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm giống dừa cao và dừa lai giữa giống lùn và giống cao thường có gốc phình to đến rất to. Số sẹo lá trên thân trên 1m chiều cao thân là một trong những đặc điểm để đánh giá điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây, dựa trên đặc điểm này làm tiêu chuẩn để chọn giống theo phương pháp truyền thống. Do cấu tạo của thân không có tầng sinh mô thứ cấp nên những tổn thương trên thân dừa không thể phục hồi được và đường kính thân cũng không phát triển theo thời gian nên quan sát một đoạn thân ta có thể đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trong thời gian đó. Đồng thời thân phát triển từ đỉnh sinh trưởng (củ hủ) nên khi bị

đuông tấn công cây sẽ bị chết.

Hình1.3 Thân dừa

- Tóm lại, thân dừa là đặc điểm dùng để đánh giá sự sinh trưởng của cây. Thân dừa to, không bị tổn thương, sẹo to, khít là cây dừa sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.

Lá:

- Một cây dừa có khoảng 30 – 35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài 5-6m vào thời kỳ trưởng thành. Ở cây trưởng thành, 1 tàu lá dừa gồm 2 phần. Phần cuống lá không mang lá chét, lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân. Phần mang lá chét mang trung bình 90 – 120 lá chét mỗi bên, không đối xứng hẳn qua sống lá mà một bên này sẽ có nhiều hơn bên kia

khoảng 5 – 10 lá chét.

- Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một chồi lá xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14 – 16 lá (24 – 26 ngày/lá) đối với nhóm dừa cao và 16 – 18 lá (20 – 22 ngày/lá) đối với nhóm dừa lùn. Mùa khô dừa ra lá nhanh hơn so với mùa mưa. Một tàu lá dừa luôn luôn có đời sống 5 năm, từ khi tượng đến khi xuất hiện 2,5 năm và từ khi xuất hiện đến khi khô, rụng là 2,5 năm. Nếu điều kiện tự nhiên bất lợi lá sẽ ra chậm hơn, số lá ít đi chứ không rút ngắn đời sống của lá. Điều kiện dinh dưỡng và nước đầy đủ cây ra nhiều lá sẽ làm cho số lá trên tán cây nhiều hơn (35 – 40 tàu). Nếu gặp điều kiện bất lợi thời gian ra lá kéo dài, số lá trên tán cây sẽ ít. Ở vùng khô hạn, trên tán lá có một số lá khô nhưng không rụng, đó là điều kiện rất đặc trưng chứng tỏ cây bị thiếu nước.

Hình1.4 Ládừa

- Tóm lại, quan sát tán lá của cây dừa ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng và cho năng suất của cây. Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để tuyển chọn cây làm giống. Tán lá phân phối đều chứng tỏ cây mạnh và có khả năng cho nhiều trái.

Hoa:

- Thời gian từ khi tượng đến khi nở trung bình từ 30 – 40 tháng. Thông thường mỗi nách lá mang một phát hoa, do đó có bao nhiêu lá mới là có khả năng có bấy nhiêu phát hoa được sinh ra mỗi năm. Tuy nhiên, giai đoạn 15 – 16 tháng trước khi hoa nở (giai đoạn phân hóa nhánh gié) phát hoa dừa có thể bị thui do cây dừa bị thiếu dinh dưỡng, khô hạn hay ngập úng. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra hiện

tượng “mùa treo” ở dừa.

– Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng chu nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng ở trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 20 – 40 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống. Số hoa cái trên buồng ít có thể do thiếu chất đạm. Nhóm dừa

lùn có số lượng hoa cái nhiều hơn nhóm dừa cao.

– Mỗi phát hoa có thể mang trung bình từ 5 – 10g phấn hoa. Mỗi hoa đực chứa khoảng

272 triệu hạt phấn có kích thước rất nhỏ. Chỉ khoảng 40% hạt phấn có khả năng thụ phấn trong mỗi phát hoa. Thời gian để hoa cái đầu tiên nở đến hoa cái cuối cùng thụ phấn xong trên cùng phát hoa gọi là pha cái, kéo dài từ 5 – 7 ngày ở giống dừa cao và từ 10 – 14 ngày đối với giống dừa lùn.

-Thời gian để hoa đực đầu tiên mở đến hoa đực cuối cùng mở gọi là pha đực, kéo dài khoảng 18 – 22 ngày. Thời gian xuất hiện của pha đực và pha cái hình thành nên kiểu thụ phấn khác nhau và là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt giữa các giống. Trên giống dừa cao pha đực thuờng xuất hiện trước rồi mới đến pha cái nên có sự lệch pha và sự thụ phấn chéo là phổ biến.Trên giống dừa lùn, pha cái thường trùng với pha đực nên dừa lùn thường tự thụ phấn. Đối với nhóm dừa lai, giữa pha đực và pha cái có sự trùng pha một phần nên có thể xảy ra hiện tượng tự thụ trên cùng một phát hoa. Do nhóm dừa cao có đặc tính thụ phấn chéo nên khi nhân giống bằng phương pháp hữu tính cần có kỹ thuật riêng biệt và nghiêm ngặt hơn so với giống dừa lùn.

16

Hình 1.5 Hoa dừa

-Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng, trong đó ong mật có vai trò quan trọng nhất. Việc nuôi ong trong vườn dừa làm tăng năng suất dừa đáng kể. Hiện tượng rụng trái non thường xuất hiện ở giai đoạn ba tuần sau khi đậu trái và có thể kéo dài đến tháng thứ sáu. Sự rụng trái non có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:

+Thiếu dinh dưỡng: do thiếu đạm và kali.

+Điều kiện của môi trường: do gặp điều kiện của mội trường như khô hạn, ngập úng hay đất có nhiều sét, thoát nước ké

+Do sâu bệnh tấn công hay côn trùng gây hại.

+Nguyên nhân sinh lý do thành lập tầng rời.

Trái:

- Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì (phần vỏ bên ngoài được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao gồm gáo, nước

và cơm dừa.

– Vỏ dừa dày từ 1 – 5cm tùy theo giống, phần cuống có thể dày đến 10cm. Vỏ dừa bao gồm 30% là xơ dừa và 70% là bụi xơ dừa. Bụi xơ dừa có đặc tính hút và giữ ẩm cao từ

400 – 600% so với thể tích của chính nó.

Hình 1.6 Trái dừa

– Gáo dừa có hình dạng rất khác biệt tùy theo giống, độ dày của gáo từ 3 – 6mm. Bốn tháng tuổi sau khi thụ phấn gáo dừa bắt đầu hình thành và chuyển sang màu nâu và

cứng hơn khi trái được 8 tháng tuổi.

– Nước dừa xuất hiện từ tháng thứ ba sau khi thụ phấn và đạt được thể tích lớn nhất ở

tám tháng tuổi. Thể tích sẽ giảm dần khi trái khô. Thành phần hóa học chủ yếu của nước dừa là đường và muối khoáng.

– Cơm dừa bắt đầu hình thành 5 tháng sau khi thụ phấn, có thể thu hoạch để uống nước vào tháng thứ 7 – 8. Thời gian để hoa cái thụ phấn, phát triển thành trái và đến khi trái khô kéo dài 12 tháng. Thu hoạch trái ở giai đoạn 10 tháng sau khi đậu trái có thể giảm năng suất do trái chưa phát triển đầy đủ nhưng ở giai đoạn từ 11 tháng trở đi thì trái có thể dùng làm giống. Trọng lượng cơm dừa khô của một trái dừa dao động từ 100 – 350 g/trái và chứa khoảng 65 – 74% dầu dừa tùy theo giống. Kích thước, hình dạng trái rất

đa dạng, tùy theo giống.

Hàm lượng dinh dưỡng của dừa:

-Uống nước dừa rất có lợi cho cơ thể, bởi trong nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, kali, clorua, Vitamin A, E. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm huyết

áp, giảm lượng đường huyết, giúp cải thiện sức khỏe của xương và răng.

Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và

khoáng chất cần thiết.

-Một lợi ích về sức khỏe của nước dừa nữa là giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, bởi trong nước dừa chứa thành phần acid lauric, có khả năng kháng khuẩn, vi trùng, virus, nấm. Do vậy, nước dừa có thể giúp đẩy lùi các vi khuẩn xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh, đau họng cũng như một

loạt các triệu chứng đau ốm khác.

-Acid lauric trong nước dừa còn hỗ trợ “đắc lực” cho tim và huyết mạch luôn hoạt động khỏe mạnh. Sự hiện diện của acid lauric cùng với một số chất béo no bão hòa và các

thành phần acid có lợi khác cũng giúp chống lại bệnh tim hay xơ vữa động mạch.

-Nước dừa còn được xem như là một liệu pháp tự nhiên tại nhà, giúp chăm sóc da và

tóc khỏe mạnh, giúp tái tạo da, tóc và ngăn ngừa các bệnh về da, tóc.

-Đây cũng là thực phẩm “hoàn hảo” thúc đẩy quá trình giảm cân hiệu quả, thêm nước dừa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn duy trì mức cân nặng hợp lý. Các chất béo no, bão hòa có trong nước dừa sẽ giúp cơ thể nhanh chóng chuyển đổi thành

năng lượng thay vì lưu trữ như là chất béo.

-Hiện có nhiều chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước dừa, có thể giúp ngăn

chặn các bệnh ung thư, lão hóa da, nếp nhăn, thị lực kém, và các vấn đề về xương.

