Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN HỘP ĐỰNG BÁNH MỨT

mã tài liệu 300500300039
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, ( CREO) ...2D, 3D, thuyết minh, quy trình sản xuất gia công, bản vẽ nguyên lý, thiết kế, các chi tiết trong khuôn, kết cấu, động học máy đúc... Và nhiều tài liệu liên quan khác kèm theo đồ án ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN HỘP ĐỰNG BÁNH MỨT......Bảng tra các thông số tiêu chuẩn của chi tiết trong khuôn (catalo..) Bảng tra chế độ cắt khi gia công khuôn...
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ KHUÔN HỘP ĐỰNG BÁNH MỨT

MỤC LỤC KHUÔN HỘP ĐỰNG BÁNH MỨT

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.. 6

  1.     Tổng quan về tình hình ngành công nghiệp nhựa. 6
  2. Khái quát tình hình:6
  3. Giới thiệu công nghệ ép phun. 6

2.1.   Tổng Quan Về Máy Ép Nhựa.7

2.2.   Các bộ phận cơ bản của máy ép nhựa.8

  1.   Phễu nạp liệu.9
  2. Cụm phun và các kiểu cụm phun thông dụng.9
  3. Cơ cấu kẹp.10
  4. Bảng điều khiển trung tâm.11
  5. Trục vis. 12
  6. Xylanh.14
  7. Các giai đoạn ép nhựa: Gồm 4 giai đoạn. 14
  8. Nguyên lý hoạt động của khuôn ép nhựa.17
  9. Quy trình ép ra một sản phẩm nhựa trên máy ép nhựa như sau:17
  10. Các loại khuôn nhựa phổ biến.18

CHƯƠNG II :PHÂN TÍCH SẢN PHẨM CẦN.. 22

THIẾT KẾ KHUÔN.. 22

  1.     Phân tích sản phẩm cần thiết kế khuôn. 22
  2. Thiết kế khuôn. 23

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ KHUÔN.. 37

  1. Một số chi tiết cơ bản của khuôn. 37
  2. Chốt dẫn hướng. 37
  3. Bạc dẫn hướng:38
  4. Bạc cuống phun. 39
  5. Gối đỡ. 39
  6. Tấm giựt cuống phun. 40
  7. Chọn mặt phân khuôn. 40
  8. Thông số sản phẩm và số lòng khuôn.42
  9. Thông Số Sản Phẩm.42
  10. Số lòng khuôn:43
  11. Phác Họa Sơ Bộ Khuôn.44
  12. Thành phần chi tiết của khuôn:45
  13. Tính Toán Lực Tác Dụng Của Khuôn.46
  14. Tính toán kích thước vỏ khuôn đực.46
  15. Dạng khuôn thiết kế. 48
  16. Thiết kế khuôn 3 tấm kênh dẫn nguội48
  17. Thiết kế kênh dẫn nhựa. 49
  18. Thiết kế hệ thống làm nguội.51
  19. Thiết kế hệ thống đẩy sản phẩm.. 54
  20. Vị trí đặt chốt đẩy:56
  21. Chọn chốt đẩy :56
  22. Chọn kích thước tấm giữ và tấm đẩy:58

CHƯƠNG IV : ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CREO3.0 ĐỂ THIẾT KẾ KHUÔN.. 59

  1. Trình tự thiết kế khuôn.59

CHƯƠNG V : ỨNG DỤNG CREO 3.0 ĐỂ GIA CÔNG CÁC TẤM KHUÔN.. 68

CHƯƠNG VI : THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TẤM KHUÔN ÂM    76

  1. Lập qui trình công nghệ gia công tấm khuôn âm.. 76
  2. Phân tích chi tiết gia công. 77
  3. Điều kiện làm việc. 77

- Chịu nhiệt độ của dòng vật liệu lỏng cao.      - Chịu tác dụng hoá học do dòng chất lỏng gây ra trên bề mặt khuôn      - Nhiệt độ khuôn khoảng 80 – 120ºC.77

  1. Yêu cầu kỹ thuật77
  2. Chọn phương pháp phôi và chế tạo phôi.77

3.1.   Chọn phôi77

3.2.   Cơ tính :    Vật liệu phôi là thép SKD có:      - Giới hạn bền db = 610 N/mm2.      - Giới hạn chảy dc = 360 N/mm2.  - Độ cứng khoảng 190 HB.77

