Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY LỘT VỎ TỎI ƯỚT

mã tài liệu 300600300209
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 300 MB Bao gồm tất cả file CAD 2D, ........ , file DOC (DOCX), thuyết minh, hình ảnh, bản vẽ các chi tiết, bản vẽ lắp cụm và lắp tổng thể máy , .....Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước tham khảo ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY LỘT VỎ TỎI ƯỚT
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

          ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY LỘT VỎ TỎI ƯỚT

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ tỏi ướt” được trình bày gồm 6 chương.

Để thực hiên đề tài này nhóm sinh viên phân tích, tổng hợp, thống kê, chọn cơ cấu, tính toán, thiết kế chi tiết.

Phân tích những những vấn đề cấp thiết cho đề tài, phân tích tầm quan trọng và nhu cầu của máy trên thị trường, tính cạnh tranh của đề tài so với các máy khác hiện có trên thị trường. Phân tích các nguyên lý bóc vỏ tỏi, những ưu nhược điểm và tính ưu việt của máy cần thực hiện.

Từ những phân tích trên mà chúng em đã tổng hợp và chắt lọc ra phương pháp bóc vỏ tỏi là bóc vỏ theo phương pháp bóc tỏi ướt kết hợp với quay ly tâm.

Nghiên cứu tổng quan đề tài xác định được nhu cầu cần thiết của máy trên thị trường đánh giá khả năng thương mại và tính khả quan của đề tài.

Các công việc phần tích, tổng hợp, thống kê, chọn cơ cấu và tính toàn đã hoàn thiện chúng em bắt đầu lên bản vẽ nguyên lý, bản vẽ chi tiết cho từng bộ phận, bản vẽ lắp tổng thể và các bản vẽ lắp cụm…

Sau khi hoàn thành việc chế tạo máy nhóm sinh viên tiến hành đánh giá khả năng hoạt động của máy bóc vỏ tỏi. Khảo sát với các thông số khác nhau như tốc độ quay, khối lượng tỏi, lưu lượng nước….

 

 

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN..

NHẬN XÉT..

TÓM TẮT ĐỒ ÁN..

MỤC LỤC..

DANH MỤC BẢNG BIỂU..

DANH MỤC HÌNH VẼ..

