Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG

mã tài liệu 100400200114
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 590 MB Bao gồm tất cả file thiết kế CAD, file 2D, thuyết minh,..., bản vẽ thiết kế, bản vẽ CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG, PHÔI, đồ gá gia công và quy trình gia công CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG, quy trình công nghệ CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG,....... và nhiều tài liệu nghiên cứu và tham khảo liên quan đến CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG,
giá 695,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ RÃNH T BK ĐH ĐÀ NẴNG

LỜI NÓI ĐẦU

Công nghệ chế tạo máy là một ngành then chốt, nó đóng vai trò quyết dịnh trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của công nghệ chế tạo máy là chế tạo ra các sản phẩm cơ khí cho mọi lĩnh vực của nghành kinh tế quốc dân, việc phát triển ngành công nghệ chế tạo máy đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta.

Phát triển ngành công nghệ chế tạo máy phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư các trang bị hiện đại. Việc phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm của các trường đại học.

Hiện nay trong các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng, đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất.

Môn học công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các thiết bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, điện lực ...vv

Để giúp cho sinh viên nắm vững được các kiến thức cơ bản của môn học và giúp cho họ làm quen với nhiệm vụ thiết kế, trong chương trình đào tạo , đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là môn học không thể thiếu được của sinh viên chuyên ngành chế tạo máy khi kết thúc môn học.

Sau một thời gian tìm hiểu và với sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Châu Mạnh Lực đến nay Em đã hoàn thành đồ án môn học công nghệ chế tạo máy. Trong  quá trình thiết kế và tính toán tất nhiên sẽ có những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế, em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo máy và sự đóng góp ý kiến của các bạn để lần thiết kế sau và trong thực tế sau này được hoàn thiện hơn .

I - PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CỦA CHI TIẾT

Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy gối đỡ là chi tiết dạng hộp.

Do gối đỡ là loại chi tiết quan trọng trong một sản phẩm có lắp trục .Gối đỡ

làm nhiệm vụ đỡ trục của máy và xác định vị trí tương đối của trục trong

không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó . Gối đỡ còn làm

nhiệm vụ của ổ trượt .

    Trên gối  đỡ có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng

có nhiều bề mặt không phải gia công.  Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ Ø40 và 52.

      Cần gia công mặt đầu  và các lỗ Ø10 chính xác để làm chuẩn tinh gia công .

Chi tiết làm việc trong điều kiện rung động và thay đổi.

Gối đỡ có đủ độ cứng vững để khi gia công không bị biến dạng có thể dùng chế độ cắt cao , đạt năng suất cao.

Các bề mặt làm chuẩn có đủ diện tích nhất định để cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn và đảm bảo thực hiện quá trình gá đặt nhanh .

Các bề mặt cần gia công là :

- Tiện mặt  trụ Ø 30 và mặt đầu A và B, rãnh thoát dao 2x2x45

- Lỗ Ø40 .

- Tiện lỗ Ø52.

- Tiện rãnh chứa dầu   Ø30 .

- Khoan và dao hai  lỗ Ø10, hai lỗ này cần gia công tinh để làm chuẩn định vị thống nhất.

- Khoan và taro lỗ ren M8.

II - ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

             5000 chi tiết/năm

N=N1.m(1+(a+b)/100)

N  :Số chi tiết được sản xuất trong một năm

N1:Số sản phẩm được sản xuất trong một năm

m :Số chi tiết trong một sản phẩm

a  :Phế phẩm trong xưởng (3-6)%

b  :Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trù           (5-7)%

N=5000.1(1+(4+6)/100)=5500 chi tiết/năm

Trọng lượng chi tiết

Công thức:  Q1=v.y (kg)

trong đó:

Q1-Trọng lượng chi tiết

v   -Thể tích chi tiết

Yc45-  7,852 kg/dm3

VD  thể tích phần đế

Vtr  thể tích trụ rỗng lớn và 2 trụ nhỏ

Vh  thể tích hộp của chi tiết

Vd=3,14 . 0,152 .0.2=0,01413dm3

Vtr=3,14. 0,052 . 0,7 . 2 + 3,14 .0,22.0,36 + 3,14.0,262.0,34=0,128 dm3

Vd=1.0,7.0,7=0,49 dm3

V= 0,49-0,128+0,01413=0,37613 dm3

Q1=7,852.0,37613=2,95kg        

             Dạng sản xuất của chi tiết là hàng loạt vừa.