3.3.   Lượng dư phôi :     - Kích thước chi tiết tấm khuôn âm là 600 x 400 x 60 và ta chọn lượng dư của phôi 600 x 400 x 60,5.     - Kích thước phôi sẽ là 600 x 400 x 60,5(dung sai ±0,02).77

3.4.   Phương pháp gia công bề mặt phôi. Vì phôi dạng hộp và hình dạng hình học chi tiết yêu cầu phù hợp với phương pháp phay, nên ta chọn phương pháp gia công là phay.78

  1. Thiết kế nguyên công – lập quy trình công nghệ. 78

CHƯƠNG VII : HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN KHUÔN.. 87

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

 

      I.            Tổng quan về tình hình ngành công nghiệp nhựa

1.     Khái quát tình hình:

Ngành nhựa ra đời sau thế chiến thứ hai.

Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ quay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hằng ngày của xã hội. Theo hiệp hội nhưa Việt Nam, hiện nay nhu cầu sử dụng hàng nhựa của người dân trong nước chỉ đạt 40kg nhựa/người/năm, Thái Lan là 60kg, Nhật Bản là 114kg.

Sản xuất bao bì 30%, xây dựng 12%, điện tử 11%, điện gia dụng 8%, vận tải 6%, may mặc 5%, nông nghiệp 3%, và các ngành khác 15%.

Trên thế giới hiện nay, hầu hết các ngành công nghiệp đều có sử dụng vật liệu nhựa.Ngành nhựa ở nước ta thực chất là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, hiện chưa có khả năng sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa, gần như nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Từ năm 1975 đến năm 1989, ngành nhựa của Việt Nam đang chứng tỏ tiềm lực của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

Theo hiệp hội nhựa Tp.HCM, trong 14 năm (1988-2002) ngành nhựa Việt Nam đã tăng 24 lần.

Sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên toàn thế giới, bao gồm các nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. Trong đó 10 thị trường Xuất khảu lớn nhất cùa Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Hiện có khoảng 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh lực xuất khẩu.Ngoài việc nhập khẩu từ 70%-80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Nước ta phải nhập khẩu hầu như tất cả các sản phẩm và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm nhựa.

2.     Giới thiệu công nghệ ép phun

Công nghệ ép phun là một loại công nghệ phổ biến, sử dụng nguyên liệu nhựa nhiệt dẻo để tạo ra những sản phẩm đa dạng về hình dáng và màu sắc, có độ phức tạp cao.

Ép phun nhựa là quá trình chuyển hóa nguyên liệu ở dạng hạt hoặc bột thành dạng lỏng dẻo và được đẩy vào khuôn dưới áp lực nén của máy.Sau đó, khuôn được làm nguội, nhựa rắn lại, có hình dạng của lòng khuôn và cuối cùng mở khuôn, lấy sản phẩm.

1.1.    

2.1.   Tổng Quan Về Máy Ép Nhựa.

-         Phân loại.

Máy ép nhựa là thiết bị chuyên dùng để hoá dẻo nhựa và phun ép vào khuôn tạo ra sản phẩm. Tuỳ theo cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy mà người ta chia theo nhiều loại :

-         Theo lực đóng khuôn:máy có lực đóng khuôn 50, 100,…8000 tấn.

Lực đóng khuôn

Kích thước tương đối

25 – 100 tấn

Nhỏ

100 -500 tấn

Vừa

500 -1000 tấn

Lớn

Trên 1000 tấn

Rất lớn

-       Theo cơ cấu phun ép nhựa: loại piston hay trục vis.

-      Theo cơ cấu đóng mở khuôn: Thủy lực hay cơ – thủy lực

-      Theo phương đóng mở khuôn: nằm ngang hay thẳng đứng

 

Máy ép nhựa ngang                                                                                                        Máy ép nhựa đứng        

 ...........................................

      I.            Phễu nạp liệu.

Quy trình bắt đầu bằng cách đổ hạt nhựa vào trong phễu. Phễu là một thiết bị đơn giản dùng để cấp liệu cho trục vis và xylanh. Ngoài ra phễu nạp liệu còn được gắn thêm hệ thống sấy nguyên liệu.

1.     Cụm phun và các kiểu cụm phun thông dụng.

Cụm phun là một trong những bộ phận quan trọng của máy ép nhựa.Nó có nhiệm vụ hóa dẻo nguyên liệu và đẩy vào lòng khuôn.

Chức năng của cụm phun:

+ Vận chuyển nguyên liệu nhựa

+ Nung chảy nguyên liệu

+ Tích tụ nguyên liệu

+ Phun ép nguyên liệu

+ Duy trì áp suất ở mức cao.

Sau đây là nguyên lí hoạt động của 1 số loại cụm phun thông dụng :

vCụm phun kiểu piston 1 giàn:Đây là loại cũ nhất, hoạt động theo nguyên tắc sau :

Từ phễu các hạt nguyên liệu được đưa xuống xylanh phun, chuyển động lên phía trước của piston đẩy các hạt đi tới bộ phận mở rộng (màng phun). Xung quanh các spreader sẽ là những băng nhiệt, nó sẽ làm chảy hạt thành nhựa dẻo, từ đó nhựa sẽ được ép vào khuôn.

vCụm phun kiểu piston 2 giàn : hoạt động theo nguyên tắc

 

Gồm 2 cụm pittông trong đó cụm này được đặt trên cụm kia. Một cái để dẻo hoá vật liệu và dẫn vật liệu đến xylanh kia mà ở đó piston thứ 2 sẽ hoạt động như một piston bắn đạn và đẩy vật liệu dẻo vào khuôn.

 

vCụm phun kiểu trục vít 1 giàn.

Sự phun nhựa được thực hiện bởi 1 vis quay mà nó chuyển động lùi và tiến trong xylanh nung nóng, là 1 vis quay nó tạo sự chuyển động của vật liệu hạt từ phễu nguyên liệu và buộc nguyên liệu đi dọc theo thùng xylanh nóng. Khi vật liệu đến cuối vis thì vis chuyển động ngược lại để tích vật liệu, sau đó nó lại tiến lên để đẩy nhựa như 1 piston.

 

vCụm phun kiểu trục vit – piston 2 giàn

 

Hoạt động qua lại của vis sẽ hạn chế lượng vật liệu có thể được dẻo hoá. Tuy nhiên, sự hạn chế này có thể khắc phục được bằng việc sử dụng piston vis 2 giàn. Ở đây vật liệu di chuyển trên toàn bộ chiều dài vis, qua 1 van nạp và vào trong khoang phun. Cũng ở đây, piston phun bắt buộc phải lùi lại.Van bắn đạn sẽ được mở ra khi piston phun tiến lên phía trước và vật liệu được phun vào khuôn.

2.     Cơ cấu kẹp.

Cơ cấu kẹp bao gồm đầu xylanh thủy lực chính và cơ cấu cánh tay đòn. Trong máy ép nhựa cơ cấu này có nhiệm vụ mở, đóng và giữ chặt khuôn trong quá trình phun ép nhựa.Trong thực tế, đối với từng bộ khuôn cụ thể việc xác định lực kẹp đòi hỏi phải tính toán rất kỹ càng.Nếu lực kẹp lớn quá sẽ làm giảm tuổi thọ của khuôn còn nếu lực kẹp nhỏ quá sẽ làm nhựa trong quá trình ép phun bị xì ra tạo bavia cho sản phẩm.

Cơ cấu kẹp (Clamp cylinders) : thường có 2 loại chính là loại sử dụng cơ cấu trục khuỷu điều khiển bằng thủy lực và loại sử dụng piston - xilanh thủy lực. Hệ thống này có chức năng cung cấp lực để đóng mở khuôn và lực để giữ khuôn (kìm khuôn) đóng trong suốt quá trình phun.

