Đồ án môn học thiết kế quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa các thiết bị cơ khí
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
LỜI NÓI ĐẦU
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước về các ngành công nghiệp mà cụ thể là ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng trong công việc xây dựng nền kinh tế nhà nước. Từ đây các máy móc thiết bị được tạo ra để phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Một ngành công nghiệp nào đó muốn phát triển trước hết phải có trang thiết bị hiện đại. Nhằm hạn chế mức tối đa việc nhập các loại máy móc, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại thì việc gia công các chi tiết máy phải được quan tâm. Vì vậy việc áp dụng các quy trình công nghệ mới hết sức cần thiết nhằm giảm bớt chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Môn học sửa chữa máy công cụ là môn học quan trọng trong việc thiết kế quy trình công nghệ chế tạo và sửa chữa các thiết bị cơ khí.
Đồ án môn học là điều kiện tốt để củng cố và đánh giá kiến thức của chính mình sau khi đã học xong các môn học chi tiết máy và công nghệ sửa chữa máy công cụ.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô của trường CĐKT Cao Thắng nói chung và khoa cơ khí nói riêng, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy… đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ án môn học này.
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỘP GIẢM TỐC
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP GIẢM TỐC
- Hộp giảm tốc là một cơ cấu truyền động bánh răng hay trục vít, tạo thành một tổ hợp biệt lập để giảm số vòng quay và truyền công suất từ động cơ đến máy công tác.
- Hộp giảm tốc làm việc đạt hiệu quả rất cao, có khả năng truyền những công suất khác nhau, tuổi thọ cao, làm việc chắc chắn và làm việc đơn giản.
- Có rất nhiều loại hộp giảm tốc, được phân chia theo các đặc điểm sau đây:
+ Loại truyền động (hộp giảm tốc bánh răng trụ, bánh răng côn, trục, bánh răng- trục vít).
+ Số cấp (một cấp, hai cấp,…).
+ Vị trí tương đối của các trục trong không gian (nằm ngang, thẳng đứng,…).
+ Đặc điểm của sơ động (triển khai, đồng phục, có cấp tách đôi ,…).
- Trong hộp giảm tốc thì trục là chi tiết khá quan trọng vì nó đỡ các chi tiết máy như bánh răng, đĩa xích, v.v…, để truyền momen xoắn hoặc làm cả hai nhiệm vụ trên.
- CẤU TẠO CỦA HỘP GIẢM TỐC
- Vỏ hộp được chế tạo bằng phương pháp đúc từ gang xám 21- 40, quá trình đúc không phức tạp, chúng có chung nhiệm vụ là đảm bảo tương đối giữa các chi tiết và các bộ phận của máy, tiếp nhận tải trọng do các chi tiết lắp trong hộp truyền đến, đựng dầu bôi trơn, bảo vệ các chi tiết tránh bụi bẩn.
- Chỉ tiêu của vỏ hộp giảm tốc là độ cứng cao và khối lượng nhỏ.
- Hộp giảm tốc bao gồm: thành hộp, nẹp hoặc gân, mặt bích, khối đỡ. v.v…
- Trục được lắp trong ổ lăn, vì hộp giảm tốc là loại hộp giảm tốc bánh răng trụ tròn 4 cấp nên tỉ số truyền I£5.
- PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỘP GIẢM TỐC VÀ CHI TIẾT TRỤC, THEN HOA
- Hộp giảm tốc là một bộ phận của máy đặc biệt là máy tiện, máy phay ,... Là cơ cấu truyền động bằng sự ăn khớp trực tiếp của các bánh răng với chức năng thay đổi vận tốc và truyền momen xoắn từ trục này sang trục khác.
- Chi tiết dạng trục được dùng rất phổ biến trong ngành chế tạo máy. Chúng có bề mặt cơ bản cần gia công là bề mặt tròn xoay, mặt này thường dùng để lắp ghép.
- Trục và then hoa là một chi tiết quan trọng trong nhiều sản phẩm trong ngành chế tạo máy. Trục và then hoa là chi tiết dùng chủ yếu để truyền chuyển động và truyền momen xoắn.