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.. 1

1.1.     Đặt vấn đề. 1

1.2.     Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài2

1.3.     Mục tiêu nghiên cứu đề tài4

1.4.     Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4

1.4.1.          Đối tượng nghiên cứu. 4

1.4.2.          Phạm vi nghiên cứu. 4

1.5.     Phương pháp nghiên cứu. 4

1.6.     Kết cấu đề tài4

Chương 2. 6

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI6

2.1.     Giới thiệu về tỏi:6

2.1.1.          Các thành phần hóa học có trong tỏi:9

2.1.2.          Phân bố. 10

2.2.     Các phương pháp bóc vỏ. 13

2.2.1.          Bóc vỏ tỏi thủ công. 13

2.2.1.1.     Bóc vỏ tỏi bằng tay. 13

2.2.1.2.     Bóc vỏ tỏi bằng dụng cụ. 14

2.2.2.          Bóc vỏ tỏi bằng máy. 15

2.2.2.1.     Các phương pháp bóc vỏ tỏi khô. 15

2.2.2.2.     Phương pháp bóc vỏ tỏi ướt18

2.3.     Các nghiên cứu liên quan tới đề tài19

2.3.1.          Các nghiên cứu ngoài nước. 19

2.3.2.          Các nghiên cứu trong nước. 22

Chương 3. 25

Ý TƯỞNG VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ TỎI25

3.1.     Các yêu cầu thiết kế. 25

3.2.     Các phương án thiết kế. 25

3.2.1. Phương án bóc vỏ tỏi sử dụng buồng bóc. 26

3.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý. 26

3.2.1.2.  Nguyên lý hoạt động. 26

3.2.1.3. Ưu và nhược điểm.. 27

3.3 Chọn phương án thiết kế. 27

Chương 4:28

CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 28

4.1. Phương trình trạng thái28

4.2. Vận tốc ly tâm.. 28

Chương 5. 30

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY BÓC VỎ TỎI30

5.1. Tính toán lượng tỏi vào. 30

5.1.1. Tính toán vận tốc đĩa quay. 30

5.1.2. Tính toán thời gian lột sạch tỏi31

5.2. Thử nghiệm khả năng bóc vỏ tỏi31

5.2.1. Khảo sát tép tỏi31

5.2.2. Đồng hồ bấm thời gian. 32

5.3. Thiết kế sơ bộ buồng bóc. 32

5.4. Thiết kế các bộ phận của máy bóc vỏ tỏi33

5.4.1. Thiết kế buồng bóc. 34

5.4.1.1. Yêu cầu thiết kế. 34

5.4.1.2. Thiết kế buồng bóc. 34

5.4.3. Thiết kế đĩa quay. 35

5.4.3.1. Yêu cầu thiết kế. 35

5.4.3.2. Thiết kế đĩa quay. 35

5.4.4. Thiết kế khung máy. 36

5.4.4.1. Yêu cầu thiết kế. 36

5.4.4.2. Thiết kế khung máy. 36

5.4.5. Thiết kế trục chính. 37

5.4.5.1. Yêu cầu thiết kế. 37

5.4.5.2. Thiết kế trục chính. 37

5.4.6. Thiết kế thùng chứa nước. 37

5.4.6.1. Yêu cầu thiết kế. 37

5.4.6.2. Thiết kế thùng chứa nước.38

Chương 6. 39

CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ.. 39

6.1. Chế tạo. 39

6.1.1. Buồng bóc. 39

6.1.2. Đĩa quay. 40

6.1.3. Khung máy. 41

6.1.4. trục chính. 42

6.1.5. Thùng chứa nước. 43

6.1.6. Máy bóc vỏ tỏi được chế tạo hoàn chỉnh. 45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ46

1. Kết quả đạt được của đồ án. 46

2. Kiến nghị46

 

 

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. 1 Giá trị dinh dưỡng của tỏi10

Bảng 2.1. 2 Top 10 nước sản xuất tỏi lớn nhất thế giới trong năm 2010. 11

Bảng 3.3 1 các phương án thiết kế........................................................................................... 27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2. 1 Tỏi7

Hình 2. 2 Thân tỏi7

Hình 2. 3 Lá tỏi8

Hình 2. 4 Hoa tỏi8

Hình 2. 5 Tỏi trắng. 12

Hình 2. 6 Tỏi tía. 12

Hình 2. 7 Tỏi một12

Hình 2. 8 Quá trình bóc quả tỏi bằng tay. 14

Hình 2. 9 Qúa trình bóc vỏ bằng dụng cụ. 14

Hình 2. 10 Quá trình bóc vỏ tỏi bằng ma sát15

Hình 2. 11 Bóc vỏ tỏi bằng nguyên lý bóc vỏ ma sát16

Hình 2. 12 Quá trình bóc quả tỏi bằng khí nén. 17

Hình 2. 13 Nguyên lý bóc vỏ tỏi bằng khí [6]. 17

Hình 2. 14 Quá trình bóc vỏ tỏi ướt18

Hình 2. 15 Nguyên lý bóc vỏ tỏi ướt18

Hình 2. 16 Ảnh hưởng của mật độ tỏi tới tỷ lệ tỏi được bóc. 20

Hình 2. 17 Ảnh hưởng của thời gian bóc tới tỷ lệ tỏi được bóc. 20

Hình 2. 18 Ảnh hưởng của mật độ tỏi đến hiệu suất sử dụng năng lượng. 21

Hình 2. 19 Ảnh hưởng của thời gian bóc đến hiệu suất sử dụng năng lượng. 21

Hình 2. 20: Kích thước vòi phun. 22

Hình 2. 21 Kết cấu buồng bóc. 23

Hình 3. 1: Kết cấu máy. 26

Hình 5. 1  kích thước tỏi32

Hình 5. 2 Đồng hồ bấm thời gian. 32

Hình 5. 3: Bản vẽ sơ bộ buồng bóc mô phỏng. 33

Hình 5.4: Bãn vẽ cấu tạo buồng bóc. 34

Hình 5.5: Đĩa quay. 35

Hình 5. 6: Bãn vẽ sơ bộ. 36

Hình 5. 7 Trục chính. 37

Hình 5. 8: Thùng chứa nước. 38

Hình 6. 1 Buông bóc. 40

Hình 6. 2: Đĩa quay. 41

Hình 6. 3: Bản vẽ khung máy. 42

Hình 6. 4: trục chính. 43

Hình 6. 5: Thùng chứa nước. 44

Hình 6. 6 Máy bóc vỏ tỏi45

 