Cơ cấu kẹp sử dụng trục khuỷu điều khiển bằng thủy lực:

Loại cơ cấu kẹp

Ưu điểm

Nhược điểm

Dùng thủy lực

Lắp đặt khuôn nhanh

Biết rõ áp suất kẹp

Dễ bảo dưỡng

Ít làm võng tấm khuôn

Lực kìm tập trung vào giữa tấm khuôn

Cần lượng lớn dầu thủy lực

Tốn nhiều năng lượng

Chịu ảnh hưởng bởi hệ số nén của dầu

Dùng trục khuỷu

Giá thành thấp

Di chuyển cơ cấu kìm nhanh

Tự hãm để giảm va đập

Cần bảo dưỡng thường xuyên

Lực kìm không tập trung vào giữa tấm khuôn

Khó điều chỉnh

Ưu nhược điểm của cụm kìm dùng cơ cấu khuỷu và xylanh thuỷ lực :

                        Cơ cấu kẹp sử dụng piston – xilanh thủy lực:

 

    II.            Bảng điều khiển trung tâm.

              Bảng điều khiển trung tâm bao gồm : Van kiểm tra thủy lực (áp suất ), hệ thống kiểm tra nhiệt độ (Nhiệt độ ) và hệ thống kiểm tra thời gian chu kỳ. Đây là những thông số gia công quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

 

 III.             Trục vis

Trục vis là một chi tiết quan trọng và điển hình của cụm phun mà đa số các loại máy ép nhựa hiện nay đều sử dụng. Trục vis là loại có dạng ren, bước ren không đổi và có biên dạng giảm dần. Nó có 2 chức năng khác nhau là chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến trong quá trình ép. Khi trục vis ở chế độ quay, nó có tác dụng làm dẻo hoá nguyên liệu và lấy keo, lúc này trục vis chuyển động về sau và nhựa được đưa đến trước đầu xilanh, lượng keo lấy phù hợp cho một lần phun.

Trục vit máy phun ép nhựa

DD : Đường kính trục vis .

P : Bước ren .

h1 : Chiều cao ren ở đầu trục vis .

h2: Chiều cao ren ở cuối trục vis

                        Trục vis có 3 vùng chính:

+ Vùng nhập liệu: Ở gần phễu nhập liệu dùng để chuyển nguyên liệu về phía trước. Ở cuối vùng này nguyên liệu mềm và bắt đầu chảy.Vùng này chiếm khoảng 50% chiều dài trục.

 

+ Vùng nén ép: Ở giữa vis, dùng để nén ép nguyên liệu nóng. Vùng này chiếm 25% chiều dài trục.

+  Vùng định lượng: Có công dụng trộn và tạo nguyên liệu đồng nhất trước khi phun vào khuôn. Vùng này chiếm 25% chiều dài trục.

Tỉ lệ chiều dài trục vít (L) và đường kính trục vis (D)

                   L/D = 14 ÷ 24

Trục vít có 2 khả năng chuyển động là quay và tịnh tiến trong quá trình ép:

-      Khi trục vis ở chế độ quay, nó có tác dụng tải nguyên liệu, đưa qua vùng nung nóng để dẻo hóa nhựa, lúc này trục vis từ từ lùi về sau và nhựa được đưa đến trước đầu xilanh. Lượng nhựa lấy phù hợp cho một lần phun.

-      Khi trục vis ở chế độ tịnh tiến, nó dừng quay, hệ thống thủy lực đẩy trục vis đi tới, ép nhựa phun vào khuôn

                                                Bảng Nhiệt Độ Gia Công Các Loại Nhựa Thông Dụng.

 

Nguyên liệu

Nhiệt độ vòi phun (0C)

Nhiệt độ khuôn (0C)

Béc phun

Đầu trục vis

Giữa trục vis

Cuối trục vis

HD PE

200

190

180

170

40-60

LD PE

180

170

160

150

40-60

PP,PS

200

190

180

170

55-65

APS

210

200

190

280

40-60

PVC- cứng

220

210

200

110

50-60

PVE-mềm

230

170

160

150

45-60

 

Nhiệt độ khuôn: được làm nguội bằng các đường nước, nhiệt độ bề mặt khuôn có ảnh hưởng đến áp suất trong khuôn, nhiệt độ khuôn phải đồng nhất.

IV.             Xylanh.

Trục vis được đặt tronh xylanh, nó được làm bằng thép cứng chịu được áp suất trong suốt quá trình phun. Xylanh được lắp các hệ thống điện trở gia nhiệt dọc theo chiều dài của nó và được điều khiển bằng các đầu dò nhiệt.

