LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA NĂNG SUẤT 10 - 20KG/GIỜ
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY ÉP NƯỚC CỐT DỪA NĂNG SUẤT 10 - 20KG/GIỜ
Mục đích:
- Hoàn thiện thiết kế máy ép nước cốt dừa năng suất10 - 20kg/giờ.
Nộidung:
- Nghiên cứu tổng quan về trái dừa khô.
- Quy trình thu hoạch dừa khô tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
- Nghiên cứu về nguyên lý ép nước cốt dừa hiện nay.
- Lựa chọn nguyên lý épnước cốt dừa phùhợp.Phân tích và đánh giá nguyên lý ép của nghiên cứu trước đã chọn. Tìm những nhược điểm để khắc phục và hoàn thiện.
- Hoàn thiện tính toán thiết kế máy ép nước cốt dừa năng suất10 – 20kg/giờ.
- Hoàn thiện bộ bản vẽ thiết kế máy.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. 1
1.1 Đặt vấn đề:1
1.2 Ý nghĩa thựctiễn:2
CHƯƠNG 2. 3
2.1 Giới thiệu vềcây dừa:3
2.2 Cấu tạo trái dừa [19]4
2.3 Những biến đổi của cơm dừa trong quá trình hình thành trái dừa [18]5
2.4 Vai trò của câydừa:6
2.4.1 Vai trò của cây dừa đối với sức khỏe [8]:6
2.4.2 Vai trò của cây dừa đối với đời sống;8
2.4.3 Giá trị kinh tế của cây dừa:8
2.5 Quy trình thu hoạch dừa khô tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.:9
2.5.1 Các loại giống cây dừa [19]9
2.5.2 Thời điểm thu hoạch trái10
2.5.3 Tình hình sản xuấtdừa khô trong và ngoài nước:10
2.6 Các sản phẩm từ cơm dừa:15
2.6.1 Các sản phẩm thực phẩm từ cơmdừa:15
2.7 Nước cốtdừa:18
2.7.1 Giới thiệu về nước cốt dừa:19
2.7.2 Quy trình ép nước cốt dừa. 19
2.7.3 Các phương pháp ép nước cốt dừa hiệnnay:20
2.7.4 Các nguyên lý ép trục vít29
2.8 Kết luận. 31
CHƯƠNG 3. 32
3.1 Nội dung nghiên cứu:32
3.2 Phương pháp nghiên cứu:32
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.32
3.2.2 Phương pháp khảo nghiệm.. 33
3.3 Phương pháp tính toán. 35
3.4 Phương pháp thiết kế:35
CHƯƠNG 4. 36
4.1 Khảo nghiệm đánh giá hiệu suất ép và áp suất ép của máy ép nước cốt dừa.36
4.1.1 Sơđồ cấu tạo và thông số máy ép nước cốt dừa HOÀNG GIA.. 36
4.1.2 Khảo nghiệm đánh giá hiệu suất và năng suất của máy ép nước cốt dừa liên tục. 37
4.1.3 Ảnh hưởng của áp suất đến hiệu suất ép nước cốt dừa. 38
4..1.4 Kết luận:39
4.1.5 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình máy ép nước cốt dừa được hoàn thiện.40
4.2 Tính toán bổ sung hệ thống tải cấp liệu. 41
4.2.1 Cơ sở thiết kế hệ thống tải cấp liệu. 41
4.2.2 Tính toán vít tải [14 ]42
4.2.3 Bộ truyền đai thang. 45
4.3 Hệ thống ép. 46
4.4 Hệ thống điều chỉnh khe hở hoát bã. 47
4.4.1 Cơ sở thiết kế hệ thống điều chỉnh khe hở thoát bã. 47
4.4.2 Thiết kế bộ phận điều chỉnh khe hở thoát bã. 48
4.5 Hệ thống bảng điều khiển khởi động máy và đảo chiều động cơ khi xảy ra tắc nghẽn trong quá trình ép. 53
4.6 Lưới lọc. 54
4.7 Vận hành và bảo dưỡng máy. 55
