THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TAY BIÊN PISTONG PITTONG
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TAY BIÊN PISTONG PITTONG, hướng dẫn thiết kế đồ gá
đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, hướng dẫn quy trình công nghệ chế tạo máy,
NỘI DUNG THUYẾT MINH VÀ TÍNH TOÁN ĐỒ ÁN MÔN HỌCCÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
I:Phân tích chức năng làm việc của chi tiết:
Dựa vào đặc điểm kết cấu của chi tiết ta thấy đây là chi tiết dạng càng
chúng là một loại chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản mà tâm của chúng song song với nhau hoặc tạo với nhau một góc nào đó.
Chi tiết dạng càng thường có chức năng biến chuyển động thẳng của chi tiết này (thường là piston của động cơ) thành chuyển động quay của chi tiết khác như là trục khuỷu hoặc ngược lại. Ngoài ra chi tiết dạng càng còn dùng để đẩy bánh răng khi cần thay đổi tỉ số truyền trong các hộp tốc độ.
Trên chi tiết dạng càng ngoài những lỗ cơ bản cần được gia công chính xác còn có những lỗ dùng để kep chặc các rãnh then, các mặt đầu của lỗ và những yếu tố khác cần được gia công.
Như vậy trong trường hợp này chi tiét đã cho là tay biên trong động cơ đốt trong có nhiệm vụ biến chuyển động tịnh tiến của pittong thành chuyển động quay cua trục khuỷu, đây là chi tiết điển hình nhất của chi tiết dạng càng.
Khi làm việc tay biên chịu: + lực khí thể
+ lực quán tính của nhóm pittông và lực quán tính của bản thân tay biên.
+ các lực trên đều là lực tuần hoàn,va đập
II:Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết:
Bề mặt làm việc chủ yếu của tay biên là hai bề mặt trong của hai lỗ, do vậy cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
+Kích thước các lỗ được gia công đạt cấp chính xác 7-9, độ nhám bề mặt
Ra= 0,63-0,32.
+Độ song song của các tâm các lỗ cơ bản trong khoảng 0,03-0,05 mm trên 100 mm chiều dài.
+Độ không vuông góc của tâm lỗ so với mặt đầu trong khoảng 0,05-0,1 mm trên 100mm bán kính.
+Độ không song song của các mật đầu các lỗ co bản khác trong khoảng 0,05-0,25 mm trên 100mm bán kính mặt đầu.
+Các mặt làm việc của chi tiết được nhiệt luyện đạt độ cứng 50-55 HRC.
Từ các yêu cầu kỹ thuật ta có thể đưa ra một số nét công nghệ điển hình khi gia công chi tiết tay bien như sau:
+Kết cấu phải bảo đảm khả năng cứng vững
+Với tay biên có kích thước lớn ta dùng phôi đúc
+Chiều dài các lỗ cơ bản nên chọn bằng nhau và các mặt đầu của chúng thuộc hai mặt phẳng song song với nhau là tốt nhất.
+ Kết cấu của chi tiết nên chọn đối xứng qua mặt phẳng nào đó. Đối với tay biên các lỗ vuông góc cần phải thuận lợi cho việc gia công lỗ.
+ Kết cấu của chi tiết phải thuận lợi cho việc gia công nhiều chi tiết cùng một lúc.
+ Hình dáng của chi tiết phải thuận lợi cho việc chọn chuẩn thô và chuẩn tinh thống nhất.
Với tay biên , nguyên công đầu tiên gia công hai mặt đầu cùng một lúc để đảm bảo độ song song của 2 mặt đầu và để làm chuẩn cho các nguyên công sau ( gia công hai lỗ chính ) nên chọn chuẩn thô là hai mặt thân biên không gia công. Và thứ tự gia công của hai mặt đầu là phay bằng hai dao phay đĩa 3 mặt sau đó mài phẳng để đạt yêu cầu.
III:Xác định dạng sản xuất:
Dạng sản xuất được xác định dựa theo công thức tính sản lượng hàng năm sau đây:
Lập thứ tự các nguyên công: (vẽ sơ đồ gá đặt, ký hiệu định vị, kẹp chặt, chọn máy, chọn dao, vẽ chiều chuyển động của dao, của chi tiết)
1. Lập sơ bộ các nguyên công:
- Nguyên công 01: Kiểm tra phôi
- Nguyên công 02: Phay hai mặt đầu, gia công trên máy phay ngang bằng hai dao phay đĩa 3 mặt sau đó có thể mài phẳng ( đạt được độ nhám RZ 40 - cấp độ bóng cấp 9 ) để làm chuẩn định vị cho các nguyên công sau.
- Nguyên công 03: Gia công lỗ nhỏ tay biên và vát mép lỗ, gia công trên máy doa bằng mũi khoét, doa và dao vát mép.
- Nguyên công 04: Gia công mặt chuẩn phụ và mặt lắp bu lông đầu to của càng, gia công trên máy phay ngang bằng dao phay mặt đầu.
- Nguyên công 05: Gia công mặt lắp ghép đầu to tay biên và vấu khoan lỗ tâm gia công trên máy phay nằm ngang bằng dao phay đĩa.
- Nguyên công 06: Gia công 2 lỗ lắp bu lông đầu to, gia công trên máy khoan
- Nguyên công 07: Khoét lỗ lắp bu lông f36 và khoét doa lỗ f34
- Nguyên công 08: Mài mặt ghép tay biên trên máy mài đạt độ nhám 2,5
- Nguyên công 09: Khoan lỗ tâm
- Nguyên công 10: Nguội, lắp ráp nắp biên
- Nguyên công 11: Khoét và doa lỗ đầu to trên máy doa
- Nguyên công 12: Mài phẳng lại hai mặt đầu của tay biên trên máy mài
- Nguyên công 13: ép bạc vào lỗ đầu nhỏ
- Nguyên công 14: Tháo đầu to chi tiết
- Nguyên công 15: Phay rãnh định vị (vấu lưỡi gà)
- Nguyên công 16: Khoan lỗ dẫn dầu
- Nguyên công 17: Nguội, lắp ráp
- Nguyên công 18: Doa lại lỗ đầu to
- Nguyên công 19: Cân trọng lượng
- Nguyên công 20: Sửa nguội,làm sạch
- Nguyên công 21: Kiểm tra và nghiệm thu
2. Thiết kế cụ thể các nguyên công:
2.1. Nguyên công 01 : Kiểm tra phôi
Nội dung nguyên công |
Trang bị công nghệ |
1.Độ cứng 26…30 HRC 2.Kiểm tra các kích thước đủ lượng dư gia công. 3.Phôi không có các vết nứt,ngậm xỉ,bavia. |
Thước cặp |
2.2. Nguyên công 02: Phay hai mặt đầu
Lập sơ đồ gá đặt: Hai mặt đầu tay biên cần đảm bảo độ song song và cần phải đối xứng qua mặt phẳng đối xứng của chi tiết, bởi vậy ta sử dụng cơ cấu kẹp tự định tâm hạn chế cả 6 bậc tự do, và má kẹp có khía nhám định vị vào hai mặt phẳng của thân tay biên bởi đây là chuẩn thô.
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TAY BIÊN PISTONG PITTONG, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết