Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

Phương pháp phay Volume trên PRO E PTC Creo Elements/Pro (Creo Elements/Direct Modeling)

mã tài liệu 300500500011
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, 3D...,,...và nhiều tài liệu liên quan đến thiết kế khuôn và tra bảng các thông số cũng như các chi tiết tiêu chuẩn trong khuôn, ... , Phương pháp phay Volume THIẾT KẾ BÀI TẬP CAD CAM CNC trên PRO E PTC Creo Elements/Pro (Creo Elements/Direct Modeling)
giá 459,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

Phương pháp phay Volume trên PRO E PTC

500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, 3D...,,...và nhiều tài liệu liên quan đến thiết kế khuôn và tra bảng các thông số cũng như các chi tiết tiêu chuẩn trong khuôn,...

THIẾT KẾ BÀI TẬP CAD CAM CNC trên PRO E PTC Creo Elements/Pro (Creo Elements/Direct Modeling) 

 

Bài 6 : Phương pháp phay Volume (tt)

 

I. Yêu cầu :

Biết cách tạo vùng gia công theo kiểu Volume > Trim > Offset

            Biết cách thay  đổi vị trí xuống dao khi gia công          

Mô phỏng gia công bằng phần mềm Vericut

Biết cách lấy đối xứng một bước gia công qua 1 mặt phẳng

 

II. Thực hành

1. Chuẩn bị

Khởi động Pro/ENGINEER vào môi trường gia công (New > Manufacturing > NC Assembly), đặt tên cho bài tập là Volume_3. Bỏ dấu check ở mục Use default templete để chọn lại đơn vị là mm

Thiết lập thư mục làm việc là thư mục chứa file Volume_3.prt.

2. Import chi tiết cần gia công

Trên menu MANUFACTURING > Mfg Model > Assemble > Ref Model > Volume_3.prt

Dùng các ràng buộc vị trí để cố định chi tiết như hình 1

Sau khi ràng buộc xong, hộp thoại Create Reference Model xuất hiện. Bạn chọn Inherited, chấp nhận tên mặc định và click OK để đóng nó lại

3. Tạo phôi

Vẫn trong menu MFG MDL > Create > Workpiece > đặt tên > SOLID > Protrusion > Extrude > Solid > Done

Đến đây bạn dùng lệnh Extrude để tạo phôi có kích thước như hình 2

Click Done/Return trong menu MFG MDL để hoàn tất quá trình tạo phôi

Hình 1

Hình 2

4. Thiết lập thông số về máy

MANUFACTURING > Mfg Setup > Xuất hiện hộp thoại Operation Setup

Click vào icon phía bên phải của dòng NC Manchine để chọn máy phay 3 trục

Click vào Icon hình mũi tên bên cạnh Machine Zero để set chuẩn máy.Bạn chọn chuẩn là CoordSys có trục Z hướng lên.

Tiếp theo bạn chọn mặt Retract song song trục Z, cách CoordSys 50 (hình 3)

Sau cùng click OK để đóng hộp thoại Operation Setup.

5. Tạo thể tích gia công

            Trên thanh công cụ bên phải, click vào icon Mill Volume

            Dùng lệnh Extrude và chọn mặt trên cùng của chi tiết làm mặt Sketch để vẽ một khối có kích thước lớn hơn phần thể tích lõm xuống của chi tiết cần gia công.

            Click vào icon Trim  sau đó chọn chi tiết cần gia công.

Khi bạn thực hiện thao tác trên, Pro/E sẽ thực hiện phép “giao” giữa chi tiết và volume vừa vẽ để tìm ra thể tích cần gia công

Hình 3

Hình 4

Click icon  để kết thúc quá trình tạo Mill Volume

6. Phay  hốc chữ nhật bằng phương pháp phay Volume

MANUFACTURING > Machining > NC Sequence > Volume > 3 Axis > Done

Trong SEQ SETUP, bạn chọn các thông số : Name, Tool, Parameter, Volume, Appr Walls sau đó click Done

Pro/E sẽ đưa ra dòng nhắc yêu cầu nhập tên của bước gia công.

Enter NC Sequence name []: E16

Xuất hiện hộp thoại Tools Setup.Các bạn chọn dao BULL MILL Æ16-R3 với tên là T0001 sau đó click OK để đóng hộp thoại này lại.

