THIẾT KẾ QUY TRÌNH GIA CÔNG TRỤC VÍT M2
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC VÍT M2, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy TRỤC VÍT M2, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy TRỤC VÍT M2, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết TRỤC VÍT M2
THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỮA CHỮA TRỤC I CỦA HỘP GIẢM TỐC
PHẦN I: Giới thiệu chung về hộp giảm tốc:
- Hộp giảm tốc có chức năng thay đổi tỷ số truyền động từ tốc độ nhanh sang chậm .
- Tùy theo mục đích của máy mà cấu tạo của hộp giảm tốc khác nhau.
- Chính vì đặc điểm ưu việt, hộp giảm tốc đã góp phần làm nên năng suất hoạt.
PHẦN II: Tổng quan về trục:
- Giới thiệu chung về trục :
a)Ý nghĩa:
- Trong máy móc thiết bị cơ khí chi tiết trục giữ một vai trò quan trọng, nó là đặc trưng của một loại chi tiết chủ yếu để lắp ráp các chi tiết trên nó và các chi tiết trên trục này được quan hệ truyền động với các chi tiết trên trục khác. Vì vậy, độ chính xác của trục với các yếu tố kỹ thuật là rất quan trọng. ---Nếu có sai lệch về độ thẳng, độ nòm, độ xoắn đều bị ảnh hưởng đến các tọa độ lắp ráp, đến độ chính xác truyền động làm cho hộp máy có chứa trục mất chính xác,dẫn đến truyền động bị kêu, va đập lớn, tạo cho sai số cho các chi tiết dẫn đến sai hong chi tiết hoặc các chi tiết di trượt trên trục sẽ không chuyển động được. Vì vậy, các trục trong hợp giảm tóc của máy, trục trơn, trục vít …đều cần độ chính xác cao. Song trong quá trình làm việc do sơ xuất kĩ thuật trong thao tác, quá tải, va đập, và thời gian làm việc kéo dài…dẫn đến trục bị hỏng.
- Trục truyền: làm nhiệm vụ truyền momen xoắn: nghĩa là trục truyền vừa chiệu uốn vừa chiệu xoắn hoặc có thể chịu lức kéo và nén .
- Theo hình dáng của trục, trục chia làm 2 loại: trục trơn và trục bậc.
- Trục trơn là trục có mặt căt ngang không thay đổi theo chiều dài.
- Trục bậc là trục có mặt cắt ngang thay đổi theo chiều dài
b)Kết cấu trục :
-Kết cấu trục được quyết định bởi trị số, tình hình phân bổ của lực tác dụng lên trục, cách bố trí vị trí, và phương pháp lắp ghép, cố định các chi tiết lắp lên trục, tình hình gia công và lắp ghép.
-Trục thường được chế tạo có hình dạng là trục trơn và trục bậc. về phương diện chế tạo thì trục trơn dễ chế tạo hơn trục bậc, giá thành rẽ hơn, nhưng về phương diện sữ dụng thì trục trơn lắp ghép sữa chữa phức tạp hơn, trục trơn không thích hợp với đặc điểm và tình hình phân bố ứng xuất trên trục. chính vì vậy trục trơn ít được sữ dụng trong nghành chể tạo máy, khi cần giảm trọng lượng thì có thể chế tạo trục rỗng. Tuy nhiên giá thành chế tạo trục rỗng khá đắt.
- Để cố định chi tiết máy theo chiều quay thường dùng then, trục then hoặc đôi khi còn lắp chặt.
- Để cố định các chi tiết máy theo chiều trục, thương dùng vai trục, gờ, bạc, vong chặn, đai ốc hoặc lắp bằng độ dôi.
- Các biện pháp nâng cao sức bền mỏi của trục:
- Trục thường chiu tác dụng của ứng suất thay đổi, nên thường hỏng do mỏi, những vết nức do mỏi thường phát sinh ở những chổ có tập trung ứng suất. Do đó khi định kết cấu của trục phải chú ý đến các biên pháp giảm ứng suất, mặt khác về công nghệ nên dùng các phương pháp nhiết luyện như: lăn, nén, phun bi, thấm than, nitơ, rồi tôi, gia công, nhẳn bề mặt v.v…
-Ở chổ chuyển tiếp các trục có đường kính khác nhau, thì nên làm góc lượng càng lớn càng tốt một mặt thì có thể giảm bớt tập trung ứng suất, nâng cao sức bền mỏi, mặt khác khi tôi trục ít bị rạng nứt.
-Ở chổ gia công rảnh then, thì nên chế tạo bằng giao phay đĩa, để đoạn cuối rảnh then là một cung tròn, then hoa thì nên dùng then hoa thân khai.
-Tại chổ có làm rảnh then, trục bị gia công rảnh then nên thể tích mặt cắt ngang giảm ứng suất tăng lên, mặt khác có sự tập trung ứng suất tại rảnh then nên trục thường bị yếu đi, do đó phải tăng đường kính trục lên.
- Trục làm một rảnh then tăng lên 4% đường kính trục.
- Trục làm một rảnh then tăng lên 7% đường kính trục.
- Trục làm một rảnh then tăng lên 10% đường kính trục.
PHẦN III: Xác định đặc điểm hư hỏng:
- Xác định nguyên nhân hư hỏng:
-Dựa vào chức năng làm việc của trục, ta có thể xác định hư hỏng của trục có các dạng hư hỏng như: trục bị mòn, uốn hoặc gãy. Nhưng trong hợp số với thời gian làm việc nhiều trục nóng lên, nhiệt sinh ra nhiều, trục làm việc phải chiệu uốn và chiệu xoắn. Do đó hiện tượng gãy và mòn trục xãy ra nhiều hơn.
-Ta xét đến hiện tượng mòn các bề mặt lắp ghép trên trục, làm cho trục làm việc không tốt hoặc trục bị gãy không làm việc được. Hiện tượng này thường xảy ra đối với bộ truyền bôi trơn không tốt, dầu bôi trơn bị bẩn, điều kiện vệ sinh không tốt. Do trục làm việc quá tải hoặc trong bộ truyền lắp ghép không chính xác làm cho bộ truyền làm việc không còn ổn định nữa. Do đó ta phải tiến hành sửa chữa.
-
Phân tích nguyên nhân hư hỏng:
- Trục bị mòn:
-Đây là dạng hỏng thường xảy ra trong các chi tiết làm việc bôi trơn không tốt, chế độ chăm sóc bảo dưởng và bôi trơn không định kỳ, dầu bôi trơn bẩn. Do ảnh hưởng của môi trương xung quanh, cũng gây ra hiên tượng mòn nhanh, làm việc không hiệu quả.
-Trong thực tế trục bị mòn ít bị các trường hợp mòn trên cả chiều dài của trục mà phần lớn trục thường bị mòn cục bộ như các trường hợp sau:
- Bánh răng quay lồng không liên tục, trục mòn tại nơi bánh răng quay.
- Bánh răng di trượt trên trục kể cả trục trơn và trục then hoa. Trục bị mòn trên suốt chiều dài của trục.
- Các nơi đoạn trục có lắp ráp với ổ bi trục sẽ quay theo bi song do quá trình tháo lắp sửa chữa nhiều lần cũng làm cho cổ trục mòn nhỏ dần dần đến lắp lỏng với ổ bi.
- Trục chạy trên gối đở là ổ trượt, tuy cấu tạo bạc làm bằng vật liệu mềm hơn trục nhưng trục cũng mòn ở các cổ trục ăn khớp với bạc.
- Trục bị gãy và nức:
-Là dạng hỏng rất nghiêm trọng không những làm bộ truyền mất đi khả năng làm việc mà có khi còn phá hủy các chi tiết khác.
- Trục gãy do các nguyên nhân:
-Do chế tạo và lắp ráp không đúng, vật liệu chế tạo trục không đảm bảo chất lượng.
-Trục bị gãy vì vượt quá giới hạn mỏi khi trục đó có tải trọng tác dụng lên trục luôn luôn thay đổi chiều tác dụng vuông góc với trục, làm cho trục bị uốn sang bên này, uốn sang bên kia tạo ra sự biến dạng của trục, thay đổi thường xuyên chiều uốn và đến một thời gian nào đó trục biến dạng dẻo dẩn đến giòn và gãy. Trục thường bị gãy ở cổ trục nhiều nhất.
-Đối với các trục có độ cứng cao, giòn trong một trường hợp nào đó bị lựcđột ngột tác động lên trục làm gãy, trong trường hợp này không phải bị gãy do mỏi mà do quá tải .
-Để tránh hiện tượng gãy, khi tính toán phải tính theo sức bền mỏi uốn. Mặc khác dùng phương pháp nhiệt luyện để tăng bền.
