Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI CẢI TIẾN TRONG HỆ THỐNG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT

mã tài liệu 300600100001
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D thiết kế .... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và qui trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

      Thiết kế máy rửa chai cải tiến trong hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết.

  1. Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu): 
  1. Tổng quan về sản phẩm nước uống tinh khiết đóng chai.
  2. Tính tốn thiết kế máy rửa chai.
  3. Thiết kế các bộ phận truyền dẫn cơ khí trong dây chuyền.
  4. Thiết kế máy vặn nắp chai.
  5. Thiết kế hệ thống điều khiển.CỤM LẮP NẮP CHAI 	Tay kẹp chai

ĐẶT VẤN ĐỀ - TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

 

Ngày nay do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, ngoài ra, mức độ đô thị hóa, tác phong công nghiệp đã khiến cho nhận thức con người về nước uống dần thay đổi. Nhu cầu về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống ngày càng cao. Các sản phẩm nước uống tinh khiết, nước suối đã trở nên quen thuộc với mọi người trong sử dụng hàng ngày với nhiều mục đích khác nhau nhất là trong chế biến thực phẩm, trong sinh hoạt hàng ngày. Với tiện ích nhanh, gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí mà nó mang lại, người ta có thể sử dụng khắp mọi nơi như trong gia đình, đi dã ngoại, đặc biệt là trong các nhà máy, văn phòng, nhà hàng, khách sạn với sự đa dạng về mẫu mã, bao bì, kích thước phù hợp. Với tình hình nhu cầu còn cao hơn nữa trong nhiều năm tới thì việc mở rộng quy mô và xây dựng nhà máy mới là tất yếu, song song với đó việc trang bị dây chuyền hiện đại có khả năng tự động hóa cao là mấu chốt quan trọng để giảm giá thành, tăng năng xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập thị trường quốc tế như hiện nay.

Trên thực tế ở mọi ngành sản xuất công nghiệp, mục tiêu năng suất lao động được giải quyết bằng con đường gia tăng mức độ tự động hoá các quá trình và thiết bị sản xuất. Việc tự động hoá có thể nhằm mục đích tăng sản lượng hoặc cải thiện chất lượng và độ chính xác sản phẩm.

Tự động hoá sản xuất nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ các thao tác vật lý của công nhân vận hành máy hoặc thiết bị thông qua hệ thống điều khiển. Những hệ thống này có thể điều khiển quá trình sản xuất với độ tin cậy cao, ổn định mà không cần hoặc cần ít sự can thiệp của con người. Điều này đòi hỏi hệ thống điều khiển phải có khả năng khởi động, kiểm soát hoặc dừng quá trình theo yêu cầu giám sát, hoặc đo đếm các giá trị các biến đã được xác định của quá trình nhằm đạt kết quả mong muốn .

Tình hình phát triển ngành cơ khí tự động hoá trên thế giới:

Ngành cơ khí tự động hoá trên thế giới đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khi có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kỹ thuật điện tử và máy tính.  Ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật , Pháp ,Anh … việc ứng dụng tự động hoá đã trở nên phổ biến trong các ngành sản xuất công nghiệp.

Những ứng dụng tự động hoá đã được ứng dụng không chỉ trong các ngành sản xuất thông thông thường mà nó đã mang lại những thành tựu to lớn trong các ngành sản xuất công nghệ cao như ngành sản xuất ô tô, máy bay và xa hơn là những công trình nghiên cứu vũ trụ… Trong những lĩnh vực này yêu cầu về độ chính xác, chất lượng sản phẩm là rất cao. Ngoài ra việc ứng dụng tự động hoá gần như là giải pháp duy nhất khi thực hiện những nghiên cứu ở những nơi mà con người không thể tiếp cận như việc nghiên cứu ở các đáy đại dương, các hành tinh xa xôi, hay những nơi có các chất độc nguy hiểm gây hại đến sức khoẻ con người (chất phóng xạ ). Trong công nghiệp khai thác than , dầu khí … đã được các nước công nghiệp phát triển sử dụng các giải pháp cơ khí tự động hoá nhằm tăng năng suất cũng như an toàn cho người lao động.

Tình hình phát triển của ngành cơ khí tự động hoá ở Việt Nam :

Ở nước ta ngành cơ khí nói chung và ngành cơ khí tự động hoá nói riêng đang còn ở trình độ thấp. Việc sử dụng lao động phổ thông vẫn còn phổ biến ở nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới, việc ứng dụng các giải pháp tự động hoá nhằm tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh đã được các bộ, ngành và các nhà sản xuất quan tâm. Nhận thức được ý nghĩa của việc áp dụng tự động hoá đã được nâng cao trong các nhà sản xuất, chính vì thế mà một số các nhà máy như nhà máy sản xuất sữa, nhà máy bia Sài Gòn, các nhà máy đóng tàu… đã trang bị cho mình các giải pháp tự động hóa. Ngoài việc giúp tăng năng suất, độ chính xác nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo vệ sinh trong các ngành thực phẩm, hoá chất…Trong lĩnh vực nghiên cứu, đã có nhiều tổ chức, trung tâm, viện nghiên cứu về tự động hoá. Các chương trình khuyến khích niềm đam mê sáng tạo trong lĩnh vực này cũng đã ra đời, đặc biệt là giải thưởng VIFOTEC dành cho những công trình nghiên cứu cơ khí tự động hoá có khả năng ứng dụng cao trong sản xuất, đã chứng tỏ ngành cơ khí tự động hoá đã và đang được quan tâm ở nước ta .

Theo những phân tích như trên, em đã chọn đề tài “ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI TRONG DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT” để làm luận văn tốt nghiệp. Nhiệm vụ chính của đề tài là:

- Tìm hiểu tình hình sản xuất nước tinh khiết của các nhà máy. Các công nghệ và phương pháp sử lí nước trong việc tạo ra nước tinh khiết sử dụng cho việc ăn uống, sinh hoạt. Tìm hiểu các máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai từ khâu cấp chai , rửa chai, chiết nước tới khi thành sản phẩm hòan thiện.

- Tìm hiểu các phương pháp rửa bao bì sản phẩm, các dạng máy được sử dụng hiện nay. Phân tích lựa chọn phương án, thiết lập sơ đồ động và tính tóan thiết kế máy rửa chai theo phương án lựa chọn.

- Tìm hiểu các phương pháp chiết nước hiện tại. Phân tích cấu tạo nguyên tắc họat động các phương pháp đó.

- Tìm hiểu các phương án đóng nắp bao bì sản phẩm lỏng. Lựa chọn phương án tối ưu, thiết lập sơ đồ động và tính tóan thiết kế máy vặn nắp.

- Tìm hiểu các phương án dán nhãn sản phẩm. Phân tích lựa chọn phương án.

- Viết chương trình điều khiển tòan bộ hệ thống.

 Để hòan thành nhiệm vụ đề tài đặt ra, các phương pháp để tiếp cận tài liệu cần thiết em đã ứng dụng đó là:

  • Thu thập tài liệu từ thư viện
  • Tìm kiếm thông tin trên Internet
  • Tìm hiểu thực tế (xin tham quan các nhà máy: Lavie-Long An; Sapuwa-Phú Nhuận; Dakai-Bình Thuận; GAMAX TIC-Biên Hòa)
  • Dò hỏi thông tin qua bạn bè và người thân.

    Mục Lục

     

    PHẦN I: TỔNG QUAN

    Trang

    Chương 1: TÌM HIỂU VỀ SẢN PHẨM NƯỚC KHOÁNG............................................... 2

    Chương 2: LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC........................................................................ 3

    Chương 3: NƯỚC NGẦM................................................................................................. 5

    1. KHÁI NIỆM...................................................................................................................... 5

    2. THÀNH PHẦN CỦA NƯỚC......................................................................................... 5

    Chương 4: XỬ LÝ NƯỚC................................................................................................ 7

    1. TIÊU CHUẨN NƯỚC CẤP CHO ĂN UỐNG VÀ SINH HOẠT................................. 7

    2. CÁC QUÁ TRÌNH SỬ LÝ NƯỚC............................................................................... 9

    3. MỘT SỐ SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC THƯỜNG GẶP........................... 15

    4. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NƯỚC TINH KHIẾT................................ 18