   V.            Các giai đoạn ép nhựa: Gồm 4 giai đoạn

                          1. Hoá lỏng hạt nhựa .

                   2. Phun nhựa .

                   3. Làm nguội .

                   4. Lấy sản phẩm ra ngoài

 

CCác phần và bộ phận chính của máy ép nhựa.

Giai đoạn 1: Hoá lỏng hạt nhựa.

Khuôn được đóng lại, hạt nhựa nguyên liệu có sẵn trong phễu được rớt xuống và bắt đầu quá trình hoá dẻo. Chất dẻo thông qua băng nung nóng và trục vis bị chảy lỏng, hoà trộn vào nhau chuẩn bị được phun ép vào trong khuôn. Giai đoạn này cần phải tác dụng vào khuôn một lực lớn để không có một chút chất dẻo lỏng nào chảy ra từ các khe hở của khuôn.

Giai đoạn hóa lỏng hạt nhựa

Giai đoạn 2: Phun nhựa.

Giai đoạn này chất dẻo lỏng sẽ được phun ép vào khuôn.Thông qua các cuống phun, kênh nhựa và miệng phun, nhựa lỏng sẽ được điền đầy vào lòng khuôn.Áp lực phun trong giai đoạn này cần phải được đảm bảo đủ để nhựa lỏng có thể điền đầy khắp lòng khuôn.

Giai đoạn phun nhựa và điền đầy lòng khuôn

Giai đoạn 3: Làm nguội

Sau khi phun ép định hình được sản phẩm, áp lực phun tiếp tục được duy trì. Điều này làm cho những phần bị co rút trên sản phẩm tiếp tục được điền đầy... Qúa trình làm nguội sẽ được kết thúc khi chi tiết đông đặc hoàn toàn.

.....................................................................

CHƯƠNG VII : HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN KHUÔN

  1. Cách lắp đặt khuôn.

1.1  Theo quy tắc chung, phải kiểm tra các điều sau trước khi lắp đặt khuôn:

  • Đối với khuôn đã được sử dụng từ trước cần xem thử nó đã được sửa chữa hư hỏng thế nào.
  • Kiểm tra đầu vào và ra của kênh nước bằng cách thổi khí nén để chắc chắn rằng kênh nước thông và sạch.
  • Chắc chắn vòng định vị ăn khớp chính xác với lỗ ở tâm của tấm khuôn cố định. Điều đó sẽ đảm bảo độ thẳng hàng chắc chắn của cuống phun và vòi phun.
  • Kiểm tra chiều cao tổng của khuôn có vượt quá khoảng sáng của máy không.
  • Kiểm tra giá trị lực kẹp khi gia công.

1.2     Một thực tế tốt là kiểm tra độ song song của hai tấm khuôn trước khi lắp khuôn, kiểm tra các bulong kẹp vòng an toàn có kẹp chắc chắn không, các trụ đỡ có bám bụi bẩn hoặc phoi kim loại hay không.

1.3     Đặt khuôn vào trạng thái hai nửa đóng vào nhau.Điều đó ngăn ngừa hai nửa khuôn khỏi bị hư hỏng có thể xảy ra trong khi lắp khuôn.

1.4     Không nên cố gắng lắp khuôn nặng bằng tay, cần sử dụng các máy nâng cần cẩu phù hợp hoặc cơ cấu xích ròng rọc. Xích ròng rọc có thể điều chỉnh chậm nhưng rất tốt trong việc lắp khuôn.

1.5     Giữ cho xích cùng với khuôn cho đến khi cả hai nửa đã gắn chặt vào tấm khuôn. Đối với khuôn nặng, đó là một thực tế tốt để tránh kẹp bulong lắp ở tấm di động để tránh bất kỳ một chuyển động đi xuống nào của khuôn trong quá trình tháo lắp.

1.6     Trong lúc tháo khuôn, không bao giờ được gõ búa vào khuôn khi các bulong an toàn vẫn còn chặt, nếu không sẽ làm hỏng khuôn và bộ phận máy  nối với khuôn. Trong khi khuôn còn được giữ bởi xích chỉ nới lỏng một nửa bulong an toàn và làm các điều chỉnh cần thiết thông qua bulong.

