Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG RẾ

mã tài liệu 300600600026
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D... , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy....Và nhiều tài liệu liên quan đến thiết kế máy THIẾT BỊ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG RẾ
giá 1,989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

 THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG RẾ, thuyết minh BÁNH TRÁNG RẾ, động học máy BÁNH TRÁNG RẾ, kết cấu máy BÁNH TRÁNG RẾ, nguyên lý máy BÁNH TRÁNG RẾ, cấu tạo máy BÁNH TRÁNG RẾ, quy trình sản xuất BÁNH TRÁNG RẾ

 THIẾT KẾ MÁY THIẾT BỊ SẢN XUẤT BÁNH TRÁNG RẾ

 

    CHƯƠNG 1:

 

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁNH TRÁNG RẾ VÀ CÔNG

NGHỆ SẢN XUẤT THỦ CÔNG HIỆN NAY

 

1.1.   Giới thiệu chung về bánh tráng rế.

1.1.1.   Đặc điểm.

Bánh tráng rế là một trong những sản phẩm truyền thống mang đậm nét bản sắc dân tôc. Bánh có dạng hình tròn đường kính từ 160 ¸ 220 (mm), độ dày bánh khoảng 0,5 ¸ 0,7 (mm)  Trên bề mặt bánh có vân đan xen nhau được làm từ hỗn hợp bột gạo, bột mì tinh, nếp, muối, đường, nước và các chất phụ gia…

 Bánh tráng rế dùng cuốn chả giò là món ăn chủ yếu, là loại bánh có nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nước ngoài rất lớn

...........................................................................................................

1.1.2  Những tiêu chuẩn và yêu cầu.

Tùy theo đường kính bánh mà mỗi loại có trọng lượng khác nhau :

+) f 160, f 180  : 4 ¸ 5 gram

+) f 200, f 220  : 7 ¸ 8 gram

Độ dày của bánh từ : 0,5 ¸ 0,7 (mm), không được quá dày hoặc quá mỏng sẽ ảnh hưởng đến độ giòn bánh.

Bánh phải tròn vân bánh phải đều, phải đạt độ dẻo dai, sợi bánh phải mảnh và đều tròn, đường kính mỗi sợi khoảng  0,4¸0,5(mm).

Sợi bột không được chồng quá nhiều sẽ làm cho bánh trở nên dày, trên mặt bánh không có vết bột nhoè sẽ làm giảm thẩm mỹ và chất lượng bánh.

Bánh phải đảm bảo đạt vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất.

1.1.3   Công nghệ bột.

Công nghệ bột là yếu tố quan trọng và quyết định đến chất lượng của bánh tráng rế. Qua việc khảo sát và tìm hiểu một số nơi làm bánh tráng rế như công ty COFIDEC, xí nghiệp thực phẩm Cầu Tre, công ty Vissan thì hỗn hợp làm bánh tráng rế bao gồm các thành phần chính như sau : 60% bột gạo xay nhuyễn ; 20% bột mì tinh ; 4% bột nếp ; 4% đậu nành, đậu xanh ; 3% muối ; 3% đường ; 6% các phụ gia khác

Bột gạo có tác dụng tạo sợi, bột mì tinh có tác dụng làm cho sợi bột dẽo dai, bột nếp làm cho sợi bột sau khi chín xốp và các thành phần còn lại làm cho bánh thơm ngon …

Các hỗn hợp trên pha với nước theo tỉ lệ 1 : 1 rồi cho vào máy khuấy trộn đều cho đến khi tạo được sợi bột thật dẻo thì có thể tiến hành làm bánh được .

1.1.4  Thị trường tiêu thụ

  Ngoài thị trường trong nước ra, thì thị trường xuất khẩu chủ yếu là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia… sản phẩm bánh tráng rế đã thực sự có một chỗ đứng nhất định. Đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản tiêu thụ rất nhiều, đơn đặt hàng của các nước này rất lớn các xí nghiệp làm không kịp đáp ứng đủ, điển hình như xí nghiệp Cầu Tre, công ty COFIDEC hàng tháng chỉ đáp ứng được 2/3 nhu cầu về bánh tráng rế ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đầu năm 2002 công ty Vissan đã xuất sang Mỹ, Đức và Hà Lan 3 container hàng bánh tráng rế đầu tiên ( xuất gián tiếp qua dạng chả giò ) và được các thị trường này nhanh chóng chấp nhận. Đây là tín hiệu hiệu đáng mừng bởi các thị trường này có tiềm năng rất lớn. 