 

III - PHÂN TÍCH VÀ LỰ CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI.

 

- Phương pháp tạo phôi phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề chức năng và kết cấu của chi tiết máy, vật liệu sử dụng, yêu cầu kỹ thuật, hình dáng bề mặt và kích thước của chi tiết, quy mô và tính loạt của sản xuất.

- Để chọn phôi có thể căn cứ vào một số đặc tính sau:

* Tính kinh tế của phương án trong điều kiện sản xuất đã định.

* Tính hợp lý của quy trình công nghệ tạo phôi.

* Mức độ trang bị của các quá trình công nghệ tạo phôi, khả năng ứng dụng tự động hoá vào các nguyên công.

* Chất lượng của phôi, các loại sai hỏng có thể xuất hiện trong quá trình tại phôi và khả năng loại bỏ chúng.

* Hệ số sử dụng vật liệu ( Kvl ) của phương pháp.

* Khối lượng gia công và khả năng tạo phôi.

-     Phương án tạo phôi đã chọn được thực hiện theo trình tự sau:

* Chọn dạng phôi tuỳ thuộc vào kết cấu, đặc tính làm việc, yêu cầu vận hành của chi tiết, dạng sản xuất, hệ số sử dụng vật liệu ( Kvl ), yêu cầu kỹ thuật.

* Tính toán lượng dư bằng phương pháp tính toán phân tích cho các bề mặt quan trọng. Với các bề mặt còn lại có thể xác định lượng dư bằng phương pháp bảng tra.

* Lập bản vẽ phôi, xác định khối lượng phôi theo bản vẽ đã lập ra.

* Tính giá thành phôi .

- Với vật liệu chi tiết đã cho là thép C45 cùng với dạng sản xuất là hàng loạt, có rất nhiều phương pháp chế tạo phôi được áp dụng: phôi đúc, phôi, phôi, rèn và dập.

* Phôi rèn:

  • Rèn tự do là một phương pháp gia công bằng áp lực trong đó quá trình biến dạng tự do dần dần về các hướng mà không bị khống chế bởi một bề mặt nào khác ngoài bề mặt tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ gia công.
  • Ưu điểm:
  • Phương pháp gia công có tính linh hoạt cao, phạm vi gia công rộng (có thể gia công được vật nhỏ từ vài gam đến vài trăm tấn), có thể gia công được những vật lớn hơn so với dập thể tích.

Có thể chế tạo được những chi tiết có hình dáng, kích thước, khối lượng rất khác nhau.

Có khả năng biến tổ chức hạt thành tổ chức thớ phức tạp, do đó làm tăng khả năng chịu tải trọng của vật liệu.

Phôi có cơ tính đồng đều thích hợp với các chi tiết chịu tải lớn.

Dụng cụ và thiết bị tương đối đơn giản cho nên vốn đầu tư ít và tính linh hoạt trong sản xuất cao.

 Nâng cao chất lượng kim loại đặc biệt là kim loại đúc.

  • Nhược điểm:

Độ bóng và độ chính xác đạt được không cao.

 Sự đồng đều trong cả một loạt sản phẩm là không cao.

 Lượng dư lớn, hệ số sử dụng vật liệu thấp.

Hệ số sử dụng vật liệu thấp do đó hiệu quả kinh tế không cao.

Năng suất thấp đặc biệt là khi rèn bằng tay.

Hình dáng, chất lượng phụ thuộc nhiều vào tay nghề công nhân.

* Phôi cán:

  • Cán là phương pháp cho kim loại biến dạng giữa hai trục quay ngược chiều nhau (trục cán) có khe hở nhỏ hơn chiều cao của phôi, kết quả là làm cho chiều cao của phôi giảm, chiều dài và chiều rộng của phôi tăng.
  • Ưu điểm:

Nâng cao chất lượng của phôi.

Năng suất đạt được rất cao (do tính liên tục)

  • Nhược điểm:
  •  Chỉ cán được những sản phẩm không phức tạp lắm (chủ yếu là những thép thương phẩm).

