Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY RỬA KHOAI TÂY 2023

mã tài liệu 300600300343
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 256 MB Bao gồm tất cả file CAD file 2D bản vẽ lắp thiết kế, bản vẽ chi tiết trong máy, nguyên lý máy, bản vẽ sơ đồ nguyên lý thiết kế máy rửa khoai tây, bản vẽ cụm ép, thuyết minh thiết kế máy rửa khoai tây... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY RỬA KHOAI TÂY 2023
giá 1,990,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

MỤC LỤC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY RỬA KHOAI TÂY 2023

CHƯƠNG I:TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu về khoai tây…………………………………………………….6

1.2 Phân bố……………………………………………………………………7

1.3 Sản xuất…………………………………………………………………...9

1.4 Tiêu thụ…………………………………………………………………..11

1.5 Điều kiện sinh thái……………………………………………………….11

1.6 Công dụng của cây khoai tây…………………………………………….13

1.7 Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ Khoai tây…………………………………..16

1.8 Tình hình rửa khoai tây tại Việt Nam…………………………………...18

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ MÁY RỬA KHOA TÂY

2.1 Giới thiệu sơ bộ các bộ phận của máy………………………………….20

2.2  Nguyên lý hoạt động của máy………………………………………….20

2.3 Sơ đồ điện……………………………………………………………….21

2.4 Sơ đồ nguyên lý…………………………………………………………22

 

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU CỦA MÁY

3.1 Vật liệu làm máy………………………………………………………..22

3.2 Đặc điểm và tính chất của thép C45……………………………………23

3.3 Ứng dụng của thép……………………………………………………...24

CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN

4.1. Xác định công suất của bộ phận làm việc ru lô………………………..25

4.2. Xác định công suất động cơ và động cơ được chọn…………………...25

4.3. Thiết kế truyền động xích……………………………………………...27

4.4.  Tính toán bánh răng…………………………………………………...30

4.5.  Tính Toán Trục………………………………………………………..35

4.6.  Tính Toán Chọn Ổ Lăn Gối  Đỡ Trục………………………………...50

4.7.  Chọn then…………………………………………………………….54

CHƯƠNG V: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM

5.1. Thiết kế kết cấu máy………………………………………………….55

5.2. Hướng dẫn sử dụng…………………………………………………...60

5.3. Bảo trì………………………………………...……………………….61

 

Chương I: TỔNG QUAN

1.1           Giới thiệu về Khoai Tây:

  • Giới thiệu về khoai tây:

Tên khoa học: Solanum tuberosum

Khoai tây, thuộc họ cà. Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột. Cây khoai tây là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác, tuy nhiên cũng có một số lượng tự thụ phấn. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Nhà thực vật học John Gerard sử dụng tên gọi khoai tây hoang hay khoaitây Virginia cho loài này và gọi khoai lang là khoai tây thông thường.

  • Giới thiệu về nguồn gốc:

Khoai tây có nguồn gốc từ Peru, trong nghiên cứu được David Spooner xuất bản năm 2005 thì quê hương của cây khoai tây là một khu vực phía nam Peru.Hiện tại người ta cho rằng khoai tây đã được du nhập vào châu Âu vào khoảng thập niên 1570 (khoảng 8 năm sau chuyến hành trình đầu tiên của Columbus vào năm 1492) và sau đó nó đã được những người đi biển châu Âu đưa đến các lãnh thổ và các cảng trên khắp thế giới khi chế độ thực dân châu Âu mở rộng vào thế kỷ XVII và XVIII.Khi đã được phổ biến ở châu Âu, khoai tây đã sớm trở thành một thực phẩm và cây trồng chủ yếu ở nhiều nới khác trên thế giới. Chúng là loại cây trồng lấy củ rộng rãi nhất thế giới và là loại cây trồng phổ biến thứ tư trên thế giới.Hơn 99% các loài khoai tây được trồng hiện nay trên toàn cầu có nguồn gốc từ nhiều giống khác nhau ở vùng đất thấp trung-nam Chile, các giống này đã được di dời từ các cao nguyên Andes.Kể từ khi Liên Xô bị giải tán, Trung Quốc hiện là nước sản xuất khoai tây lớn nhất Thế giới, gần 1/3 sản lượng khoai tây Thế giới được thu hoạch ở Trung Quốc và tiếp theo là Ấn Độ.

