Hệ THỐNG DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG CẢI TIẾN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, thuyết minh DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, động học DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, kết cấu DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, nguyên lý DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, cấu tạo DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, quy trình DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG
MỤC LỤC
Chương I: GIỚI THIỆU CÁC LOẠI BÚT VÀ TRÌNH TỰ LẮP
RẮP BÚT TL034.......................................................... 1
1.1 Nhu cầu sử dụng bút hiện nay ................................................ 2
1.2 Sự tiện lợi của bút bi so với bút máy ...................................... 2
1.2.1 Bút máy.......................................................................... 2
1.2.2 Bút bi ............................................................................. 3
1.3 Sản phẩm bút bi ...................................................................... 4
1.3.1 Một số sản phẩm của công ty Thiên Long trên thị
trường ................................................................................................ 4
1.3.2 Sản phẩm có thể lắp rắp bằng dây chuyền tự động ... 6
1.4 Quy trình lắp rắp bút bi (TL034) ........................................... 7
Chương II: PHÂN TÍCH VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU .... 10
2.1 Đưa ra phương án ................................................................... 11
2.1.1 Phương án 1:.................................................................. 11
2.1.2 Phương án 2: ................................................................. 11
2.2 Yêu cầu kỉ thuật ...................................................................... 12
2.3 Phương án được chọn ............................................................. 12
Chương III: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ ĐỘNG, MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DÂY CHUYỀN ............................................... 13
3.1 Thiết kế các sơ đồ ..................................................................... 14
3.1.1 Sơ đồ khối ..................................................................... 14
3.1.2 Sơ đồ động học .............................................................. 15
3.2 Mô tả hoạt động của dây chuyền ........................................... 15
Chương IV: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT DÂY CHUYỀN ........... 17
4.1 Cơ cấu vận chuyển .................................................................. 18
4.2 Cơ cấu cấp phôi ....................................................................... 19
4.3 Cảm biến kiểm tra ................................................................... 20
4.4 Hệ thống điều khiển ................................................................ 21
4.5 Bộ phận công tác ..................................................................... 21
Chương V: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC BỘ PHẬN TRONG
DÂY CHUYỀN .......................................................... 23
5.1 Hệ thống dẫn động .................................................................. 24
5.1.1 Tính toán công suất động cơ ........................................ 24
5.1.2 Tính toán cơ cấu Mal .................................................... 25
5.1.3 Thiết kế bộ truyền xích ................................................. 27
5.1.4 Tính toán bộ truyền bánh răng côn ............................. 31
5.1.5 Tính toán trục ....................................................................... 37
5.1.6 Tính toán then ............................................................... 42
5.1.7 Tính toán ổ lăn .............................................................. 43
5.2 Ứng dụng modul CosmosWorks của SolidWords để tính toán
các chi tiết ...................................................................................... 45
5.2.1 Bàn máy ........................................................................ 45
5.2.2 Khung đỡ cơ cấu Mal ................................................... 48
5.2.3 Thanh đà ngang ........................................................... 51
5.3 Tính toán và thiết kế phểu rung động .................................... 55
Chương VI : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CỤM CHI TIẾT
KHÁC TRONG DÂY CHUYỀN ............................ 63
6.1 Cụm cấp cán ............................................................................ 64
6.2 Cụm cấp ruột ........................................................................... 67
6.3 Cụm cấp tảm ........................................................................... 70
6.4 Cụm vặn tảm ........................................................................... 70
6.5 Cụm di chuyển ......................................................................... 72
6.6 Cụm lấy sản phẩm .................................................................. 73
Chương VII : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ................................... 75
7.1 Mô tả hoạt động của dây chuyền .......................................... 76
7.2 Tính toán tổng hợp cơ cấu cam .............................................. 78
7.3 Tính toán chọn Xylanh ........................................................... 87
Chương VIII : HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO TRÌ HỆ
THỐNG ................................................................. 91
8.1 Lắp đặt máy ............................................................................ 92
8.2 Hướng dẫn sử dụng................................................................................................ 92
8.3 Sử dụng và bảo trì ................................................................... 93
8.3.1 Bảo dưỡng hằng ngày .................................................. 93
8.3.2 Bảo dưỡng theo kế hoạch.................................................................................. 93
8.3.3 Sữa chữa nhỏ ................................................................ 94
8.3.4 Sữa chữa vừa ................................................................. 94
8.3.5 Sữa chữa lớn ................................................................. 94
8.4 Biện pháp an toàn lao động .................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 96
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta hiện nay đang trong quá trình phát triển, nhu cầu về tự động hóa trong hệ thống điều khiển là rất cần thiết. Mức độ tự động hóa ở nước ta vẫn ở trình độ thấp chưa phát huy hết thế mạnh của nó. Chính vì lẻ đó mà các sản phẩm làm ra đạt chất lượng kém và năng suất thấp. Nhìn chung quá trình tự động còn phụ thuộc vào sức người, chưa đạt được kết quả cao do nó mang lại. Do đó ở trong bài luận này ta sẻ biết được cách hoạt động một cách khái quát thông qua dây chuyền lắp rắp bút bi tự động của Công ty bút bi Thiên Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Lê Trung Thực, Tự động hoá sản xuất, Khoa Cơ Khí-Bộ môn Chế Tạo Máy-Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
- PTS. Đặng Văn Nghìn, Tự động hoá quá trình sản xuất, Trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, 1991.