    Chương 5: SƠ LƯỢC CÁC LOẠI NGUYÊN LIỆU DÙNG LÀM BAO BÌ.................. 19

    1. GIỚI THIỆU TÍNH DẺO.............................................................................................. 21

    2. CÁC LOẠI CHẤT DẺO HIỆN CÓ VÀ CÔNG DỤNG............................................... 22

    3. PHÂN LOẠI NHỰA THEO CÔNG DỤNG................................................................ 22

    4. TÍNH CƠ HỌC VÀ TÍNH VẬT LÝ CỦA NHỰA........................................................ 23

    Chương 6: BỘ PHẬN CẤP CHAI................................................................................. 30

    Chương 7: BỘ PHẬN RỬA CHAI................................................................................ 31

    Chương 8: MÁY CHIẾT ĐỊNH LƯỢNG ĐÓNG NẮP................................................ 33

    1. MÁY CHIẾT VÀ ĐÓNG NẮP...................................................................................... 33

    2. ĐÈN KIỂM TRA CHAI VÀ MÁY IN MÃ SỐ............................................................... 34

    Chương 9: MÁY DÁN NHÃN........................................................................................ 35

     

     

    PHẦN II: THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI

     

    Chương 1: CÁC LOẠI MÁY RỬA CHAI.......................................................................... 38

    1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG........................................................................ 38

    2. KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỬA............................................. 38

    3. PHÂN LOẠI MÁY RỬA CHAI......................................................................................... 41

    Chương 2: CÁC LOẠI MÁY ĐIỂN HÌNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN. ....................42

    1. MÁY RỬA CHAI LOẠI XÍCH........................................................................................... 42

    2. MÁY RỬA CHAI LOẠI THÙNG...................................................................................... 43

    3. MÁY RỬA CHAI LOẠI MÂM............................................................................................ 44

    4. MÁY RỬA LOẠI TAY KẸP................................................................................................ 45

    Chương 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY RỬA CHAI...................................................... 45

    1. CÁC THÔNG SỐ VÀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ................................................................. 45

    2. TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC VÀ CÔNG SUẤT BƠM...................................... 46

    3. TÍNH KHỐI LƯỢNG CÁC CHI TIẾT TRONG MÁY RỬA.......................................... 51

    4. TÍNH CHỌN ĐỘNG CƠ................................................................................................ 61

    5. TÍNH TỈ SỐ TRUYỀN CÁC CƠ CẤU TRUYỀN ĐỘNG............................................ 64

    6. TÍNH SỐ RĂNG CÁC BỘ TRUYỀN............................................................................ 68

    7. TÍNH CHỌN ĐAI............................................................................................................ 68

     

     

    PHẦN III: CỤM BĂNG TẢI

     

    1. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CỦA CỤM................................................................... 70

    2. XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CỤM.......................................................................... 72

    3. TÍNH TRỤC Ổ BI ĐỠ TRÊN HỆ THỐNG BĂNG TẢI............................................... 76

     

     

    PHẦN IV: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

     

    1. TỔNG QUAN.................................................................................................................. 83

    2. MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN............................................................................. 84

    3. ỨNG DỤNG.................................................................................................................... 90

    ...........................

  • CHƯƠNG I: CÁC LOẠI MÁY RỬA CHAI

    I) MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG

    Phần lớn thực phẩm lỏng và sản phẩm có vị (sữa, bia, rượu…) được ưu tiên xuất ra bằng chai. Bao bì thủy tinh để sử dụng đựơc nhiều lần, một số sử dụng chai nhựa như nước khóang, nước uống tinh khiết, sữa… để giảm tổn thất do vỡ, do người tiêu dùng không trả, và dễ dàng thay đổi mẫu mã để chống hàng giả, hàng nhái.

    Bao bì mới sau khi sản xuất và sau khi thu hồi trở lại nhà máy cần phải được tẩy rửa để khử mùi hoặc cặn bẩn bám bên trong. Các cặn trong các sản phẩm thu hồi gồm có đường đạm, axit hữu cơ và các chất khóang qua một thời gian nào đó khô đi thành lớp cặn bẩn khô bám trên thành, trên đáy chai.