1.2           Phân bố :

Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó.

Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004, thì sản lượng toàn thế giới là 127 triệu tấn, trong đó phần lớn tại Trung Quốc với sản lượng khoảng 105 triệu tấn và diện tích trồng là 49.000 km². Khoảng một nửa sản lượng của Trung Quốc được dùng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.

1.2.1.Thế giới:

Một số nước trên thế giới:

-        Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 80% sản lượng toàn thế giới (với sản lượng năm 1990 là 130 triệu tấn; bằng khoảng một nửa sản lượng khoai tây của quốc gia này). Trong quá khứ, phần lớn khoai lang tại Trung Quốc được trồng để làm lương thực, nhưng ngày nay phần lớn (60%) được trồng để nuôi lợn. Phần còn lại được dùng làm lương thực hay chế biến các sản phẩm khác cũng như để xuất khẩu, chủ yếu là sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc hiện nay có trên 100 giống khoai lang.

-        Bắc Carolina, tiểu bang đứng đầu Hoa Kỳ về sản xuất khoai lang, hiện nay cung cấp 40% sản lượng khoai lang hàng năm của quốc gia này. Mississippi cũng là bang chủ lực trong việc trồng khoai lang, tại đây khoai lang được trồng trên diện tích khoảng 8.200 mẫu Anh. Khoai lang từ Mississippi đóng góp khoảng 19 triệu USD vào nền kinh tế bang này và hiện nay có khoảng 150 trang trại ở Mississippi trồng khoai lang. Năm quận đứng đầu canh tác khoai lang ở Mississippi là Calhoun, Chickasaw, Pontotoc, Yalobusha và Panola. Lễ hội khoai lang quốc gia (Hoa Kỳ) được tổ chức hàng năm tại Vardaman vào tuần đầu tiên của tháng 11, và Vardaman được gọi là "The Sweet Potato Capital" (tạm dịch: Thủ đô khoai lang). Thị trấn Benton, Kentucky kỷ niệm khoai lang hàng năm cùng với Lễ hội Ngày Tater vào thứ hai đầu tiên của tháng 4.

1.2.2.Trong nước:

Khoai tâyđược nhập vào Việt Nam năm 1890. Từ năm 1980, khoai tây được quan tâm và đã có đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước mà Viện Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (KHKTNNVN) là cơ quan chủ trì. Nhờ vậy, năng suất khoai tây đã được nâng cao, trước thường là 8 tấn/ha, cao nhất là 18-20 tấn/ha, từ năm 1981 đến nay, năng suất bình quân đạt gần 12 tấn/ha, cao nhất đạt 35-40 tấn/ha, có thời điểm khoai tây đã xuất khẩu sang Nga (có năm tới 1.000 tấn). Khi lương thực lúa gạo và ngô dồi dào thì khoai tây được nghiên cứu theo hướng chất lượng và hiệu quả.

    1.3 Sản Xuất

    Sản lượng khoai tây Ðà Lạt chiếm 35 - 40% hợp đồng tiêu thụ ổn định ở thành phố Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Hà Nội…năng suất bình quân 21-25 tấn/ha, nhân thành tổng sản lượng 30.000 - 34.000 tấn. Trong đó, vụ Đông Xuân trồng nhiều nhất với tổng diện tích 1.000 - 1.250 ha, tổng sản lượng 23.000 - 29.000 tấn. Trừ ra, còn lại vụ Hè Thu trồng ít hơn nhiều với diện tích trung bình khoảng 350 ha, tổng sản lượng 5.000 - 7.000 tấn. 

Nông dân thu hoạch Khoai

   Tính riêng trong năm 2017, khoai tây Đà Lạt sản xuất vụ Đông Xuân khoảng 1.155 ha, năng suất 23 - 25 tấn/ha. Địa bàn thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương chiếm nhiều diện tích nhất từ hơn 460 ha đến gần 610 ha; các địa bàn Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà trồng lần lượt 50 ha, 28 ha và 6 ha. Và vụ Hè Thu năm 2017 chỉ sản xuất gần 330 ha khoai tây, năng suất chưa đến 19 tấn/ha. Những địa bàn phân bổ diện tích trồng khoai tây Hè Thu gồm: Đà Lạt (203 ha), Đơn Dương (100 ha), Đức Trọng (gần 25 ha) và Lạc Dương hơn (2 ha).

Hình ảnh Khoai Tây ở nhà dân thu hoạch về

   Khoai tây Đà Lạt vụ Đông Xuân kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, được trồng khá nhiều diện tích nêu trên là nhờ phần lớn diễn biến thời tiết khô ráo, ôn hòa. Còn lại thời gian vụ Hè Thu từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, khoai tây Đà Lạt sinh trưởng chủ yếu trong mùa mưa, nhiều dịch bệnh xảy ra, dẫn đến diện tích và năng suất rất hạn chế. Do đó, tình trạng khoai tây được mùa giảm giá và mất mùa tăng giá vẫn diễn ra hàng năm ở Đà Lạt và vùng phụ cận.

   Khoai tây Đà Lạt vụ Đông Xuân tiêu thụ theo chuỗi giá trị sản phẩm an toàn đến các thị trường lớn ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… trong năm 2017 với giá ổn định từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Trong khi khoai tây Đà Lạt vụ Hè Thu là vụ nghịch, năng suất thấp, nên giá bán không qua hợp đồng phải lên đến 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Khoai tây ở Đà Lạt

1.4 Tiêu thụ :

Khi nói đến khoai tây là người ta nghĩ ngay tới khoai tây tươi. Nhưng nay, trước nhu cầu đang gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp thực phẩm ăn nhanh, snack và thực phẩm tiện dụng, việc sử dụng khoai tây chế biến ngày càng phổ biến. Có khoảng  40% sản lượng khoai tây Lâm Đồng được tiêu thụ thông qua hợp đồng với các công ty chế biến với giá cả ổn định, số còn lại tiêu thụ qua thương lái.

1.5   Điều kiện sinh thái :

1.5.1    Nhiệt độ:

  Khoai có nguồn gốc phát sinh từ vùng khí hậu nhiệt đới nên sinh trưởng phát triển thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với sinh trưởng của sắn là 23-27oC. Khoai không sống được ở những vùng có tuyết và sương muối.

 Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây khoai có yêu cầu nhiệt độ khác nhau. Thời kỳ phát triển của củ, khoai yêu cầu nhiệt độ 20-270C. Ở thời kỳ cây lớn, khoai yêu cầu nhiệt độ 20-320C. Thời ký phát triển củ khoai yêu cầu nhiệt độ 25-350C. Khoai sinh trưởng phát triển chậm khi nhiệt độ vượt quá 400C. Ở nhiệt độ dưới 100C khoai ngừng sinh trưởng thân lá và bị chết.

1.5.2. Ánh sáng:

  Khoai là cây ưa sáng, khi có đầy đủ ánh sáng cây khoai có khả năng tạo ra đường bột và tích lũy chúng vào củ mạnh hơn so với nhiều loại cây trồng khác. Trong điều kiện ánh sáng mạnh, khoai phát triển củ tốt. Khi bị che khuất ánh sáng thân lá có hiện tượng vống, lá bị rụng sớm, tuổi thọ của lá giảm sút. Thiếu ánh sáng cây phân hóa chậm, chiều dài lóng tăng lên, năng suất giảm rõ rệt.

 Khoai là cây phản ứng tích cực với ánh sáng ngày ngắn. Nó thích hợp với chu kỳ chiếu sáng 8-10 giờ/ngày. Ngày ngắn thuận lợi cho sinh trưởng của củ. Trong khi ngày dài thuận lợi cho sinh trưởng cành lá và trở ngại cho sinh trưởng củ, nhưng lại thúc đẩy tăng số lượng củ.