1.2.   Công nghệ sản xuất bánh tráng rế thủ công hiện nay.

Theo công nghệ sản xuất thủ công, bánh tráng rế được sản xuất bằng cách dùng một lon nhỏ có chứa hỗn hợp bột, mặt đáy lon này có đục các lổ nhỏ phân bố theo một quy luật nhất định. Mỗi chảo làm bánh có 2 người, một công nhân cầm lon bột rê đều tay để cho bột chảy thành nhiều sợi nhỏ xuống chảo nóng có bôi mỡ để làm chín bánh, ban đầu cho cổ tay chuyển động tròn theo viền bánh để tạo biên dạng tròn cho bánh, sau đó cho cổ tay chuyển động lon rắc bột theo quỹ đạo hình xoắn ốc từ ngoài vào trong tạo nên vân bánh, công nhân còn lại có nhiệm vụ lấy bánh ra khỏi chảo khi bánh chín và bôi mỡ cho lần kế tiếp theo.

...........................................................................................................

Trong khi thực hiện, người công nhân phải sử dụng hai động tác tay kết hợp với nhau để sản xuất ra bánh tráng rế :

+)  Ban đầu cổ tay chuyển động tròn theo viền bánh để tạo biên dạng tròn cho bánh.

+) Động tác kế tiếp rê đều lon bột với biên dạng xoắc ốc từ ngoài vào trong tạo nên vân bánh.

Với phương pháp sản xuất bánh tráng rế thủ công trên có những ưu điểm và khuyết điểm như sau :

* Ưu điểm :

+)  Thiết bị sản xuất đơn giản chỉ cần : lon có đục lỗ, chảo, bếp lò

+)  Dễ dàng điều chỉnh độ dầy, thưa của vân bánh.

* Khuyết điểm :

         +) Với dụng cụ và động tác trên thì năng suất sẽ thấp.

+)  Độ đồng đều và chất lượng bánh tráng rế không ổn định, mà phụ thuộc rất

      nhiều vào tay nghề người công nhân.

+   Điều kiện làm việc cực nhọc và vất vả ( chuyển động cơ bắp nhiều, môi

     trường nhiệt độ cao ).

+   Không đảm bảo tiêu chuẩn hợp vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất.

1.3.  Tình hình nghiên cứu thiết bị trong và ngoài nước.

Như đã nói ở trên, bánh tráng rế được sản xuất ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, chưa có cơ sở sản xuất nào ở Việt Nam có máy để phục vụ trong quá trình sản xuất bánh tráng rế. Chỉ có một vài cơ sở sản xuất đã tự mày mò để tìm ra giải pháp nhằm cải tiến qui trình để tăng năng suất như công ty thực phẩm Cầu Tre đã kết hợp lắc tay công nhân với chảo quay tròn, nhìn chung cũng chưa thay thế hoàn toàn chuyển động của tay người thành chuyển động của máy.

Vì nhu cầu xuất khẩu bánh tráng rế ngày càng cao, nên các nhà sản xuất bánh tráng rế ở Việt Nam đang rất quan tâm đến việc nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm, và nhất là thay đổi công nghệ sản xuất bánh hiện nay, chuyển đổi công nghệ làm bánh bằng tay thành công nghệ làm bánh bằng máy.

CHƯƠNG 2 :

                               THIẾT KẾ MÁY LÀM BÁNH TRÁNG RẾ

Qua cách làm bánh tráng rế bằng tay ta có thể đưa ra các phương án thiết kế máy như sau:                                                                                                                                       +)  Nếu dùng cơ cấu rải bột chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc thì cơ cấu đó chế tạo rất phức tạp.                                                                                                                         +)  Kết hợp đồng thời hai chuyển động của đĩa chiên bánh và cớ cấu rải bột để tạo ra hình dạng và vân bánh. Đĩa chiên chuyển động xoay tròn còn bộ phận rải bột chuyển động theo quỹ đạo sao cho sợi bột đan xen nhau tạo thành vân bánh.