    Mức độ bẩn khác nhau và phụ thuộc vào tính chất sản phẩm chứa bên trong, điều kiện và thời gian bảo quản, vận chuyển chúng.

    Rửa bao bì trước khi nạp sản phẩm là một quá trình rất quan trọng nhằm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người tiêu dùng. Yêu cầu công nghệ chủ yếu của việc rửa chai đó là việc rửa sạch.

    Hiện nay đa số các nhà máy sữa, nhà máy bia rượu và các nhà máy thực phẩm khác sử dụng máy rửa chai cải tiến được điều kiện lao động kỹ thuật vệ sinh ở trong phân xưởng rót và rửa.

    II) KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA MÔI TRƯỜNG RỬA

    II.1)Khái niệm:

    Những máy rửa chai xuất do kết quả liên hợp của ba dụng cụ mà trước kia người ta đã dựa vào chúng để rửa bằng tay gọi là: bộ phận nhúng nước, thiết bị rửa và bộ phận súc tráng sạch. Trong các thiết bị ấy người ta đã sơ bộ ngâm chất bẩn, rửa sạch bề mặt bên trong và bên ngòai súc chai bằng nước sạch.

    Trong các máy rửa chai hiện tại, chai được ngâm vào nước ấm trước khi đưa vào dung dịch kiềm. Khi nhúng vào nước thì lớp cặn bẩn được nở ra và giảm độ bền cơ học cũng như làm yếu sự liên kết của lớp bẩn với thành chai. Sự hòa tan một phần chất bẩn vào dung dịch rửa khi nhúng ướt cũng có ý nghĩa lớn: ngòai việc nạp đầy dung dịch vào chai và đổ ra theo chu kỳ để rửa sạch cặn bẩn cũng có ý nghĩa quan trọng, cứ mỗi lần đổ đầy một phần dung dịch mới thì tác dụng rửa sạch lại hiệu quả hơn cho đến khi không còn bẩn nữa.

    Tiếp theo giai đọan thấm nước là giai đọan rửa chai mãnh liệt với sự bào lớp cặn bẩn trên thành bao bì bằng phương tiện cơ học để tách chúng ra khỏi chai.

    Có hai phương pháp rửa chai: 

    A) Phương pháp bàn chải quay kim loại

    Người ta sử dụng bàn chải quay trong chai. Hình dạng bàn chải cho phép tách được cặn bẩn bên trong thành chai cũng như đáy chai. Rửa bằng bàn chải có ưu điểm là nên dùng với những chai quá bẩn, chứa lớp cặn bẩn đã khô.

     

  • III) MÁY RỬA LOẠI MÂM QUAY

    Nguyên lý hoạt động:

    Chai được đưa lên băng tải cấp chai 1. Sau khi được chia đều khoảng cách bởi vít chia 2, quay tới đĩa quay 3 sẽ đón chai vào và dẫn chai quay qua mâm rửa 4. Mâm rửa có các tay kẹp đưa chai theo thanh dẫn vào vùng rửa thì nước sẽ được phun ra rửa chai. Sau khi rửa xong chai theo mâm quay 5 đưa ra ngòai băng tải để thực hiện công đọan kế tiếp.

     

    PHƯƠNG ÁN III: MÁY LOẠI MÂM QUAYMÁY LOẠI MÂM QUAY

  • Nguyên lý hoạt động:

    Chai được đưa lên băng tải cấp chai (1). Khi tới vít chia (2), chai sẽ được chia đều ra đúng bằng khoảng cách chai trên đĩa cấp chai (3). Chai sẽ được các tay kẹp của máy rửa đưa vào trong máy rửa chai (4). Sau đó chai được chuyển ra ngoài theo đĩa dẫn chai (5) ra ngoài tiếp tục qua công đoạn tiếp theo.

    Máy rửa có tổng cộng 40 đầu kẹp chai để rửa.

    Trong quá trình làm việc của máy rửa thì có 22 đầu phun lúc nào cũng ở trạng thái làm việc để phun nước rửa chai. Trong đó có 10 đầu phun hóa chất, 12 đầu phun nước bán thành phẩm để rửa sạch hóa chất và cặn bẩn.Còn lại 18 đầu kẹp ở ngoài thì làm nhiệm vụ đưa chai vào và ra.

  • .......................

  • Công suất cho trục của cụm vít chiaCông suất cho trục của cụm vít chia

1. Xác định các thông số của cụm băng tải.

1.1 Vận tốc băng tải tại cụm rửa.

Năng suất : Q = 10800 chai/h.

Kích thước chai( theo chiều di chuyển ) : L = 68 mm.

Quy trình rửa như đã được trình bày sơ bộ ở phần trước. Vì rằng băng tải cụm chiết và vít chia, đĩa dẫn chai (7) làm nhiệm vụ trực tiếp đưa chai vào máy rửa nên tốc độ của 3 bộ phận nói trên phải đồng bộ với nhau. Cụ thể vận tốc dài của băng tải phải bằng vận tốc dài của đĩa dẫn chai (7) và vận tốc dài của các tay kẹp trên máy rửa.......

THIẾT KẾ MÁY RỮA CHAI

HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

1 Tổng quan về các hệ thống điều khiển.

Một hệ thống điều khiển bất kỳ đều được cấu tạo bởi 3 thành phần : khối vào, khối xử lý , khối ra.

 

 Các thành phần trong hệ thống điều khiển.

            Về mặt hoạt động, sơ  đồ trên miêu tả hệ thống gồm một bộ phận chuyển đổi tín hiệu vào, bộ phận xử lý tín hiệu vào và xuất các tín hiệu điều khiển tương ứng và bộ phận nhận các lệnh điều khiển để kích hoạt cơ cấu tác động. Nhiệm vụ của bộ phận xử lý – điều khiển là tạo ra đáp ứng đã được xác định trước tuỳ theo tín hiệu ở ngõ vào. Có những phương pháp khác nhau để thực hiện việc xử lý và điều khiển nhưng nói chung đều phải có xử lý các tín hiệu vào và xuất tín hiệu ra.

Khối vào

Các tín hiệu vào thường qua bộ chuyển đổi để chuyển các đại lượng vật lý thành tín hiệu điện. Các bộ phận chuyển đổi có thể là nút nhấn, công tắc, cảm biến nhiệt …tuỳ theo loại bộ chuyển đổi mà các tín hiệu ra khỏi bộ chuyển đổi hoặc có dạng on/off hoặc có dạng liên tục .

Khối ra

Tín hiệu ra là kết quả của quá trình xử lý của hệ thống điều khiển. Các tín hiệu này được sử dụng để tạo ra những hoạt động đáp ứng cu6 thể cho máy hoặc thiết bị nhằm bao đảm thực hiện quá trình mục tiêu. Các quá trình mục tiêu được thực hiện do những thiết bị ở ngõ ra như động cơ, xy lanh khí nén, bơm, rờ le …, chẳng hạn động cơ điện biến đổi các tín hiệu điện thành chuyển động quay, hay xy lanh khí nén biến đổi các tín hiệu điện thành chuyển động tịnh tiến…

 

 

Khối xử lý

Khối xử lý thay thế người vận hành thực hiện các thao tác nhằm đảm bảo quá trình hoạt động. Nó nhận thông tin từ các tín hiệu ở khối vào và xuất tín hiệu đến khối ra để thực hiện các tác động đến thiết bị.

            Từ thông tin của tín hiệu vào hệ thống điều khiển tự động phải tạo ra được những tín hiệu cần thiết đáp ứng yêu cầu điều khiển đã được xác định trong bộ phận xử lý. Yêu cầu điều khiển có thể được thực hiện theo hai cách : dùng mạch điện kết nối cứng hoặc dùng chương trình điều khiển.

            Mạch điện kết nối cứng được dùng trong trường hợp yêu cầu điều khiển không thay đổi trong đó các phần tử trong hệ thống được kết nối với nhau theo mạch cố định, trong khi đó, hệ thống chương trình điều khiển hoạt động theo chương trình lập sẵn và được lưu trong bộ nhớ, và chương trình có thể được điều chỉnh hoặc thay bằng chương trình khác khi cần thiết.

2 Một số hệ thống điều khiển

2.1.Hệ thống điều khiển dùng rơ le.