- Trong trường hợp gãy trục tiến hành sữa chữa bằng phương pháp hàn hoặc thay trục mới.
PHẦN IV: phương án khắc phục và sửa chữa:
- Phương án hàn đắp:
-Là phương án sữ dụng nhiều và quá trình phục hồi nhanh hơn nhưng hiệu quả không cao. Phương án này dùng sữa chữa các chi tiết gãy, nức, vỡ mãnh kim loại được nung nóng đến trạng thái dẻo hoặc lỏng khi được nối ghép bằng hàn. Phương án này chỉ sữ dụng tùy theo nhu cầu làm việc của từng nhà máy vì giá rẻ, thời gian phục hồi chi tiết nhanh.
- Phương án mạ phun:
-Phương pháp này không sử dụng phổ biến tại các xí nghiệp vì đòi hỏi phải đầu tư thiết bị ,máy móc tốn kém :máy nén khí ,máy thổi cát. Tuy không được sử dụng phổ biến như phương pháp hàn đắp và gia công cơ khí nhưng độ chính xác đạt được cao hơn vì bản chất của phương pháp này là phun các hạt sau khi đã đượcnung chảy đập vào kim loại của chi tiết cần phục hồi với tốc độ lớn(100-250m/s),bám vào các bề mặy đó tạo thành lớp phủ dày lớp mạ phun từ vài um đến 10mm.
-Nó ít dùng nhất vì giá thành mạ phun rất đắt chỉ dùng cho các trục có độ chính xác cao và nhỏ không thể nào tiến hành gia công cơ được ta mới tiến hành mạ phun.
- Ưu điểm:
- Các hạt kim loại bám trên bề mặt chi tiết sau khi phun dù không đồng nhất về vật liệu, nhưng với áp suất của dòng khí phun các hạt kim loại bám đều và chặt trên chi hơn.Chi tiết sẽ lâu hư lại hơn so với phương pháp mài.
- Không đòi hỏi người thợ có tay nghề cao vì dễ gia công.
- Mạ phun giúp tiết kiệm kim loại quý, thay thế kim loại màu bằng kim loại phun
- Sử dụng phương pháp phun phủ kim loại này không bị hạn chế bởi độ lớn, nhỏ của vật phủ do thiết bị phun rất dễ dàng di động và có thể xách tay.
- Công nghệ mạ phun rất thích hợp cho việc tạo lớp phủ mới hoặc phục hồi các công trình, kết cấu có kích thước lớn bất kỳ, cũng như các chi tiết máy móc nhỏ.
- Nhược điểm :
- Về mặt kĩ thuật :đòi hỏi sự chuẩn bị đầu tư máy móc thiết bị đầy dủ .
- Về kinh tế :tốn kém về mặt trang bị ống dầu và máy nén khí, thiết bị phân cực điện
- Phương án chế tạo mới:
-Đặc điểm :đây là phương pháp tốt nhất và hiệu quả nhất khi chi tiết đã không còn khả năng sửa chữa hoặc đã qua sửa chữa nhiều lần.
- Ưu điểm:
- Các chi tiết sau khi chế tạo mới có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kĩ thuật của nó :độ sai số về hình học ,độ nhám bề mặt…
- Sẽ có hiệu quả kinh tế nếu chi tiết gia công mới đơn giản và không đòi hỏi nhiều trang thiết bị máy móc để gia công .
- Nhược điểm:
- Về kinh tế :giá thành đắt nếu chi tiết gia công phức tạp đòi hỏi trang thiết bị máy móc nhiều, gia công tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của máy.
PHẦN V:
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN CỤ THỂ
CÁC PHƯƠNG ÁN VÀ TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC CỦA TỪNG PHƯƠNG ÁN.
