ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TRỒNG CÂY CAO SU
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY TRỒNG CÂY CAO SU
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 1
LỜI CẢM ƠN.. 2
NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 3
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM... 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP.. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.. 7
1.1 Sơ lược về cây cao su. 7
1.2 Ươm cao su giống. 9
1.3 Kỹ thuật trồng cây cao su.9
1.4 Cơ sở hình thành ý tưởng.14
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
VÀ TÍNH TOÁN ĐỘNG HỌC CỦA MÁY.14
2.1. Thiết kế nguyên lý. 14
2.1.1 Các bộ phận chính của máy.14
2.1.2 Sơ đồ nguyên lý của máy. 14
2.1.3 Lựa chọn phương án thiết kế các cơ cấu chuyển động trong máy.15
2.2 Tính toán động lực học. 24
2.2.1 Tính toán lực chọn pitton.24
2.2.2 Tính toán chịu lực của kết cấu.26
CHƯƠNG 3 :THIẾT KẾ KẾT CẤU MÁY.. 33
3.1 Mô hình máy.33
3.2 các bộ phận chính của máy.35
3.3 Bản vẽ chi tiết.39
3.3 Ưu Nhược điểm Của Máy.80
CHƯƠNG 4 : LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH.. 80
4.1 Ổ đỡ trục trượt80
4.2 Khớp nối tự lựa. 80
CHƯƠNG 5 :TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM... 81
CHƯƠNG 6 : HƯỚNG DẪN QUI TRÌNH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN MÁY.. 98
6.1 Hướng dẫn sử dụng. 98
6.2. Hướng dẫn bảo quản. 100
CHƯƠNG 7 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 100
7.2 Kiến nghị102
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về cây cao su
- Cao su có tên khoa học là Hevea Brasiliensis. Cây cao su xuất xứ từ cây rừng hoang dại nhiệt đới, có lá kép, mọc thành chùm tụ tán, cây cao trên 30m. Đây là loài cây thuộc họ thân gỗ, tán lá rộng có nguồn gốc từ Châu Mỹ La tinh.
- Năm 1877, cây cao su lần đầu tiên được đưa vào Việt Nam, trải qua hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, cao su đã khẳng định được vị thế là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, với sản phẩm chính là mủ ngoài mủ thì gỗ, dầu từ hạt cao su cũng mang lại giá trị đáng kể…. Bên cạnh đó, việc trồng cao su còn đem lại lợi ích về môi trường (phủ xanh đất trống, chống xói mòn…). Vì vậy, cần phải chăm bón cây cao su ngay từ đầu để đạt được sản lượng mủ cao và ổn định. Một số loại giống cao su như: PB235, PB 255, PB 260 ,RRIM 600, RRIV2 (LH 82/156), RRIV 3 (LH 82/158), RRIV 4 (LH 82/182), VM515.
- Ngày nay ở Việt Nam cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ do nơi đây có điều kiện tốt như: Tây Ninh ,Vũng Tàu, Bình Phước ,,,
+ Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng).
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
+ Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước.
Hình 1: Bầu cao su Hình 2: Cao su đã phát triển
1.2 Ươm cao su giống
+ Cây cao su được ươm cây giống có hai dạng : .
Dạng ươm sử dụng phổ biến hiện nay là dạng tum trần 1 năm tuổi,cây được ươm ngoài đất tự nhiên sau khi lớn lên đến thời gian có thể ghép được sẽ cắt bỏ ngọn và ghép mắt ghép đã được chuẩn bị vào
.Ưu điểm :
- Thời gian ươm cây có thể ghép được ngắn.
- Phân bón sử dụng cho cây ít.
- Giá thành thấp dễ chuyên chở.
Nhược điểm:
Tỉ lệ trồng sống không cao khi gặp điều kiện môi trường không thuận lợi.
Dạng ươm thứ hai là cây được ươm trực tiếp vào bầu đất đến khi cây lớn sẽ được cắt ngọn và ghép mắt ghép vào.
Ưu điểm : Tỉ lệ sống cao mặt dù gặp điều kiện môi trường không thuận lợi.
Nhược điểm:
-Thời gian ươm cây lâu.
- Phân bón sử dụng cho cây nhìu hơn.
- giá thành cao ,phí chuyên chở lớn.
1.3 Kỹ thuật trồng cây cao su.
a. Mật độ và khoảng cách trồng:
-Đất đỏ :7mx3m ứng với 476 cây/ha
-Đất Xám: 6mx3m ứng với 555 cây/ha
b. Phương pháp trồng cây
Hố trồng: ϴ60 x60x 60 cm (khoan máy hoặc đào tay)
Hình 3: Hố trồng
-
Sau khi đào hố để phơi đất khỏang 15 ngày, lấp đât khoảng ½ chiều sâu hố sau đó bón phân lót và tiếp tục lấp đầy hố (hình 4)
Hình 4: Hố đã được bón phân
- Trồng cây bầu:
+ Cây được vận chuyển trước để sẵn ở lỗ.
