THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG HỘP 1
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG HỘP 1, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy DẠNG HỘP, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy DẠNG HỘP, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết
Phần 1: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
- Phân tích chi tiết gia công:
1- Công dụng:
Đế đỡ là chi tiết dạng hộp được sử dụng rộng rãi trong nghành cơ khí, nó có nhiệm vụ làm Giá đỡ các trục, các tay biên chủ động và bị động nhằm dẫn động giữa các chi tiết, hoặc cố định trong cơ cấu máy.
Chi tiết là Đế đỡ, gồm có 2 phần:
-Phần làm việc là một hình trụ với đường kính là F40 chiều dài là 20mm.
-Phần đế là một khối hình hộp chữ nhật có chiều dài là 126mm, rộng 76mm.
2.Yêu cầu kỹ thuật:
-Độ không đồng tâm giữa hai lỗ Þ16 không quá 0,02mm.
-Độ không đồng tâm giữa hai lỗ Þ8 không quá 0,02mm.
-Với độ nhám các bề mặt RZ 25, CCX của lỗ đạt cấp 8, độ nhám bề mặt 1,8
3.Vật liệu chế tạo:
Vật liệu gang xám GX18-36
- Xác định dạng sản xuất:
- Trong chế tạo máy, người ta phân biệt thành 3 dạng sản xuất:
- Sản xuất đơn chiếc
- Sản xuất hàng loạt ( lớn, vừa, nhỏ )
- Sản xuất hàng khối
- Mỗi dạng sản xuất có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để xác định được dạng sản xuất, ta cần phải tính:
.......................
a. Sản lượng hàng năm của chi tiết: đây là số chi tiết đựơc sản xuất trong một năm,
được tính bởi công thức:
Trong đó:
N : số chi tiết được sản xuất trong một năm
N0 : số sản phẩm được sản xuất trong một năm
m: số lượng chi tiết trong một sản phẩm
a : phần trăm phế phẩm chủ yếu trong các phân xưởng đúc và rèn (a = 3% - 6%)
b : số chi tiết chế tạo thêm để dự trữ: (b = 5% - 7%)
Từ phiếu nhiệm vụ, ta có các số liệu:
Số sản phẩm được sản xuất trong một năm là N0 =19100 chiếc/năm
Số lượng chi tiết trong một sản phẩm m = 1
Ta chọn: Phế phẩm chủ yếu trong các phân xưởng là a = 3%
Số chi tiết chế tạo thêm để dự trữ làb = 5%
Vậy : ................................
b. Trọng lượng của chi tiết: được xác định theo công thức:
Q1 = V.g (kg )
Trong đó:
Q1: trọng lượng của chi tiết ( kg )
V: thể tích của chi tiết ( dm3 )
g : trọng lượng riêng của vật liệu chế tạo chi tiết
Với chi tiết đế đỡ kẹp là chi tiết dạng hộp, vật liệu là gang xám, nên :
- Trọng lượng riêng của gang xám là: 7,2 (kg/dm3 )
Và ta phân chi tiết ra thành từng phần nhỏ để tính thể tích của chi tiết:
Ta có:
Trọng lượng của chi tiết là:
Q1 = V x g = 1,4 ( kg )
* Cách xác định dạng sản xuất:
Dạng sản xuất |
Q1 – Trọng lượng của chi tiết |
||
> 200 kg |
4 – 200 kg |
< 4kg |
|
Sản lượng hàng năm của chi tiết ( chiếc ) |
|||
Đơn chiếc |
< 5 |
< 10 |
< 100 |
Hàng loạt nhỏ |
10 – 55 |
10 – 200 |
100 – 500 |
Hàng loạt vừa |
100 – 300 |
200 – 500 |
500 – 5000 |
Hàng loạt lớn |
300 – 1000 |
500 – 1000 |
5000 – 50.000 |
Hàng khối |
> 1000 |
> 5000 |
> 50.000 |
( Thiết kế ĐA-CNCTM – trang 13 )
Từ những kết quả có được qua tính toán, kết hợp với việc tra bảng xác định dạng sản xuất, ta kết luận chi tiết được sản xuất ở dạng sản xuất hàng loạt lớn.