Hộp thoại Parameter sẽ hiện ra, yêu cầu ta nhập các thông số công nghệ của bước gia công này.

Các bạn lần lượt nhập những thông số như sau

1

    CUT_FEED

 

1000

2

    STEP_DEPTH

 

0.25

3

    STEP_OVER

 

4

4

    SCAN_TYPE

 

TYPE_SPIRAL

5

    ROUGH_OPTION

 

ROUGH_ONLY

6

    CLEAR_DISTANCE

 

5

7

    SPINDLE_SPEED

 

2000

8

    COOLANT_OPT

 

ON

            Click OK để đóng hộp thoại Edit Paramater lại

Tiếp theo Pro/E yêu cầu ta chọn volume để gia công, ta chọn Mill Volume vừa tạo khi nãy

            Xuất hiện menu SELECT SRFS > Select > Chon mặt như hình > Done/Return

Hình 5

Trên menu NC SEQUENCE, chọn Play Path > NC Check. Pro/E sẽ mở phần mềm VeriCut để mô phỏng đường chạy dao như hình 6

Trên menu NC SEQUENCE, chọn Play Path > Screen Play.Pro/E sẽ mô phỏng đường chạy dao như hình 7

Hình 6

Hình 7

Nhận xét

1. Dao ăn xuống phôi bằng mặt trụ ngay tại bề mặt ta đã chọn chứ không ăn xuống bằng mặt đầu dao như các bài tập trước. Tuy nhiên dao lại ăn sát bề mặt rất dễ gây ra va đập có thể làm gãy dao.

2. Dao không cắt hết phần vật liệu ở mép ngoài volume do mặc định dao chỉ chạy trong phạm vi volume được tạo ra

Cả 2 lỗi trên đều được khắc phục bằng cách offset bề mặt ngoài của volume ra 1 đoạn 10mm

Trên Model Tree, click phải chuột vào phần tử Volume > Redefine Mill Volume

Vào menu Edit > Offset > Offset…

Click chọn mặt ngoài cùng và nhập vào khoảng Offset là 10

Hình 8

Click nút  để kết thúc lệnh Offset và  để kết thúc việc hiệu chỉnh Mill Volume

MANUFACTURING > Machining > NC Sequence > 1 : E16 Operation > Sep Setup

Trong SEQ SETUP, bạn chọn các thông số : Appr Walls sau đó click Done

Chọn lại mặt vừa offset làm mặt để dao tiếp xúc khi tiến xuống gia công

Mô phỏng lại quá trình gia công lần nữa để thấy sự khác biệt

Click Done Seq để hoàn tất bước gia công

9. Mirror bước gia công trên để phay thể tích vật liệu phía đối diện

MANUFACTURING > Machining > Utilities > Mirror NC Seq

Xuất hiện hộp thoại NC Sequences Mirror

Chọn bước gia công E16 và mặt phẳng FRONT làm mặt đối xứng

Đóng hộp thoại này lại

Trên Model Tree, click phải chuột vào phần tử MIRROR_E16 và chọn Play Path để xem thử đường chạy dao của bước gia công này

10. Xuất chương trình gia công ra file G Code

Tương tự các bài trước

 

 

 

 

 

 

Phương pháp phay Surface (tt)

 

I. Yêu cầu :

            Tạo được bề mặt gia công kiểu Slope

Thiết lập đường chạy dao kiểu Cut line  

Điều chỉnh đường chạy dao tránh để lại vết cắt trên chi tiết

 

II. Thực hành

1. Chuẩn bị

Lần lượt thực hiện các thao tác sau đây

-         Đưa chi tiết cần gia công vào môi trường Pro/NC

-         Tạo phôi (không bắt buộc)

-         Chọn máy, điểm 0 và mặt retract

2. Tạo bề mặt gia công kiểu Slope

Slope angle là góc được tạo bởi vector song song trục Z và vector vuông góc với bề mặt chi tiết tại điểm đang xét. Nó là góc mà người lập trình có thể tham khảo khi quyết định dùng phương pháp phay Profile hay Surface Thông thường dùng phương pháp Profile để gia công những bề mặt có slope angle nhỏ (bề mặt gần thẳng đứng), và dủng phương pháp Surface để gia công những bề mặt có slope angle lớn (bề mặt gần nằm ngang)

Trong bài tập này ta sẽ tạo bề mặt gia công bằng cách đưa ra trước giá trị của slope angle. Những bề mặt có slope angle lớn hơn giá trị này sẽ được chọn để gia công

