THIẾT KẾ MÁY XAY LÚA CÓ HAI TRỤC BẰNG CAO SU
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ MÁY XAY LÚA CÓ HAI TRỤC BẰNG CAO SU
NGHIÊN CỨU,THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY XAY LÚA CÓ HAI TRỤC BẰNG CAO SU, 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, thiết kế 2D MÁY XAY LÚA CÓ HAI TRỤC BẰNG CAO SU..... , file DOC (DOCX), thuyết minh MÁY XAY LÚA CÓ HAI TRỤC BẰNG CAO SU, quy trình sản
Mục lục
Lời nói đầu. 1
Nội dung bản thuyết minh. 2
1. Tổng quan. 2
1.1 Yêu cầu của xã hội : 2
1.2. Phân tích sản phẩm.. 3
1.3. Yêu cầu của máy : 4
2 . Thiết kế máy. 5
2.1. lựa chọn nguyên lí làm việc. 5
2.2 Sơ đồ nguyên lý. 7
2.3 Các cơ cấu làm việc. 8
2.4 Tính toán chiều dài nén , dịch trượt và lực cần thiết trong quá trình xay. 8
3. Thiết kế động học của máy. 12
3.1. Chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền. 13
4.Tính toán động lực học của máy. 14
4.1 Thiết kế bộ truyền đai thang. 14
4.2 Thiết kế trục và then. 16
4.2.1 Tính toán trục theo độ bền. 16
4.2.2 Tính lực tác dụng lên ổ trục. 16
5.Thiết kế và chọn ổ lăn. 19
6.Kết Luận. 21
6.1Nhận xét đánh giá máy. 21
6.2Hướng dẫn bảo quản máy. 22
7. Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có). 22
7.1 Các hình ảnh về sản xuất thử mô hình. 22
7.2 Các hình ảnh điều chỉnh sản xuất thử mô hình. 30
Tài liệu tham khảo . 37
Lời nói đầu
Nước ta là một nước nông nghiệp trồng lúa nước. Hằng năm suất khẩu ra nước ngoài hàng trăm ngàn tấn gạo. Và nước ta là một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Vì thế làm tạo ra sản lượng gạo để cung cấp cho việc suất khẩu thì rất quan trọng. Người dân phải làm thế nào cho quá trình từ lúa ra gạo phải đạt năng suất cao. Giảm thời gian và sức lực của con người .
Và ngày nay với trình độ khoa học kĩ thuật phát triển. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Các nhà máy xay xát và đánh bóng lúa gạo được xây dựng lên với các máy móc hiện đại nhằm cung cấp cho xuất khẩu lúa gạo của nước ta
Các máy xay xát và đánh bóng lúa gạo được sử dụng rộng rãi nhằm để bóc lớp vỏ ngoài của hạt lúa mà cơ thể con người không tiêu hóa được vỏ.
Quá trình tách riêng khỏi nhân của hạt lúa gọi là quá trình xay.
Các máy xay xát được chế tạo tùy theo tính chất và hình dạng của những bộ phận làm việc của máy cũng như theo nguyên lý và phương pháp tác dụng lên hạt khi xay xat.
Nội dung bản thuyết minh
1. Tổng quan
1.1 Yêu cầu của xã hội :
Sản xuất lúa gạo ở nước ta nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong Chiến lược bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long quan tâm và tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng, nhất là về xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến …đã đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển vượt bậc: Từ chỗ thiếu lương thực, nước ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo và đã khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách quốc gia xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới trong nhiều năm qua.