- Đặng Thế Huy-Nguyễn Khắc Thường, Giáo trình nguyên lý máy, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 1982.
- PGS. Trần Hữu Quế, Vẽ kĩ thuật cơ khí, Nhà xuất bản Giáo Dục, 2002.
- Trịnh Chất-Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế Hệ dẫn động cơ khí [1, 2], Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội, 2001.
- Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy (Phần 1), Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, 2001.
- KS Lê Ngọc Cương, Hướng dẫn lắp ráp điện dân dụng-Sơ đồ đấu dây, Nhà xuất bản thống kê 2003.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CÁC LOẠI BÚT
VÀ TRÌNH TỰ LẮP RÁP BÚT TL034 -
1.1 Nhu cầu sử dụng bút hiện nay:
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định rằng bất cứ ai có thể đều viết ít nhất một lần trong đời, sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng trong việc sử dụng bút mực ( tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn…) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật xuất hiện từ đó.
Như vậy cây bút đã trở thành vật không thể thiếu đối với hết thảy mọi người. Ngày nay khi mà CNTT đang phát triển mạnh mẽ, khi mà người ta dùng email thay cho thư tay thì giá trị cây viết vẫn không thay đổi nhiều bằng chứng là các công ty sản xuất bút không những không phá sản mà còn phát triển rất tốt. Làm một phép tính đơn giản như sau, nước ta có khoảng 80 triệu người chỉ cần tính mỗi người sử dụng một cây, thì con số bút bi đã lên tới 80 triệu cây do đó nhu cầu sử dụng nó là rất lớn.
1.2 Sự tiện lợi của bút bi so với bút máy:
1.2.1 Bút máy
-
Nếu như trước đây ta thường sử dụng bút máy do có nhiều tiện lợi như:
- Ưu điểm:
- Rất bền
- Nét chữ mãnh
- Nhược điểm:
- Dễ lem khi viết
- Cần có bình mực để bơm
- Tốn thời gian bơm mực
- Tránh va chạm ở đầu bút
Ngoài ra sử dụng bút máy còn cần thiết cho học sinh tiểu học vì chúng ta thường cho rằng đối với trẻ mới bắt đầu tập viết nên sử dụng bút máy để rèn chữ và tập cho không hư chữ. Dần dần quan niệm này bị thay đổi, bút máy được thay thế bởi bút bi, do những ưu điểm và thuận lợi của nó so với bút máy khi sử dụng.
1.2.2 Bút bi
Bút bi dần dần thay thế bút máy do có những ưu điểm:
- Sử dụng dễ dàng, thuận tiện
- Không bị lem mực
- Bảo quản dễ
- Nét chữ có thể lựa chọn tuỳ ý.
- Đa dạng về mẫu mã
Dần dần sử dụng bút bi người ta thấy nó khắc phục được các khuyết điểm của bút máy, do đó nó càng được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi.
1.3 Sản phẩm bút bi
1.3.1 Giới thiệu một số sản phẩm có mặt trên thị trường của công ty Thiên Long
Công ty Bút bi Thiên Long ban đầu là một cơ sở sản xuất nhỏ được hình thành vào năm 1981. Sản phẩm lúc này đơn giản, quá trình sản xuất thủ công là chính. Năm 1996 Công ty TNHH SX-TM Thiên Long chính thức được thành lập, bắt đầu một giai đoạn mới: nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất sản xuất, mẫu mã phong phú với nhiều trang thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến. Nên công ty dần chiếm lĩnh thị trường bút bi và mở rộng mạng lưới tiêu thụ trên cả nước. Hiện nay, công ty bút bi Thiên Long là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bút bi và các loại văn phòng phẩm khác.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
2.1 Đưa ra phương án.
Sau khi tham khảo một số các dây chuyền lắp ráp đã có hiện nay ở các công ty, nhìn chung các dây chuyền này có hai dạng: một dạng sử dụng thuần tuý về cơ khí, dạng khác có xen vào một số cơ cấu sử dụng khí nén. Từ đó chúng ta xem xét hai phương án sau:
2.1.1 Phương án 1:
Cam + Bánh răng + Cơ cấu tay quay con trượt ( cơ )
- Nguyên lý hoạt động.
Động cơ qua hộp giảm tốc làm trục cam quay, trục cam điều khiển các cơ cấu tay quay con trượt thông qua bộ truyền xích và các bánh răng. Cơ cấu này sẽ điều khiển các con trượt tại các vị trí như: cấp cán, cấp ruột, cấp tảm … Đồng thời cơ cấu di chuyển sẽ đưa phôi liệu đến các con trượt và tại đây nó sẽ thực hiện chuyển động khứ hồi để lắp ráp các chi tiết với nhau. Sau khi qua các vị trí lắp ráp đó cơ cấu di chuyển đưa chi tiết ( hoàn chỉnh ) đến thùng chứa bên dưới.
- Ưu điểm:
- Tạo lực mạnh giúp vặn tảm nhanh và chặt.
- Di chuyển của các con trượt êm.
- Nhược điểm:
- Các con trượt mau mòn.
- Cơ cấu phức tạp, nặng nề.
- Bảo dưỡng và sửa chữa khó khăn.
- Dụng cụ thay thế ít, tốn kém và mất thời gian để thay thế thiết bị.
2.1.2 Phương án 2:
Cam + Nam châm + Cơ cấu MAL + Xy lanh khí nén
- Nguyên lý hoạt động:
Mômen xoắn từ động cơ qua hộp giảm tốc làm trục cam quay, bộ cam điều khiển các xy lanh cấp cán, cấp ruột … thông qua các công tắc kích hoạt các nam châm điện của các van phân phối khí. Khi nam châm có điện thì tại các vị trí của cụm các xy lanh thực hiện chuyển động lắp ráp các chi tiết và cuối cùng cơ cấu MAL sẽ đưa chi tiết đến từng vị trí lắp kết thúc một chu trình hoạt động.
- Ưu điểm:
- Dễ sử dụng và phổ biến, đa dạng trên thị trường.
- Phụ tùng, thiết bị thay thế dể tìm.
- Dể bảo dưỡng và sửa chữa.
- Nhược điểm:
- Cần có nguồn khí bên ngoài cung cấp.
- Phát sinh tiếng ồn.
2.2 Yêu cầu kĩ thuật:
- Năng suất lắp ráp của dây chuyền 50 (sp/phút).
- Độ tin cậy cao, phế phẩm ít.
- Dễ vận hành, bảo dưỡng.
- Không gian chứa máy nhỏ.
- Kết cấu đơn giản.
- Phương án được chọn :
Sau khi phân tích hai phương án trên, em chọn phương án 2 vì nó có nhiều ưu điểm hơn phương án 1 hơn nữa những nhược điểm của nó có thể khắc phục dễ dàng.
(Về nguồn khí nén thì dùng chung nguồn với các thiết bị khác có sử dụng khí nén bởi vì trong một công ty lớn thì có rất nhiều thiết bị sử dụng khí nén. Để giảm tiếng ồn thì ta dùng bộ phận giảm thanh ở các cửa xả. Quá trình vận hành, sữa chữa, lắp đặt.
..................................