2.1 Các phương án thiết kế máy làm bánh tráng rế

2.1.1 kết hợp dồng thời hai chuyển động tròn đều

1. Nguyên lý

Dĩa chiên bánh bán kính R1 chuyển động tròn quanh tâm O1 với tốc độ n1; bộ phận rải bột chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính R2 quanh tâm O2 với tốc độ n2. vói R2 < R1,O1O2 < R2 dể bánh không bị trống bánh ở giữa.

Dĩa chiên bánh chuyển động xoay tròn tạo nên biên dạng tròn cho bánh, cón bộ phận rải bột chuyển đông theo quỹ đạo tròn, kết hợp hai chuyển động này cùng với tốc độ thích hợp sẽ tạo vân bánh.

nguyên lý tạo vân bánh tráng rế

 1 . Động cơ khuấy bột; 2. Thùng chứa bột; 3. Đĩa quay; 4. Động cơ rải bột; 5. Lon rải

    bột;  6. Động cơ làm quay đĩa chiên; 7. Cụm đĩa xích truyền đĩa chiên; 8. Cụm ổ đỡ trục mâm xoay; 9. Khung máy; 10. Động cơ xoay mâm; 11. Cơ cấu phân gas; 12. Đĩa chiên;  13. Bộ phận tán đều gas; 14. Ổ đỡ trục đĩa chiên; 15. Béc đốt gas.

3. Nguyên lý hoạt động của máy

   -  Lon bột (5) được bắt trên đĩa quay (3) và cách tâm quay của đĩa này một đoạn R2. Khi động cơ (4) quay làm cho lon rải bột chuyển động tròn với bán kính R2.

  -  Từ động cơ (6) truyền chuyển động cho bộ truyền xích (7) làm cho đĩa chiên bánh (12) quay tròn quanh trục với bán kính R­1. Đĩa chiên bánh được đốt nóng bởi bộ phận béc đốt gas (15) nhờ bộ phận tán đều gas sẽ làm cho niệt độ của đĩa chiên nóng đều.

  -  Bột trong thùng bột (2) được khuấy đều bởi động cơ (1), bột sẽ được dẫn tới lon rải bột để tạo thành các sợi bột mảnh.

 -  Sau khi tạo thành bánh và gia nhiệt làm chín bánh thì động cơ xoay mâm (10) sẽ làm mâm xoay một góc 450 và dừng lại nhờ cảm biến quang. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại sau mto65 khoảng thời gian đã được định sẵn bởi timer định thời gian.

 -  Quá trình kết hợp đồng thời chuyển động của đĩa chiên bánh và bộ phận rải bột tạo nên hình dạng vân bánh. Khi bánh được làm xong thì đĩa chiên bánh kế tiếp sẽ được xoay đến lon rải bột và lon rải bột tiếp tục rải bột, quá trình lấy bánh ra khi bánh chín và bôi mỡ đều diễn ra song song với quá trình rải bột trên đĩa chiên bánh kế tiếp. Cứ như thế quá trình làm bánh tráng rế lặp lại liên tục.

4. Khả năng thay đổi kích thước và vân bánh

- Khi thay đổi khoảng cách O1O2 hoặc R2 thì kích thước bánh thay đổi.

- Vân bánh có thể thay đổi theo sự phân bố của các lỗ trong lon và thay đổi số lỗ. Thay đổi tốc độ n1,n2 với tỷ lệ thích hợp thì vân bánh sẽ được thay đổi.

5. Ưu điểm và nhược điểm của phương án

- Ưu điểm:Bộ phận rải bột theo quỹ đạo tròn nên ổn định sợi bột đều, vận bánh sắc nét.

- Nhược điểm: Khả năng tạo vân bánh không đa dạng,thay đổi kích thước và vân bánh không linh hoạt.

2.1.2 Kết hợp chuyển động tròn và chuyển động theo quỹ đạo elíp (Dùng cơ cấu tay quay con trượt):

1. Nguyên lý:

- Dĩa chiên bánh chuyển động tròn quanh tâm O với tốc độ n1, bộ phận rải bột chuyển động với quỹ đạo elíp với vận tốc n2 , tâm của quỹ đạo elíp  trùng với O. Sự kết hợp của hai chuyển động này sẽ tạo hình dạng và vân bánh

2. Sơ đồ động:

nguyên lý tạo máy bánh tráng rế

3. Nguyên lý tạo hình của thiết bị:

-  Để tạo ra được Bánh Tráng Rế thì ta cũng cần có các chuyển động phối hợp tương tự như phương án 1, chỉ khác một chỗ là chuyển động của lon rải bột có quỹ đạo elíp do cơ cấu tay quay con trượt tạo ra.