¯ Lặp đặt khuôn Nắp bảo vệ ren ống nước:

  • Lắp tấm lói: Lắp 2 chốt định vị Ø10 vào 2 lỗ định vịØ10, lắp vành khăn lói vào tấm lói bằng 4 bulong M12 từ dưới lên. Lắp 4 bạc dẫn hướng vào 4 góc của tấm.
  • Lắp cụm lói: Lắp các Ty đẩy vào lỗ Ø25, lắp cố định 4 vít M10 để bắt chặt tấm giữ ty và tấm đẩy ty, sau đó thả 4 lò xo vào 4 ty đẩy.
  • Lắp cụm khuôn dưới:

Đặt 4 chốt xiên và 4 nắp chặn an toàn vào 4 hốc, Dùng 16 bulong M6 để bắt chặt.

Đặt lõi giải nhiệt vào trong khuôn đực, dùng chốt định vị Ø10 lắp vào 2 lỗ định vị, đặt vòng cao su G105 vào để tránh rỉ nước, dùng 4 bulong siết khuôn đực từ đáy của tấm khuôn dưới.

Lắp các bạc dẫn hướng vào 4 vị trí lỗ ở 4 góc của tấm.Sau cùng lắp 4 con đạp bằng 12 bulong M6 và 4 co nước M12.

  • Lắp cụm lói và cụm khuôn dưới với nhau:

Đặt tấm lói trên tấm khuôn dưới, lắp 4 ty đẩy ở cụm lói vào tấm lói.Sau đó đặt 2 gối đỡ, sau cùng dùng 6 bulong M22 bắt chặt tấm kẹp dưới và tấm khuôn dưới.

  • Lắp cụm khuôn trên:

Lắp 2 chốt định vịØ10 vào 2 lỗ định vị, đặt 2 vòng cao su G60 và G110 vào 2 rãnh ở tấm trên, bắt cố định khuôn cái từ mặt trên của tấm khuôn trên. Lắp chốt định vị Ø20 vào giữa khuôn để giới hạn hành trình con trượt.

Lắp các bạc dẫn hướng vào 4 góc của tấm.

Lắp 2 con trượt và lắp 4 chốt định vị Ø10 của 2 thanh nẹp và cố định chúng bằng 6 bulong M12.

Lắp 3 ống đỡ và tấm chặn con trượt ở mặt bên và sau đó tiến hành chỉnh hành trình ra vào bằng 2 bulong M12 có lò xo ở bên ngoài.

Lắp các co nước M12 ở mặt bên.

  • Lắp tấm kẹp trên:

Lắp 4 chốt dẫn hướng vào 4 lỗ ở 4 góc tấm, cùng với 4 tấm chặn an toàn cố định bằng vít M10.

Lắp 4 chốt giật hành trình cùng với tấm giật cuống phun bên dưới tấm kẹp trên, cố định bằng ty giật hành trình M12.

  • Lắp cụm khuôn trên và cụm khuôn dưới với nhau, lắp 4 chốt giật hành trình 2 từ dưới lên ở 4 lỗ gần lỗ chốt dẫn hướng. Lắp 4 thanh kéo ở bên ngoài để giới hạn hành trình mở giữa 2 khuôn động và tĩnh.

Tiến hành cân chỉnh hành trình con trượt cho phù hợp.

Những điều lưu ý chung khi lắp đặt khuôn:

1    Khi lắp đặt khuôn vào bên trong của máy phải cẩn thận.

2    Làm sạch bề mặt lắp đặt khuôn.

3       Điều chỉnh bề dày khuôn bằng thiết bị kẹp vì vậy mà khuôn không quá chặt.

4       Di chuyển khuôn bằng cẩu trục và đặt nó vào giữ tấm cố định và tấm di động.

5       Điều chỉnh thiết bị kẹp và lắp đặt bản nối lõm vào tấm cố định, và bản nối lõi vào tấm di động theo thứ tự định sẵn.

6       Di chuyển vòi phun trước, khẳng định vị trí lắp đặt khuôn, điều chỉnh hành trình vòi phun.

7       Điều chỉnh thiết bị kẹp bằng tay, kiểm tra dầu bôi trơn và vị trí di động của khuôn.

8       Điều chỉnh hành trình vòi phun.

Bulong lắp đặt khuôn.

Vị trí lắp đặt của bulong trên bàn máy của máy làm khuôn được xác lập bởi tiêu chuẩn JSI.