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1.            Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, xuất phát từ thực tế đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi về thời tiết, khí hậu nhiệt đới, đất đai phì nhiêu, phong phú đa dạng về các loại nông sản. Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, là ngành hàng có tính chiến lượt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế hiện nay. Để nâng cao các giá trị sản phẩm nông sản nhằm gia tang giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của các loại sản phẩm này, ngoài việc thay đổi giống cây trồng và kỉ thuật canh tác thì việc chế biến cũng góp phần quan trọng. Một số quy trình chế biến được hỗ trợ bởi các loại máy móc và thiết bị hợp lý cũng làm tăng giá trị chất lượng các loại sản phẩm, làm tăng năng suất, tỉ lệ thành phẩm cao, giảm được phế phẩm. Trong vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh thì chất lượng và giá cả phải được đặt lên hàng đầu.

Chế biến nông sản là một ngành sản xuất được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã không ngừng đầu tư công sức cho lĩnh vực nghiên cứu, chế tạo ra các thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và chế biến nông sản. Đây không chỉ là ngành sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư mà nó góp phần việc làm, tang thu nhập cho người nông dân và giải quyết vấn đề xã hội.

Hiện nay, trong điều kiện nước ta việc bảo vệ và chế biến nông sản còn gặp nhiều hạn chế khó khăn do thiếu máy móc và thiết bị chưa có hiệu quả cao. Phần lớn, các thiết bị máy móc trong nước chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Nó làm giảm năng suất cũng như chất lượng sản phẩm gây lãng phí lớn về nguyên vật liệu, dẫn tới chi phí giá thành cao khó cạnh tranh được.

Vì vậy, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong lĩnh vực chế biến nông sản phải  được xem trọng. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp nhiều hạn chế, khó khăn và chưa được đầu tư đúng mức. Đặt biệt, trong lĩnh vực chế tạo ra các loại máy móc tách vỏ các loại nông sản. Đó là khâu ban đầu trong công đoạn chế biến nông sản, khâu này rất quan trọng, quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Quá trình chế biến, khâu tách vỏ là khâu tốn nhiều công sức và thời gian. Đa số việc bóc vỏ bằng tay chưa đem lại hiệu quả cao không phù hợp với quy mô sản xuất.

Thực tế, ở nước ta cũng đã chế tạo thành công các loại máy tách vỏ tự động các loại hạt và củ quả như: máy tách hạt điều, hạt đậu, máy gọt vỏ khoai lang… Giải phóng phần nào sức lao động cho nông dân cũng như công nhân trong các xưởng chế biến. Tuy nhiên, không phải bất cứ các loại vỏ nông sản nào cũng bóc bằng máy được ví chúng có cấu tạo hình dáng và tính chất khác nhau: có loại vỏ dày, loại thì vỏ mỏng, biến dạng thì khác nhau. Trong quá trình tách vỏ nảy sinh ra nhiều phế phẩm gây khó khăn cho nhà chế tạo. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ, cải tiến liên tục đẻ tìm ra các cơ cấu phù hợp và tối ưu nhất, thông qua việc áp dụng các phần mềm mô phỏng, các công nghệ gia công tiên tiến, vật liệu…

Bên cạnh đó cần xem xét giá thành, mẫu mã chất lượng để có thể cạnh tranh được các loại máy móc của nước ngoài có trình độ khoa học phát triển hơn ta.

1.2.            Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Hiện nay nước ta có nhiều địa phương trồng tỏi chuyên canh với quy mô lớn cần được chế biến, tiêu thụ để thúc đẩy phát triển sản xuất và hướng tới xuất khẩu. Các địa phương trồng tỏi như: các tỉnh miền bắc và các tỉnh duyên hải miền trung. Tỏi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu để chế biến thức ăn. Nhu cầu tiêu thụ tỏi rất cao. Vì vậy cần một số lượng lớn để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, đa phần tỏi được bóc vỏ bằng tay gặp nhiều khó khăn vì tỏi có mùi cay nồng. Do đó, việc bóc vỏ bằng tay với năng suất chưa cao, cần số lượng lớn nhân công cho việc bóc vỏ dẫn đến tăng giá thành khó cạnh tranh được trên thị trường. Hơn nữa, trong các cơ sở chế biến tỏi, nhà hàng, quán ăn việc bóc vỏ để làm gia vị tốn nhiều thời gian và không vệ sinh. Vì vậy, việc áp dụng cơ khí tự động hoá mới đem lại hiệu quả cao cho kinh tế, giải phóng được sức lao động, giảm thời gian để bóc vỏ và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Một số khó khăn cần giải quyết vấn đề khi tách bóc vỏ tỏi là:

+     Tỏi khi bóc vỏ không bị trầy xước và không bị dập nát

+     Tỏi được bóc sạch

+     Tỷ lệ phế phẩm thấp

Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỷ lưỡng về các cơ cấu  cơ khí cho hợp lý thông qua việc đi khảo sát thực tế, tìm hiểu tài liệu tham khảo có liên quan và vận dụng kiến thức đã học để thiết kế, chế tạo để thành công.

Bóc vỏ là công đoạn đầu tiên trong quà trình chế biến, có nhiệm vụ là tách vỏ mỏng bao quanh ra khỏi tép tỏi. Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… Hầu hết, các máy bóc vỏ hoạt động theo nguyên lý; ma sát, khí động lực học hay chuyển động quay ma sát kết hợp với nước… Do đó, việc làm cho lớp vỏ được bóc tróc ra ngoài có vai trò quan trọng trong quá trình này.

Tuy nhiên, nguyên lý vận hành máy bóc vỏ hiện nay còn tồn tại một số nhược điểm: tỏi dễ bị dập nát và kích thước của các loại tỏi khác nhau gây khó khăn trong việc bóc vỏ. Làm thế nào máy bóc vỏ tự động có thể bóc được tất cả các kích cỡ của tép tỏi mà không bị dập nát và tỷ lệ bóc vỏ sạch cao.

Vì vậy, việc tính toán thiết kế máy móc bóc vỏ tự động có được cơ cấu bóc vỏ phải đồng bộ tối ưu hoạt động nhịp nhàng nhất để đảm bảo được năng suất và chất lượng sản phẩm tốt ở đầu ra.

Máy bóc vỏ tỏi tự động được đưa ra ứng dụng trong dây chuyền chế biến tỏi cũng sẽ đem lại hiệu quả to lớn về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được thời gian, chi phí và mang lại kinh tế cho nhà sản xuất. Việc thực hiện chế tạo máy bóc vỏ tỏi sẽ làm phong phú thêm về các chủng loại máy chế biến nông sản. Đây là hướng đi thích hợp trong việc áp dụng kỹ thuật cơ khí hoá vào các ngành chế biến nông sản Việt Nam.

Mỗi bộ phận trong hệ thống máy, có chức năng, nhiệm vụ nhất định và phải được bố trí đồng bộ với nhau trong một tổng thể thống nhất hợp lý nhất về không gian và thời gian. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng không nhất thiết lúc nào cũng có đầy đủ các thành phần của nó mà tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chúng ta có thể kết hợp với một số thành phần lại với nhau, tuỳ theo đặc điểm về hình dáng để giảm được kích thước của hệ thống thuận lợi cho việc thiết kế, chế tạo và lắp ráp được đơn giản hơn.

Trong quá trình thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ tỏi tuy có rất nhiều hình dạng kết cấu và nguyên lý bóc vỏ khác nhau được ứng dụng. Để đảm bảo các cơ cấu làm việc đồng bộ, đúng chức năng và hiệu quả. Mục đích cuối cùng là máy móc phải đảm bảo đúng yêu cầu kỷ thuật dựa trên phân tích mô hình hoá và động lực các cơ cấu cho phù hợp, lựa chọn vật liệu cho đúng chức năng làm việc của cơ cấu. Hơn nữa phải phân tích đánh giá hình học cũng như tính chất về thành phần hoá học, cơ học của củ tỏi. Trên cơ sở đó, người thiết kế, tính toán đưa ra những giải pháp hợp lý. Do vậy, đề tài “Thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ tỏi tự động” cho qui mô nhỏ là cần thiết.

1.3.            Mục tiêu nghiên cứu đề tài

-         Nghiên cứu bóc tách vỏ lụa của tỏi ướt

-         Thiết kế, chế tạo hoàn chỉnh máy bóc vỏ tỏi ướt qui mô nhỏ

1.4.             Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1.     Đối tượng nghiên cứu

-         Tỏi thực phẩm

-         Cách thức bóc vỏ tỏi

-         Qui trình bóc vỏ

-         Máy bóc vỏ tỏi

1.4.2.      Phạm vi nghiên cứu

-         Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về “Thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ tỏi tự động” cho tỏi thực phẩm đã tách thành từng tép.

-         Máy được cấp liệu và thu liệu bằng tay để cung cấp cho các sở chế biến tỏi, các cơ sở chế biến thực phẩm qui mô nhỏ và các nhà hàng có nhu cầu sử dụng tỏi. Các thiết bị liên quan khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

1.5.            Phương pháp nghiên cứu

-         Nghiên cứu phân tích lý thuyết: thu thập tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu để tính toán.

-         Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành chế tạo mô hình thử nghiệm và xử lý kết quả. Chế tạo thử nghiệm máy bóc vỏ tỏi.

1.6.            Kết cấu đề tài

Đề tài “Thiết kế, chế tạo máy bóc vỏ tỏi tự động” gồm có 6 chương, kết luận kiến nghị và phụ lục.

-         Chương 1: Mở đầu

-         Chương 2: Tổng quan nghiên cứu đề tài

-         Chương 3: Ý tưởng và phương án thiết kế máy bóc vỏ tỏi

-         Chương 4: Cơ sở lý thuyết

-         Chương 5: Tính toán, thiết kế máy bóc vỏ tỏi

-         Chương 6: Chế tạo thử nghiệm và đánh giá

-         Kết luận và kiến nghị

 

 

Chương 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1.           Giới thiệu về tỏi:

            Tên khoa học: Alliums sativum L.

            Cây tỏi (Allium sativum) là một loài trong chi hành tây (Allium) có nguồn gốc ở Trung Á, có lịch sử sử dụng trên 7000 năm được biết đến Ai Cập cổ đại và đã được sử dụng cho mục đích ẩm thực và làm thuốc. Ngày nay tỏi là cây rau gia vị quan trọng ở khu vực địa trung hải, cũng như một gia vị thường xuyên ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu.

            Chúng là loài thực vật sống lâu năm có thân phình ra thành củ giống như củ hành. Chúng phát triển tốt ở vùng ôn đới của Bắc bán cầu, ngoại trừ một số loài có mặt ở Chile (loài Allium juncifolium), Brazil (loài Allium sellovianum) hoặc nhiệt đới châu phi (loài Allium spathaceum).

            Chiều cao thân cây của chúng dao động từ 5-150 cm. Các hoa tạo thành dạng hoa tán ở trên đỉnh của thân cây không có lá. Các chồi (thân cây có lá đã biến đổi hay các gốc lá dày đặc, trong cách gọi thông thường là củ) dao động về kích thước giữa các loài, từ rất nhỏ (đường kính khoảng 2-3 mm) đến rất lớn (8-10 cm).

            Phần lớn các chồi cây trong các loài thuộc chi hành đều gia tăng bằng cách tạo ra các chồi nhỏ hay “mầm cây” xung quanh chồi già, cũng như bằng cách phát tán hạt. Một vài hạt có thể tạo ra nhiều củ (quả) nhỏ trong cụm hình đầu ở gốc lá, tạo ra cụm nhỏ gọi là “mắt hành (tỏi)”. Các mắt này có thể phát triển thành cây.

            Phần hay được sử dụng nhất của cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm.

 

 

Hình 2. 1 Tỏi

            Tỏi là loài cây thân thảo căn hành sống nhiều năm.

-         Thân: thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), phía dưới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và chồi (tép tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ (giả). Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ.

Hình 2. 2 Thân tỏi

-         Lá: phần dưới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên trên cứng, thẳng, dài 15-50 cm, rộng 1-2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.

Hình 2. 3 Lá tỏi

-            Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành 1 tép tỏi, các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi tức là thân hành (giò) của tỏi.

-             Hoa: tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt. Hoa xếp  thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay  hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa nở từ tháng 5-7.

-            Quả: có một hạt, quả ra tháng 9-10.

Hình 2. 4 Hoa tỏi

2.1.1.     Các thành phần hóa học có trong tỏi:

-       Kết quả phân tích khác: thành phần trong củ tỏi khoảng 84,09% nước, 13,38% chất hữu cơ, các chất vô cơ 1,53%, trong khi lá tỏi là 87,14% nước, chất hữu cơ 11,27%, chất vô cơ 1,59%.

-         Giá trị dinh dưỡng của tỏi:

Giá trị dinh dưỡng 100g

Năng lượng

623 KJ (149 kcal)

Carbohydrat

33.06 g

Đường

1.00 g

Chất xơ thực phẩm

2.1 g

Chất béo

0.5 g

Protein

6.39 g

Beta-caroten

5 ụg (0%)

Thiamin(Vit.B1)

0.2 mg (15%)

Riboflavin(Vit.B2)

0.11 mg (7%)

Niacin(Vit.B3)

0.7 mg (5%)

Axitpantothenic(Vit.B5)

0.596 mg (12%)

Vitamin B6

1.235 mg (95%)

Axitfolic(Vit.B9)

3 ụg (1%)

Vitamin C

31.2 mg (52%)

Canxi

181 mg (18%)

Sắt

1.7 mg (14%)

Magie

25 mg (7%)

Mangan

1.672 mg (84%)

Photpho

153 mg (22%)

Kali

401 mg (9%)

Natri

17 mg (1%)

Kẽm

1.16 mg (12%)

Selen

14.2 ụg

Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hằng ngày của người lớn.

Bảng 2.1. 1Giá trị dinh dưỡng của tỏi

Ngoài ra, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng quay về với thiên nhiên, tìm tòi và phát triển những phương thuốc truyền thống ngày càng được chú trọng. Thảo dược thiên nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phòng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Sử dụng tỏi không làm cản trở sự phòng vệ tự nhiên của cơ thể như thuốc kháng sinh, chúng là những probiotic kích thích các cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể mà không làm hại những vi khuẩn có ích. Làm tăng cường khả năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm huyết áp cao và nhiều bệnh nâng cao sức khỏe.

 

2.1.2.       Phân bố

            Cây tỏi được trồng trên toàn cầu nhưng Trung Quốc là nhà sản xuất tỏi lớn nhất thế giới với khoảng 13,5 triệu tấn củ tỏi hàng năm, chiếm hơn 80% sản lượng tỏi thế giới. Các nước trồng nhiều tỏi khác là Ấn Độ (4,1%), Hàn Quốc (2%), Ai Cập và Nga (1,6%)…

 

 

Quốc gia

Sản lượng (tấn)

Trung Quốc

13.664.069

Ấn Độ

833.970

Hàn Quốc

271.560

Ai Cập

244.626

Nga

213.480

Myanmar

185.900

Ethiopia

180.300

Hoa Kỳ

169.510

Bangladesh

164.392

Ukraina

157.400

Thế Giới

17.674.893

Nguồn: FAO (2011).

 

Bảng 2.1. 2Top 10 nước sản xuất tỏi lớn nhất thế giới trong năm 2010

 

Các giống tỏi được trồng phổ biến ở Việt Nam là:

            Giống tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Năng suất thấp và được trồng rải rác.

          Giống tỏi trắng: lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4-4,5 cm khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Khả năng bảo quản kém hay bị óp. Năng suất đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/ha.

Hình 2. 5 Tỏi trắng

            Giống tỏi tía: lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Đường kính củ 3,5-4cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng. Năng suất đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/ha.

Hình 2. 6 Tỏi tía

            Tỏi Lý Sơn, Quảng Ngãi, dân địa phương thường gọi là tỏi một vì mỗi củ tỏi có duy nhất một tép.

Hình 2. 7 Tỏi một

            Ở Việt Nam cây tỏi được trồng khắp cả nước. Diện tích trồng tỏi  ngày càng tăng. Những vùng trồng tỏi nổi tiếng gồm có Ninh Thuận, đảo Lý Sơn – Quảng Ngải, Hải Dương,…

            Ninh Thuận: hiện nay diện tích trồng hành tỏi toàn tỉnh là 998 ha, sản lượng hàng năm khoảng 7817 tấn/năm, trong đó vùng chuyên canh gồm có các xã Nhơn Hải, Thanh Hải, Vĩnh Hải huyện Ninh Hải chiếm khoảng 70% diện tích và sản lượng toàn tỉnh [19].

            Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi: với diện tích 310 ha, sản lượng 2200 tấn/năm

            Hải Dương: có diện tích trồng hành, tỏi lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích 5100 ha. Tổng sản lượng hơn 5100 tấn/năm [21].

            Việt Nam đã xuất khẩu với sản lượng 2000 tấn/năm [21].

            Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong đời sống của nhân dân ta. Thường thu hoạch vào cuối đông, đầu xuân. Tỏi có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

            Ngày nay, với quy mô trồng tỏi chuyên canh ở nhiều địa phương trong cả nước, cũng như các loại tỏi được nhập khẩu của các nước với sản lượng rất lớn, đòi hỏi cần có thiết bị máy móc cần thiết để chế biến đạt năng suất cao, giải phóng sức lao động bằng chân tay có năng suất thấp.

            Việc chế biến tỏi thành phẩm cũng rất đa dạng như tỏi sau khi bóc vỏ được ngâm dấm, ngâm đường, làm trà tỏi, rượu tỏi hoặc làm gia vị tẩm ướp các món , ăn… Do đó, khâu bóc tách vỏ vô cùng quan trọng nó chiếm thời gian rất lớn trong quá trình gia công thành phẩm, đây cũng là khâu tốn nhiều nhân công nhất. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi cần có thiết bị bóc tách vỏ tự động mới đem lại hiệu quả cao được.

2.2.            Các phương pháp bóc vỏ

            Quá trình bóc vỏ có 2 phương pháp: bóc vỏ tỏi thủ công và bóc vỏ tỏi bằng máy.

2.2.1.      Bóc vỏ tỏi thủ công

            Bóc vỏ tỏi thủ công là cách thức bóc vỏ sử dụng sức người và dụng cụ cầm tay để bóc vỏ.

2.2.1.1.           Bóc vỏ tỏi bằng tay

...............................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết quả đạt được của đồ án

Sau gần một tháng hoàn thành đồ án, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy hướng dẫn dồ án tốt nghiệp, đề tài đạt những kết quả như sau:

-Tìm hiểu về tỏi và các nguyên lý bóc võ tỏi khác nhau, từ đó đề xuất ý tưởng bóc vỏ tỏi ướt.

-Tính toán, thiết kế máy bóc vỏ tỏi.

-Đã chế tạo xong máy bóc vỏ tỏi.

-Thử nghiêm và đánh giá khả năng hoạt động của máy.

2. Kiến nghị

Do thời gian có giới hạn, đề tài này có một số hạn chế như sau:

- Động cơ có công suất nhỏ chưa kéo được lượng tỏi lớn.

- Chưa thử nghiệm hết khả năng bóc được cho tất cả các loại tỏi.

- Củ tỏi tách thành từng tép bằng tay chưa tách tự động.

Vì thế hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

- Chọn lại động cơ có công suất lớn hơn để lột được lượng tỏi lớn trong một chu kỳ hoạt động

- Máy bóc vỏ tỏi được cho tất cả các loại tỏi.

- Tổ hợp chức năng bóc tách trong cùng một máy.

- Lập bảng hướng dẫn vận hành máy và bảo trì máy

Close