- Các bề mặt tròn xoay thường được gia công với độ chính xác cao dùng để lắp ghép. Còn những bề mặt không tham gia lắp ghép có thể không cần gia công hoặc gia công với độ chính xác không cao.
PHẦN II: THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC THEN HOA
- GIỚI THIỆU VỀ TRỤC
- Trục là loại chi tiết được dùng rất phổ biến trong ngành chế tạo máy. Trục dùng đỡ các chi tiết máy quay như: bánh đai, bánh răng và để truyền momen xoắn từ trục này sang trục khác. Chúng có bề mặt tròn xoay ngoài. Mặt này thường dùng để lắp với các chi tiết khác.
- Trong máy móc, trục có nhiệm vụ đỡ các chi tiết máy quay, truyền chuyển động quay, momen xoắn hoặc thực hiện tất cả các nhiệm vụ trên nên phải chịu biến dạng phức tạp uốn, xoắn, kéo, nén.
- CÔNG DỤNG
- Trong truyền động cơ học thuộc lĩnh vực cơ khí để truyền momen quay ngoài các chi tiết như bánh răng, bánh đai, ta không thể nhắc đến chi tiết dạng trục và then hoa. Trục và then hoa được gia công để truyền chuyển động cho các chi tiết khác hoặc thường để lắp ghép với các chi tiết máy để truyền momen xoắn, đảm bảo mối ghép được đồng tâm hơn dễ di trượt các chi tiết khác trên trục.
- VỊ TRÍ LẮP RÁP VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
- Trục then và then hoa thường lắp vào các hộp giảm tốc, tùy theo chức năng làm việc để xác định tải trọng lớn hay nhỏ.
- Điều kiện làm việc của các chi tiết đòi hỏi phải làm trong môi trường nhiệt độ bình thường, làm việc bôi trơn thường xuyên.
- PHÂN LOẠI
- Trục có nhiều loại và được phân chia theo nhiều cách sau:
- Phân loại theo công dụng: gồm trục truyền và trục tâm.
üTrục truyền: dùng để truyền momen từ trục này sang trục khác.
üTrục tâm: chỉ mang chi tiết quay ( bánh răng) không truyền momen.
- Phân theo hình dạng đường tâm, được chia ra làm hai loại trục thẳng và trục lệch tâm.
- Phân theo kết cấu:
üTrục trơn: đường kính d của trục không thay đổi suốt chiều dài L của trục.
- Khi L/d < 4 gọi là trục trơn ngắn
- Khi L/d = 4 gọi là trục trơn thường.
- Kgi L/d > 10 gọi là trục trơn dài.
Trục bậc: trên suốt chiều dài L có một đường kính khác nhau.Trên trục bậc còn có rảnh then, then hoa hoặc có ren.
üTrục rỗng: là loại trục rỗng ở trong có tác dụng làm giảm trọng lượng và đôi khi cũng nhằm mục đích lắp ghép.
üTrục ren: là loại trục gia công ren, dùng để lắp ghép ren với các chi tiết lắp ghép với trục.
üTrục răng: là loại trục trên đó có bánh răng liền trục.
üTrục then: là loại trục có gia công then hoa trên trục:
+ Then hoa thường có 3 loại: then hoa hình chữ nhật, then hoa răng thân khai, then hoa tam giác.Trong đó mối ghép then hoa hình chữ nhật được dùng nhiều hơn cả.
üTrục lệch tâm: là loại trục có những cổ trục không trùng trên một đường tâm. Ví dụ như trục cam liền, trục khuỷu.
- ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CHI TIẾT GIA CÔNG
- Dựa vào bản vẽ chi tiết trục, sau khi gia công phải đạt các yêu cầu sau:
- Các bề mặt gia công phải đạt độ nhám Ra = 2.5; Ra= 1.25; Ra=0.63. Các bề mặt có rảnh then để lắp bánh răng ta chỉ cần độ nhám Ra=1.25. Các bề mặt để lắp ổ lăn, nơi đó cần có độ bóng cao để giảm ma sát, vì vậy cần phải đạt độ bóng Ra=0.63.