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ SƠ ĐỒ ĐỘNG
MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DÂY CHUYỀN
3.2 Mô tả hoạt động của dây chuyền:
Khi động cơ quay, trục của động cơ truyền qua hộp giảm tốc làm cho trục cam quay. Ở trên trục này có 6 cam ( cam 1, 2, 3, 4, 5,6 tương ứng điều khiển các xy lanh ở các vị trí cấp cán, ruột, tảm, vặn tảm, cấp nắp, lấy sản phẩm ), mỗi cam sẽ điều khiển xy lanh bằng nam châm điện.
Khi trục cam quay, cam 1 sẽ tác dụng vào nam châm đầu tiên và nam châm điện này, sẽ điều khiển xy lanh ở cụm cấp cán là đẩy cán vào bàn đỡ ( bàn đỡ được lắp cố định trên dây chuyền ). Sau đó cơ cấu di chuyển sẽ đưa nguyên liệu đến vị trí cấp ruột
trên bàn đỡ, nhờ vào bộ truyền Mal. Tại vị trí này thì trên trục cam, cam 2 sẽ tác dụng vào nam châm điện thứ 2, làm cho nam châm có điện và nó điều khiển xy lanh cấp ruột là đẩy ruột vào cán. Tiếp theo phôi liệu được đưa tới máng cấp tảm cũng bằng cơ cấu di chuyển. Ở đây xy lanh đẩy tảm vào cán ( ở đây cán đã chứa ruột ) nhờ tác dụng của nam châm điện thứ 3 trên trục cam, và cuối cùng cán được đưa tới vị trí vặn tảm bằng cơ cấu di chuyển. Ở vị trí này xy lanh sẽ đẩy động cơ đang quay tới vị trí của tảm để thực hiện công việc là vặn tảm. Cơ cấu di chuyển tiếp tục đưa cán (đã thành phẩm ) đi đến cơ cấu cấp nắp, và cơ cấu cuối cùng sẽ lấy sản phẩm đã hoàn chỉnh đưa vào thùng chứa, kết thúc chu kỳ làm việc.
...............................................
- Nguyên lý hoạt động: cho phểu rung động xoắn ( lắc xung quanh trục thẳng đứng và chuyển động lên xuống cùng một tần số), phôi đang nằm hổn độn trong cụm trữ phôi sẽ tản ra xung quanh thành của máng rung xoắn bằng nhôm, rồi theo các đầu mối của máng xoắn 3 mà chuyển động lên dần. Cơ cấu định hướng phôi đặt ở lưng chừng máng sẽ gạt rơi trở lại đáy cụm (2) những phôi định hướng chưa đúng. Những phôi đã định huớng được dẫn ra máng dẫn để vào máy tự động.
- Đặc điểm:
+ Cụm không có cơ cấu cặp phôi.
+ Phạm vi ứng dụng lớn, linh hoạt trong sản xuất.
+ Dể điều chỉnh.
+ Dùng chủ yếu cấp phôi rời có kích thước nhỏ.
4.3 Cảm biến kiểm tra
Dùng để phát hiện sự có mặt của phôi liệu và kiểm tra năng suất của dây chuyền.
Cảm biến kiểm tra là các sensor quang phát, và thu tín hiệu. Sensor gồm có 3 dây, 1 dây nguồn và 2 dây tín hiệu.
- Nguyên lý hoạt động:
Gồm phần phát và thu tín hiệu, được đặt phía dưới giá đỡ. Khi mà phôi di chuyển trên giá đỡ sẽ che khuất tín hiệu từ sensor, làm tín hiệu phản xạ ngược về nguồn, và truyền tín hiệu này về bộ điều khiển làm dây chuyền ngừng hoạt động.
4.4 Hệ thống điều khiển.
- Cảm biến:
Một trong những bộ phận chủ yếu của bộ phận điểu khiển tự động là cảm biến hay bộ chuyển đổi .
Nhiệm vụ của cảm biến là biến đổi tín hiệu từ dạng này sang dạng khác.
Cảm biến bao gồm các thành phần như tiếp nhận, so sánh và biến đổi.