-  Trong thiết bị này, cơ cấu tay quay con trượt tạo ra chuyển động dạng elíp cho bộ phận rải bột thông qua bánh xích và tay quay. Tay quay gắn lệch tâm so với bánh xích, khi động cơ kéo bánh xích quay sẽ làm cho tay quay chuyển động với quỹ đạo hình elíp. Trên tay quay này ta gắn cố định bộ phận rải bột, vì thế các lon rải bột cũng sẽ chuyển động với quỹ đạo hình elíp

- Khi chuyển động của lon rải bột kết hợp với chuyển động quay tròn của đĩa chiên ta sẽ tạo ra được vân và hình dạng Bánh Tráng Rế.

4. Nguyên lý hoạt động của máy:

-   Động cơ (9) truyền chuyển động qua bộ truyền xích đến cơ cấu tay quay con trượt(4).  Cơ cấu tay quay con trượt chuyển động làm cho bộ phận rải bột chuyển động theo quỹ đạo elíp

- Đĩa chiên bánh(12)chuyển động tròn quanh trục nhờ bộ xích (6) truyền chuyển động từ động cơ. Đĩa chiên bánh được đốt nóng nhờ bộ phận béc đốt gas (15) đặt dưới nó

- Bột trong thùng chứa (2) được khuấy đều nhờ động cơ khuấy (1) ,(3)  dẫn đến lon rải bột (3) ,bột qua các lỗ nhỏ trong lon tạo thành nhiều sợi nhỏ

-Khi máy hoạt động ,quá trình kết hợp chuyển động của dĩa chiên bánh và bộ phận rải bột tạo nên vân bánh và hình dạng bánh

-Bánh sau khi chín được cơ cấu gạt bánh đưa ra băng tải, sau đó đĩa bánh chiên được bôi dầu bởi cơ cấu quét dầu

- Sau khi hoàn tất một bánh thì đĩa chiên bánh kế tiếp sẽ được xoay đến nhờ bộ phận truyền động của mâm xoay ,bánh được tiếp tục làm .Quá trình trên cứ lặp đi lặp lại.

5. Khả năng thay đổi kích thước và vân bánh

- Có thể dùng lon rải bột lớn- nhỏ để thay đổi kích thước của bánh

- Thay đổi a,b của elíp thì kích thước bánh sẽ được thay đổi

- Thay đổi tốc độ quay n1,n2 với tỷ lệ thích hợp thì sẽ thay đổi được vân bánh

6. Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm

+ Khả năng thay đổi vân bánh và kích thước bánh linh hoat, dễ dàng

+ Tạo được nhiều mẫu bánh đẹp

+ Dòng bột ổn định nên sợi bột đều, nhỏ làm cho vân bánh sắc nét

+ Năng suất cao và được làm tự động hoàn toàn

+ Kết cấu gọn

- Nhược điểm

+ Cơ cấu tay quay con trượt hoạt động nhiều dễ bị mòn làm cho dòng bột bị rung ảnh hưởng phần nào đến chất lượng bánh

7. Phân tích chuyển động-phương trình kết hợp hai chuyển động

A). Xét phương trình chuyển động của một điểm trên đĩa chiên bánh

  Xét một điểm M1 (nằm trên đĩa bánh) thuộc đường tròn tâm C, bán kính R(với vận tốc góc  1). Lại xét một điểm M2 (nằm trên lon rải bột) cũng dao động quanh tâm C có biên độ dao động a,b (vận tốc góc  2).

- Phương trình quỹ đạo của điểm M1 quay quanh tâm C:

                X2M1 +Y2M1 = R2

............................................................................................................................................

2.5.7 Thiết kế mâm xoay, đĩa chiên bánh

a)  Chọn phương án quay mâm đỡ

*). Quay bằng thiết bị

1. Đĩa chiên bánh

      2. Bộ tán đều nhiệma

                                                         3. Béc đốt

     4. Ổ đỡ trục đĩa chiên

                    5. Động cơ làm quay đĩa chiên

                                                         6. Bộ truyền xích

       7. Ổ đỡ trục mâm xoay

      8. Động cơ xoay mâm

 

*) Nguyên lý hoạt động

 - Do yêu cấu bánh được sản xuất liên tục nên sau khi rải bột xong thì mâm xoay phải quay di một góc 45o để quá trình rải bột trên đĩa chiên bành khác.

