THIẾT KẾ ĐỒ GÁ VÀ CÁC CƠ CẤU KẸP 3D (MÔ PHỎNG ĐỘNG)
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ ĐỒ GÁ VÀ CÁC CƠ CẤU KẸP 3D, thiết kế máy, , thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, quy trình sản xuất.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỒ GÁ
Trong quá trình sản xuất chế tạo máy, toàn bộ các phụ tùng kèm theo máy để giúp cho máy thực hiện có hiệu quả trong quá trình gia công các đối tượng sản xuất đều được gọi là các trang bị công nghệ.
Những trang bị công nghệ dùng để định vị và kẹp chặt chi tiết gia công gọi là đồ gá. Còn những trang bị công nghệ dùng để lắp ráp và kẹp chặt dụng cụ cắt gọi là dụng cụ phụ. Nói tóm lại, những trang bị công nghệ (tùy theo yêu cầu của quy trình công nghệ) dùng để xác định chính xác vị trí của các chi tiết gia công rồi kẹp chặt nó nhanh chóng gọi là đồ gá máy cắt kim loại. Đồ gá, dụng cụ cắt và dụng cụ phụ gọi là trang bị công nghệ. Ngoài đồ gá máy cắt kim loại còn có đồ gá kiểm tra, đồ gá lắp ráp…
- Phân Loại Đồ Gá.
1.2.1 Phân Loại Theo Nhóm Máy.
- Đồ gá trên máy tiện, máy tiện revolve.
- Đồ gá trên máy phay.
- Đồ gá trên máy bào.
- Đồ gá trên máy khoan.
- Đồ gá trên máy doa.
- Đồ gá trên máy chuốt.
- Đồ gá trên máy gia công bánh răng.
1.2.2 Phân Loại Theo Mức Độ Chuyên Môn Hóa.
1.2.2.1 Đồ gá vạn năng thông dụng:
Đồ gá vạn năng thông dụng có thể gọi là đồ gá vạn năng không điều chỉnh. Khi sử dụng đồ gá vạn năng thông dụng không cần phải lắp bổ sung thêm các chi tiết và bộ phận khác vào đồ gá. Loại đồ gá này được dùng để định vị và kẹp chặt các chi tiết có kích thước và hình dáng khác nhau trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ. Các đồ gá vạn năng thông dụng thường được chế tạo như loại thiết bị phụ kèm theo máy của các nhà máy chế tạo máy công cụ. Ví dụ: mâm cặp vạn năng, êtô vạn năng, đầu phân độ vạn năng…
- Đồ gá vạn năng điều chỉnh:
Đồ gá này gồm có bộ phận cố định và bộ phận thay đổi. Bộ phận cố định là phần cơ sở dùng cho mọi chi tiết gia công khác nhau. Bộ phận thay đổi là những chi tiết của đồ gá được sử dụng tùy theo hình dạng và kích thước của chi tiết gia công.
Ví dụ: các loại êtô khí nén dùng để phay, có má êtô thay đổi còn để êtô là phần cố định.
- Đồ gá vạn năng lắp ráp (đồ gá tổ hợp).
Đồ gá tổ hợp là đồ gá được tổ hợp lại từ những chi tiết và bộ phận tiêu chuẩn hóa đã được chế tạo sẵn và được dùng lại nhiều lần để gá đặt nhiều loại chi tiết khác nhau. Đồ gá này được dùng trong sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn và hàng khối. So với các đồ gá vạn năng và đồ gá chuyên dùng, sử dụng đồ gá tổ hợp có hiệu quả kinh tế rất cao bởi vì chi phí về thiết kế và chế tạo đồ gá loại này cho sản phẩm cụ thể tương đối thấp, rút ngắn được thời gian chuẩn bị sản xuất khi chuyển sang sản xuất loại sản phẩm mới.
- Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh.
Đồ gá này dùng để định vị và kẹp chặt nhóm các chi tiết có kích thước, có kết cấu công nghệ gần như nhau, phương pháp gia công và đặc tính của các bề mặt định vị tương tự nhau.
Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh gồm hai bộ phận: bộ phận vạn năng và bộ phận thay thế. Bộ phận vạn năng thường không đổi và gồm: than đồ gá, truyền dẫn… Bộ phận thay thế gồm các chi tiết thay thế được chế tạo thích hợp với hình dáng và kích thước của nhóm chi tiết gia công trên đồ gá.