* Phôi đúc:

  • Đúc là phương pháp tạo phôi mà trong đó quá trình sản xuất là nấu chảy kim loại, hợp kim rồi rót vào một khoang rỗng đã được tạo hình trước theo yêu cầu.
  • Ưu điểm:

 Sản phẩm đúc có thể được chế tạo từ nhiều loại vật liệu.

 Có thể đúc được những sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp, từ nhỏ đến rất lớn.

Sản phẩm đúc có thể đạt được độ chính xác, độ nhẵn khá cao với những phương pháp đúc đặc biệt.

Tạo ra trên vật đúc các lớp vật liệu có cơ tính khác nhau.

 Có thể cơ khí hoá, tự động hoá, năng suất cao.

  • Nhược điểm:

 Chưa tiết kiệm được kim loại do hệ thống rót, do sai hỏng.

Tỉ lệ phế phẩm còn cao vì khuyết tật đúc khá nhiều.

Kiểm tra khuyết tật khó khăn.

* Phôi dập:

  • Phương pháp gia công bằng dập thể tích hay còn gọi là rèn khuôn khi gia công áp lực phôi sẽ bị biến dạng và điền đầy vào một khoang rỗng được gọi là lòng khuôn. Sự biến dạng của kim loại được giới hạn trong lòng khuôn. Kết thúc quá trình dập kim loại sẽ điền kín trong lòng khuôn và vật dập có hình dáng và kích thước giống hệt như lòng khuôn.
  • Ưu điểm:

. Vật dập có độ bóng và độ chính xác cao hơn phương pháp rèn tự do. Khi áp dụng những phương pháp đặc biệt thì độ chính xác có thể đạt được rất cao.

-Cơ tính của vật dập cao, đồng đều do giai đoạn nén khối gây ra.

-Có thể dập được những chi tiết có hình dáng phức tạp, tiết kiệm được kim loại do hệ số sử dụng vật liệu cao hơn so với rèn tự do, thao tác đơn giản, không cần thiết có những bậc thợ cao.

- Đạt năng suất lao động cao, dễ cơ khí hoá và tự động hoá.

-Nhược điểm:

- Giá thành chế tạo khuôn thường lớn.

Ta chọn phương pháp chế tạo phôi là phương pháp dập.

 

IV -                    THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

 

1)Phân tích các bề mặt làm chuẩn công nghệ.

Chi tiết là dạng hộp nên ta ưu tiên sử dụng  một mặt phẳng chuẩn và hai lỗ để làm chuẩn định vị.

Ở chi tiết này ta sử dụng  mặt đầu và hai lỗ Ø10 vuông  góc với mặt phẳng đó.

Nếu ta sử dụng hai mặt bên thì sẻ không đảm bảo được chuẩn định vị vì không có đủ hai lỗ để gá đặt khi gia công.

Mặt chọn mặt đầu Ø30 làm chuẩn định vị nên ta gia công mặt này đầu tiên.

2)Các nguyên công gia và trình tự các nguyên công.

+ Nguyên công 1 : Tiện mặt đầu, tiện Ø30, tiện rãnh thoát dao.

+ Nguyên công 2 : Tiện mặt ngoài Ø100, tiện mặt đầu, tiện Ø20.

+ Nguyên công 3 : Khoan hai lỗ Ø10 và doa.

+ Nguyên công 4 : Phay hai mặt bên .

+ Nguyên công 5 : Phay hai rãnh chữ T trên máy phay.

+ Nguyên công 6 : Tiện lỗ Ø40 và Ø52

+ Nguyên công 7 : Tiện rãnh chứa dầu Ø30 bên trong lỗ Ø40.

+ Nguyên công 8 : Khoan và taro lỗ ren M8.

+ Nguyên công 9 : Nguyên công kiểm tra.

3)Phân tích và lựa chọn máy, dao và đồ gá cho từng nguyên công và bước công nghệ.

+ Nguyên công 1: Tiện Ø30, tiện mặt đầu.

       *Chọn máy: (Theo bảng 9-4/18 STCNCTM T3)

Dùng máy tiện ren vít  vạn năng : 1K62

           Công suất động cơ truyền động chính : 10 (KW)

            Số cấp tốc độ của trục chính : 23 cấp

            Phạm vi tốc độ của trục chính : 12,5 - 2000 (vg/ph)

* Chọn dao : (bảng 4-23/274 STCTM T1)

Dao tiện ngoài  chắp mảnh hợp kim cứng T15K6 bằng chêm.