- Sau thời gian 5s bột được rải xong thì timer thời gian sẽ đóng mạch động cơ (8) làm quay mâm đỡ đĩa chiên bánh. Trên mâm đỡ có gắn các tấm kim loại làm mục tiêu cho cảm biến quang điện nhân biết.

- Sau khi động cơ (8) xoay đi một góc 450 ( trên trục mâm xoay co gắn bộ thẳng) thì cảm biến nhận biết được mục tiêu sẽ ngắt mạch của động cơ (8) đồng thời bộ thẳng hoạt động làm dừng mâm xoay gần như tức thời và bột tiếp tục rải.

- Sau đó các quá trình đó tiếp tục lặp lại.

*) Ưu điểm

- Mâm được quay vòng tròn liên tục

- Mâm được quay một góc chính xác

- Lực quán tính được khử đi

- Có thể thay đổi các góc độ quay với các vị trí của số đĩa chiên bánh

*)Nhược điểm

- Dây điện bị xoắn nên phải dùng cổ góp điện

2. Quay bằng cơ cấu thuỷ lực

1. Đĩa chiên bánh

   2. Bộ tán đều nhiệt

                                                          3. Béc đốt

       4. Ổ đỡ trục đĩa chiên

                      5. Động cơ làm quay đĩa chiên

6. Bộ truyền xích

        7. Ổ đỡ trục mâm xoay

 8. Xi lanh – Piston

                                  9. Bánh răng ( kết cấu như líp xe đạp )

                                                        10. Thanh răng

      11. Công tắc hành trình

*) Nguyên lý hoạt động

- Sau thời gian 5s bột được rải xong, DieTimer sẽ đóng mạch điện ở cuộn a piston sẽ được đẩy về phía trước kéo thanh răng làm quay mâm đỡ đĩa chiên bánh.

- Khi mâm xoay được một góc 45o thì thanh răng chạm công tắc hành trình kích mạch điện ở cuộn a hở mâm đỡ dừng lại đồng thời kích mạch điện cuộn b để kéo piston lùi lại ( do cấu tạo giũa bánh răng và trục mâm xoay giống như líp xe đạp nên quá trình lùi piston lại không làm mâm quay) đến vị trí chạm công tắc hành trình piston dừng lại.

- Sau 5s thì quá trình dó tiếp tục lặp lại

*) Ưu điểm

- Cấu tạo đơn giản

- Lực quay mâm lớn nên mâm được quay dễ dàng

-  Không có lực quán tính

*) Nhược điểm

- Nhược điểm khó khắc phục lớn nhất là không đủ thời gian để bánh chín

- Khó bố trí cơ cấu lấy bánh

Từ những phân tích ưu và nhược điểm của các phương án ta chọn phương án quay mâm bằng thiết bị điện.

...............................................

kết cấu máy lám bánh tráng rế

5.8.2 Nguyên lý làm việc của mạch điện

-   Đóng cầu dao để động cơ  khuấy bột hoạt động ta bậc công tắc xoay Cxk

-   Khi bật công tắc xoay CXT dòng điện qua bộ biến tần làm cho động cơ K kéo tay quay con trượt quay với tốc độ đã điều chỉnh, bộ phận cơ cấu tay quay con trượt hoạt động.

-   Khi đóng công tắc xoay C­XM dòng điện qua mạch điều khiển của động cơ MM kéo trục mâm xoay ( mâm xoay quay 1/8 vòng/s rồi dừng lại trong 5s rồi lại quay 1/8 vòng, quá trình trên cứ lập lại) khi cuộn dây KM có điện các tiếp điểm thường mở K­M đóng lại động cơ MM hoạt động, mâm quay 1/8 vòng thì cảm biến quang CB nhận biết rất nhạy dòng điện qua cuộn M bị ngắt các tiếp điểm KM mở ra làm cho động cơ M­ dừng lại. Đồng thời khi cảm biến nhận được dòng điện qua cuộn dây điều khiển rơle thời gian RT sau 5 dây tiếp điểm RT đóng lại dòng điện qua cuộn dây KM  làm cho các tiếp điểm KM đóng lại động cơ MM hoạt động.Quá trình trên được lặp lại.