4.7.1 Vận hành máy. 55
4.7.2 Những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy và hướng giải quyết đề xuất.56
4.7.3 Bảo trì máy. 57
4.8 Máy ép nước cốt dừanăng suất 10 - 20kg/giờ. 58
CHƯƠNG 5. 60
5.1. Kết luận:60
5.2. Đề nghị:60
Tài Liệu Tham Khảo. 62
1 Tài liệu Website. 62
2. Tài liệu sách, giáo trình, khóa luận...... ....63
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1Cây và quả dừa. 3
Hình 2. 2Mặt cắt ngang của trái dừa. 4
Hình 2. 3Tổng diện tích dừa của việt nam năm 2020. 12
Hình 2. 4 Quy trình chế biến các thực phẩm từ cơm dừa. 15
Hình 2. 5 Sản phẩm dầu dừa tinh luyện và dầu dừa thô. 16
Hình 2. 6 Sản phẩm dừa nạo sấy khô. 16
Hình 2. 7 Sản phẩm cơm dừa khô. 17
Hình 2. 8 Sản phẩm sữa dừa. 17
Hình 2. 9 Sản phẩm kem dừa. 17
Hình 2. 10 Sản phẩm kẹo dừa. 18
Hình 2. 11 Sản phẩm Mứt Dừa. 18
Hình 2. 12 Sản phẩm thạch dừa. 18
Hình 2. 13 Nước cốt dừa và một số món ăn kèm nước cốt dừa. 19
Hình 2. 14Cơm dừa được nạo bằng tay và nạomáy. 20
Hình 2. 15Vắt nước cốt dừa bằng tay. 21
Hình 2. 16Máy ép nước cốt dừa dùng tay quay( Nguyên lý ép kiểu piston )22
Hình 2. 17Máy ép nước cốt dừa thủy lực. 23
Hình 2. 18Máy ép nước cốt dừa thủ công sử dụng trong hộ gia đình. 24
Hình 2. 19 Máy ép nước cốt dừa liên tục (Nguyên lý ép trục vít côn)26
Hình 2. 20 Sơ đồ nguyên lý máy ép nước cốt dừa. 28
Hình 2. 21Trục guồng xoắn. 30
Hình 2. 22Trục vít trụ. 31
Hình 2. 23Trục vít côn. 31
Hình 3. 1Nạo dừa bằng máy nạo dừa chuyên dụng. 34
Hình 3. 2Máy ép nước cốt dừa HOÀNG GIA. 35
Hình 3. 3 Cân tiều ly ELECTRONIC (sai số 0,1 gram)35
Hình 3. 4 Đồng hồ bấm giờ Casio HS-70W.. 35
Hình 4. 1 Máy ép nước cốt dừa HOÀNG GIA. 37
Hình 4. 2 Cấu tạo và nguyên lý sơ bộ máy ép nước cốt dừa. 41
Hình 4. 3Kích thước bánhđai thang. 46
Hình 4. 4Kích thước đaithang. 47
Hình 4. 5 Kết cấu bộ phận điều chỉnh khe hở thoát bã.49
Hình 4. 6Khe hở thoát bã. 50
Hình 4. 7 Lò xo. 51
Hình 4. 8Các dạng đầu dây lò xo nén. 51
Hình 4. 9Chiều cao lò xo với các tải trọng tác dụng khác nhau. 52
Hình 4. 10 Sơ đồ mạch điện bảng điều khiển động cơ gắn liền hộp giảm tốc. 55
Hình 4. 11 Lưới lọc máy ép nước cốt dừa INox 304. 56
Hình 4. 12 Máy ép nước cốt dừa năng suất 10 - 20kg/giờ sau khi hoàn thiện. 60
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1 Quốc gia dẫn đầu sản lượng dừa, năm 2012 [12]. 11
Bảng 2. 2Diện tích và năng suất dừa một số nước, năm 2011 [12]. 11
Bảng 2. 3 Diện tích đất trồng dừa của Việt Nam thống kê qua các năm [14]. 12
Bảng 4. 1 Khảo nghiệm hiệu suất của máy ép nước cốt dừa máy ép nước cốt dừa liên tục trên thị trường (Khảo nghiệm đã được tiến hành từ 13/6/2022, tại chợ bình nhâm)38
Bảng 4. 2Lượng nước cốt dừa được phụ thuộc áp suất ép [19]. 39
Bảng 4. 3Các thông số của bánh đai thang:46