Đồng hành cùng sản xuất, công nghiệp chế biến lúa gạo ở tỉnh cũng có sự phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, công nghệ, đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thu mua, chế biến, tiêu thụ, nhất là từ sau năm 1990 khi Kiên Giang cùng cả nước tự túc được lương thực và bắt đầu tham gia thị trường lúa gạo thế giới . Cũng từ thời điểm này, ngành lúa gạo Kiên Giang chính thức trở thành ngành sản xuất hàng hóa, với lượng gạo xuất khẩu hàng năm gia tăng: từ 11.000 tấn ( năm 1991) lên 780.700 tấn (năm 2008) với giá trị xuất khẩu gần 387 triệu USD, chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh và trong 9 tháng của năm 2009, đã xuất khẩu 806.400 tấn, đạt kim ngạch 308,5 triệu USD, chiếm 79,3% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng.
Từ những người lao động thủ công, sản xuất tự cấp tự túc, dựa vào kinh nghiệm, sức lực và sự ưu đãi của tự nhiên là chính, theo thời gian, họ đã thay đổi nhận thức, tư duy theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; tiếp cận và vươn lên làm chủ những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới giúp khai thác tốt hơn, hiệu quả hơn tài nguyên tự nhiên phát triển sản xuất
Việc đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng nông thôn và đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là nền tảng cho việc phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL
1.2. Phân tích sản phẩm
Hạt được chia làm 4 phần: vỏ hạt, lớp alơron, nội nhũ và phôi hạt
+ Vỏ hạt:
- Bao bọc xung quanh hạt, có tác dụng bảo vệ, chống lại ảnh hưởng xấu của điều kiện ngoại cảnh, bảo vệ phôi hạt.
- Căn cứ vào đặc điểm của vỏ hạt: vỏ trần và hạt vỏ trấu.
+ Lớp alơron:
- Chiếm 4 – 12% khối lượng hạt
- Là lớp tế bào trong cùng của vỏ hạt tiếp giáp với nội nhũ. Chiều dày của lớp alơron phụ thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt.
+Nội nhũ:
- Nằm sau lớp alơron. Đây là thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các thành phần cấu tạo nên hạt.
- Tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng chủ yếu của hạt. Nội nhũ của hạt càng lớn thì giá trị của hạt càng tăng.
+) Hạt giàu tinh bột thì nội nhũ chứa nhiều tinh bột: lúa mì, ngô, gạo.
+) Hạt giàu dầu: nội nhũ chứa nhiều dầu: thầu dầu, lạc,…
- Chất lượng hạt được đánh giá qua chất lượng nội nhũ.
hạt thóc có nội nhũ trong thì chất lượng tốt. Khi xay xát ít bị vỡ vụn và nát hạt.
1.3. Yêu cầu của máy :
Phá hủy lớn nhất lớp vỏ ngoài của hạt khi cho tác dụng lên nó các bộ phận làm việc của máy. Sản phẩm đầu vào của máy là lúa . Sản phẩm đầu ra của máy là gạo và trấu. Trấu được thổi ra nhờ quạt gió
2 . Thiết kế máy
2.1. lựa chọn nguyên lí làm việc
Các máy xay xát được phân loại theo các phương thức sau:
Va đập nhiều lần: làm cho vỡ nứt lớp vỏ bên ngoài của hạt bằng phương pháp va đập. máy xay sử dụng phương pháp va đập nhiều lần có quá trình làm việc phức tạ. nó phụ thuộc vào hang loạt yếu tố quan hệ chủ yếu đến dộ lớn nhỏ của hạt, mà còn phụ thuộc vào hướng va đập, không thể điều chỉnh được ở mức độ đảm bảo về điều kiện độ chắc ẩm và độ đồng nhất của hạt
Nén và ma sát: đập vỡ và phá hủy vỏ lúa yến mạch. do kết quả tác dụng của hai bề mặt làm việc lên hạt, trong đó thì 1 bề mặt di động còn bề mặt kia cố định đàn hồi hoặc nhám. Sản phẩm gia công do kết quả của quá trình lực mat sát tác dụng lên nó của bề mặt đĩa quay bằng đá kim cương của vành dạng lưới và hạt ma sát lẫn nhau.