-   Khi bật công tắc xoay CXD của cụm dĩa chiên, dòng điện qua bộ biến tần BT đến động cơ MD, động cơ này hoạt động kéo các trục đĩa chiên.

5.8.3 Cảm biến điện quang

Cảm biến điện quang sử dụng một chùm ánh sáng để phát hiện sự  hiện diện của vật thể ( mục tiêu ) làm cản trở hoặc phản xạ chùm sáng. Nguồn sáng cung cấp chùm sáng, và quang cảm nhận biết sự hiện diện hoặc thiếu mất chùm sáng. Nguồn sáng thường dùng đèn nóng sáng hoặc đèn tia hồng ngoại.

........................................................................................

CHƯƠNG 4 :

TÍNH NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÁY

TÍNH GIÁ THÀNH MÁY

 

4.1 Năng suất của máy

Trong quá trình thí nghiệm ta thấy:

- Thời gian để làm xong 1 bánh loại Þ220 là 6s

- Do vậy năng suất của máy là 600 bánh/giờ

- Mỗi bánh loại Þ220 có khối lượng là 8 gam, nên 1kg bánh tương đương với 125 bánh.

- Một ca làm việc của máy là 8h nên một ca sản xuất được: 600.8 = 4800 bánh tương đương với 38,4 kg bột.

4.2 Hiệu quả kinh tế của máy

Ta so sánh hiệu quả kinh tế của hai phương pháp sản xuất thủ công và sản xuất bằng máy trong 1 tháng.

- Một tháng làm việc 26 ngày

- Mỗi ngày làm việc 1 ca

- Mỗi ca làm việc 8h

- Một ca sản xuất được 38,4 kg bột

Do vậy 1 tháng làm được : 26 x 38,4 x 1 = 998,4kg

- Giả sử 1 kg bánh bán được 20.000.000 đồng

Vậy nên tổng số tiền thu được trong 1 tháng:

                  998,4 x 20.000.000 = 19.968.000 đồn

- Một ca làm việc của máy sử dụng một công nhân. Mức lương trung bình một công nhân là 1.000.000 đồng.

- Chi phí điện động cơ tiêu thụ trong một tháng là :

            26 x 8 x 2 x 1 x 1.000 = 416.000 đồng

- Chi phí gas để đốt cho 8 đĩa chiên ( Xác định được trong quá trình thí nghiệm ) là :

                         3,52 x 8 x 26 x 14.000 = 1.281.280 đồng

- Chi phí bột là :  998,4 x 5.000 = 4.992.000 đồng

Vậy lãi suất còn lại sau khi trừ chi phí :

19.968.000 – ( 1.000.000 + 416.000 + 1.281.280 + 4.992.000 ) = 12.278.720 đồng

* ) So với phương pháp thủ công.

- Cần khoảng 7 người để làm ra 38,4 kg bánh/ ca

- Tiền lương phải trả là : 7.1.000.000 = 7.000.000 đồng

- Tiền gas tiêu tốn :         1.281.280 đồng

- Tiền bột :                        998,4 x 5.000 = 4.992.000 đồng

  Vậy tiền lãi sau khi trừ chi phí :

19.968.000 – ( 7.000.000 + 4.992.000 + 1.281.280 ) = 6.669.72 đồng

    Vậy ta thấy sử dụng máy có lãi cao hơn so với thủ công. Lợi nhuận máy mang lại cao hơn gấp 2 lần thủ công.

* ) So sánh chất lượng bánh ta thấy :

- Độ đồng đều trên mỗi bánh đều và tốt hơn phương pháp thủ công

- Đảm bảo được điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

- Vân bánh đa dạng, sắc nét đẹp hơn so với phương pháp thủ công.

- Chất lượng bánh không phụ thuộc vào trình độ tay nghề của công nhân

Từ những ưu điểm và hiệu quả kinh tế mà máy mang lại ta thấy việc đầu tư máy móc để thay thế dần phương pháp thủ công là rất cần thiết.