Điều kiện ánh sáng từ các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phía Nam với cường độ bức xạ cao, số giờ chiếu sáng dài, làm cho khoai phát triển củ mạnh vào mùa khô.

1.5.3. Chế độ nước:

Cây khoai có khả năng chịu hạn cao, nhưng chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và cả lạnh.

Lượng mưa trung bình năm thích hợp với cây khoai là 1.000-2.000mm. Các thời kỳ sinh trưởng khác nhau cây khoai yêu cầu lượng nước khác nhau. Khoai ở thời kỳ đầu mới trồng cần độ ẩm là 70-80%. Cây khoai non từ khi có 5 lá đến 20 lá, nhu cầu đối với nước có tăng lên, nhưng ở thời kỳ này sức chịu hạn của khoai khá cao.

Khi khoai bước vào thời ký sinh trưởng thân lá mạnh, nhu cầu nước đạt cao nhất 75-85% độ ẩm bão hòa đất. Lúc này nước rất cần để cây sinh trưởng và quang hợp, cũng như vận chuyển vật chất từ bộ phận này đến bộ phận khác trong cây.

Thời kỳ phình to của củ là lúc cây khoai tập trung vào việc tích lũy tinh bột vào củ, nhu cầu về nước có giảm xuống. Yêu cầu độ ẩm đất thích hợp lúc này là 60-70%. Nếu thiếu nước ở thời kỳ này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật chất về củ, làm cho năng suất củ thấp.

 1.5.4. Đất đai:

Khoai có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau: đất phù sa, đất cát, đất feralit, đất than bùn, đất bạc màu, đất cát .... Khoai thích hợp và cho năng suất cao ở chân đất tốt, xốp thoát nước tốt. Ở chân đất cát pha, củ khoai có nhiều tinh bột hơn. Nói chung khoai không kén đất và có thể sinh trưởng phát triển ở các loại đất khác nhau.

 

  Khoai rất kém chịu các loại đất đọng nước. Khoai có thể chịu được đất chua pH=4 và có thể phat triển tốt trên đất trung tính, với đất kiềm khoai chịu được đến độ pH=7,5, thích hợp nhất đối với khoai là pH=5,5.

 

Ở nước ta các vùng đều có thể trồng khoai, tuy nhiên muốn khoai có năng suất cao, chất lượng tốt và phát triển bền vững cần tiến hành các biện pháp cải tạo đất để chuyển các chân đất ít thích hợp thành đất thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của khoai. Đồng thời cần áp dụng chế độ canh tác hợp lý, chế độ chăm sóc bón phân đầy đủ để vừa nâng cao hiệu quả của việc trồng khoai vừa bảo vệ đất đai, vừa nâng cao độ phì của đất tạo điều kiện cho sự phát triển khoai bền vững.

 

     1.6   Công dụng của cây Khoai Tây :

 

 Khoai tây chứa các Vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali; ngoài ra còn có chất xơ và protein. Khoai tây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.

 

 1.6.1. Làm sáng da :

 

 Khoai tây là thực phẩm vàng vì trong nó có rất nhiều chất dinh dưỡng.Có hai cách làm rất đơn giản với khoai tây mà bạn lại có thể sở hữu cho mình một làn da rất sáng. Bạn dùng củ khoai tây sống làm sạch và ép lấy nước dùng bông gòn tẩm dung dịch và thoa nhẹ trên mặt để chừng 5 phút và sau đó rửa bằng nước sạch. Làm hằng ngày chắc chắn bạn sẽ có làn da mịn màng.Cách thứ hai là bạn phải luộc chín khoai tây, sau đó thái lát mỏng và đắp lên làm mặt nạ khoảng 10 phút. Bạn làm 2 lần một tuần đều đặn sẽ có thể có được làn da sáng đẹp.

 

                                   

Ảnh trượng trưng

1.6.2. Tốt cho người bệnh tiểu đường:

  Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.

  1.6.3. Trị chứng táo bón mạn tính: 

Rửa sạch khoai tây, giã nát gạn lấy nước uống trước bữa ăn sẽ cho kết quả tốt.

