THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ ĐH SPKT HƯNG YÊN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ ĐH SPKT HƯNG YÊN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ ĐH SPKT HƯNG YÊN, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy GỐI ĐỠ ĐH SPKT HƯNG YÊN, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết GỐI ĐỠ ĐH SPKT HƯNG YÊN
LỜI NÓI ĐẦU
..... ¯ .....
Môn học công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế và chế tạo các loại máy, các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và nhiều lĩnh vực khác...
Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là một trong các đồ án có tầm quan trọng nhất đối với một sinh viên khoa cơ khí, đặc biệt là các sinh viên chế tạo máy. Đồ án giúp cho sinh viên hiểu những kiến thức đã học không những môn công nghệ chế tạo máy mà các môn khác như : máy công cụ, dụng cụ cắt, chi tiết máy... Đồ án còn giúp cho sinh viên được hiểu dần về thiết kế và tính toán một qui trình công nghệ chế tạo một chi tiết cụ thể.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy ....... trong bộ môn công nghệ chế tạo máy, đến nay đồ án môn học của em đã hoàn thành. Tuy nhiên việc thiết kế đồ án không tránh khỏi sai sót em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự chỉ bảo của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyen Văn Hà giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
THUYẾT MINH ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
I-PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy giá đỡ là chi tiết dạng hộp. Do giá đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục. Giá đỡ làm nhiệm vụ đỡ trục của máy và xác định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó. Sau khi gia công xong giá đỡ sẽ được lắp vòng bi để lắp và làm nhiệm vụ đỡ trục
Trên giá đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ F32
Cần gia công mặt phẳng C và các lỗ F32, F11 chính xác để làm chuẩn tinh gia công.
Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và tải trọng thay đổi do vậy gia công các bề mặt cần đảm bảo dộ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt, nhằm giảm dung động trong quá trình làm việc.
Đối với nhiệm vụ gia công mặt phẳng bắt vít của giá đỡ cần phải gia công chính xác để đảm bảo khi lắp ghép tránh sai số lớn về kích thước giữa các bề mặt.
Vật liệu sử dụng là : GX 21-40 , có các thành phần hoá học sau :
C = 3 ¸ 3,7 Si = 1,2 ¸ 2,5 Mn = 0,25 ¸ 1,00
S < 0,12 P =0,05 ¸ 1,00
[d]bk = 210 MPa
[d]bu = 400 Mpa
II. PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT
Từ bản vẽ chi tiết ta thấy :
- Mặt trên của giá đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao, đạt năng suất cao
- Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .
- Chi tiết giá đỡ được chế tạo bằng phương pháp đúc. Kết cấu tương đối đơn giản, tuy nhiên khi gia công các lỗ vít, lỗ định vị và lỗ làm việc chính F32 cần phải gia công cho chính xác đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như bản vẽ.
Các bề mặt cần gia công là :
1. Gia công mặt trên với độ bóng cao để bắt vít với bề mặt khác .
- Gia công bề mặt phẳng C với độ bóng cao để làm chuẩn tinh cho nguyên công sau.
3. Gia công lỗ F32; 2 lỗ F11 làm chuẩn tinh cho nguyên công sau trong đó lỗ F32 là lỗ chính cần khoét + doa đảm bảo độ chính xác và độ bóng.
4. Khoét thô lỗ F65, khoan + doa lỗ F25 và khoan 3 lỗ trên mặt A trước khi taro.
5. Phay các bề mặt còn lại
III-XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Muốn xác định dạng sản xuất trước hết ta phải biết sản lượng hàng năm của chi tiết gia công. Sản lượng hàng năm được xác định theo công thức sau :
N = N1.m (1+)
Trong đó:
N- Số chi tiết được sản xuất trong một năm
N1- Số sản phẩm được sản xuất trong một năm (25000 chi tiết/năm)
m- Số chi tiết trong một sản phẩm
a- Phế phẩm trong xưởng đúc a =(3¸6) %
b- Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ b =(5¸7)%
Ta có:
N = N1.m (1+) = 25000.1(1+) = 27500 (chi tiết/năm).
Trọng lượng của chi tiết được xác định theo công thức
Q = V.g (kg)
Trong đó
Q - Trọng lượng chi tiết
g - Trọng lượng riêng của vật liệu ggang xám= 6,8¸7,4 Kg/dm3
V - Thể tích của chi tiết
V = VĐ+ VG + VT
VĐ- Thể tích đế chi tiết
VG-Thể tích gân chi tiết
VT - Thể tích phần bậc để bắt vít
Theo tính toán bằng AutoCad với mô hình 3D (command: Massprop) ta có:
V=349479.47 mm30,34947947dm3
Vậy Q = V.g = 0, 349479.47.7,2 = 2,52 (kg)
Dựa vào bảng 2 (TKĐACNCTM) ta có dạng sản xuất là dạng sản xuất hàng loạt lớn .