A)Phương án hàn đắp:
STT |
Tên NC |
Gá |
Bước |
Máy |
Dao |
Định vị |
Dụng cụ kt |
|
I |
Chuẩn bị phôi |
|
Làm sạch chi tiết bụi bẩn dầu mỏ |
|
|
|
|
|
II |
Hàn đắp |
|
Hàn đắp trên bề mặt bị mòn |
Máy hàn |
Que hàn |
|
Thước cặp 1/10 |
|
III |
Tiên thô |
|
Tiện lại bề mặt ngõng trục sau khi hàn |
T616
|
Dao tiện vai thép hợp kim |
|
Thước cặp 1/10 |
|
IV |
Tiện tinh |
|
Tiện tinh lại bề mặt ngõng trục sau khi tiện thô |
T616 |
Dao tiện vai thép hợp kim |
|
Thước cặp 1/50 |
|
V
|
Phay rảnh then |
|
Phay rảnh then đã được hàn đắp |
T616 |
Dao phay ngón thép gió |
|
Thước cặp 1/50 |
|
VI |
Mài trục |
|
Mài tinh bề mặt trục |
3151 |
Đá mài |
|
Thước cặp 1/50 |
|
VII |
Tổng kiểm tra |
|
Kiểm tra về kt dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan |
|
|
|
Thước cặp 1/50 đồng hồ |
|
B)Phục hồi bằng phương pháp mạ phun:
STT |
Tên nc |
Gá |
Bước |
Máy |
Dao |
Định vị |
Dụng cụ kt |
|
I |
Chuẩn bị phôi |
|
Làm sạch chi tiết bụi bẩn bằng: dầu hỏa, bàn chải sắt |
|
|
|
Thước cặp 1/50 |
|
II |
Mạ phun |
|
Mạ phun các bề mặt cần phục hồi |
May mạ phun |
Hạt kim loại |
|
Thước cặp 1/50 |
|
III |
Tiên thô |
|
Tiện lại bề mặt ngõng trục sau khi mạ phun |
T616
|
Dao tiện vai thép hợp kim |
|
Thước cặp 1/10 |
|
IV |
Tiện tinh |
|
Tiện tinh lại bề mặt ngõng trục sau khi tiện thô |
T616 |
Dao tiện vai thép hợp kim |
|
Thước cặp 1/50 |
|
V
|
Phay rảnh then |
|
Phay rảnh then đã được mạ phun |
T616 |
Dao phay ngón thép gió |
|
Thước cặp 1/50 |
|
VI |
Tổng kiểm tra |
|
Kiểm tra về kt dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan |
|
|
|
Thước cặp 1/50 đồng hồ |
|
VII |
Mai bề mặt trục |
|
Mài bề mặt trục cần lắp ghép |
3151 |
Đá mài |
|
Thước cặp 1/50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C)phục hồi bằng phương pháp chế tạo mới:
s
|
Tên NC |
Gá |
Bước |
Máy |
Dao |
Định vị |
Dụng cụ kt |
I |
Chuẩn bị phôi |
|
Chọn phôi có kích thước Ø34mm có chiều dài 266mm |
|
|
|
|
II |
Khỏa mặt đầu , khoan lỗ tâm, tiện thô bề mặt |
|
-khỏa mặt đầu2mm -tiện thô đạt kích thước l=264, d=32. -khoan tâm -khỏa mặt đầu2mm -tiện thô đạt kích thước l=262, d=32. -khoan tâm |
T616 |
-Dao vai -Mũi khoan tâm -dao tiện đầu cong |
|
Thước cặp 1/50 |
III |
Tiện |
|
-Tiên thô đạt Ø32 đạt Ø31, L=155 -Tiện thô Ø31 đạt Ø22 ,L=78 -Tiện thô Ø22 đạt Ø16 ,L=58 -Tiện tinh Ø31 đạt Ø30 -0.02 ,L=156
-Tiện tinh Ø16 đạt Ø15.2 ,L=59 -Tiện tinh Ø15.2 đạt Ø14-0.02 ,L=33 -Vát mép 1x45o -Tiên thô Ø32 đạt Ø22, -Tiên thô Ø22 đạt Ø16, -Tiên tinh Ø16 đạt Ø15.2, -Vát mép 1x45o -Tiên rãnh L=7, Ø20 đầu1 -Tiên rãnh L=7, Ø20 đầu2
|
T616 |
Dao vai ,Dao dau cong, Dao cắt rãnh |
|
Thước cặp 1/10 |
IV
|
Tiện ren |
|
Tiện ren vít đạt kích thước |
1K62 |
Dao tiện ren |
|
Ren mẫu |
V |
Phay rãnh |
|
-Phay thô rãnh -Phay tinh rãnh |
6H12 |
|
|
|
VII |
Mài |
|
Mài các bề mặt của trục |
3151 |
Đá mài |
|
Ban me |
VIII |
Tổng kiểm tra |
|
Kiểm tra về kt dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan |
|
|
|
Thước cặp 1/50,Ban me ,đồng hồ so |
THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC VÍT M2, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy TRỤC VÍT M2, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy TRỤC VÍT M2, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết TRỤC VÍT M2