            Rơ -le là một công tắc điện có khả năng chịu được dòng cao, được tác động gián tiếp bởi dòng điện điều khiển có cường độ thấp. Nó là thành phần quan trọng trong các hệ thống điều khiển hiện đại.

            Rơ le lúc đầu được sử dụng trong hệ thống đơn giản dùng vào việc khuyếch đại công suất các tín hiệu điện tín để truyền đi xa. Sau này rơ le cho phép thực hiện các hệ thống tinh vi hơn và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị công nghiệp với nhiệm vụ là tạo sự giao tiếp giữa các tín hiệu ở mức điện áp thấp và (5-24 V) từ các bộ điều khiển đến các thiết bị công suất hoặc cơ cấu tác động làm việc với điện áp và dòng cao.

            Tất cả các rơ le đều có cấu tạo về cơ để đóng/ mơ tiếp điểm. Chính cấu tạo này làm hạn chế tốc độ tác động, tuổi thọ và độ tin cậy. Một số nhược điểm nữa là rơ le cồng kềnh, chiếm nhiều không gian trong tủ điều khiển và không kinh tế trong trường hợp chỉ làm các nhiệm vụ như một công tắc đơn giản.

            Một hệ thống điều khiển dùng rơ le có thể có đến vài trăm rơ le, trong đó một rơ le có thể đóng/ mở nhiều tiếp điểm đồng thời. Đặc điểm chung của hệ thống này là dễ thiết kế và lắp đặt. Toàn bộ công việc điều khiển được thực hiện thông qua phối hợp trình tự hoạt động của các rơ le. Bằng cách kết nối các tiếp điểm ở ngõ vào và ngõ ra của các rơ le theo kiểu nối tiếp hoặc song song có thể tạo ra các logic điều khiển. Việc tổ hợp các phần tử logic khác nhau có thể dùng để tạo ra các chương trình điều khiển phức tạp. Tuy nhiên cách thức kết nối như vậy thành mạch điều khiển khó có thể thay đổi được hoạt động điều khiển. Đây là một trong những nhược điểm của rơ le.

2.2.Hệ thống điều khiển dùng máy tính

Máy tính số là một bộ máy điện tử xử lý thông tin ở dạng nhị phân. Nó rất phù hợp để tính toán và lưu trữ lượng thông tin lớn.

            Sơ lược về ứng dụng máy tính trong điều khiển.

Máy tính được ứng dụng trong điều khiển quá trình từ giữa thập niên 1950. Các hãng chế tạo máy tính đã cố gắng ứng dụng những ưu điểm của nó vào việc điều khiển các quá trình sản xuất hoá chất và đã đạt được kết quả tương đối khả quan.

            Tuy nhiên, thời điểm đó phần cứng của máy tính còn đắt tiền, tốc độ xử lý chậm và cấu tạo rất cồng kềnh. Sau này cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật điện tử, các máy tính ngày càng nhỏ hơn và tốc độ xử lý nhanh hơn, giá thành hạ giúp cho việc ứng dụng máy tính trong điều khiển có hiệu quả kinh tế và hấp dẫn các nhà thiết kế hệ thống điều khiển. Bên cạnh đó ngôn ngữ lập trình cho máy tính cũng ngày càng phong phú, thuận lợi cho các ứng dụng điều khiển.

            Hoạt động của máy tính.

Cấu tạo của máy tính gồm có : khối xử lý trung tâm, bộ nhớ và các khối vào /ra.

Bộ xử lý trung tâm có chức năng giám sát và điều khiển mọi hoạt động bên trong của máy tính bằng cách thực hiện tuần tự các lệnh đã được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính. Bộ nhớ cũng được dùng để lưu trữ những giữ liệu tạm thời trong  khi thực hiện chương trình. Máy tính liên các với các thiết bị bên ngoài như các bộ chuyển đổi tín hiệu và các cơ cấu tác động thông qua các khối vào ra. Các khối vào ra hoặc là có sẵn trên hệ thống máy tính như các máy in, bàn phím chuột.. hoặc là các mạch vào ra được thiết kế chuyên dùng phù hợp cho việc giao tiếp với các thiết bị bên ngoài theo từng ứng dụng cụ thể.

 

Close