Trên đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh có thể điều chỉnh được các chi tiết định vị để gá đặt các chi tiết cùng kiểu nhưng có kích thước khác nhau. Việc sử dụng các chi tiết thay thế sẽ mở rộng khả năng công nghệ của đồ gá, giảm số lượng các đồ gá chuyên dung, do đó rút ngắn thời gian chuẩn bị sản xuất khi chuyển sang sản xuất hang loại sản phẩm mới. Đồ gá chuyên môn hóa điều chỉnh được dung phổ biến trong sản xuất hang loạt và hàng loạt lớn.
- Đồ gá chuyên dùng.
Loại đồ gá này chỉ thực hiện được một nguyên công của một chi tiết cụ thể nào đó. Khi thay đổi đối tượng sản xuất, loại này không dùng được.
Đồ gá chuyên dùng có ưu điểm là với một lần điều chỉnh máy có thể gia công tất cả các chi tiết trong lô sản phẩm đạt độ chính xác đã cho. Do đó có thể năng cao năng xuất lao động, giảm thời gian phụ và sức lao động của công nhân. Ưu điểm này càng thể hiện rõ trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
Tuy nhiên, trong sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ, sử dụng đồ gá chuyên dung sẽ không kinh tế vì chi phí cho thiết kế chế tạo đồ gá làm cho giá thành sản phẩm cao, không rút ngắn được thời gian chuẩn bị sản xuất.
- Cấu Tạo Tổng Quát Của Đồ Gá.
Tùy theo tính chất nguyên công, đồ gá cần thiết kế có kết cấu cụ thể gồm nhiều bộ phận khác nhau. Nhìn chung đồ gá được cấu tạo bởi các bộ phận chính như sau:
- Cơ cấu định vị.
- Cơ cấu kẹp chặt.
- Cơ cấu dẫn hướng dụng cụ cắt hoặc cơ cấu so dao.
- Cơ cấu quay và phân độ.
- Thân đồ gá và đế đồ gá để lắp ráp các bộ phận trên tạo thành bộ đồ gá hoàn chỉnh.
- Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy cắt kim loại.
- Tác Dụng Của Đồ Gá.
Nâng cao năng suất và độ chính xác gia công vì vị trí của chi tiết so với máy đã được xác định bằng các đồ gá định vị, không phải rà gá mất nhiều thời gian. Độ chính xác gia công được đảm bảo nhờ phương án chọn chuẩn, độ chính xác của đồ gá và đặc biệt là không phụ thuộc vào tay nghề công nhân. Vị trí của dao so với đồ định vị (quyết định kích thước gia công) đã được điều chỉnh sẵn.
Mở rộng khả năng công nghệ của thiết bị: nhờ đồ gá mà một số máy có thể đảm nhận công việc của máy khác chủng loại; ví dụ ta có thể mài trên máy tiện, có thể tiện trên máy phay hoặc phay trên máy tiện...
Đồ gá giúp cho việc gia công nguyên công khó mà nếu không có dồ gá thì không thể gia công được. Ví dụ như khoan lỗ nghiêng trên mặt trụ, đồ gá phân độ để phay bánh răng, gia công nhiều lỗ...
Giảm nhẹ sự căng thẳng và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, không cần sử dụng thợ bậc cao.
- Yêu Cầu Đối Với Đồ Gá.
• Kết cấu phù hợp với công dụng:
- Phù hợp với quy mô sản xuất loại nhỏ, vừa hay lớn của nhà máy.
- Chế tạo cho phân xưởng mới.
- Để mở khả năng công nghệ máy công cụ.
- Nếu đồ gá được dùng cho nâng cao năng suất lao động thì kết cấu của đồ gá phải giải quyết được việc gá đặt và tháo phôi nhanh. Đồ gá chuyên dùng phải có kết cấu đơn giản tới mức tối đa. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, hiệu quả kinh tế vẫn là chỉ tiêu để lựa chọn phương án kết cấu cho đồ gá.
• Đảm bảo được độ chính xác:
- Đồ định vị phải chính xác.
- Kẹp chặt đúng vị trí và không làm biến dạng chi tiết.