Click icon Mill Surface  trên thanh công cụ MFG Geometry Features

Vào menu Insert > Advanced > Sloped…

Click chọn bề mặt như hình 1 sau đó giữ phím Shift và chọn bề mặt như hình 2

Thả phím Shift và nút trái chuột, các bạn thấy tất cả những bề mặt bên trong đều được chọn. Đây là cách chọn bề mặt theo kiểu Seed and Boundary Surfaces

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Menu Manager > GEN SEL DIR > NC_ASM_TOP

Theo mặc định vector chỉ hướng lên, bạn chỉ click Okay trong Menu DIRECTION

Xuất hiện dòng nhắc

Enter draft angle : 30 ¿

            Menu Manager > SHALLOW OR STEEP SIDE > Keep Shallow Side > Done

            Click Preview để xem trước bề mặt được tạo thành và click OK để kết thúc

            Click  để hoàn tất việc tạo bề mặt gia công

3. Gia công bề mặt vừa tạo bằng phương pháp Surface với kiểu chạy dao Cut line

MANUFACTURE > Machining > NC Sequence > Surface Mill > 3 Axis > Done

Trong SEQ SETUP, bạn chọn các thông số : Name, Tool, Parameters, Surfaces, Define Cut sau đó click Done

Đặt tên bước gia công là B10

Trong hộp thoại Tool, chọn dao phay cầu Æ10, và Apply > OK để đóng hộp thoại này lại

Trong hộp thoại Parameter, chọn các thông số như sau

1

CUT_FEED

 

1000

2

STEP_OVER

 

2

3

SCAN_TYPE

 

TYPE_3

4

CLEAR_DIST

 

5

5

SPINDLE_SPEED

 

2500

6

COOLANT_OPTION

 

ON

Click OK để đóng hộp thoại này lại

Khi được hỏi bề mặt gia công, từ menu SURF PICK > Mill Surface > Done

Chọn bề mặt vừa tạo khi nãy. Click Okay trong menu DIRECTION để chấp nhận hướng mặc định hướng lên của vector pháp

Menu SEL/SEL ALL > Select All > Done/Return

Trong hộp thoại Cut Definition, chọn kiểu chạy dao Cut  Line > Machine Surfaces > Closed Loops

Click  để thêm vào các đường giới hạn bề mặt gia công

Trong menu CHOOSE, click Next cho đến khi đường viền lớn nhất nằm phía trên bề mặt được chọn (chuyển sang màu xanh lá cây) sau đó click Accept và click Done trong menu CHAIN. Cuối cùng click OK trong hộp thoại Add/redefine Cutline.

            Tiếp tục click  sau đó thực hiện tượng tự thao tác như trên nhưng lần này bạn chọn lấy đường viền nhỏ nhất nằm dưới bề mặt cần gia công

Hình 6

Hình 7

            Click OK để đóng hộp thoại Cut Definition

            NC SEQUENCE > Play Path > Screen Play.

Kết quả được như hình 8

Hình 8

Hình 9

            Nhận xét

Đường chuyển dao giữa 2 lần cắt là một đường thẳng (hình 9), điều này gây ra va đập và có thể để lại vết dao trên bề mặt gia công. Ta có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách điều chỉnh thông số SCAN_TYPE

Click  để trở lại hộp thoại Parameter và điều chỉnh lại những thông số như bảng sau

1

SCAN_TYPE

 

TYPE_HELICAL

2

LEAD_RADIUS

 

30

3

ENTRY_ANGLE

 

10

4

EXIT_ANGLE

 

10

5

INITIAL_ENTRY_EXT

 

ARC_TANGENT

6

FINAL_ENTRY_EXT

 

ARC_TANGENT

            Mô phỏng lại quá trình chạy dao. Kết quả được như hình 10

Hình 10

Hình 11

            Khi đường chạy dao đã hợp lí, bạn quay trở lại hộp thoại Parameter để điều chỉnh 2 thông số STEP_OVERSCALLOP_HGTnhằm nâng cao chất lượng bề mặt gia công

1

STEP_OVER

 

0.2

2

SCALLOP_HGT

 

0.001

            Kiểm tra lại đường chạy dao lần cuối trước khi Post chương trình

            Lưu bài tập của bạn lại

 

 

Close