Bảng 4. 4 Các thông số của đai thang:46
Bảng 4. 5 Cơ tính của thép lò xo Dựa vào bảng 15.2[22]. 50
Bảng 4. 6 Thông số hình học lò xo Dựa vào bảng 15.3 [22]. 53
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Dừa (Cocos nucifera) là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ Cau là cây ăn quả ở các vùng nhiệt đới[1]. Từ xưa đến nay cây dừa được biết đến rộng rãi như là cây của sự sống do sự đóng góp đáng kể của chúng đối với đời sống con người từ cơm dừa, nước dừa, vỏ trái dừa, gỗ dừa, lá dừa.... Dừa trái được sử dụng như một thức uống giải khát và cũng là một thành phần của kẹo, bánh ngọt, cùng nhiều công dụng khác...
Nướccốtdừalànướccốtmàutrắngsữađượcchếbiếnbằngcáchép cùi dừa nạo hay còn gọi là cơm dừa có hoặc không thêm nước (thường được thêm nước nóng để chiết dầu dừa, protein và hợp chất thơm) là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Nướccốtdừalàmộtdạngnhũtươngdầutrongnước,đượcổnđịnhbởicác chất nhũ hóa tự nhiên như protein, globulin và albumin và phospholipid[2]. Ngoài việc sử dụng nước cốt dừa làmthành phần quan trọng không thể thiếu trong nhiều loại thực phẩm, món tráng miệng và món ăn truyền thống của châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Đông NamÁ(Pichitvittayakarn et al., 2006).......Cây dừa còn mang lại cho nông dân ở các vùng miền nguồn thu nhập ổn định cho nông dân thông qua việc chế biến đa dạng hóa sản phẩm từ cây dừa người nông dân đặc biệt là người phụ nữ có thể lao động tại chỗ để kiếm tiền, tham gia quán xuyến gia đình mà không phải chỉ dựa vào ngườichồng. Hàng trăm mặt hàng được sản xuất từ các phần khác nhau của cây dừa giải quyết việc làm ổn định cho hơn 50% lao động ở nông thôn [3].
Hiện nay, nước cốt dừa có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao có tính ứng dụng trong nhiều ngành ở nước ta. Việc khai thác nước cốt dừa quy mô lớn cầnkhá nhiều máy móc hiệnđạinhưng lạikhôngđápứngđượcyêucầuđốivớicáchộkinh doanhquymônhỏ.Chi phí đầu tưcao, năng suất làm việc lớn, yêu cầu kỹ thuật caokhông phù hợp cho các hộ kinh doanh quy mô nhỏ. Do đó, vào năm 2021 kỹ sư Trần Trọng Nhân đã nghiên cứu, tính toán và thiết kế máy ép nước cốt dừa với năng suất 10 – 20 kg/h. Tuy nhiên, lý thuyết tính toán và thiết kế còn nhiều hạn chế nên chưa thể đưa vào chế tạo. Vì vậy, mục tiêu đề tài này nhằm kiểm tra tính phù hợp trong lựa chọn phương án ép tách nước cốt dừa, và khắc phục những nhược điểm trong lý thuyết tính toán và thiết kế từ đề tài của kỹ sư Trần Trọng Nhân năm 2021, cũng như hoàn thiện các bản vẽ để phục vụ trong chế tạo sau này. Vì vậy, được sự chấp thuận từ Ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí - Công Nghệ. Em xin thực hiện đề tài“ Hoàn Thiện Thiết Kế Máy Máy Ép Nước Cốt Dừa Năng Suất 10 - 20kg/Giờ ”.