- Để cố định bánh răng theo chiều quay trục ta dùng rảnh then. Độ không đối xứng của rảnh then so với đường tâm là 0,1mm.
- Trục khi quay phải đảm bảo cân bằng để tránh làm rung động máy và hư hỏng các chi tiết trên trục. Vì vậy độ đảo mặt đầu của trục không vượt quá 0.1mm.
- Độ đảo hướng kính của trục so với đường tâm cũng không quá 0.1mm.
- Trục thường chịu tác dụng của ứng suất thay dổi nên thường hỏng do mỏi, những vết nứt thường phát sinh ở những chỗ có tập trung ứng suất. Do vậy trục phải đạt nhiệt luyện để đạt độ cứng 45 -50 HRC.
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
- Dựa vào chức năng làm việc của trục, ta có thể xác định các dạng hư hỏng thường gặp như sau: Ngõng trục bị mòn, then hoa bị mòn, ren và lỗ tâm bị hư hỏng trục bị uốn hoặc gãy ở trục hoặc then.
- CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
TT |
HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP |
NGUYÊN NHÂN |
CÁCH KHẮC PHỤC |
1 |
Ngõng trục bị mòn |
+ Do quá trình làm việc ngõng trục được lắp với ổ lăn tiếp xúc vào nhau trong thời gian dài nhưng không được bôi trơn đầy đủ. + Do ổ lăn tháo ra, lắp vào nhiều lần. |
+ Bôi trơn đầy đủ trong quá trình làm việc. + Chế taọ chi tiết phải có độ nhẵn theo đúng yêu cầu kĩ thuật. + Phủ lên bề mặt chi tiết một lớp một lớp chịu mòn theo điều kiện cho phép. |
2 |
Then hoa bị mòn |
+ Do chi tiết làm việc liên tục, chế độ bôi trơn không đầy đủ, bộ truyền lắp ghép không chính xác. |
+ Lắp ghép giữa các bộ truyền phải chính xác, bôi trơn phải đầy đủ, dầu bôi trơn không bị bẩn, điều kiện vệ sinh tốt. |
3 |
Ren và lỗ tâm bị hư hỏng |
+ Do trong quá trình làm việc lực va đặp mạnh, trục làm việc quá tải, gây ra cho mối lắp bị ảnh hưởng. |
+ Quan tâm tới thời gian làm việc của chi tiết. |
4 |
Trục bị uốn hoặc gãy |
+ Ứng suất quá lớn, trục bị biến dạng dư. + Do tải trọng quá lớn hoặc tải trọng trung bình nhưng tác dụng trong thời gian dài, trục bị biến dạng dư. |
+ Để trục hạn chế bị uốn hoặc gãy thì phải hạn chế tải trọng quá tải, không nên để máy làm việc trong thời gian dài. |
- PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HƯ HỎNG
*Nguyên nhân hư hỏng chung
- Dựa vào chức năng làm việc của trục, ta có thể xác định hư hỏng của trục có các dạng hư hỏng như: trục bị mòn, uốn hoặc gãy. Nhưng trong hợp số với thời gian làm việc nhiều trục nóng lên, nhiệt sinh ra nhiều, trục làm việc phải chịu uốn và chiụ xoắn. Do đó hiện tượng gãy và mòn trục xãy ra nhiều hơn.
- Ta xét đến hiện tượng mòn các bề mặt lắp ghép trên trục, làm cho trục làm việc không tốt hoặc trục bị gãy không làm việc được. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bộ truyền bôi trơn không tốt, dầu bôi trơn bị bẩn, điều kiện vệ sinh không tốt.Do trục làm việc quá tải hoặc trong bộ truyền lắp ghép không chính xác làm cho bộ truyền làm việc không còn ổn định nữa. Do đó ta phải tiến hành sửa chữa.
- MÒN NGÕNG TRỤC
- Đây là dạng hỏng thường xảy ra trong các chi tiết làm việc bôi trơn không tốt, chế độ chăm sóc bảo dưởng và bôi trơn không định kỳ, dầu bôi trơn bẩn. Do ảnh hưởng của môi trương xung quanh, cũng gây ra hiên tượng mòn nhanh, làm việc không hiệu quả.