Thêm nước dừa vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho bộ máy tiêu hóa, ngoài việc giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn thì nó còn có khả năng kháng khuẩn gây đầy

bụng, khó tiêu trong dạ dày.

b)Lợi ích của dừa:

 Làm đẹp da:

-Nước dừa có công dung hữu hiệu trong quá trình  làm đ ẹp  da, với thành phần nhiều nước cộng với chất dinh dưỡng trong nó. Dừa có khả năng giảm thiểu quá trình lão hoá, cân bằng độ PH, và giữ cho da có liên kết bền vững, giữ ẩm cho da rất tốt.

-Vậy nên chỉ cần dùng nước dừa thoa lên da mặt đợi trong vòng 30p và rữa lại bằng nước thường cũng đủ giúp da mặt của bạn được giữ ẩm tốt, hạn chế mụn, và

ngăn ngừa nếp nhăn.

 Làm thức ăn:

Như bạn đã biết thì nước dừa có thể uống, và cơm dừa có thể ăn, ngoài ra bạn còn có thể làm nhiều món ăn khác như là: Nghêu xào dừa, gà nấu pate, cơm trái dừa, cá thu rim nước dừa, Vịt tiềm kiểu miền nam, cari gà sả ớt, chè khoai lang đậu

xanh …

 

 Tăng cường năng lượng:

Như các bạn đã biết 100g dừa mang đến tới 354Kcal ngoài ra dừa còn có nhiều khoáng chất khác và đường giúp bạn tăng cường năng lượng và mau chóng hồi phục sức khoẻ. Nếu bạn hoạt động thể thao thì nước dừa là một thức uống bổ dưỡng để tăng năng lượng.

 Tăng sức khỏe tim mạch và những bệnh liên quan tới tim mạch:

Theo các nhà nghiên của thì hàm lượng Kali của những bệnh nhân cao huyết áp thường thấp, vì vậy dừa là một thực phẩm cung cấp kali tốt dành cho những người có vấn đề tim mạch. Ngoải ra dừa còn giảm được hàm lượng Cholesterol trong máu.

 Giảm cân:

Nước dừa có khả năng giải khát và điện phân tự nhiên có thể tăng cường quá trính trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy đây là thực phẩm giảm cân tư nhiên cho những người đang trong quá trình giảm cân.

 Tăng cường miễn dịch:

Không cần phải nói nhiều vì hàm lượng chất dinh dưỡng vô cùng nhiều kết hợp cùng khoáng chất đã giúp cho dừa có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cũng

như tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Nhất là nước dừa ít chất béo giúp bạn có thể tăng cường chất dinh dưỡng mà không sợ mập.

 Giảm sỏi thận:

Với hàm lượng nước trong dừa nhiều giúp người bị các bệnh về đường tiết niệu giảm các nguy cơ về bệnh. Những bệnh nhân bị sỏi thận thường được bác sĩ

khuyên nên uống nước dừa hàng ngày.

 

 Chống buồn nôn:

Nếu dạ dày bạn cảm thấy không ổn thì hãy uống 1 ít nước dừa sẽ làm cho bạn cảm thấy ổn hơn. Đặc biệt với những người bị cảm rét, thương hàn,… thì nước dừa sẽ giúp bạn ổn định dạ dày và phục vụ quá trình chữa bệnh.

c)Sản phẩm từ dừa:

 Nước dừa: Là một loại thức uống thanh mát, bổ dưỡng trong những ngày hè oi bức. Được mệnh danh là thức uống vô trùng, có thể dùng làm dung dịch truyền ven.

Nước dừa chứa rất nhiều chất bổ dưỡng như đường, đạm, chất chống oxi hóa, các vitamin và khoáng chất. Hàm lượng kali và magie trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy. Nước dừa có thể uống trực tiếp từ trái dừa tươi, ngày nay nước dừa cũng được đóng vào lon xuất khẩu.

Hình 1.8 Nước dừa tươi

 Gáo dừa khô: Gáo dừa khô được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồ, bản hồ của Trung Quốc hay đàn gáo của Việt Nam, chúng được đập vào nhau

để tạo ra những âm thanh như tiếng vó ngựa. Gáo dừa còn được dùng múc nước và là

nguyên liệu để làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Hình 1.9 Đồ mĩ nghệ làm từ gáo dừa

 Vỏ dừa và sơ dừa: Xơ dừa được dùng làm dây thừng, thảm, bàn chải, khảm

thuyền cũng như dùng làm vật liệu lèn. Nó cũng được sử dụng phổ biến trong làm

nông, làm chất độn trong phân bón. Vỏ dừa và xơ được dùng làm than củi hay làm nguồn nhiên liệu.