  1.6.4. Chữa bỏng:

 Khi bị bỏng, hãy cắt một khoanh khoai tây đắp lên chỗ bị thương, để một lúc lâu. Tuy nhiên, trước khi đắp, không nên rửa chỗ bị bỏng.

Dưới đây là những lý do khiến bạn nên sử dụng khoai tây:

1. Giảm stress, nâng cao tinh thần, chống trầm cảm

  Cuộc sống bận rộn khiến bạn cảm giác ức chế, căng thẳng thần kinh, dễ nóng giận vô cớ và mất bình tĩnh, luôn có tâm trạng bất an, lo lắng. Sở dĩ “mắc” phải những hiện tượng trên là do cơ thể thiếu vitamin A và C, hoặc nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhiều thành phần axit. Khoai tây lại là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C, do đó, nó giúp giảm stress và nâng cao tinh thần. Khi rơi vào những trạng thái tâm lý như trên, bạn đừng quên dành thời gian chế biến những món yêu thích từ khoai tây nhé.

2. Giảm béo:

    Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Với những người ăn kiêng để giảm cân, khoai tây sẽ là lựa chọn hàng đầu.

3. Chống ung thư:

    Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.

4. Chữa chứng phù mặt:

     Do bệnh gan, mặt bạn bị phù lên, đau đớn khó chịu. Trong khi chờ đi bác sĩ, bạn có thể chữa tạm thời cho đỡ đau bằng cách: Lấy khoai tây tươi giã nhỏ, đựng trong miếng vải màn, đắp lên mặt trong 30 phút, sẽ thấy dễ chịu ngay.

5. Giảm nếp nhăn:

     Chuẩn bị 3 củ dâu tây và nửa củ khoai tây chín xay nhyễn cùng một thìa sữa tươi.Bạn trộn đều hỗn hợp trên và dùng để đắp mặt nạ trong vòng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch sẽ có làn da sáng bóng, chống lão hóa , giảm nếp nhăn.

Ảnh tượng trưng

6. Trị mụn trứng cá:

    Ngoài công dụng trên thì khoai tây còn trị được mụn trứng cá nữa đấy. Với nửa củ khoai tây chin xay nhuyễn thêm nửa cốc sữa không đường bạn trộn đều hỗn hợp và đắp lên mặt 20 phút.Làm liên tục trong vòng 1 tháng bạn sẽ hết mụn ngay bây giờ.

7. Giúp làm giảm sỏi thận:

   Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi. 

1.7: Biện pháp thúc đẩy tiêu thụ Khoai tây:

    Để tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm chế biến từ khoai tây thì chúng ta cần phải xây dựng được chuỗi giá trị cung cấp cả năm.Và để có được chuỗi giá trị tốt, chúng ta phải làm tốt khâu marketing, trang bị nhiều kho lạnh đảm bảo lưu giữ từ 6-7 tháng.

   Theo phân tích khoa học, nếu lưu giữ bảo quản trong kho lạnh từ 9-100C thì khoai tây để được trong vòng 6 tháng mà vẫn giữ nguyên chất lượng. Để đưa kho lạnh vào sử dụng rộng rãi thì phải có những hợp đồng cung cấp lâu dài và phải có những vùng nguyên liệu hàng hóa lớn. Đối với người nông dân thì có thể bố trí bảo quản khoai tây trong hang, trong hầm, ở vách núi, vách đồi hoặc ở ngay gần cánh đồng thu hoạch tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu, đặc điểm địa lý và mục đích khác nhau trong bảo quản. Dùng một số hóa chất chống nấm và các chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng. Dùng các loại thuốc kích thích, xử lý trước và sau khi thu hoạch, kết hợp với khống chế nhiệt độ, độ ẩm và môi trường để bảo quản khoai tây ở qui mô hộ gia đình, đơn giản, rẻ tiền và dễ thực hiện đã cho hiệu quả bảo quản cao.