1.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Khắc phục được các hạn chế của các máy ép hiện nay trên thị trường. Công suất phù hợp với các hộ kinh doanh quy mô nhỏ.
Tiết kiệm năng lượng, thời gian của người sử dụng, tối đa hóa được giá trị của nước cốt dừa.
Hoàn thiện thiết kế được máy ép nước cốt dừa năng suất 10– 20kg/giờ.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu vềcây dừa:
Dừa là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ cau và cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớncây phát triển cao 10– 30m (100 ft) và có thể cho ra 75 quả mỗi năm, thân cứng, cao, vòng đời cho trái rất lâu và có hiệu quả kinh tế cao (thường thời gian thu hoạch từ 50 - 70 năm) với các lá đơn xẻ thùy lông chim, cuống và gân chính dài 3 - 6m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60 – 90cm; các vết hằn trên thân cây do các bẹ lá già rụng để lại [4].
Hình 2. 1Cây và quả dừa
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Cây dừa thích hợp trồng tại các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa trung bình (750 - 2.000 mm hàng năm),điều này giúp cây dừa trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70 – 80%) để có thể phát triển một cách tối ưu, để tiến hành trồng dừa chỉ trồng vào 2 tháng cuối năm. Đặc điểm của đất phù hợp nhất cho cây dừa, khu đất trồng dừa không bị ngập úng, nơi đó không nhiễm mặn liên tục, độ pH tối thiểu đạt 6 – 7 [5].
Nguồn gốc cây dừa được người Nam Đảo thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á hải đảo và lan truyền thông qua các cuộc di cư trên biểnhoặc do quả nhẹ và nổi trên mặt nước nên được phát tán rộng khắp nơi nhờ các dòng hải lưu đến tận phía đông như quần đảo Thái Bình Dương, vươn xa đến phía tây như Madagascar và Comoros.Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả chorằngcây dừacónguồngốcởkhuvựcĐôngNamÁ,trongkhinhữngngườikháccho rằng cây dừa có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ[5]. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan, Maharashtra và Ấn Độ [6].
2.2 Cấu tạo trái dừa [19]
Hình 2. 2Mặt cắt ngang của trái dừa
Một trái dừa cắt ngang bao gồm các thành phần sau:
- Vỏ chiếm khoảng 35% trái dừa (lớp lông tơ của trái) gồm có:
- Vỏ ngoài bóng láng có màu sắc khác nhau tuỳ thuộc giống và độ tuổi.
- Xơ dừa có màu trắng (lúc non) đến nâu (khi già).
- Gáo (hay sọ) chiếm khoảng 13% trái dừa (lớp áo cứng bên trong của trái) có màu trắng (lúc non) đến đen (khi già) do nội quả bị tẩm lignin đen, rất cứng, có 3 khía dọc theo trái dừa [19].
Hột gồm có:
- Tâm bì màu nâu đỏ dính chặt vào gáo khi cơm dừa bắt đầu hình thành.
- Phôi nhũ (cơm dừa) trắng bóng, dày 1 – 2 cm ở trái dừa già có thể ép lấy dầu dừa. Cơm dừa tích luỹ dầu, protein, nước. Giữa cơm dừa và gáo dừa có lớp màng mỏng (vỏ hạt) màu nâu dính chặt vào gáo. Trong chế biến một số sản phẩm từ cơm dừa cần phải gọt bỏ vỏ nâu.
- Nước dừa chiếm khoảng 24% trái dừa (nội nhũ lỏng) là dung dịch lỏng, nhạt, có số lượng và chất lượng phụ thuộc vào độ tuổi của trái.
- Phôi mầm: luôn luôn nằm trong phôi nhũ dưới một trong ba lỗ mầm ở phần cuống của trái dừa. Phôi mầm phát triển dài ra thành cây con bên ngoài gáo dừa, còn bên trong gáo, mộng dừa choáng dần dần toàn bộ lòng gáo.
- Màu sắc kích thước hình dáng thay đổi tuỳ theo giống dừa. Ở dừa Cao, màu của trái không quan trọng. Trái lại, ở dừa Lùn đó là một đặc tính di truyền và do đó người dân thường dùng giống Lùn làm cây mẹ để sản xuất giống lai giữa dừa Lùn và Cao [7].
2.3 Những biến đổi của cơm dừa trong quá trình hình thành trái dừa [18]
Sau khi hoa cái thụ phấn thì túi phôi lớn dần trở thành khoang trung tâm (lòng gáo). Trong tháng đầu, vỏ và gáo chủ yếu phát triển về kích thước, không phát triển chiều dài và chứa nhiều nước.
Tới tháng thứ 4 vỏ và gáo mới phát triển chiều dày, thể tích trái vẫn tăng cho đến khi cơm dừa hình thành thì ngưng (thường vào tháng thứ 6, thứ 7).
Khoảng tháng thứ 6 cơm dừa bắt đầu hình thành ở vùng cực đối diện với cuống quả và lan dần ra cả mặt trong của gáo (tới phần cuống có 3 lỗ mầm là cuối cùng).
Khoảng tháng thứ 7, thứ 8, nước dừa có lượng đường cao nhất (6g/100ml), sau đó giảm và đến khi trái chín chỉ còn khoảng 2g/100ml. Vào tháng thứ 7, thứ 8, nước dừa có độ ngọt cao nhất và phần cơm dừa cũng mềm. Ở thời điểm này dùng nước dừa để giải khát là tốt nhất.
Từ tháng thứ 9 trở đi, trái dừa chín dần, lượng cơm dừa tăng dần, hàm lượng nước trong dừa giảm dần, hàm lượng dầu tăng.
Trái dừa chín vỏ có màu nâu và lắc có tiếng róc rách do lượng nước dừa giảm. Những trái lắc nghe kêu và vỏ bắt đầu có đốm nâu cũng được xem là chín. Gáo của trái có màu đen và cứng. Phần xơ chuyển sang xẩm và độ ẩm trong xơ giảm một cách đáng kể (từ 75% ở 9 tháng tuổi còn 30% ở 15 tháng tuổi).
Việc tìm ra những trái quá chín dễ dàng hơn tìm ra những trái chưa chín vì phơi trái chưa chín sau khi hái thành màu nâu và cũng có hiện tượng lắc nước như trái chín nhưng số lượng và chất lượng cơn dừa khô (copra kém). Ở những trái quá chín, mộng hình thành đó, lớn rất nhanh thành khối xốp hút các chất dinh dưỡng trong cơm để nuôi mầm nhú ra khỏi trái. Phần dừa bên trong (khi đường kính rộng 1 – 2cm) chỗ tiếp giáp cơm dừa với phôi bắt đầu mỏng và nhớt, khi mộng có đường kính 4cm thì toàn bộ cơm dừa trở nên nhớt, acid béo tự do tăng lên, mùi xà phòng xuất hiện.