Dịch trượt: làm phá hủy lớp vỏ bao bên ngoài của hạt kê , lúa , … do kết quả tác dụng quay ngược chiều với tốc độ khác nhau của hai trục có bề mặt làm việc cứng hay đàn hồi.
Ma sát: làm mài mòn lớp vỏ do kết quả nhiều lần tác dụng mạnh lên hạt. bởi bề mặt nhám và có khoan lỗ của những bộ phận làm việc của máy và còn do ma sát giữa hạt này với hạt khác.
Từ những phương pháp xay hạt nêu trên ta chọn phương pháp xay lúa theo phương pháp dịch trượt với máy xay có hai trục làm bằng cao su. Sở dĩ ta chọn phương pháp này bởi vì 1 trong những yêu cầu cơ bản khi xay là giữ gìn cho hạt nguyên vẹn nhất ở mức có thể. Vì vậy lực tác dụng lên vùng làm việc không thể gây phá hủy nhân của hạt. Ta chọn phương pháp này bởi vì cao su có tính đàn hồi nên khi xay lượng hạt gạo bể ít tỉ lệ bóc vỏ rất cao và máy có cơ cấu điều chỉnh khoảng cách giữa 2 trục cao su cũng làm cho lượng gạo bể ít. Người sử dụng máy xay kiểu hai trục cao su có thể thao tác dễ dàng.
Sở dĩ ta không chọn các phương pháp xay còn lại bởi vì:
Ví dụ như phương pháp xay bằng phương pháp va đập thì quá trình làm việc phức tạp. mà va đập thì tỉ lệ hạt nguyên không được đảm bảo nên sữ dụng phương pháp này không khả thi
Làm việc theo phương pháp ma sát lên hạt thì phải sử dụng đá kim cương, động cơ có công suất cao len tới 10kw từ đó giá thành sẽ tăng nhưng hiệu quả năng suất xay lúa không bằng phương xay bằng phương pháp dịch trượt.
Còn trong xay bằng phương pháp dịch trượt có loại máy xay bằng 2 đĩa xát. phương pháp xay bằng hai đĩa xát phải phụ thuộc vào tay nghề của người điều chỉnh khe hở thích hợp của máy. Nếu không tỉ lệ hạt bể rất nhiều.
2.2 Sơ đồ nguyên lý
Hình 2.1 : Sơ đồ nguyên lí máy xay lúa có hai trục bằng cao su
- Bánh đai IV
- Thùng cấp liệu
3. Tay điều chỉnh lượng gạo
4.Trục quay chậm II
5.Ống thổi
6. Máng hứng gạo
7. Quạt gió
8.Bánh đai gắn với động cơ
9.Dây đai 10.Trục quay nhanh I
2.3 Các cơ cấu làm việc
Máy xay lúa tác động lên hạt theo cơ cấu dịch trượt:
Bên trong máy có 2 trục bằng cao su
Mỗi trục cao su có đường kính 185mm quay ngược chiều nhau, có quạt thổi, và bộ phận dẫn động trục. Để điều khiển khoảng cách 2 trục ta dung 1 cơ cấu, cơ cấu này đặt bên bánh quay chậm. cơ cấu truyền động cho cặp trục bằng đai thang BB. Động cơ 2,2Kw tốc độ quay 1440v/p
Sản phẩm nhận được sau quá trình đi qua trục xay gồm hỗn hợp hạt đã bóc vỏ cùng với trấu, hạt vở và hạt nguyên sẽ theo một cái máng ra ngoài. còn trấu sẽ được quạt thổi ra ngoài không khí.
2.4 Tính toán chiều dài nén , dịch trượt và lực cần thiết trong quá trình xay
Để tiến hành quá trình xay hiệu quả nguyên liệu trong máy có trục bằng cao su, thì điều quan trọng là quy định lực nén hạt thích hợp trong vùng làm việc, với hiệu quả công nghệ xay cao thì đoạn đường này phải nhỏ nhất.
Ta nghiên cứu chiều dài đoạn dường (L) của vùng làm việc của 2 trục mà trên đó các bộ phận làm việc tác dụng lên hạt.
Ta kí hiệu:
α : góc giữa đường tâm và bán kính đi qua đường tiếp xúc của hạt đi vào vùng làm việc và ở củ ra là α1
D: là đường kính trục (mm)
Δ:là khoảng cách giữa 2 trục làm việc
d :kích thước hạt gạo (mm)
góc ôm hạt trong vùng làm việc là
- =7,7o
Với D=185mm
d=2mm
δ=0.3mm
Chiều dài nén hạt là
Hình 2.2 : Sơ đồ xác định chiều dài đoạn nén Ln và đại lượng vượt sớm LtrVì trục quay với tốc độ khác nhau nên trục nhanh sẽ vượt hơn trục chậm 1 đại lượng nào đó ở đoạn làm việc Ln. đại lượng đó gọi là Ltr
Kí hiệu tốc độ trục quay nhanh là: Vn= 8.7m/s
Tốc độ trục quay chậm là: Vc=7m/s
Xác định Ltr theo hình . Khi trục quay nhanh chuyển động ổn định đều với tốc độ trục Vn sau 1 thời gian nhất định thì nó đi đươc 1 đoạn đường từ khi kẹp hạt cho đến khi hạt ra khỏi vùng làm việc bằng Ltr
Từ sơ đồ ta thấy rằng trục Vn vượt sớm hơn trục Vc 1 đoạn Ltr.
Ltr được xác định theo phương trình:
Từ đó;
Như ta đã biết 1 trong những yêu cầu cơ bản khi xay các hạt ngũ cốc là giữ gìn cho nhân được nguyên vẹn nhất. Vì vậy mà lực ở trong vùng làm việc của máy không được gây nên sự phá hủy bản than hạt trong khi tách riêng lớp màng vỏ một cách có hiệu quả.
Sau khi hạt tiếp xúc với bề mặt cao su thì hạt biến dạng đồng thời lớp cao su cũng biến dạng .
Công thức độ biến dạng tuyệt đối của lớp cao su là:
Cộng thức lực nén lên hạt là:
R1: đường kính hạt cầu (cm)
R2 =D/2: bán kính trục cao su (cm)
µ: hệ số poison
E: môđun đàn hồi
Số hạt trong vùng làm việc
Lc: chiều dài của trục
d: đường kính hạt gạo
thời gian hạt qua vùng làm việc là
t=2Ln/(v1+v2 ) = 2 * 25 * /7.9 = 6.3*s
t: thời gian hat đi qua vùng làm việc (s)
Ln: chiều dài đoạn nén hạt trong vùng làm việc , (m)
V1=(Vn+Vc)/2 : tốc dộ hạt ở thời điểm nó rời khỏi vùng làm việc m/s
V2= 0
Lực tương tác dụng lên hạt trong vùng giữa 2 trục là P0= Pn –Pc
Trong đó Pn và Pc là các lực do trục quay nhanh và trục quay chậm tác dụng lên hạt
Xác định trị số P0 dựa trên cơ sở định luật bảo toàn động lượng
P0 * t = mv
=>
Công suất tiêu thụ của cặp trục khi làm việc là 500kg/h
3. Thiết kế động học của máy
Vì tốc độ của 2 trục quay ở vận tốc cao. Tức là 2 trục làm việc quay ngược chiều nhau . trục 1 quay với vận tốc 900v/p. trục còn lại quay với tốc độ725v/p . Ta chọng đai thang BB. Sở dĩ ta chọn đai thagng BB vì nó có kết cấu tương đối phức tạp, giá thành hơi cao sơ với loại đai thang nhưng có thể mắc làm cho 2 trục làm việc cùng nằm song song nhau chuyển động ngược chiều với nhau 1 cách dễ dàng , có thể làm việc với tốc độ cao. Có thể mắc đai làm trực tiếp với động cơ ko qua cơ cấu đai thang khác.