4.3 Tính giá thành của máy

1. Khung máy: V40 CT3

       - Dài    1230 mm

      - Rộng  1100 mm

      - Cao    600 mm

               1230 x 4

               1100 x 12

               600 x 4

               520 x 4

Tổng số V40 là 22,6 m, mỗi mét V40 giá là 12.000 đồng

Giá thành là : 22,6 x 12.000 = 271.200 đồng

2. Đĩa xích :

 - Loại 38 răng bước xích 9,525

                   8 x 25.000 = 200.000 đồng

 - Loại 25 răng bước xích 19,05

                   1 x 50.000 = 50.000 đồng

- Loại 16 răng  bước xích 19,05

                  1 x 30.000 = 30.000 đồng

- Loại 24 răng bước xích 9,525

                  2 x 20.000 = 40.000 đồng

- Loại 12 răng bước xích 9,525

                  2 x 15.000 = 30.000 đồng

3. Ổ bi :

 - Loại 7309 số lượng 2 cái x 45.000 = 90.000 đồng

 - Loại 206 số lượng 2 cái x 15.000 = 30.000 đồng

 - Loại 105 số lượng 16 cái x 10.000 = 160.000 đồng

-  Thùng chứa bột 15 lít bằng Inox dày 2 mm  thành tiền : 5,625 x 30.000 = 168.750 đ

4. Trục cánh khuấy bột và cánh khuấy:

quy trình sản xuất BÁNH TRÁNG RẾ

                Trục khuấy Þ16 : 2kg x 30.000 = 60.000 đ

5. Động cơ :

- Động cơ điều khiển trục xoay :      1.000.000 đ

- Động cơ vô cấp xoay đĩa chiên bánh : 800.000 đ

- Động cơ vô cấp điều khiển tay quay con trượt : 850.000 đ

- Động cơ khuấy bột :  300.000 đ

6. Cơ cấu tay quay con trượt : 1.000.000 đ

7. Ổ đỡ trục xoay : 250.000 đ

8. Ổ đỡ trục đĩa chiên : 8 x 50.000 = 400.000 đ

9. Đĩa chiên bánh : 8 x 100.000 = 800.000 đ

10. Mâm đỡ : 250.000 đ

11. Cổ góp điện : 200.000 đ

12. Thiết bị điện : 500.000 đ

13. Bu lông : 100.000 đ

14. Bộ phận cấp và phân gas :   500.000 đ

15. Trục xoay :   300.000 đ

16 Trục đĩa chiên bánh : 8 x 40.000 = 320.000 đ

17. Vỏ bao máy bằng Inox : 1.000.000 đ

18. Công lắp ráp và các chi phí khác : 3.000.000 đ

Tổng cộng: 12.700.000 đồng

4.4 Quy trình vận hành máy :

Bước 1 : Cho bột đã pha vào thùng bột

Bước 2 : Mở công tắc nguồn

Bước 3 : Mở van gas và bật các béc đốt gas ở các đĩa chiên và điều chỉnh gas ở ngọn

               lửa phù hợp.

Bước 4 : Bật công tắc động cơ làm quay đĩa chiên bánh ( chọn số vòng quay thích hợp )

Bước 5 : Bật công tắc của động cơ tay quay con trượt (chọn số vòng quay thích hợp )

Bước 6 : Kiểm tra nhiệt độ ở các đĩa chiên khi đủ nhiệt thì mở van ở thùng bột chảy

               xuống lon.

Bước 7 : Bật công tắc mâm xoay.

Bước 8 : Lấy bánh ra lần lượt ở các đĩa chiên

Bước 9 : Sau khi sản xuất xong ta lần lượt thực hiện theo trình tự sau để đảm bảo an

            toàn :

-  Khoá van gas và tắt các béc đốt

-  Tắt động cơ tay quay con trượt

-  Tắt động cơ xoay mâm

-  Tắt công tắc nguồn

-  Vệ sinh máy

4.5 Vận hành máy an toàn

 kết cấu máy BÁNH TRÁNG

-  Mở các béc đốt gas cẩn thận, xoay người đi vòng quanh mâm để mở các béc đốt

-  Phải có súng bắn nhiệt độ để kiểm tra nhiệt độ

-  Phải có súng đánh lửa để tránh trường hợp bộ phận đánh lửa ở các béc đốt bị trục trặc

-  Khi nhiệt độ ở đĩa chiên nào quá cao thì ta phải tắt béc đốt đó để tránh hiện tượng bánh bị cháy.

4.6 Bảo trì bảo dưỡng máy.

- Sau mỗi ca sản xuất phải tiến hành lau chùi máy

- Kiểm tra các van gas và các ống dẫn gas xem có bị rò rỉ gas không

- Kiểm tra xích xem có xảy ra hiện tượng cứng các mắt xích.

Close