IV- XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔI
1.Xác định phương pháp chế tạo phôi:
Kết cấu của chi tiết không phức tạp nhưng vật liệu của chi tiết là gang xám 21x40 nên ta dùng phương pháp đúc, ứng với sản xuất hàng loạt lớn nên ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại. Sau khi đúc cần có nguyên công làm sạch và cắt ba via.
2.Bản vẽ lồng phôi
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đảm bảo độ song song giữa tâm của lỗ f 32 với tâm lỗ f 25
- Đảm bảo độ vuông góc giữa tâm của lỗ f 32 với mặt C.
- Đảm bảo độ vuông góc giữa 2 mặt A &D với tâm của lỗ f25.
- Đảm bảo độ chính xác của khoảng cách giữa tâm lỗ f 65 với tâm lỗ
f25.
V.THỨ TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG
1. Xác định đường lối công nghệ
Do sản xuất hàng loạt lớn nên ta chọn phương pháp gia công nhiều vị trí, gia công tuần tự. Dùng máy vạn năng kết hợp với đồ gá chuyên dùng .
2. Chọn phương pháp gia công
- Gia công mặt phẳng trên bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công mặt phẳng đáy bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công 2 lỗ f11 đạt Rz= 40 bằng phương pháp khoan, và doa và 1 lỗ f8 lắp chốt định vị gia công đạt Rz = 40 bằng phương pháp khoan và doa.
- Gia công lỗ chính f32H7 với cấp chính xác Ra=2,5 bằng phương pháp khoét và doa.
- Gia công lỗ chính f25H7 với cấp chính xác Ra=2,5 bằng phương pháp khoan và doa tinh.
- Gia công 3 lỗ M8 cách đều trên mặt B bằng phương pháp khoan và taro.
- Gia công mặt phẳng D bắt vít với độ nhám Ra=2,5 bằng phương pháp phay thực hiện trên máy phay ngang với dao phay ngón đầu tiên là phay thô sau đó phay tinh.
- Phay mặt phẳng trên lỗ f32H7 bằng dao khoét mặt đầu, thực hiện trên máy phay đứng với Rz=40, thực hiện phay thô.
VI. LẬP TIẾN TRÌNH CÔNG NGHỆ
Trình tự các nguyên công để gia công nửa trên của giá đỡ có thể tiến hành như sau:
Thứ tự |
Tên nguyên công |
|
Đúc chi tiết trong khuôn kim loại |
|
Ủ chi tiết |
1 |
Phay mặt phẳng C (mặt phẳng chuẩn) |
2 |
Phay mặt phẳng trên A |
3 |
Khoan + khoét + doa 2 lỗ định vị f11, khoan lỗ f8 |
4 |
Khoét + doa lỗ f32 |
5 |
Khoét lỗ f65 và phay mặt phẳng trên lỗ f32 |
6 |
Khoét + Doa f25H7 |
7 |
Phay mặt phẳng D để bắt vít |
8 |
Khoan 3 lỗ f6,8 và Taro 3 lỗ M8 |
9 |
Tổng kiểm tra: - Kiểm tra độ vuông góc của mặt chuẩn C và lỗ f32H7 - Kiểm tra độ song song giữa lỗ f32H7 và lỗ f25H7 |
MỤC LỤC
I . PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT
II . PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT
III . XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
IV . CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
V . LẬP THỨ TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG
VI . TÍNH LƯỢNG DƯ CHO BỀ MẶT TRÊN A
VII . TÍNH CHẾ ĐỘ CẮT CHO NGUYÊN CÔNG GIA CÔNG LỖ F11
VIII . TÍNH THỜI GIAN GIA CÔNG CƠ BẢN CHO TẤT CẢ CÁC NGUYÊN CÔNG
IX . TÍNH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG LỖ F11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy, tập I; II ;III
NXB KHKT - Hà Nội 2001.
Nguyễn Đắc Lộc, Ninh Đức Tốn, Lê Văn Tiến, Trần Xuân Việt.
[2].Thiết Kế Đồ án Công Nghệ Chế Tạo Máy.
NXB KHKT- Hà Nội 2000.
GS.TS Trần Văn Địch.
[3].Công nghệ chế tạo máy.
NXB KHKT -Hà Nội 2003
GS.TS Trần Văn Địch , PGS.TS Nguyễn Trọng Bình; PGS.TS Nguyễn Thế Đạt; PGS.TS Nguyễn Viết Tiếp ; PGS.TS Trần Xuân Việt.
[4].Sổ tay và Atlas đồ gá.
NXB KHKT - Hà Nội 2000.
GS.TS Trần Văn Địch.
[5]. Hướng dẫn TK Đ/A CNCTM
GS.TS Nguyễn Đắc Lộc ; ThS. Lưu Văn Nhang
[6]. Tính Toán Thiết Kế Máy Cắt Kim Loại
[7]. Cơ Sở Máy Công Cụ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1] : Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy
[2] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 3 tập)
[3] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[4] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[5] : Sổ tay nhiệt luyện
[6] : Công nghệ chế tạo máy tập 1
[7] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 7 tập)
[8] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy toàn tập (trường ĐHBK