- Thân đồ gá phải cững vững.
- Sai số khi gia công chi tiết trên đồ gá phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đồ gá. Người thiết kế đồ gá phải hiểu được sai số nào của đồ gá sẽ ảnh hưởng đến sai số gia công chi tiết. Cần khống chế các sai số của đồ gá và các sai số có liên quan ở mức cho phép để đảm bảo sai số cho phép của chi tiết gia công.
• Sử dụng phải thuận tiện:
- Gá đặt và tháo lắp chi tiết gia công nhanh, dễ dàng.
- Cơ cấu kẹp chặt dễ thao tác.
- Dễ làm sạch phôi trên đồ gá.
- Gá đặt đồ gá trên máy phải đơn giản.
• An toàn lao động:
An lao động là một chi tiêu quan trọng đối với đồ gá, đặt biệt là đối với đồ gá quay cùng với trục chỉnh máy trong quá trình làm việc như đồ gá trên máy tiện, máy tiện rovonve, máy tiện đứng, máy mài mòn. Các đồ gá này không nên có phần lồi nhô ra lớn khi làm việc cần có bộ phận che bảo vệ.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ KẸP CHẶT
2.1. Khái Niệm Về Kẹp Chặt.
Kẹp chặt là công việc tiếp theo sau khi định vị để hoàn thành việc gá đặt chi tiết.
Cơ cấu kẹp chặt là một bộ phận của đồ gá có nhiệm vụ sinh ra lực kẹp khi có nguồn lực tác dụng vào nó. Tác dụng của cơ cấu kẹp chủ yếu là đảm bảo sự tiếp xúc chắc chắn giữa phôi và đồ định vị, đồng thời không cho nó dịch chuyển cũng như không bị rung động trong quá trình gia công dưới tác dụng của lực cắt.
Ngoài cơ cấu kẹp chính có khi còn dùng cơ cấu kẹp bổ sung nhằm tăng độ vững của hệ thống công nghệ, do đó nâng cao độ chính xác gia công, đảm bảo được độ nhám yêu cầu và nâng cao năng suất.
Thông thường cơ cấu định vị và cơ cấu kẹp chặt tách rời nhau để tránh gây biến dạng của cơ cấu định vị dưới tác dụng của lực kẹp, đảm bảo độ chính xác của phôi.
2.2. Những Yêu Cầu Đối Với Cơ Cấu Kẹp Chặt.
- Không được phá hỏng vị trí đã định vị của choi tiết gia công.
- Lực kẹp phải đủ để chi tiết không bị xê dịch dưới tác dụng của lực cắt nhưng không quá lớn so với các giá trị cần thiết để tránh sinh ra biến dạng của phôi.
- Không làm hỏng bề mặt do lực kẹp tác dụng vào.
- Thao tác nhanh, đỡ tốn sức.
- Kết cấu nhỏ, gọn, an toàn, thành một khối để dễ bảo quản, sửa chữa.
- Cố gắng làm cho phương, chiều của lực kẹp vuông góc và hướng vào mặt chuẩn chính, không ngược chiều với lực cắt.
- Điểm đặt của lực kẹp nằm ngay trên đồ định vị hoặc nằm trong đa giác chân đế tạo nên bởi các đồ định vị tiếp xúc với mặt chuẩn chính để không gây lật hoặc biến dạng phôi.
Có nhiều loại cơ cấu kẹp, mỗi loại có các đặc điểm về kết cấu, tính năng cơ bản và phạm vi sử dụng khác nhau.
Không nên nhầm lẫn định vị và kẹp chặt. Đó là hai khái niệm khác nhau hẳn cần được phân biệt rõ ràng.
2.3. Ý Nghĩa Của Vấn Đề Kẹp Chặt.
Cơ cấu kẹp chặt tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến thời gian gia công, nhất là ảnh hưởng đến thời gian phụ và sức lao động của công nhân, ngoài ra còn ảnh hưởng đến độ chính xác, độ bóng bề mặt của chi tiết gia công.