- Trong thực tế trục bị mòn ít bị các trường hợp mòn trên cả chiều dài của trục mà phần lớn trục thường bị mòn cục bộ như các trường hợp sau:
+ Bánh răng quay lồng không liên tục, trục mòn tại nơi bánh răng quay.
+ Bánh răng di trượt trên trục kể cả trục trơn và trục then hoa.Trục bị mòn trên suốt chiều dài của trục.
+ Các nơi đoạn trục có lắp ráp với ổ bi trục sẽ quay theo bi song do quá trình tháo lắp sửa chữa nhiều lần cũng làm cho cổ trục mòn nhỏ dần dần đến lắp lỏng với ổ bi.
+Trục chạy trên gối đở là ổ trượt, tuy cấu tạo bạc làm bằng vật liệu mềm hơn trục nhưng trục cũng mòn ở các cổ trục ăn khớp với bạc.
- TRỤC BỊ GÃY VÀ NỨT
- Là dạng hỏng rất nghiêm trọng không những làm bộ truyền mất đi khả năng làm việc mà nghiêm trọng hơn còn phá hủy các chi tiết khác.
- TRỤC GÃY DO CÁC NGUYÊN NHÂN
- Do chế tạo và lắp ráp không đúng, vật liệu chế tạo trục không đảm bảo chất lượng.
- Trục bị gãy vì vượt quá giới hạn, mỏi khi trục đó có tải trọng tác dụng lên trục luôn luôn thay đổi chiều tác dụng vuông góc với trục, làm cho trục bị uốn sang bên này, uốn sang bên kia tạo ra sự biến dạng của trục, thay đổi thường xuyên chiều uốn và đến một thời gian nào đó trục biến dạng dẻo dẩn đến giòn và gãy. Trục thường bị gãy ở cổ trục nhiều nhất.
- Đối với các trục có độ cứng cao, giòn trong một trường hợp nào đó bị lực đột ngột tác động lên trục làm gãy, trong trường hợp này không phải bị gãy do mỏi mà do quá tải.
- Để tránh hiện tượng gãy, khi tính toán phải tính theo sức bền mỏi uốn. Mặc khác dùng phương pháp nhiệt luyện để tăng bền.
- Trong trường hợp gãy trục tiến hành sữa chữa bằng phương pháp hàn hoặc thay trục mới.
- THEN VÀ THEN HOA BỊ MÒN
- Đây là dạng hư hỏng xảy trong các chi tiết lắp ghép làm việc ít bôi trơn, chế độ chăm sóc bảo dưỡng bôi trơn không định kỳ hoặc là do dầu bị bẩn hoặc lắp ghép không đúng kỹ thuật. Do sự ăn khớp giữa bạc trên trục không được đảm bảo theo yêu cầu.
- TRỤC BỊ UỐN
- Đây là dạng hư hỏng xảy ra thường xuyên trong quá trình chi tiết làm việc quá tải.
PHẦN IV. CHỌN BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HƯ HỎNG
- Tránh làm việc quá tải trọng cho phép.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưởng lại các chi tiết máy theo định kỳ, nếu chi tiết nào bị hỏng thì đem đi sửa chữa hoặc là thay thế mới hoàn toàn.
+ Thay thế mới đối với các chi tiết không thể sửa chữa được nữa, giá thành rẻ hơn với chi phí cần sủa chữa.
+ Đem đi sữa chữa đối với các trường hợp sau: giá thành của chi tiết mới quá cao, khi đem đi sửa chữa thì xem toàn bộ chi phí có cao hơn chi tiết mới không nếu có thì ta nên đi thay mới.
- Trong thời đại hiện nay các chi tiết được sản xuất hàng loạt, giá thành thì không cao nên đa số là các công ty thay mới hoàn toàn.
- Tóm lại: để hạn chế hư hỏng, trục làm việc tốt hay xấu có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ truyền hoặc của cả máy. Khi cả thiết kế trục chủ yếu phải xét đến vấn đề kết cấu, sức bền, độ cứng và dao động của trục. Ngoài ra còn chú ý đến quá trình công nghệ, nhiệt luyện, và biện pháp sử dụng, chăm sóc bảo trì v.v… là các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và tuổi thọ của trục.