Hình 5. Cây cao su đã được bố trí sẵn ở lỗ
+ Dùng cuốc lấy đât lên có chiều sâu bằng chiều cao bầu cây.
Hình 6.
+ Dùng dao cắt đáy bầu một lớp khoảng 1-2 cm, cắt bỏ phần rễ cọc hoặc xoắn trong đáy bầu
Hình 7.
+ Dùng dao bén rọc túi bầu bầu từ dưới lên trên, cuốn nhẹ túi bầu và vừa lấp đất cho bầu không bị vỡ
......................................
gạt đổi trang thái cần điều khiển để piston về trạng thái ban đầu.
B5: Gạt cần điều khiển piston thứ 2 cho ống chứa cây di chuyển hạ ống xuống lỗ ,chờ đến khi hết hành trình và gạt đổi trạng thái cần điều khiển 2 cho piston di chuyển lên về vị trí ban đầu.
6.2. Hướng dẫn bảo quản
- Khi hoạt động xong thì trả về trạng thái ban dầu.
- Sử dụng xong dùng vòi xịt cho sạch đất chỗ lưỡi cắt đáy.
- Tha nhớt vào con trược để bảo vệ con trượt không bị rỉ sét.
CHƯƠNG 7 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với những ý tưởng và thiết kế ban đầu trong quá trình triển khai và thực nghiệm có những ý tưởng những bộ phận của máy không như ý muốn do thời gian còn hạn chế nên chúng em có trình bày những khó khăn và hạn chế của máy với giáo viên hướng dẫn và được sự đồng ý và chỉ dẫn khắc phục của thầy nên có một số công đoạn đã được thay đổi và khắc phục còn một phần vẫn chưa được khắc phục do thời gian không cho phép.
7.1 Kết luận
a. Những khó khăn và kinh nghiệm, kết quả đạt được, chưa đạt được trong quá trình làm.
- Khó khăn:
+ Do thời gian nghiên cứu ,tài liệu ,về đề tài còn hạn chế và kinh nghiệm còn non yếu nên có một số bộ phận chưa ứng dụng đạt hiệu quả như tính toán khi vào thực tế.
+ Do cây cao su chỉ được trồng ở một số khu vực nhất định nên việc thử nghiệm phải tốn thời gian vận chuyển.
+ Thời gian chờ đợi mượn máy cày và đất thử nghiệm mất khá nhìu thời gian.
+ Điều kiện sửa chữa tại công trường còn hạn chế về máy móc,thiết bị nên mất nhiều thời gian sửa chữa nên không đạt được hiệu quả công việc tối ưu.
b.Kết quả đạt được của máy
+ Máy đã hoàn thành được bộ những phận chính của máy
Bộ phận đẩy cây cắt đáy.
Bộ phận cắt bên hông túi bầu.
Bộ phận lấy bọc ra khỏi bầu.
+ khắc phục được việc cây ngã đổ trong lúc đẩy cắt và bầu cây có thể lọt vào ống dễ hơn.
+ Tích hợp nhìu cơ cấu cơ khí đơn giản vào máy,giảm chi phí đầu tư quá cao .
+ Hạn chế sử dụng những cơ cấu phức tạp khó chế tạo.
- Kết quả chưa đạt được.
+ Do thời gian còn hạn chế nên cơ cấu nén đất sau khi trồng vẫn chưa kịp khắc phục và hoàn thành.
+ Bộ phận cấp cây bằng băng truyền tự đông liên kết với phần chở cây vẫn chưa được triển khai nên dùng máng trượt để thay thế tạm thời.
+ Việc di chuyển máy đến ngay vị trí lỗ có sẵn, điều này phải phụ thuộc vào tay nghề của người lái máy cày.
d.kinh nghiệm ,
- Qua quá trìnhthực hiện “Đồ án tốt nghiệp” cụ thể qua việc chế tạo máy chúng em đã học được những kinh nghiệm quí báu của các thầy ,cô hướng dẫn từ việc sắp xếp ,phân chia công việc trong nhóm hợp lí hơn ,hệ thống lại khối lượng kiến thức đã học tại trường một cách khoa học ,tìm ra cách xử lí ,khắc phục khi máy gặp trục trặc nhanh chóng .
- Ngoài ra còn học được những kinh nghiệm khi làm việc ngoài thực tế ,học hỏi thêm những kinh nghiệm của những anh em có cơ hội gặp gỡ và giúp đỡ chúng em,cải thiện được khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
7.2 Kiến nghị
- Hướng phát triển đề tài
+ Thiết kế thêm băng truyền để vận chuyển cây từ bộ phận chở cây phía sau máy cày cấp vào bộ phận trồng có thể dễ dàng hơn
+ Cơ cấy nén đất có thể thay thế bằng bộ phận vun đất bằng máy hoặc nén đất bằng các cơ cấu khác có tính khả thi cao hơn.