Trong sản xuất loại lớn và hàng khối việc chọn cơ cấu kẹp chặt rất quan trọng, cần phải cơ khí hóa và tự động hóa việc kẹp chặt nhằm rút ngắn thời gian phụ, thao tác thuận tiện và giảm sức lao động cho công nhân. Đối với các chi tiết lớn, nặng cũng phải cơ khí hóa việc kẹp chặt để khỏi tốn sức.
Khi thiết kế cơ cấu kẹp chặt cần chú ý mấy vấn đề chính sau đây: Phương và chiều của lực kẹp, điểm đặt của lực kẹp, trị số lớn nhỏ của lực kẹp, tính tự hãm, truyền động và kết cấu hợp lý nhất.
2.4. Phương Và Chiều Lực Kẹp.
Phương và chiều của lực kẹp có liên quan mật thiết với vị trí của chuẩn định vị chính, chiều của lực cắt và chiều của trọng lượng bản thân vật gia công.
Nói chung phương của lực kẹp nên thẳng góc với mặt chuẩn định vị chính, vì như thế ta có diện tích tiếp xúc lớn nhất, giảm được áp suất và do đó ít biến dạng nhất. Còn chiều của lực kẹp thì đi từ ngoài vào mặt định vị. Chiều lực kẹp không nên ngược với chiều lực cắt và chiều trọng lượng vật gia công (kẹp từ dưới lên trên), vì như thê lực kẹp phải rất lớn, cơ cấu kẹp cồng kềnh, to và thao tác tốn sức, nhất là khi gia công thô và trường hợp vật gia công rất lớn. Lực kẹp nên cùng chiều với lực cắt và trọng lượng bản thân vật gia công là tốt nhất, nhưng đôi khi vì kết cấu không cho phép thì có thể chọn chúng thẳng góc với nhau.
2.5. Điểm Đặt Của Lực Kẹp.
Điểm đặt của lực kẹp cần thỏa mãn 2 điều kiện:
- Khi kẹp vật gia công ít bị biến dạng nhất. Muốn vậy điểm đặt phải tác dụng vào chỗ có độ cứng vững lớn.
- Khi kẹp không gây ra mômen quay đối với vật gia công. Muốn vậy điểm đặt phải tác dụng ở trong diện tích định vị hoặc ở trong diện tích mấy điểm đỡ và phải ở gần mặt gia công.
2.6. Phân Loại Các Cơ Cấu Kẹp Chặt.
Có thể phân cơ cấu kẹp chặt thành mấy loại sau:
- Phân theo kết cấu có: Cơ cấu đơn giản và cơ cấu tổ hợp.
- Đơn giản: Do một chi tiết kẹp chặt thực hiện việc kẹp.
- Tổ hợp: Do hai hoặc nhiều chi tiết, ví dụ bu lông, bánh lệch tâm, chêm, đòn v.v... phối hợp thực hiện việc kẹp. Ví dụ: Ren ốc – đòn bẩy, đòn bẩy – bánh lệch tâm, chêm – ren ốc v.v...
Những cơ cấu tổ hợp thường dùng để phóng đại lực kẹp, để đối chiếu lực kẹp hoặc “bắc cầu” đi tới điểm đặt.
- Phân theo nguồn lực có: Kẹp bằng tay, kẹp cơ khí hóa và kẹp tự động hóa.
- Cơ khí hóa gồm: Hơi ép, dầu ép, kẹp bằng chân không bằng điện tử, hoặc những thứ đó phối hợp với nhau.
- Tự động hóa: Không cần người thao tác mà nhờ những cơ cấu chuyển động của máy thao tác tự động.
- Phân theo phương pháp kẹp có: Kẹp một chi tiết hoặc kẹp nhiều chi tiết một lúc. Kẹp một lần hoặc kẹp nhiều lần tách rời.
CHƯƠNG III: CÁC CƠ CẤU KẸP CHẶT KIỂU CƠ KHÍ
3.1. Kẹp Chặt Bằng Ren Vít.
Kẹp chặt bằng ren vít được dùng rộng rãi trong sản xuất hàng loạt, hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Ưu điểm của ren vít là kết cấu đơn giản, lực kẹp lớn, tính tự hãm tốt. Nhược điểm của ren vít là phải quay nhiều vòng khi kẹp chặt cũng như khi tháo kẹp chi tiết gia công, cho nên năng suất thấp, lực kẹp không ổn định và có khả năng làm xê dịch chi tiết do lực ma sát ở đầu ren vít.
Cơ cấu kẹp bằng ren vít có một số chi tiết chính sau:
- Bulông:
Bulông thường có đường kính tiêu chuẩn M5 ¸ M25, chiều dài l = 20 ¸ 140 mm. Vật liệu chế tạo bulông: thép 45, thép 40X, nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 30 – 35.
- Đai ốc:
đai ốc đựơc chế tạo từ thép 35 và 45, nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 35 – 40. Miếng đệm được lắp với bulông bằng chốt hoặc ren vít để nó không bị rơi khỏi bulông và có khả năng tự lựa theo chiều nghiêng của mặt kẹp.
- Miếng đệm:
Miếng đệm được chế tạo từ thép 45, nhiệt luyện đạt độ cứng HRC 35 – 40. Miếng đệm được lắp với bulông bằng chốt hoặc ren vít để nó không bị rơi khỏi bulông và có khả năng tự lựa theo chiều nghiêng của mặt kẹp.
- Bạc lót:
Để tăng thời gian sử dụng của đồ gá nên bulông không được lắp trực tiếp với thân đồ gá mà thông qua bạc lót.
Lực kẹp do cơ cấu ren vít tạo ra phụ thuộc vào chiều dài tay quay, lực đặt trên tay quay, hình dạng mặt đầu của ren vít và dạng ren.
- Đế đồ gá 5. Bulông 9. Phiến tỳ 13. Đai ốc
- Thân đồ gá 6. Tay quay 10. Chi tiết gia công 14. Chốt tỳ tự lựa
- Chốt tự lựa 7. Mỏ kẹp 11. Mỏ kẹp 15. Lò xo
- Bạc 8. Đai ốc 12. Bulông 16. Bạc
17. Giá đỡ 18. Bulông
Khi xoay tay quay (06) do được lấp ren với bulông (05) nên tay nắm sẽ tịnh tiến đi vào đồng thời mang mỏ kẹp (07) đi vào, cùng lúc đó chốt tự lựa (03) cũng bị mỏ kẹp đẩy vào và mặt còn lại của chốt tự lựa đẩy chốt tỳ tự lựa (14) đi lên làm hai mỏ kẹp (07) và (11) đồng thời kẹp chặt chi tiết đã được định vị trên hai phiến tỳ (09). Lò xo (15) có nhiệm vụ giữ cho mỏ kẹp (11) luôn tựa vào bề mặt củ chốt tỳ tự lựa (14). Khi tháo chi tiết thì vặn tay nắm (06) theo chiều ngược lại khi đó lò xo có nhiệm vụ đẩy chốt tự lựa ra ngoài và dễ dàng lấy chi tiết đã gia công xong ra khỏi nơi làm việc.
Công thức tính:.....................................
- Thân đồ gá 4. Đai ốc 7. Đai ốc
- Phiến tỳ 5. Bulông 8. Đai ốc điều chỉnh
- Chi tiết gia công 6. Mỏ kẹp 9. Bạc
10. Tay nắm
Tay nắm (10) được giữ cố định trên bulong (09) nhờ chốt chặn. Khi xoay tay nắm (10) sẽ truyền moment cho bulông (09) xoay. Hai đai ốc (07) có ren theo chiều ngược nhau cùng lúc ăn khớp với bu lông (09) và di chuyển làm bốn mỏ kẹp (06) đồng thời bung ra kẹp chặt hai chi tiết đã được định vị trên hai phiến tỳ (02). Khi tháo chi tiết chỉ cần xoay tay nắm theo chiều ngược lại.
Công thức tính:...................................................
- Thân đồ gá 5. Bulông 9. Phiến tỳ 13. Bulông
- Thân 6. Mỏ kẹp 10. Mỏ kẹp
- Chốt tỳ 7. Lò xo 11. Đai ốc
- Tay nắm 8. Chi tiết gia công 12. Chốt
Tay nắm (04) được lấp ghép với bulông (05) qua mối ghép ren. Khi xoay tay nắm (04) làm tay nắm đi vào tỳ lên vòng đệm và vòng đệm đẩy mỏ kẹp (06) đi vào đồng thời bulông cũng kéo mỏ kẹp (10) đi vào kẹp chặt hai chi tiết (08) đã được định vị trên phiến tỳ (09). Lò xo (07) có tác dụng đẩy hai mỏ kẹp bung ra khi xoay tay nắm theo chiều ngược lại để lấy chi tiết gia công ra khỏi đồ gá.