 

    Đồ gá nguyên công này ta sử dụng đồ gá chuyên dùng được chế tạo theo phần chế tạo đồ gá.

Đầu tiên ta tiện thô tất cả các mặt cần gia công sau đó tiện rãnh rồi tiến hành tiện tinh các bề mặt cần gia công.

+ Nguyên công 2: Tiện mặt ngoài, tiện mặt đầu còn lại, tiện Ø20.

 

Nguyên công này tương tự như nguyên công 1 nên ta chọn dao và máy của nguyên công 1. Tiện biên dạng ngoài đạt Ø100mm, tiện mặt đầu Ø100mm còn lại lấy kích thước đạt 70mm, tiện 20mm, tiện mặt đầu Ø20mm để đạt chiều dài là 5mm.

+ Nguyên công 3: Khoan hai lỗ Ø10.

Chọn máy khoan cần 2A125.

                        + Đường kính lớn nhất khoan thép 25mm.Côn móc chính số 3.

                        + Công xuất động cơ: N=2,8kw

                     + Hiệu xuất máy: =0,8.

Chọn mũi khoan ruột gà đuôi côn.

                                    D=9.8mm;  L=184mm;    l=121mm

        Chọn vật liệu cho mũi khoan là thép gió

   Chọn mũi doa liền khối đuôi côn.

    D=10mm; L=150mm ; l=20mm;

+ Nguyên công 4: Phay hai mặt bên.

Nguyên công này ta thực hiện trên máy phay, phay đồng thời hai mặt phẳng hai bên của chi tiết.

Chọn máy phay đứng vặn năng 6H82

                                    + Mặt làm việc của bàn máy:320*1250(mm)

                                    + Công xuất động cơ: N=7,5kw

                                    + Hiệu xuất máy: =0,75

Chọn dao

                   + Theo bảng (4-3) STCNCTM T1 chọn vật liệu dao là T15K6.

                   + Theo bảng (4-94) STCNCTM T1 chọn dao theo tiêu chuẩn có

                                    D=100;   B=39;   d=32;  z=10

 

Gá đặt trên phiến tỳ  hạn chế 3 bậc tự do, một chốt trụ ngắn hạn chế 2 bậc tự do định vị trong lỗ Ø10, 1 chốt trám trong lỗ Ø10 còn lại, chiết tiết hạn chế 6 bậc tự do.

Sau khi định vị và kẹp chặt chi tiết ta tiến hành phay đồng thời hai mặt phẳng.

+ Nguyên công 5: Phay hai rãnh chữ T.

Để gia công  hai rãnh chữ T

Chọn máy phay đứng vặn năng 6H82

                                    + Mặt làm việc của bàn máy:320*1250(mm)

                                    + Công xuất động cơ: N=7,5kw

                                    + Hiệu xuất máy: =0,75

Chọn dao phay ngón:

+ Theo bảng (4-3) STCNCTM T1 chọn vật liệu dao là T15K6.

+ Theo bảng (4-65) STCNCTM T1 chọn dao theo tiêu chuẩn có

          D=7;  L=60   ;  l=16;     n=3.

Chọn dao phay đĩa bằng thép gió.

 

+ Nguyên công 6: Tiện thô và tiện tinh lỗ Ø40 và Ø50.

 

Chọn máy: (Theo bảng 9-4/18 STCNCTM T3)

Dùng máy tiện ren vít  vạn năng : 1K62

Công suất động cơ truyền động chính : 10 (KW)

            -Số cấp tốc độ của trục chính : 23 cấp

            -Phạm vi tốc độ của trục chính : 12,5 - 2000 (vg/ph).

Dùng dao tiện thép gió .

  • Tiện mặt đầu : Dao thân cong, kích thước dao 25x16x45o.
  • Tiện trụ ngoài : Dao thân cong, kích thước dao 25x16x45o.

   -    Vát mép : dùng dao đầu thẳng, kích thước dao 25x16x45o

  • Tiện rãnh:Dao tiện cắt đứt ,kích thước dao:25x16.có =90o

+Nguyên công 7: Tiện rãnh chứa dầu Ø30.