Khi tiếp nhận một tín hiệu nào đó từ bên ngoài, cảm biến sẽ biến đổi nó thành tín hiệu ( thường là tín hiệu điện ) để thuận tiện cho việc tiếp tục truyền đi, tiếp tục biến đổi, hoặc khuyếch đại lên. Cảm biến có thể là những nút ấn công tắc hành trình, tay gạt, tế bào quang điện hoặc cặp nhiệt điện v.v …
- Hệ thống điều khiển theo cam .
Trong các hệ thống điều khiển theo cam, vật chứa chương trình là cam có prôfin tương ứng đặt trên trục phân phối.
Profin của cam, xác định theo chu trình làm việc của máy và cho phép hoàn thành trình tự gia công đã cho.
Hệ thống điều khiển theo cam được sử dụng rộng rãi trong các máy tự động. Bộ phận đọc chương trình của hệ thống là càng gạt hoặc thanh đẩy, dịch chuyển theo profin của cam.
Khi thiết kế và chế tạo cam cần phải tính kích thước và hình dạng cho từng phần riêng biệt, sao cho có thể đảm bảo chuyển động đã cho, và thời gian hành trình chạy không giảm xuống mức tối thiểu.
Hoạt động:
Khi trục cam quay, profin cam tác dụng lên con lăn của công tắc, kích hoạt solenoid của van phân phối, từ đó điều khiển xy lanh tịnh tiến. Trên trục cam, ta bố trí các cam có góc lệch tương đối với nhau, các góc lệch này quyết định sự phối hợp chuyển động của các cơ cấu.
- Bộ phận công tác:
- Động cơ :
Trong dây chuyền sử dụng tất cả 4 động cơ. Tuy nhiên chỉ chú ý đến 2 mà thôi, đó là động cơ chính để làm cho cơ cấu cam, cơ cấu di chuyển hoạt động, và động cơ để vặn tảm. Còn 2 động cơ kia dùng để trộn phôi, công suất rất nhỏ chỉ có nhiệm vụ kích hoạt cho phôi liệu dễ dàng di chuyển xuống giá đỡ.
- Rơle:
Rơle là một trong số các thiết bị đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trong các mạch bảo vệ điện tử.
..................................
CHƯƠNG 8
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ
BẢO TRÌ HỆ THỐNG
8.1 Lắp đặt máy:
Khi lắp đặt các bộ phận: cần đảm bảo các bộ phận được lắp đúng vị trí với sai lệch nằm trong giới hạn cho phép. Khi lắp các cụm lắp lên bàn máy, cần lưu ý là phải vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc trước khi lắp.
Cụm dẫn động bao gồm cơ cấu Mal, trục cam và bộ truyền xích.
Sau khi lắp ráp xong các cụm chi tiết, tiến hành mở máy thử để kiểm tra mức độ trơn tru khi vận hành máy. Các ổ lắp đúng quy cách, đảm bảo độ chính xác thì máy làm việc êm không va đập và gây tiếng ồn. Nếu có tiếng động lạ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc sau này của máy.
8.2 Hướng dẫn sử dụng:
- Trước khi vận hành máy phải xem các phễu chứa phôi đã có đủ phôi liệu chưa.
- Lưu ý trước khi mở máy cần phải kiểm tra các chi tiết, xem chúng đã sẵn sàng làm việc hay chưa. Ví dụ như xem phôi chứa trong các phễu chứa đó đầy đủ chưa.
- Nguồn điện cung cấp đó đúng chưa ( phù hợp điện thế )
- Nắm rõ các ký hiệu mà máy đưa ra. Ví dụ như tín hiệu báo nguy hiểm …
- Cuối cùng là nhấn START để khởi động máy. Trong quá trình hoạt động, cán chưa được cấp và cảm biến không nhận được tín hiệu có cán, thì lập tức nó sẽ báo động cho người vận hành thông qua ĐÈN BÁO ĐỘNG. Đồng thời tác động để mở ly hợp làm máy dừng hoạt động, để người đứng máy điều chỉnh lại. Sau khi điều chỉnh xong, chỉ cần kích nút START để đóng ly hợp lại và máy sẽ hoạt động bình thường.