Kích thước của bulong được xác lập theo lực kẹp bulong. Tuy nhiên là đối tượng để mở khuôn hoặc trọng lượng của khuôn.

  1. Sử dụng khuôn
  • Để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất, khuôn phải được duy trì ở nhiệt độ làm việc của nó.
  • Khi tháo khuôn bằng tay không nên sử dụng các dụng cụ kim loại cứng hoặc có cạnh sắc để tránh xây xước bề mặt khuôn hoặc các cạnh sắc có thể làm hỏng mặt phân khuôn, tạo ra khe hở ở mặt phân khuôn gây xì ba via.
  • Không sử dụng búa gỗ để tháo khuôn.
  • Không sờ tay trực tiếp vào bề mặt nhẵn bóng của khuôn tránh để lại dấu vân tây để không gây hiện tượng bề mặt phân khuôn bị ăn mòn.
  • Người thợ vận hành phải xem xét khuôn có sẵn sàng làm việc hay không.
  • Nếu máy không được sử dụng qua đêm thì cần bôi lên bề mặt nhẵn bóng của khuôn mốt lớp mỏng kerosin hoặc turpenline.
  • Khi không làm việc, các phần tử lò xo cần được để ở trạng thái lỏng.
  • Khuôn không hoạt động cần để ở trạng thái mở nhưng cần được che phủ.
  • Trước khi nghỉ cần cho hệ thống nước làm nguội khuôn duy trì cho đến khi khuôn nguội hoàn toàn.
  1. Bảo quản khuôn
  • Cần phải giữ cho sản phẩm cuối cùng được tháo ra khỏi khuôn để tham khảo cho bất kì sự sửa chữa nào cần thiết. Cần làm nhãn cho sản phẩm với tên gọi, kích thước, vật liệu, số khuôn và số sản phẩm chính của sản phẩm đó.
  • Tất cả các bộ phận của khuôn cần được kiểm tra và sữa chữa trước khi cất vào kho để nó thường xuyên sẵn sàng cho đến khi có lần sản xuất tiếp theo.
  • Các khuôn được xác định sẽ không đưa vào sản xuất cần phải được tháo ra, loại ra để tránh lẫn với các khuôn không còn sử dụng được.
  • Cần di chuyển các đầu lắp kênh nước vì chúng dễ bị hư hỏng khi lưu giữ. Tiến hành thổi khí nén vào các kênh nước ra ngoài hết và giữ cho nó khô. Đậy kín một đầu và rót vào kênh làm mát một loại khoáng dầu phù hợp.
  • Bôi mỡ cho các chi tiết của khuôn và giữ gìn chúng cẩn thận.
  • Đối với khuôn có lò xo thì không nên đóng chặt, đặt các nệm cao su phù hợp với trạng thái mở khuôn để giữ cho lò xo ở vị trí tháo lỏng và bịt miệng các lỗ kín để tránh bụi bẩn hoặc hơi ẩm, đối với khuôn nhỏ chỉ cần cho chúng vào túi nilon.

 

KẾT LUẬN

Điều quang trọng mà người thiết kế  khuôn cần lưu ý là phải nắm rõ kiểu dáng hình học sản phẩm phải thích hợp cho quá trình ép phun. Nếu kiểu dáng không phù hợp sẽ gây khó khăn cho việc chế tạo và sản phẩm sẽ bị khuyết tật(chú ý các vách côn ngược trên sản phẩm). ngoài ra, người thiết kế cũng cần quan tâm đến một số vấn đề trong thiết kế kết cấu khuôn :

vLoại nhựa dùng làm sản phẩm.

vKiểu khuôn phù hợp cho sản phẩm.

vHai nữa khuôn đóng thật kín để không có bavia. Do đó viêc chế tạo mặt phân khuôn cực kỳ quan trọng, ần phải gia công thật chính xác.

vKhi lắp bạc, chốt định vị vào khuôn cần đãm bảo mối lắp chặt hoặc chế tạo thêm vít giữ bạc và chốt.

vNơi bố trí miệng phun, kiểu miệng phun.

vKiểu kênh dẫn.

vNơi bố trí chốt đẩy sản phẩm.

vNơi bố trí kênh dãn nguội và rãnh thoát khí.

 

Close