PHẦN V. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA CỤ THỂ
Để sửa chữa trục số 1 then hoa ta có thể dùng nhiều phương pháp sửa chữa khác nhau như: phương pháp hàn đắp rồi gia công cơ khí, phương án gia công cơ khí, phương án mạ phun, phương án chế tạo mới,…
Tuy nhiên mỗi phương án đều có ưu nhược điểm khác nhau nên việc áp dụng từng phương án vào việc sửa chữa trục số 1 then hoa cần phải hợp lý và tùy thuộc vào mức độ mài mòn và khả năng làm việc của chi tiết mà ta phải phân tích tích phương án sửa chữa và chọn một phương án tối ưu để sửa chữa trục số 1 và then hoa và lập ra quy trình sửa chữa như sau:
- PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA CHI TIẾT TRỤC SÔ 1 THEN HOA
- Phương án hàn đắp vào lượng kim loại đã mất rồi sau đó gia công cơ khí để đạt lại kích thước hình dáng và độ chính xác ban đầu, đây là phương án được sử dụng rộng rải và quá trình phục hồi chi tiết nhanh và giá thành rẻ. Phương pháp này dùng sửa chữa các chi tiết mòn nhiều, gãy, nứt, vỡ được đung nóng đến trạng thái dẽo hoặc lỏng khi được nối ghép bằng hàn. Được tiến hành qua các bước cụ thể sau:
- Làm sạch bề mặt chi tiết.
- Hàn đắp lượng dư kim loại lên vị trí mòn của trục cụ thể là tại bề mặt lắp ghép giữa ngỏng trục và ổ lăn.
- Tiện lượng dư kim loại do hàn để lại, để đạt được kích thước và hình dáng ban đầu của trục.
- Mài để đạt được độ nhám ban đầu.
- Phương án gia công cơ khí đây là cũng là phương án được sử dụng rộng rãi, ít tốn thời gian nhưng yêu cầu tay nghề thợ cao.
- Tiện hạ kích thước trục đến một kích thước mới nằm trong giới hạn cho phép sửa chữa, sau đó tiện một bạc đệm ghép với trục bằng phương pháp hàn đính. Sau cho trục đạt lại hình dáng và kích thước ban đầu.
- Mài để đạt lại độ nhám ban đầu.
- Phương án mạ phun là phương án ít dùng nhất vì giá thành cao, chỉ dùng cho những chi tiết có độ chính xác cao và nhỏ không thể nào gia công cơ khí được ta mới tiến hành mạ phun.
- Phương án chế tạo trục mới đây là phương án tốt nhất khi chi tiết không còn khả năng sửa chữa. Nhược điểm của phương án này là giá thành đắt, gia công tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của máy.
- CHỌN PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ VÀ LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA
- CHỌN PHƯƠNG ÁN
- Từ những điều kiện thực tế kết hợp với lợi nhuận về kinh tế để đạt các yêu cầu sau đây:
+ Đạt chỉ tiêu kĩ thuật: chi tiết phục hồi được độ chính xác ban đầu, đảm bảo độ bền trong quá trình làm việc.
+ Tiết kiệm được thời gian sửa chữa.
+ Thời gian sửa chữa ngắn để đưa chi tiết vào làm việc trở lại.
+ Quá trình sửa chữa đơn giản, gọn, phù hợp với điều kiện sản xuất.
F Vì ngõng trục bị mòn nhưng vẫn còn khả năng làm việc. Dựa vào các phân tích các phương án sửa chữa kết hợp với những yêu cầu trên ta nhận thấy phương án hàn đắp rồi gia công cơ khí chi tiết trục số 1 then hoa là đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.
- BẢNG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA CHI TIẾT TRỤC SỐ I THEN HOA BẰNG PHƯƠNG ÁN HÀN ĐẮP
THỨ TỰ |
NỘI DUNG NGUYÊN CÔNG |
MẶT CHUẨN ĐỊNH VỊ |
MÁY |
DAO |
ĐỒ GÁ |
BẬC THỢ |
||
NGUYÊN CÔNG |
GÁ |
BƯỚC |
||||||
I. Chuẩn bị phôi |
|
1 |
Dùng dầu diezel rửa sạch, dùng giẻ sạch lau khô rồi kiểm tra hư hỏng chi tiết bằng mắt thường. |
|
|
|
|
3/7 |
II. Ủ chi tiết |
|
1 |
Nun nóng chi tiết đến nhiệt độ 600 độ C, làm nguội chậm. |
|
|
|
|
3/7 |
III. Hàn đắp kim loại |
|
1 |
Sau khi ủ chi tiết xong thì ta đem chi tiết ra để hàn đắp, hàn bằng phương pháp hàn tự động. + Hàn lớn hơn kích thước ban đầu để gia công lại kích thước cũ + Trong khi hàn có nước tưới nguội để làm nguội nhanh chi tiết. |
|
Máy hàn điện |
|
|
3/7 |
IV. Tiện |
|
1 |
Tiện lượng dư sau khi hàn. |
|
1K62 |
T15K6 |
Đầu kẹp măm cặp ba chấu tự định tâm, đầu chống tâm khống chế 5 bậc tự do |
3/7 |
V. Mài |
|
1 |
Mài mặt trụ ngoài của chi tiết sửa chữa |
|
Máy mài tròn ngoài |
Đá phẳng profin 2 phía |
Đầu kẹp măm cặp ba chấu tự định tâm, đầu chống tâm khống chế 5 bậc tự do |
3/7 |
VI.Nhiệt luyện |
|
1 |
Nung nóng chi tiết bằng dòng điện cao tần với nhiệt độ 850 độ C. |
|
|
|
|
3/7 |
VII.Tổng kiểm tra |
|
|
Kiểm tra tổng quát dùng đồng hồ so, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật |
|
|
|
|
3/7 |
PHẦN VI. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT CHO MỘT NGUYÊN CÔNG
- NGUYÊN CÔNG I: CHUẨN BỊ PHÔI
- NGUYÊN CÔNG II: Ủ CHI TIẾT
- NGUYÊN CÔNG III: HÀN ĐẮP KIM LOẠI
- NGUYÊN CÔNG IV: TIỆN
@ Tra chế độ cắt khi tiện thô dọc một trục d=25, chiều dài L=231mm. Vật liệu thép cacbon kết cấu < 0,6% cacbon, không có vỏ cứng, sb= 65 KG/mm2, từ phôi có điều kiện df=30mm, bằng dao hợp kim cứng T15K6. Có kết cấu như sau: diện tích thân dao F= 16 x 25, góc nghiêng chính j= 60o, j1= 10o, g= 0o, góc nâng l= 10o. Quá trình cắt tưới nguội, tuổi thọ trung bình của dao T= 60ph. Gia công trên máy tiện 1K62, chi tiết gá trên mâm cặp và mũi chống tâm, c= 4mm, Rz=80.
GIẢI
Lưu ý: tất cả bảng tra đều tra trong chế độ cắt gia công cơ khí của tác giả Nguyễn Ngọc Đào – Hồ Viết Bình – Trần Thế Sang, của trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.
- Chiều sâu cắt t (mm):
Tra bảng trang 242 đến trang 243:
Ta được: Rz80 ® độ nhám bề mặt cấp 3 => tiện thô.
Ta có: t=h=
- Chọn lượng chạy dao S(mm/v):
Tra thông số cơ bản của máy tiện 1K62 trang 21có thông số như sau:
Công suất động cơ N= 10 kW; hiệu suất máy h= 0.75:
+ Chọn S theo cách gá đặt chi tiết:
Tra bảng 16.1 trang 23, ta được: S1 không xác định.
+ Chọn S theo sức bền mảnh hợp kim với c= 4mm.