Chọn máy.

       *Chọn máy: (Theo bảng 9-4/18 STCNCTM T3)

Dùng máy tiện ren vít  vạn năng : 1K62

           Công suất động cơ truyền động chính : 10 (KW)

            Số cấp tốc độ của trục chính : 23 cấp

            Phạm vi tốc độ của trục chính : 12,5 - 2000 (vg/ph)

* Chọn dao : (bảng 4-23/274 STCTM T1)

Dao tiện ngoài  chắp mảnh hợp kim cứng T15K6 bằng chêm.

+ Nguyên công 8: Khoan và taro lỗ ren M8.

 

    Chọn máy khoan cần 2A125.

                        + Đường kính lớn nhất khoan thép 25mm.Côn móc chính số 3.

                        + Công xuất động cơ: N=2,8kw

                     + Hiệu xuất máy: =0,8.

 

Chọn mũi khoan ruột gà đuôi côn.

                                    D=6,5mm;  L=144mm;    l=63mm.

  Chọn mũi Taro:

                                 d=8 ; p=1,25 ;   L=72 ; l=22.

+ Nguyên công 9: Nguyên công kiểm tra.

Kiểm tra bề mặt gia công.

Kiểm tra độ không song sóng giữa hai mặt A và B.

4)Xác định lượng dư tổng cộng cho từng bề mặt gia công của chi tiết.

- Chi tiết muốn đạt được kích thước và chất lượng bề mặt phù hợp với yêu cầu kỹ thuật định ra thì phải qua nhiều nguyên công gia công cơ. Ở mỗi nguyên công khi cắt gọt phải hớt đi một lớp kim loại trên bề mặt gia công, nhằm thay đổi hình dáng, kích thước, chất lượng và nhẵn bóng bề mặt của phôi. Lượng kim loại bị bóc đi trong quá trình gia công gọi là lượng dư. Lượng dư là một yếu tố quan trọng của quá trình công nghệ vì việc xác định hợp lý lượng dư sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế.

-Nếu lượng dư quá lớn sẽ gây lãng phí, tốn vật liệu, tốn thời gian gia công, hao mòn dụng cụ cắt, hao mòn máy và làm giá thành chi tiết tăng.

-Nếu lượng dư quá mỏng thì lượng dư này không đủ để hớt đi các sai lệch của phôi.Bên cạnh đó còn xảy ra hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao nhanh mòn, làm tăng phế phẩm.          

Tra lượng dư cho các bề mặt :

-Mặt trụ Ø100

Tiện thô  2Zbmin = 3(mm) .

-Mặt đầu Ø100

 Tiện thô  Zbmin = 2,5(mm).

-Lỗ tròn Ø40

Tiện thô 2Zbmin = 2(mm) .

Tiện tinh 2Zbmin = 1 (mm) .

-Lỗ tròn Ø52

................

Như vậy công suất của máy là đảm bảo.

b,Xác định lực ly tâm

Mục đích cân bằng là để khi quay,tổng hợp lực ly tâm của các khối lượng gây mất cân bằng và đối trọng phải bằng 0.

Độ lớn của lực ly tâm =m.r..

Trong  đó:

m –Là khối của vật quay.

r_Khoảng cách từ khối tâm quay của vật đến trục quay

_Vận tốc góc của vật quay trục quay.

Như vậy =2803,7N.

  •  Tính lực kẹp cần thiết tác dụng vào chi tiết: 

 

Từ sơ đồ lực ta có phương trình cân bằng lực như sau

          W=

Trong đó

                   W: lực kẹp cần thiết để kẹp chặt chi tiết

                        : Bán kính chi tiết tại phần gia công R=100mm.

f là hệ số ma sát của các bề mặt tiếp xúc giữa đầu kẹp và thân đồ gá với chi tiết. Tra (bảng 34 TKĐACNCTM )ta có f=0,1;

                   K: là hệ số an toàn,được tính như sau :

                   K = Ko.K1. K2. K3. K4. K5. K6

                   Với

                   Ko:là hệ số an toàn trong mọi trường hợp , lấy Ko=1,5

                   K1:là hệ số kể đến lượng dư không đều ,lấy K2=1

                   K2:là hệ số kể đến dao cùn làm tăng lực cắt ,lấy Ko=1

                   K3:là hệ số kể đến lực cắt không liên tục , lấy K3=1,2

                   K4:là hệ số kể đến sai số cơ cấu kẹp chặt , kẹp chặt bằng tay lấy K4=1,3

                   K5:là hệ số kể đến mức độ thuận lợi của cơ cấu kẹp bằng tay , lấy K5=1

                  K6:là hệ số kể đến tính chất tiếp xúc , lấy K6=1

           Từ đó tính được : K = 1,5.1.1.1,2.1,3.1.1 = 2,34

Thay vào công thức tính lực kẹp ta có :

W =3356,5N.

  • Chọn cơ cấu kẹp và cơ cấu sinh lực

Cơ cấu kẹp chặt phải thoả mãn các yêu cầu : khi kẹp phải giữ đúng vị trí phôi lực kẹp tạo ra phải đủ ,không làm biến dạng phôi , kết cấu nhỏ gọn ,thao tác thuận lợi và an toàn .

Với các yêu cầu như vậy ta chọn cơ cấu kẹp là cơ cấu bulông , kẹp chặt bằng ren.

Cơ cấu sinh lực là dùng cờ lê vặn.

Tra bảng 8.50[2] và 8.51[2] có vít kẹp và đai ốc:

Vít kẹp: đường kính ren tiêu chuẩn d = 18 mm.

Đai ốc : Đường kính ren tiêu chuẩn d = 18mm.

Với lực kẹp Q = 3500N. 

  • Xác định sai số chuẩn và sai số kẹp chặt

Sai số chế tạo đồ gá cho phép theo yêu cầu của nguyên công để quy định điều kiện kĩ thuật chế tạo và lắp ráp đồ gá.

Như vậy ta có:

+Sai số gá đặt cho phép :

            

Suy ra :    

Trong đó

k: là sai số do kẹp chặt phôi,trong trường hợp này lực kẹp vuông góc với phương kích thước thực hiện do đó k= 0

m: là sai số do mòn đồ gá,ta có m= .

dc: là sai số điều chỉnh được sinh ra trong quá trình lắp ráp và điều chỉnh đồ  gá , lấy dc= 10  m

c : là sai số chuẩn do định vị chi tiết gia công c=0,3

: là sai số gá đặt, =

với  là dung sai nguyên công =0,25mm

       ta có =  =83,3m

vậy   ==80 m

 

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ……………………………………………………………………..1                                                                                                   

I - PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC VÀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT CỦA CHI TIẾT 2 ………………………………………………………………………...2                                                                                                   

II - ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT……………………………………………………..3

III -PHÂN TÍCH VÀ LỰ CHỌN PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI………………3

IV -THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  ……………………………………….5             1)Phân tích các bề mặt làm chuẩn công nghệ…...…………………………….5

2)Các nguyên công gia và trình tự các nguyên công…………………………..5

3)Phân tích và lựa chọn máy, dao và đồ gá cho từng nguyên công và bước                                     công nghệ………… …………………………………………………………………………..6

            4)Xác định lượng dư tổng cộng cho từng bề mặt gia công của chi tiết……..............................................................................................................................10

            5)Xác định chế độ cắt  cho từng nguyên công và từng bước công nghệ….11

            6) Xác đinh thời gia cơ bản cho từng nguyên công và bước công nghệ………......................................................................................................................16

V – TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ GIA CÔNG NGUYÊN CÔNG TIỆN NGUYÊN CÔNG 1…………………………………………………………………................24

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

          1. Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy  - GS.TS.Trần Văn Địch – NXB khoa học kỹ thuật 2004

          2. Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập I,II,III – NXB khoa học kỹ thuật 2003-GS.TS. Nguyễn Đắc lộc chủ biên

3. Đồ gá gia công  cơ NXB khoa học kỹ thuật 2003 -  GS.TS.Trần Văn Địch

          4. Công nghệ chế tạo máy tập I, II GS.TS. Trần Văn Địch chủ biên – giáo trình trường ĐHBK HàNội.

          5. Bài giảng dung sai –Ninh Đức Tốn

 

 

 

 

 

 

Close