Hình 1.10 Sản phẩm từ chỉ sơ dừa

Và còn rất nhiều công dụng khác như sản xuất dầu dừa, kẹo dừa, thạch dừa,….

c)Quy trình sản xuất dừa:

-Nguyên liệu thô của chúng ta ở đây là từ những trái dừa khô. Dừa khô khi được bóc vỏ gồm 2 phần phần gáo và phần vỏ : phần gáo dùng để sản xuất dầu dừa và một số thực phẩm , phần vỏ được chuyển đến xưởng sản xuất và nhà máy để sản xuất chỉ sơ

dừa .

Hiện nay , nguồn lao động để sản xuất dừa khô thô chủ yếu là con người . Tại tỉnh Bến Tre theo khảo sát có đến hơn 70% lao động là nữ độ tuổi từ 30 – 45 tuổi phải lăn lộn trong nghề để tìm nguồn thu khá eo hẹp mỗi công nhân lột một cò 200 trái mới được trả 40.000 đ , người lành nghề một ngày có thể lột được 1500 – 2000 trái. Dừa khô thô trải qua 2 công đoạn sản xuất làm bóc vỏ thô và cạo làm sạch phần vỏ thô.

Hai công đoạn này đều gia công bằng tay đặ biệt với dụng rất nguy hiểm mà người

dân nơi đây gọi làm cái nằm .

Hình 1.15 Thành phẩm lần 2

Mọi công đọan trên đề gia công bằng tay nên năng suất lao động chưa cao , chi phí đầu tư lao động cao , trong xả hội công nghiệp hóa thì nguồn lao động để tiếp nối ngành này ngày một ít đi nên chúng ta nên hướng tới sản xuất bằng máy móc công cụ thay vì sản xuất thủ công để giảm bớt đi chi phí thuê mướn nhân công lao động và đạt

được năng suất cao hơn .

 

     Nguyên lý hoạt  động :

Dừa nguyên liệu (dừa chưa lột vỏ) đưa lên băng tải (6) vào phễu chứa trái tại máy lột vỏ 1 người nhận trái từ bộ phận định lượng trái nạp (5) vào máy lột băng tải tùy động kết hợp trục răng (3) sẽ cuốn trái dừa vào vùng tách vỏ (ở khu vực giữa trục răng (3) và trục định vị (2)), tại đây chuyển động của 2 trục tách kết hợp với lực ép của băng tải ép (1) sẽ thực hiện tách vỏ sau khi tách vỏ xong (thành dừa 3 da có mầu dừa hay còn gọi là dừa hột) sẽ rơi xuống băng tải (4) vỏ đưa ra ngoài băng tải (7).

    Ưu điểm :

-    Thay thế được sức lao động của con người

-    Năng suất cao 800 – 1000 quả / giờ

-    Dừa qua 2 lần tách vỏ nên rất sạch

-    Có hệ thống cấp dừa tự động .

-    Không yêu cầu lao động lành nghề .

-    Tách được mọi cỡ trái khác nhau

 

    Nhược điểm

-    Phải điều chỉnh máy theo những cỡ trái nhất định .

-    Chưa có hệ thống an toàn cho người vận hành máy .

-    Máy nên gắn thêm bánh xe để di chuyển .

-    Giá thành cạnh tranh

-    Phức tạp, khó sửa chữa.

-    Chi phí vận hành cao.

 Sau khi nghiên cứu các nguyên lý bóc tách quả dừa, chúng em chọn phương pháp bóc quả dừa bằng dao tách kết hợp với lực quay của trục bánh chính để bóc vỏ dừa.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán, thiết kế máy bóc vỏ dừa khô đến nay đồ

án tốt nghiệp của chúng em đã được hoàn thành đúng thời hạn với các kết quả của đề tài như sau:

-   Hoàn thành công việc tìm hiểu về đặc tính, kích thước, yêu cầu trái dừa khô.

-   Hoàn thành việc tính toán, thiết kế chi tiết máy bóc vỏ trái dừa khô.

-   Các bản vẽ sơ đồ nguyên lí, thiết kế các chi tiết, quy trình công nghê gia công chi tiết điển hình, bản vẽ lắp máy.

-   Tập thuyết minh.

Trong quá trình nghiên cứu, thiết kế đề tài còn gặp một số hạn chế, khó khăn và nhược điểm sau:

-   Đề tài khá rộng và đa dạng về chủng loại nên việc tìm hiểu cũng như tính toán thiết kế còn gặp nhiều khó khăn.

-   Một phần thì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên chắc chắn không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quá trình tìm hiểu cũng như tính toán và thiết kế.

Kiến nghị:

Với đề tài “Nghiên cứu, đề xuất nguyên lý và thiết kế máy bóc vỏ trái dừa khô” chúng em tin rằng đề tài có thể phát triển và đưa vào sản xuất một cách rộng rãi.

tiếp tục nghiên cứu thì sẽ bổ sung và hoàn thiện hơn về nội dung của đề tài này.

Close