- Sau đây là Panel điều khiển của dây chuyền
8.3 Sửa chữa và bảo trì.
- Sau một thời gian làm việc, các chi tiết máy sẽ bị mòn, độ chính xác giảm. Do vậy năng suất làm việc của máy không còn được như thiết kế ban đầu, chất lượng sản phẩm kém và có thể gây hư hỏng cần phải bảo dưỡng và sữa chữa. Tất cả những biện pháp tổ chức, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa hư hỏng và sữa chữa máy được gọi là hệ thống sữa chữa dự phòng theo kế hoạch.
8.3.1 Bảo dưỡng hằng ngày:
- Trước khi chạy máy công nhân cần kiểm tra lạ toàn bộ máy, vô dầu mỡ nếu cần thiết.
- Sau khi kết thúc công việc cần phải vệ sinh máy.
- Kiểm tra dịnh kỳ các bộ phận quan trọng nhằm mục đích phát hiện và khắc phục những hư hỏng xảy ra trong quá trình sản xuất.
- Có kế hoạch kiểm tra các kết cấu định kỳ nhằm xác định trạng thái và khả năng làm việc của máy, kiểm tra độ rơ mòn của chi tiết.
8.3.2 Bảo dưỡng theo kế hoạch.
- Lập ra bảng kế hoạch để bảo trì máy, chứ không đợi khi máy xảy ra hỏng hóc mới tiến hành sữa chữa, bảo trì. Đây là hình thức bảo vệ máy mang tính chủ động cao và nó ngày càng được áp dụng rộng rãi.
8.3.3 Sữa chữa nhỏ:
- Khắc phục những hư hỏng nhỏ và thay thế các chi tiết mòn nhanh.
- Có các cơ cấu điều chỉnh khe hở, để khử bỏ nhanh chóng khe hở khi độ mòn vượt giới hạn cho phép.
8.3.4 Sữa chữa vừa:
- Tháo các bộ phận máy ra sữa chữa khi có hư hỏng.
- Tháo các mối ghép ra kiểm tra độ rơ độ mòn.
- Sơn chống rỉ lại toàn bộ máy.
- Kiểm tra sữa chữa động cơ điện.
- Kiểm tra các phễu cấp phôi rung.
8.3.5 Sửa chữa lớn
- Sữa chữa lại toàn bộ máy gần giống ban đầu, hay cải tiến và nâng cấp máy để tăng khả năng của máy.
8.4 Biện pháp an toàn lao động.
- Công nhân khi lắp đặt hay sử dụng máy phải mang đồ bảo hộ lao động.
- Bảng điện phải đặt trong tủ điện và đặt cách xa nơi làm việc ít người qua lại và có rào cản. Panel dùng để điều khiển máy phải dễ sử dụng, các nút nhấn rõ ràng. Có nút tắt khẩn cấp khi có nguy hiểm.
- Máy phải được đặt trên nền vững chắc.
KẾT LUẬN
Sản xuất bút bi là một ngành công nghiệp được phát triển trên thế giới từ rất lâu và nó ngày càng được phát triển mạnh mẽ, bởi nhu cầu ngày càng cao và đa dạng. Ở Việt Nam, công nghệ lắp ráp bút bi tự động trong những năm gần đây được nhiều doanh nghiệp chú trọng. Họ đã đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Chính vì thế, trong tương lai gần Việt Nam sẽ ngày càng phát triển trong lĩnh vực tự động hóa nói chung và tự động hóa lắp ráp bút bi nói riêng, để đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu.
Nội dung của đề tài là : TÌM HIỂU DÂY CHUYỀN LẮP RÁP TỰ ĐỘNG BÚT BI (TL034). Bao gồm tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất. Do đó, đòi hỏi phải đảm bảo được nhiều vấn đề trong tính hợp lí từ công đoạn bắt đầu đến vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ đó, mang lại sự hiệu quả trong sản xuất và mang tính kinh tế cao.
Phần nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào việc đưa ra phương án thiết kế, từ đó lựa chọn, tính toán để đưa ra phương án thiết kế hợp lí nhất, hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong thiết kế cũng như trong cách trình bày. Rất mong sự chỉ bảo, hướng dẩn thêm của quý thầy cô.
THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, thuyết minh DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, động học DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, kết cấu DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, nguyên lý DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, cấu tạo DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG, quy trình DÂY CHUYỀN LẮP RÁP BÚT BI TỰ ĐỘNG