    Chú trọng đến việc nâng cao năng suất cây trồng, nghiên cứu và ứng dụng các loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu ở từng vùng địa phương cho phù hợp. Thu hút vốn đầu tư câc lĩnh vực như: giống, máy móc thiết bị,và hướng dẫn cách chăm sóc, bảo quản.

 

                      

 

    Đồng thời xây dựng thương hiệu cho khoai tây. Có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân trong việc trồng cây khoai tây về giống, cũng như về vốn và kỹ thuật. Từ đó làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân về tiêu dùng khoai tây coi khoai tây là cây lương thực chứ không phải là thực phẩm có giá trị.

 KẾT LUẬN: Ở việt nam tiêu dùng khoai tây là rất cao. Khả năng sản xuất thì chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu thụ còn phải nhập khẩu từ nước ngoài còn nhiều. khoai tây có rất nhiều chức năng và tác dụng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, làm đẹp và các sản phẩm chế biến từ khoai tây.

  Các sản phẩm chế biến từ khoai chủ yếu được tiêu thụ ở các siêu thị, nhà hàng, các khu công nghiệp hầu hết các ngày trong năm còn các khu nông thôn, khu trồng khoai tây nhu cầu tiêu thụ khoai tây cao chủ yếu là các mùa vụ và sau mùa vụ 1 vài tháng dùng làm thức ăn trong bữa ăn.tuy nhiên diện tích trồng khoai tây và các giống cho năng suất cao chất lương tốt thi chưa nhiều, sản xuất còn tốn nhiều chi phí và chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.do vậy mà giá khoai tây trên thị trường tự do còn rất cao và luôn biên dổi theo mùa vụ, chịu sự chi phối từ môi trường bên ngoài còn cao như giá xăng dầu, giá vàng.

 

    1.8   Tình hình rửa Khoai tây ở VN :

 

    Đà lạt, Lâm Đồng Việt Nam là khu vực phù hợp về cả điều kiện và đất đai trong việc trồng khoai tây, tuy nhiên nhà nước VN hiện chưa có bất cứ chính sách nào ưu tiên cho khoai tây VN như ở Trung Quốc, Thái Lan và Indo. Do đó các nhà đầu tư phát triển khoai tây ở Việt Nam còn hạn chế chưa dám đầu tư mạnh nên khoai tây VN trồng còn nhỏ lẻ, máy móc hỗ trợ phát triển còn hạn chế. Người dân chủ yếu còn dùng tay, thau, máy xịch nước dụng cụ thô sơ để “RỬA KHOAI TÂY”. Sử dụng nhân công nhiều.

   Vì thế Đề tài này nhằm “thiết kế máy và chế tạo máy rửa khoai tây” với thiết kế đơn giản giá thành rẻ hỗ trợ chủ yếu những người dân sản xuất nhỏ lẽ tăng năng suất giảm chi phí nhân công và cải thiện đời sống người dân.

 

                          

Ảnh tượng trưng

 

   Nhìn chung, qua trao đổi, các đại biểu đã thống nhất: Khoai tây là cây có rất nhiều giá trị và tiềm năng. Củ khoai tây tạo ra thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Khoai tây có thể trở thành cây mang nét đặc thù của địa phương. Sản phẩm chế biến từ khoai tây đa dạng và đang trở thành xu hướng chọn lựa tối ưu để sử dụng của người tiêu dùng thế giới. Khoai tây là loại cây trồng lấy củ cần được ưu tiên để phát triển hơn so với nhiều loại cây trồng khác do có khả năng chống chịu, thích nghi cao trước tác động của biến đổi khí hậu. Hệ thống các chuỗi giá trị từ khoai tây đã khẳng định sự cần thiết để duy trì, phát triển diện tích đất trồng khoai. Nói cách khác, giá trị và tiềm năng của cây khoai tây cần được bảo tồn và phát huy, khai thác một cách hiệu quả hơn trong tương lai.

Do đó để phục vụ cho nhu cầu rửa khoai tây trở nên đơn giản hơn đồng thời là cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Với sự đồng ý của khoa cơ khí trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng. Nhóm sinh viên  chúng em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp      “ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY RỬA KHOAI TÂY ” với mong muốn sẽ giảm thời gian thu hoạch cho bà con nông dân trồng khoai…

 

4.11.Chọn then.

        Then dùng để cố định bánh dai và bánh rang trên trục theo phương tiếp tuyến và truyền mômen xoắn từ trục đến các chi tiết lắp trên trục và ngược lại. Thật ra, ứng suất dập và ứng suất cắt cũng biến đổi theo thời gian.

4.11.1.Chọn then cho trục I.

                *  Đường kính trục tại điểm lắp bánh đai, bánh răng là d = 15 mm.

Theo bảng (7-23) BTLCTM [1] có kết quả kích thước của then:

                    b = 5      ;        h = 5          ;            t1 = 3          ;           t2 = 2,3.

                    Bán kính góc lượn:   + nhỏ nhất: 0,16

                      + lớn nhất:  0,25

                    Kiểm nghiệm sức bền dập cho then.

Tra bảng 7-20: d= 150 N/mm, [τ]c = 120 N/mm2

d = ≤d   => l ≥

[τ]c = ≤[τ]c   => l ≥

Từ (1) và (2) => l ≥ 5,6 nên chọn l = 15

4.11.2.Chọn then cho trục II.

                *  Đường kính trục tại điểm lắp bánh đai, bánh răng là d = 15 mm.

Theo bảng (7-23) BTLCTM [1] có kết quả kích thước của then:

                    b = 5      ;        h = 5          ;            t1 = 3          ;           t2 = 2,3.

                    Bán kính góc lượn:   + nhỏ nhất: 0,16                                                   + lớn nhất:  0,25

                    Kiểm nghiệm sức bền dập cho then.

Tra bảng 7-20: d= 150 N/mm, [τ]c = 120 N/mm2

d = ≤d   => l ≥

[τ]c = ≤[τ]c   => l ≥

Từ (1) và (2) => l ≥ 5,6 nên chọn l = 15

CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM

5.1. Thiết kế kết cấu máy

5.1.1. Trục rulo tải.

Nhiệm vụ: Lắp với bánh xích, để nhận tốc độ truyền của động cơ thông qua bộ truyền xích, một phần lắp với bánh răng để truyền chuyển động cho trục trung gian để truyền các trục rulo quay. Nhờ chuyển động quay tròn của trục giúp khoai tây cọ sát với trục cước và trục rulo, làm sạch, đánh bay các chất bẩn bám bên ngoài vỏ khoai tây.

 

Hình 5.1: Trục rulo tải.

5.1.2 Trục cước.

Nhiệm vụ: Được lắp ghép với trục thép, quay tròn nhờ lực tác động của động cơ thông qua bộ truyền bánh răng, trục cước quay giúp cọ sát, làm sạch bề mặt, bay đi những tạp chất dơ dính trên khoai tây

Hình 5.2: Bản vẽ trục cước.

5.1.3. Khung máy

Nhiệm vụ: đỡ trục, giữ cố định các chi tiết lắp trên khung máy, giữ vững và căn bằng motor khi căn xích.

Hình 5.3: Bản vẽ khung máy.

5.1.4. Trục trung gian

Nhiệm vụ: Giữ chặt, định vị bánh răng trung gian để đảo chiều trục rulo  trong quá trình rửa khoai tây.

Hình 5.4: Bản vẽ trục trung gian.

5.1.5 Máng nước

Nhiệm vụ: Hứng nước trong quá trình rửa, không để cho nước chảy lung tung ra ngoài.

Hình 5.5: Thùng chứa nước.

5.1.6. Máy

Hình 5.6: Máy.

5.2. Hướng dẫn sử dụng.

Bước 1: Kiểm tra lại nguồn điện 220V.

Bước 2: Bật CB , kiểm tra nguồn nước, chờ máy chạy ổn định 1 – 2 phút.

Bước 3:  Kiểm tra mực nước trong xô thùng đủ để rửa khoai.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống máng thoát khoai.

Bước 5: Đổ khoai tây vào máy rửa khoai tây.

Bước 6: Lấy khoai tây đã rửa sạch ra.