Công thức tính:.................................
- Thân đồ gá 5. Chốt 9. Chốt chặn 13. Chốt chặn
- Bulông dẫn 6. Phiến tỳ 10. Giá đỡ 14. Giá đỡ
- Lò xo 7. Chi tiết gia công 11. Trục dẫn 15. Bulông
- Mỏ kẹp 8. Khối V 12. Đai ốc dẫn
Khi quay trục dẫn (11) sẽ truyền moment cho bulông dẫn (02), hai đai ốc dẫn (12) có ren ngược chiều nhau ăn khớp với bulông (02) khi bulông quay làm hay đai ốc di chuyển ra ngoài làm hai mỏ kẹp (04) kẹp chặt chi tiết gia công (07) được định vị trên hai phiến tỳ (06), hai chốt chặn (13) có tác dụng giữ cho đai ốc dẫn không xoay xung quanh bulông dẫn (02). Hai lò xo (03) có tác dụng đẩy vòng đệm ép mỏ kẹp luôn tỳ vào đai ốc dẫn. Khi quay trục dẫn (11) theo chiều ngược lại thì hai đai ốc dẫn (12) đi vào trong, hai lò xo (03) ép hai mỏ kẹp đi ra và tháo chi tiết gia công ra khỏi đồ gá.
Công thức tính:
- Thân đồ gá 5. Khối V 9. Đai ốc
- Vòng đệm 6. Giá đỡ 10. Mỏ kẹp
- Tay nắm 7. Bulông 11. Bulông
- Giá đỡ 8. Chi tiết gia công
ulông (11) có thể quay quanh mỏ kẹp (10) nhờ chốt chặn. Khi xoay tay nắm (03) sẽ ăn khớp bulông (11) và bề mặt tay nắm sẽ đẩy vòng đệm (02) đi vào đồng thời rút bulông (11) đi ra, cùng lúc đó bu lông (11) kéo mỏ kẹp di chuyên lên và kéo bulông rút (07) đi xuống. Bulông (07) đi xuống làm giá đỡ (06) bị đẩy xuống và kẹp chặt chi tiết gia công đã được định vị trên hai khối V (05). Hai lò xo có tác dụng đẩy giá đỡ đi lên khi tháo chi tiết đã gia công ra khỏi đồ gá.
Công thức tính:.............................
- Thân đồ gá 6. Chi tiết gia công 11. Chốt tỳ
- Tay nắm 7. Mỏ kẹp 12. Mặt bích
- Vòng đệm 8. Lò xo 13. Mỏ cò
- Mỏ kẹp 9. Đai ốc 14. Bulông
- Phiến tỳ 10. Tay nắm
Mỏ kẹp (04) luôn tỳ vào vòng đệm (03) và tay nắm (02). Khi xoay tay nắm (02) làm bulông bị kéo ra ngoài làm mỏ cò (13) kéo bulông (14) đi xuống. Bulông (14) đi xuống kéo theo mỏ kẹp (07) đi xuống cùng với mỏ kẹp (04) đi vào kẹp chặt chi tiết gia công (06) đã được định vị trên phiến tỳ (05). Xoay tay nắm theo chiều ngược lại thì hai lò xo (08) đẩy hai mỏ kẹp (02) và (07) ra khỏi chi tiết gia công.
Công thứ tính:.........................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Viết Bình – Nguyễn Ngọc Đào, 2005. Công Nghệ Chế Tạo Máy. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
[2] Hộ Viết Bình. Đồ Gá Gia Công Cơ. Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
[3] Trần Văn Địch. Hướng Dẫn Thiết Kế Đồ Gá. Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
[4] Đặng Văn Nghìn - Lê Minh Ngọc - Lê Dăng Nguyên - Lê Trung Thực. Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy. Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
[5] Đặng Vũ Giao. Tính Và Thiết Kế Đồ Gá. Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
[6] Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy, T2- Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
[7] HIRAM E. GRANT. JIGS ANH FIXTURES. Non- Standart Clamping Devices.