Thời gian nẩy mầm tuỳ điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, độ tuổi của trái và đặc tính di truyền, dừa Cao nẩy mầm chậm hơn dừa Lùn, giống dừa lai Mawa mang đặc tính trung gian của bố mẹ (thời gian mọc mầm của dừa Lùn vàng Malaysia là 6 tuần, dừa Mawa là 8,5 tuần và Cao Tây Phi là 15 tuần) [18]
2.4 Vai trò của câydừa:
2.4.1 Vai trò của cây dừa đối với sức khỏe [8]:
2.4.1.1 Tốt cho tiêu hóa
Nếu không muốn nạp đường lactose, có thể lựa chọn uống nước cốt dừa. Ngoài ra, uống nước cốt dừa giúp tăng cường sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
2.4.1.2 Hỗ trợ giảm cân
Nước cốt dừa chứa chất béo trung tính chuỗi trung bình giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, tạo cảm giác no lâu hơn. Do đó, nước cốt dừa rất có lợi cho việc giảm cân, giúp giảm mỡ bụng.
2.4.1.3 Giảm viêm loét dạ dày
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research, nước cốt dừa có đặc tính kháng sinh, có khả năng làm giảm sự phát triển của vết loét dạ dày và giảm kích thước của chúng.
2.4.1.4 Giảm huyết áp
Nước cốt dừa chứa các khoáng chất thiết yếu như kali, natri, canxi và sắt giúp giảm huyết áp bằng cách cải thiện tình trạng lưu thông máu. Giữ cho các mạch máu thư giãn không bị tắc nghẽn.
2.4.1.5 Tăng cường hệ thống miễn dịch
Nước cốt dừa chứa nhiều axit lauric có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Thêm vào đó, nước cốt dừa còn có đặc tính kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Điều này giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch.
2.4.1.6 Kiểm soát bệnh tiểu đường
Các axit béo chuỗi trung bình trong nước cốt dừa hỗ trợ điều hòa đường huyết. Điều này giúp ngăn ngừa gia tăng lượng đường trong máu và làm giảm sự chuyển biến xấu của bệnh tiểu đường.
2.4.1.7 Ngăn ngừa viêm nhiễm
Nước cốt dừa chứa nhiều axit lauric với đặc tính chống viêm giúp giảm tình trạng viêm khớp và đau nhức cơ bắp hiệu quả.
2.4.2 Vai trò của cây dừa đối với đời sống;
4.5 Hệ thống bảng điều khiển khởi động máy và đảo chiều động cơ khi xảy ra tắc nghẽn trong quá trình ép
Để khắc phục tình trạng nghẹt máy trong quá trình vận hành. Thiết kế mạch điều khiển sử dụng 2 công tắc xanh đỏ có đèn led để điều khiển bật/tắt máy và đảo chiều động cơ 1 pha khi gặp sự cố. Sơ đồ mạch điện Hình 4.9.
Hình 4. 10 Sơ đồ mạch điện bảng điều khiển động cơ gắn liền hộp giảm tốc
Nguyên lý hoạt động:
- Để khởi động máy bật công tắc màu đỏ sáng đèn và bật công tắc màu xanh sáng đèn.
- Để đảo chiều động cơ gắn liền hộp giảm tốc 1 pha bật công tắc màu đỏ sáng đèn tắt công tắc màu xanh.
- Để tắt máy tắt công tắc màu đỏ.
4.6 Lưới lọc
Xét trên đề tài “Trần Trọng Nhân, Tính Toán Thiết Kế Máy Ép Nước Cốt Dừa Năng Suất 10-20kg/Giờ, 2021”. Phần lưới ép là một trong các bộ phận quan trọng của máy nhưng không được đề cập chi tiết.Để máy có năng suất cao, khả năng lọc cặn tốt và không bị nghẹt lưới trong quá trình vận hành. Người thiết kế phải lựa chọn thông số của lưới phù hợp với đặc tính của cơm dừa.
Hình 4. 11 Lưới lọc máy ép nước cốt dừa INox 304
Lưới lọc có các thông số như sau:
- Vật liệu: INox 304
- Loại lưới: Kích thước nhỏ nhất của cơm dừa sau khi nghiền trung bình là 1mm dựa trên cơ sở đó lưa chọn kích thước lưới 50 lỗ/inch .Tương ứng 1 inch =25,4 mm đường kính lỗ sấp sỉ Ø =0,5 mm
- Đường kính trong: 72 mm (khoảng cách giữa vít ép và trục 1 mm
- Bề dày: 0,5 mm
4.7 Vận hành và bảo dưỡng máy
Để hệ thống làm việc đạt được năng suất, hiệu quả cũng như tuổi thọ cao, ngoài việc hệ thống được chế tạo với chất lượng cao, còn yêu cầu người vận hành, sử dụng hệ thống phải thành thạo các kỹ năng, kỹ thuật vận hành trong suốt quá trình sử dụng hệ thống. Thường xuyên hoặc định kỳ thực hiện các khâu kiểm tra, bào trì, bảo dưỡng bao gồm động cơ, hệ thống máy và các thành phần liên quan tới hệ thống máy đảm bảo cho máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhất.
4.7.1 Vận hành máy
Quá trình vận hành máy theo thứ tự như sau:
- Kiểm tra an toàn trước khi khởi động động cơ(hở dây điện, động cơ bị ướt...).
- Bật cầu dao điện, cung cấp điện từ nguồn điện tới động cơ.
- Khởi động động cơ điện thông qua các công tắc, nút nhấn.
- Đợi một thời gian ngắn để động cơ hoàn tất quá trình khởi động của động cơ.
- Tiến hành cho liệu (cơm dừa ) vào phễu cấp liệu để bắt đầu quá trình ép.
- Trong quá trình vận hành, nếu xảy ra sự cố, dừng khẩn cấp hệ thống động cơ thông qua nút nhấn dừng khẩn cấp để tiến hành kiểm tra, khắc phục hoặc sửa chữa.
- Đặc thù của máy là máy thực phẩm và nước cốt dừa đặc tính rất nhanh bị thiu, nên yêu cầu người vận hành máy phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình ép nước cốt dừa.
- Trong quá trình cấp liệu, không sử dụng các dụng cụ cứng như thanh sắt, que gỗ hay tay chọc trực tiếp vào máng cấp liệu hay vít tải gây nguy hiểm cho người vận hành.
4.7.2 Những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình vận hành máy và hướng giải quyết đề xuất.
4.7.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của máy
- Dây đai quá căng.
- Thiếu sự thông gió, làm mát động cơ. Nhiệt độ môi trường làm việc quá cao.
- Vệ sinh máy không tốt các bã dừa còn kẹt trên lưới làm tăng ma sát nghẹt máy thường xuyên.
- Tắc nghẽn trong quá trình ép.
Động cơ bị rung do
+ Căn tâm giữa roto và stato không tốt.
+ Căn tâm giữa động cơ và máy không tốt.
+ Bệ máy không phẳng, lắp ráp không chắc chắn.
+ Ổ bi bị mòn hoặc vỡ nhiều.
4.7.2.2 Biện pháp khắc phục
- Kiểm tra động cơ, điện áp nguồn,. cầu dao đang bật hay tắt.
- Điều chỉnh lại lực căng của dây đai.
- Thay động cơ mới nếu các kiểm tra trên không phát hiện được lỗi.
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm roto và stato.
- Kiểm tra, căn chỉnh lại tâm động cơ và máy.
- Kiểm tra, chỉnh sửa bệ máy hoặc chêm, lót bệ máy. Siết chặt các Bulong bệ máy cho chắc.
- Kiểm tra, thay thế ổ bi.
- Xử lý khi máy bị tắc nghẽn trên hộp điều khiển. Sử dụng nút nhấn để đảo chiều động cơ trong khoảng 30 giây cho máy ổn định lại lượng cơm dừa bên trong máy. Sau đó sử dụng công tắc để máy quay lại chiều quay ban đầu và tiếp tục làm việc.
4.7.3 Bảo trì máy
4.7.3.1 Động cơ điện
- Trong suốt quá trình vận hành máy, người vận hành có nhiệm vụ:
- Theo dõi thường xuyên tiếng máy chạy.
- Kiểm tra nhiệt độ động cơ, bao gồm nhiệt độ cuộn dây, lõi thép, gối trục...
- Kiểm tra công suất tiêu thụ bằng Ampe kế, Ampe kìm.
- Kiểm tra độ rung của động cơ do mài mòn sau thời gian dài sử dụng làm lệch tâm.
- Kiểm tra các điểm tiếp xúc của cầu dao, cầu chì và điện trở khi khởi động.
- Thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ bên ngoài động cơ.
- Kiểm tra mỡ ở các bạc đạn động cơ để giảm độ ma sát tăng hiệu xuất vốn có của máy.
- Kiểm tra, điều chỉnh các thiết bị bảo vệ điện.
- Sửa chữa các hư hỏng phát sinh trong suốt quá trình vận hành.
4.7.3.2 Hệ thống tải và hệ thống ép
- Hệ thống máy thuộc dạng máy thực phẩm nên cần phải đảm bảo vệ sinh trong suốt quá trình vận hành. Thường xuyên làm vệ sinh máy, tốt nhất là sau mỗi lần sử dụng máy xong cần phải vệ sinh.
- Kiểm tra độ rung,độ ồn của hệ thống.
- Kiểm tra bạc đạn, ổ trượt, gối đỡ… tiến hành thay thế khi tới thời hạn.
- Kiển tra khe hở bộ phận ép, bộ phận tải, tiến hành điều chỉnh khe hở để đảm bảo được năng suất ép cũng như hiệu suất của quá trình ép.
- Không đặt máy ở nơi nhiều bụi bẩn, ẩm ướt, trong môi trường hóa chất độc hại.
4.8 Máy ép nước cốt dừanăng suất 10 - 20kg/giờ
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận:
Trên cơ sở mục tiêu của đề tài đặt ra hoàn thiện thiết kế máy máy ép nước cốt dừa năng suất 10 - 20kg/giờ. Kết quả đề tài đạt được như sau:
- Dựa vào các loại máy ép tương tự khắc phục và hoàn thiện máy dựa trên cơ sở đề tài “Trần Trọng Nhân, Tính Toán Thiết Kế Máy Ép Nước Cốt Dừa Năng Suất 10-20kg/Giờ “ .
- Hoàn thiện thiết kế máy máy ép nước cốt dừa năng suất 10 - 20kg/giờ.
- Khắc phục sử dụng động cơ gắn liền hộp giảm tốc 1 pha 220v thay cho động cơ 3 pha để thuận tiện cho việc sử dụng các hộ kinh doanh quy mô nhỏ sử dụng điện dân dụng.
- Khắc phục tình trạng nghẹt máy trong quá trình vận hành bằng động cơ gắn liền hộp giảm tốc có thể đảo chiều quay thông qua bảng điều khiển sử dụng công tắc khi động cơ bị nghẹt, cùng với đó hệ thống tải giúp liệu được cấp đều và ổn định hơn cũng góp phần hạn chế tình trạng nghẹt máy tăng năng suất cho máy.
- Khắc phục hệ thống điều chỉnh lực ép giúp dễ dàng điều chỉnh hiệu suất ép thông qua số vòng quay bằng cách xoay tay quay ở đầu trục.
- Các bộ phận có thể dễ dàng tháo lắp và vệ sinh máy sau khi sử dụng.
5.2. Đề nghị:
- Chế tạo máy ép nước cốt dừa năng suất 10-20kg/giờ dựa vào kết quả tính toán thiết kế trên.
- Gia công chính xác kích thước trục vít ép và lưới lọc.
- Khảo nghiệm máy để kiểm chứng giữa thực tế và lý thuyết tính toán của máy.
- Khảo nghiệm máy dựa trên nhiều loại dừa khác nhau để kiểm tra năng suất thực tế tối đa của máy với từng loại dừa.