Ta chọn sơ đồ động như hình vẽ :
Hình 3.1 : Sơ đồ động học của máy xay lúa có hai trục bằng cao su
1. Bánh đai gắn với động cơ điện
2. bánh đai gắn với trục làm việc quay nhanh II
3. bánh đai căng III
4. bánh đai gắn với trục làm việc quay chậm IV
5. Trục làm việc
6. Dây đai
3.1. Chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền
Chọn động cơ điện ,cần tính cộng suất cần thiết:
Trước khi chọn động cơ điện ta cần tính công suất :
Nct= N/η
Nct: Công suất cần thiết
η: hiệu suất chung
N: công suất trên trục quay chậm
Trong đó
η=
η1=0.94 : hiệu suất của bộ truyền đai
η2=0.995 : hiệu suất của 1 cặp ổ lăn
=900*3.14*185/1000*60 = 8.7m/s
N=206 * 8.7/1000 = 1.79Kw
Nct=1.79/0.87=2Kw
Ta chọn động cơ có công suất 2,2 Kw tốc độ vòng quay của động cơ là 1430v/p. động cơ có kí hiệu là A02(AOπ2)31-4
Phân phối tỉ số truyền
Ta chọn tỉ số truyền từ trục động cơ đến trục quay nhanh là
i1=1.6
tỉ số truyền từ trục quay nhanh đến trục quay chậm là
i2=1.4
Bảng hệ thống các số liệu tính được
Trục Thông số |
Trục đ.cơ |
I |
II |
|
i |
i1=1.6 |
i2=1.4 |
||
n (v/p) |
1430 |
900 |
725 |
|
N (Kw) |
2 |
1.87 |
1.79 |
|
4.Tính toán động lực học của máy
4.1 Thiết kế bộ truyền đai thang
Vì vận tốc của đai V<5m/s . Dựa vào bảng (5-13 sách thiết kế chi tiết máy) ta chọn đai loại B t. tuy tiết diện và lực tác dụng lên trục lớn hơn đai loại A nhưng cấu tạo đai nhỏ gọn và truyền công suất được cao và số đai sử dụng ít.
Kích thước mặt cắt của đai thang loại B là a * h * F = 17 * 10.5 * 138
Theo sách sổ tay thiết kế cơ khí trang 525 (PTS Hà Văn Vui , TS Nguyễn Chỉ Sáng )
Công suất được truyền của truyền động đai hình thang tính theo công thức sau
N= N0 * k1 * k2 * z
N0: công suất được truyền bởi 1 đai , kW, khi góc ôm =180 , chế độ làm việc không có va đập và rung, N0 được chọn không được lớn hơn giá trị cho trong bảng 7.29 sách sổ tay thiết kế
K1- hệ số phụ thuộc vào góc ôm
K2: hệ số tính đến đặc tính của tải trọng
z: số đai trong bộ truyền động
Tra bảng 7.29 sách sổ tay thiết kế cơ khí trang 527
Đường kính tính toán bánh đai nhỏ là D < 125mm
Tốc độ quay của bánh đai = 5m/s
Đai loại B
=>công suất N0 truyền được trong 1 đai là 1,05Kw
Hệ số góc ôm k1 = 1
Hệ số k2 là 1
Số đai cần thiết khi thiết kế là
2 =1.05 * 1 * 1 * z =>z=1.9
Chọn z = 2 đai
Hình 4.1 : Sơ đồ tính chiều dài day đai và khoảng cách các trục
Từ hinh vẽ 4.1 cho thấy :
Góc ôm trên các bánh đai và từ đó tính chiều dài dây đai
Góc ôm trên bánh gắn với động cơ là 1580 => chiều dài dây cung là: l=R * 3.14 * α/180 = 30 * 3.14 * 158/180 = 83mm
Góc ôm trên bánh đai quay nhanh là 1140 => chiều dài dây cung là: l=R*3.14*α/180= 45*3.14*114/180 = 90mm
Góc ôm trên bánh đai quay chậm là 1210 => chiều dài dây cung là: l=R*3.14*α/180= 65*3.14*121/180 = 137mm
Góc ôm trên bánh đai còn lại là 177 0 => chiều dài dây cung là: l=R*3.14*α/180= 65*3.14*177/180 = 201mm
Chiều dài của dây đai là:
Ld= 336 + 202 + 232 + 411 +201 + 137 + 90 + 83 = 1693mm
Chọn đai có chiều dài là 1700mm
Như hình vẽ ta thấy khoảng cách giữa các trục
Khoảng cách giữa trục quay nhanh và động cơ là 244mm
Khoảng cách giữa trục quay nhanh và trục quay châm là 185mm
Khoảng cách giữa trục quay nhanh và bánh đai IV là 229mm
- Thiết kế trục và then
4.2.1 Tính toán trục theo độ bền
Trục được sử dụng là thép cacbon trung bình
Công thức tính toán gần đúng trục
Trục động cơ:
Trục làm việc quay nhanh I
Trục làm việc quay chậm II
Xác định lực tác động trên trục
Tải trọng trên trục khi gắn bộ truyền đai, khi tính toán về mỏi được lấy gần đúng theo đường tâm của bánh đai. được xác định theo lực căng đai lớn nhất sử dụng cho cả 3 trục là:
Q=3σ0 *F * z * sinα/2=3 * 1.2 * 138 * 2 * sinα /2 = 825N
4.2.2 Tính lực tác dụng lên ổ trục
Trục quay nhanh I
Hình 4.2 : Biểu đồ tính lực và momen uốn tác dụng lên trục I
Tính toán phản lực tại gối đỡ trục
Tiết diện nguy hiểm của trục tại điểm n-n
d(n-n) >= =24.5mm chọn d=25mm
..........................
5.Thiết kế và chọn ổ lăn
Tính toán sơ bộ khả năng tải trọng động:
Trục quay nhanh I:
fd – hệ số
fn- chỉ số được cho trong bảng 2.51 và 2.52
Pr- tải trọng động hướng tâm tương đương gần đúng
Pa- tải trọng dọc trục tương đối gần đúng
Tra bảng 2.53 , 2.51 và 2.52 sách sổ tay thiết kế cơ khí tập 2 ( PTS : Hà Văn Vui và TS : Nguyễn Chỉ Sáng )
Ta có:
fd=3.5
fn=0.333
Pr=985N
Dựa vào Cr=10352 ta tra bảng và chọn ổ bi cầu đỡ 2 dãy có kí hiệu ổ là 111305 . Có đường các kích thước là:
d=25mm
D=62mm
B=17
Cr=14100
Cr0=6120
Ta chọn ổ bi cầu 2 dãy là vì ổ có khả năng chịu tải trọng hướng tâm và có thể làm việc khi độ lệch vòng trong so với vòng ngoài lên tới 30. Vì sử dụng máy cho các bộ phận sử dụng độc lập.
Trục quay chậm II
fd – hệ số
fn- chỉ số được cho trong bảng 2.51 và 2.52
Pr- tải trọng động hướng tâm tương đương gần đúng
Pa- tải trọng dọc trục tương đối gần đúng
Tra bảng 2.53 , 2.51 và 2.52 sách sổ tay thiết kế cơ khí tập 2 ( PTS : Hà Văn Vui và TS : Nguyễn Chỉ Sáng )
Ta có :
fd=3.5
fn = 0.333
Pr=985N
Dựa vào Cr=10352 ta tra bảng và chọn ổ bi cầu đỡ 2 dãy có kí hiệu ổ là 111305 . Có đường các kích thước là
d=25mm
D=62mm
B=17
Cr=14100
Cro=6120
Ta chọn ổ bi cầu 2 dãy là vì ổ có khả năng chịu tải trọng hướng tâm và có thể làm việc khi độ lệch vòng trong so với vòng ngoài lên tới 30. Vì sử dụng máy cho các bộ phận sử dụng độc lập.
6.Kết Luận
6.1Nhận xét đánh giá máy.
_Máy đạt năng suất bóc vỏ 85%.
_ Tỉ lệ gãy hạt thấp và trấu được thổi vào 1 cái ống. Và cần phải gắn thêm máy hút để hút trấu ra ngoài tới 1 chổ nào đó ta chọn.
Năng suất 85% là năng suất bóc vỏ của máy thật và hoàn chỉnh. Điều kiện máy kính và có quạt thổi và hút đúng công suất .
Vì do máy của chúng em chỉ là mô hình, nên có kích thước nhỏ hơn máy thật 40%. Sản phẩm đạt được của mô hình thì có trộn lẫn 1 ít giữa gạo với trấu nhưng sản phẩm hạt gạo có tỉ lệ gãy hạt thấp. và năng suất bóc vỏ chỉ hơn 50%. Nguyên nhân có sự trộn lẫn vì những lí do sau:
+ Điều kiện về không gian:
Chúng em mượn thực tập ở cơ sở Trường An do trường gửi thực tập và được các anh ở xưởng cho mượn xưởng để làm mô hình. Nhưng do có các bạn cùng thực tập chung cũng mượn xưởng để làm đề tài. ( khoảng 4 nhóm ) cho nên không gian không được lớn. bởi vì lí do đó nên các máy em sử dụng mối ghép ren nhiều và thay cho mối ghép hàn. Vì do tay nghề của chúng em không cao và lần đầu tiên chế tạo nên mô hình của em không được đẹp và không được kín có nhiều khoảng hở nên quá trình thổi trấu không đạt được hiệu quả tốt.
+Điều kiện về thời gian:
Do thời gian làm máy tương đối ngắn và việc mượn xưởng mà xưởng có đến 4 nhóm xin làm đề tài nên phải chia thời gian cho từng nhóm thực hiện nên có hạn chế phần lớn thời gian. Và phải thực hiện phần bản vẽ và thiết kế nên không có nhiều thời gian khắc phục những sai sót.
+ Hạn chế về kiến thức:
Do hạn chế về thời gian nên em không đủ thời gian để tham khảo và tìm kiếm thêm 1 số sách hay về đề tài mà chúng em thực hiện. Và một phần có 1 số môn chưa được học qua nên không nắm rõ . Thời gian tiếp xúc ngoài thực tế cũng không nhiều và 1 phần chỉ tìm hiểu qua các hình ảnh tìm kiếm trên mạng.
Do những điều kiện như trên nên mô hình của chúng em sản phẩm không được tốt. Và phải gắn thêm 1 số máy khác như máy hút trấu và bộ phận sàn . Nhưng do nhóm em chỉ có 2 người và điều kiện kinh tế không nhiều. nên không đủ thời gian làm thêm 1 số bộ phận. Nếu chúng em có nhiều thời gian và điều kiện hơn thì chúng em sẽ khắc phục phần nào những khuyết điểm trên.
6.2Hướng dẫn bảo quản máy.
Khi sử dụng và lắp ráp máy tránh việc làm lớp cao su bị sừng sùi. tránh các vật nhọn sắt làm sùng sùi lớp cao su.
Khi lớp cao su mòn thì phải thay cặp cao su khác.
Thông thường nếu lớp cao su làm việc liên tục trong 5 đến 7 ngày cần thay lớp cao su mới.
Cao su ép có độ cứng trên máy .
Điều kiện cấp liệu phải trên suốt chiều dài cặp trục.
7. Sản xuất thử mô hình, điều chỉnh, sửa chữa lại thiết kế (nếu có)
7.1 Các hình ảnh về sản xuất thử mô hình
..................