* Những lưu ý khi sử dụng :

Nguồn điện sử dụng phải đảm bảo đủ công suất và cường độ. Nếu nguồn điện sử dụng yếu, máy sẽ hoạt động kém hiệu quả, sản phẩm rửa không sạch.

Không để vật nặng lên bộ phận che chắn của máy.

Đổ khoai tây nhẹ nhàng, hạn chế cho rơi từ trên cao xuống, sẽ làm hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng khoai tây.

Số người phục vụ cho một máy chỉ cần 1 người.

Người đứng máy có thể 1 người phải cung cấp trứng liên tục  thì năng suất máy mới cao.

Nếu gặp sự cố, phải dừng ngay, tắt máy sử lý sự cố, sau đó mới cho máy hoạt động trở lại.

5.3. Bảo trì.

Kiểm tra bộ căng xích.

Kiểm tra bộ bánh răng.

Kiểm tra trục cước và trục rulo.

Xiết các đai ốc, bulông, vít vì sau một thời gian bị lỏng.

Bôi mỡ vào các ổ bi và các bánh răng, bộ truyền xích.

Thông số kỹ thuật máy rửa trứng

Động cơ

 0.55(Kw)

Nguồn điện

220 (V)

Điện áp

50 (Hz)

Tốc độ trục chính

48(Vòng/phút)

Tốc độ trục cước

138(Vòng/phút)

Tốc độ trục rulo

138(Vòng/phút)

Chất liệu trục cước

Dây cước, thép C45

Năng suất trung bình trong 1 giờ

160 kg

Kích thước máy (dài x rộng x cao)

1060 x 400 x 800 (mm)

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

* Kết luận.

1. Những kết quả đạt được:

Đã chế tạo , lắp ráp hoàn thành phần cơ khí.

Kết cấu gọn nhẹ phù hợp với mô hình thí nghiệm.

Nắm được nguyên lý, cấu tạo căn bản máy rửa khoai tây.

Thiết kế mô hình, tính toán động học cho máy.

Tính toán và biết được các thông số kỹ thuật của máy rửa khoai tây.

Sử dụng phần mềm Autocad để biểu diễn các chi tiết của máy.

Biết cách lắp ráp, tháo lắp các bộ phận của máy.

2. Những kết quả chưa đạt được:

Còn một vài sai xót trong phần cơ khí.

Đặt khoai tây vào máy còn thủ công.

Cửa thoát khoai tây còn hạn chế.

* Hướng phát triển:

- Cải thiện thêm bộ phận cửa thoát khoai tây.

- Máy rửa khoai tây nên sử dụng các vật liệu bằng thép không gỉ (inox).

*Lời cảm ơn: Do thời gian có hạn nên việc tìm hiểu về máy còn có nhiều thiếu sót, vì vậy kính mong tất cả các thầy cô thông cảm.

Sau khi hoàn thành đồ án này, em đã bước đầu có những hiểu biết cơ bản về máy rửa trứng, cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc. Trong quá trình làm đồ án đã giúp em biết cách vận dụng các kiến thức từ những môn học khác nhau, và từ đó bắt tay vào giải bài toán kỹ thuật. Với yêu cầu của đề tài, nhóm em đã hoàn thành được các nội dung đặt ra. Do lần đầu tiếp cận với khía cạnh mới cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình làm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Từ đó em rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế và sẽ giúp ích nhiều cho công việc sau này của em. Xây dựng được tính đồng đội, nhất trí trong một nhóm, phân chia công việc cụ thể rõ ràng, giúp đỡ, cùng đồng đội vượt qua mọi trở ngại.

Lời cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em  trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Một số trang web tham khảo:

https://voer.edu.vn/c/may-rua-nguyen-lieu/d91995fe/9e49dd98

http://det6000.com/vi/

http://www.cesti.gov.vn/gioi-thieu-sang-che/sang-che-bao-quan-va-che-bien-trung.html

https://patentimages.storage.googleapis.com/pages/US2566475-0.png

http://patentimages.storage.googleapis.com/pages/US2574252-1.png

 

Close