Tra bảng 25.1 trang 27, ta được:
S2= 4. 1. 0.6 = 0.78 mm/v
+ Chọn S theo độ nhám bề mặt của chi tiết gia công:
Tra bảng 25.1 trang 29, ta được: S3= 0.4 mm/v
Chọn Smin= 0.4 mm/v
Tra thuyết minh máy trang 217 SM= 0.39 mm/v
- Chọn vận tốc cắt V(m/p)
Ta có: Vtt= Vb.hệ số điều chỉnh tốc độ.
Với Vtt là vận tốc tính toán.
Vb là vận tốc tra bảng.
Tra bảng 35.1 trang 35 đến bảng 40.1 trang 36, ta được:
Vb= 205 mm/ph
Hệ số điều chỉnh tốc độ:
o Hệ số phụ thuộc tuổi bền của dao là 1
o Hệ số phụ thuộc góc nghiêng của dao là 0,92
o Hệ số phụ thuộc nhãn hiệu hợp kim của dao là 1
o Hệ số phụ thuộc trạng thái bề mặt của phôi là 1
=> Vtt= 205. 1. 0,92. 1. 1 = 186,6m/ph
- Tính ntt =
- Tra thuyết minh máy trang 217 ta chon nM = 1250v/ph
Tính lại Vt =
- Tính lực cắt Pz(KG) và công suất N(kW):
+ Lực cắt Pz(KG):
Ta có Pz= Cpz.txpz.Sypz.Vnpz.Kpz (KG)
Tra bảng 11.1 trang 19 ta được:
Cpz= 300, Xpz= 1, Ypz= 0,75,npz= - 0,15
Và Kpz = KMpz. Kj.Kg.Kl
Tra bảng 12.1 và bảng 13.1 trang 21, ta có:
KMpz=np =()0.75
Tra bảng 15.1 trang 22, ta được: Kj= 0,94; Kl=1; Kg= 1,1.
ðPz= 300. 2,51.0,40,75.157-0,15.()0.75. 0,94.1,1.1 =164 KG
+ Công suất cắt gọt N(kW)
Ta có:Ncg= (KW) (1)
Và [ NM ]. h= 10.0,75= 7.5 KW (2)
Xét điều kiện: ncg £[NM ]. h
Do vậy máy làm việc an toàn.
KẾT LUẬN:
ü Chiều sâu cắt t=2,5 mm
ü Lượng chạy dao SM= 0.4mm/v
ü Số vòng quay trục chính nM= 1250 v/p
ü Vận tốc cắt Vt= 157 m/ph
ü Công suất cắt gọt của máy Ncg = 4,2 KW
MỤC LỤC
FF&EE
LỜI NÓI ĐẦU.. 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 2
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỘP GIẢM TỐC.. 3
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP GIẢM TỐC.. 3
- CẤU TẠO CỦA HỘP GIẢM TỐC.. 3
- PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA HỘP GIẢM TỐC VÀ CHI TIẾT TRỤC, THEN HOA 3
PHẦN II: THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC THEN HOA.. 4
- GIỚI THIỆU VỀ TRỤC.. 4
- CÔNG DỤNG.. 4
- VỊ TRÍ LẮP RÁP VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC.. 4
- PHÂN LOẠI. 4
- ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA CHI TIẾT GIA CÔNG.. 5
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM HƯ HỎNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.. 6
- CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP. 6
- PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM HƯ HỎNG.. 7
- MÒN NGÕNG TRỤC.. 7
- TRỤC BỊ GÃY VÀ NỨT.. 8
- TRỤC GÃY DO CÁC NGUYÊN NHÂN.. 8
- THEN VÀ THEN HOA BỊ MÒN.. 8
- TRỤC BỊ UỐN.. 8
PHẦN IV. CHỌN BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HƯ HỎNG.. 8
PHẦN V. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA CỤ THỂ.. 9
- PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA CHI TIẾT TRỤC SÔ 1 THEN HOA.. 9
- CHỌN PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ VÀ LẬP QUY TRÌNH SỬA CHỮA.. 10
- CHỌN PHƯƠNG ÁN.. 10
- BẢNG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA CHI TIẾT TRỤC SỐ I THEN HOA BẰNG PHƯƠNG ÁN HÀN ĐẮP. 10
PHẦN VI. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT CHO MỘT NGUYÊN CÔNG.. 12