Phần 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI
I. Vật liệu:
Với chi tiết đế đỡ kẹp nầy, ta chọn vật liệu chế tạo là gang xám GX 18-36, grafit dạng tấm thô. Với vật liệu gang xám GX 18-36 có thành phần hoá học như sau:
Mác gang |
Độ bền |
Độ cứng HB |
Thành phần hoá học ( % ) |
|||||
Kéo |
Uốn |
C |
Si |
Mn |
P |
S |
||
Không quá |
||||||||
GX 18-36 |
18 |
36 |
170 |
3,4 |
1,7 |
0,5 |
|
|
( Thiết kế đúc – trang 48 )
II. Phương pháp chế tạo phôi:
Do vật liệu chế tạo chi tiết là gang xám, cùng với việc chi tiết được sản xuất hàng loạt lớn nên chi tiết đựơc đúc cấp chính xác 2, cấp chính xác kích thước IT16, thuộc nhóm phức tạp II. Chi tiết đựơc đúc trong khuôn bằng cát và có lõi là gỗ, với mặt phân khuôn nằm ngang. Đúc dưới áp lực thấp.
Sai lệch cho phép về kích thước chi tiết đúc: ± 0,6 (mm) (bảng 3-3 trang 174 – ST1)
Sai lệch cho phép về kích thứơc mẫu: ± 0,5 (mm) (trang 207 – Thiết kế đúc)
Sai lệch cho phép về khối lựơng: 5% (bảng 14 – trang 80 – Thiết kế đúc)
Lượng dư lớn nhất để gia công cơ khí vật đúc: 3 (mm) (B19-T83-TK Đúc)
Lượng co theo chiều dài của vật đúc: 1% (B23-T90-TK Đúc)
Lượng dư gia công của chi tiết:...............................................
MỤC lục
Lời nói đầu |
trang |
Nội dung |
|
Phần 1: Xác định dạng sản xuất |
|
|
|
|
|
Phần 2: Vật liệu và phương pháp chế tạo phôi |
|
|
|
|
|
Phần 3: Phương pháp gia công |
|
|
|
|
|
Phần 4: Thiết kế nguyên công |
|
Nguyên công 1: Phay mặt phẳng 1 |
|
Nguyên công 2 Phay mặt phẳng 2 .3 .4 .5 |
|
Nguyên công 3: Phay mặt phẳng 6 . 7 |
|
Nguyên công 4 : Phay mặt phẳng 8 . 9 |
|
Nguyên công 5: Khoan Khoét Doa lỗ Æ10 |
|
Nguyên công 6: Khoan Æ 8 |
|
Phần 5: Tính toán và tra lượng dư |
|
Phần 6: Tính toán chế độ cắt |
|
Phần 7: Tính toán và thiết kế đồ gá |
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS-TS Nguyễn Đắc Lộc – PGS-TS Lê Văn Tiến
SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY, tập 1, NXB KH&KT – 1999
SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY, tập 2, NXB KH&KT – 2000
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY, tập 1 – 2 , NXB KH&KT – 1998
- Hồ Viết Bình – Nguyễn Ngọc Đào
Giáo trình CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY, Trường ĐHSPKT - 2004
- Nguyễn Ngọc Đào – Trần Thế San – Hồ Viết Bình
CHẾ ĐỘ CẮT GIA CÔNG CƠ KHÍ – NXB ĐÀ NẴNG – 2002
- THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY - NXB KH&KT - 1999
- NGUYỄN TÁC ÁNH –Hiệu đính: PGS.TS HOÀNG TRỌNG BÁ
Giáo Trình CÔNG NGHỆ KIM LOẠI _ Đại học SPKT.TPHCM
- GS-TS Trần Văn Địch
ATLAT ĐỒ GÁ, NXB KH&KT 2004
- Hoàng Xuân Nguyên
DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT, NXB Giáo Dục - 1994
- TRẦN HỮU QUẾ – ĐẶNG VĂN CỨ – NGUYỄN VĂN TUẤN
VẼ KỸ THUẬT, NXB GD – 1998
- Lê Trung Thực – Đặng Văn Nghìn
HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CNCTM, Trường ĐHBK TPHCM – 1992
10 Kỹ thuật phay , khoan , khoan , khoét , doa - NXB “MIR” MAXCƠVA
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT DẠNG HỘP 1, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết