THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH RĂNG CÔN NHỎ TRONG MÂM CẶP MÁY TIỆN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH RĂNG CÔN NHỎ TRONG MÂM CẶP MÁY TIỆN, hướng dẫn thiết kế đồ gá
đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, hướng dẫn quy trình công nghệ chế tạo máy,
NỘI DUNG VÀ NHIÊM VỤ THIẾT KẾ
Trong điều kiện:
-dạng sản xuất hàng loạt vừa
-trang thiết bị tự chọn
Với các yêu cầu sau:
A/phần tính và thuyết minh:.
-nghiên cứu tính năng làm việc và tính công nghệ trong kết cấu của bánh răng côn nhỏ
-nghiên cứu các kích thước ,yêu cầu kĩ thuật,chất lượng bề mặt
-nghiên cứu xác định tính chất sản xuất,đề ra phương pháp chế tạo phôi
-lập quy trình công nghê gia công cơ
-tính và thiết kế đồ gá
-kết luận về đồ án
-tài liệu tham khảo
-mục lục
B/phần bản vẽ:
-bản vẽ chi tiết gia công
-bản vẽ chi tiết lồng phôi
-bản vẽ kết cấu nguyên công
-bản vẽ lắp thiết kế đồ gá
I/phân tích chi tiết gia công:
1/phân tích tính năng và công dụng của chi tiết:
-Mâm cặp là một loại thiết bị được dùng phổ biến trong các loại máy tiện.mâm cặp gồm hai loại là tự định tâm và không tự định tâm
+mâm cặp ba vấu tự định tâm :có ba vấu ra vào đồng thời với nhau.vì thế nó đảm bảo tâm của chi tiết trùng với tâm trục chính một cách nhanh chóng
+mâm cặp bốn vấu không tự định tâm:loại này có 4 vấu chuyện động ra vào độc lập với nhau trong rảnh của thân mâm cặp,để gá phôi dùng chìa khóa mâm cặp tra vào ổ khóa và vặn từng vít một
-sở dĩ các vấu của mâm cặp chuyện động ra vào được là nhờ các bánh răng côn nhỏ(mà ta gọi là ổ khóa) ăn khớp với đỉa răng côn.khi ta vặn bánh răng côn nhỏ sẽ làm cho đĩa côn quay làm cho các vấu chuyển động ra hoặc vào để tháo hay kẹp chặt chi tiết gia công
-do đó các răng của bánh răng côn nhỏ phải được gia công theo đúng yêu cầu kĩ thuật như: sau khi gia công các răng phải được tôi cứng 55-60HRC , độ cứng các bề mặt không gia công là:180-280HB.
2/phân tích độ chính xác chi tiết gia công
a/độ chính xác về kích thước:
-bánh răng côn nhỏ được sử dụng trong đồ án này có kích thước nhỏ: có chiều dài l=71 mm,đường kính lớn nhất của chi tiết là 45mm.vì vậy ở đây ta chọn phôi ban đầu là hình trụ
-xét kích thước:Ф45-0.08-0.142
+có kích thước danh nghĩa là:Ф45mm
+sai lệch giới hạn: .trên:es=-0.08mm
.dưới:ei=-0.142mm
Dung sai kích thước:Td=es-ei=0.062mm
Đây là kích thước đường kính lớn của bánh răng côn nhỏ,phần lắp ghép vào lỗ ngoài trên mâm cặp.ứng với kích thước danh nghĩa Ф45mm dung sai 0.062mm.tra bảng 1-4/11 sách sổ tay dung sai lắp ghép,ta được cấp chính xác của kích thước này là:IT9
-kích thước Ф10-0.04-0.076
+có kích thước danh nghĩa là:Ф10
+sai lệch giới hạn trên :es=-0.04mm
+sai lệch giới hạn dưới:ei=-0.076mm
Dung sai kích thước:Td=0.036mm
Đây là kích thước đường kính nhỏ trên bánh răng côn nhỏ ,phần lắp ghép vào lỗ nhỏ trên mâm cặp.ứng với kích thước danh nghĩa Ф10mm,dung sai kích thước:0.036mm.tra bảng 1-4/11 sách sổ tay daung sai lắp ghép ,ta được cấp chính xác kích thước này là:IT9
-xét kích thước rãnh:5-0.006-0.031
+có kích thước danh nghĩa là:Ф10
+sai lệch giới hạn trên là:ES=-0.012mm
+sai lệch giới hạn dưới:EI=-0.042mm
Dung sai kích thước:Td=ES-EI=0.03mm
.........................................................................
II/xác định phương pháp chế tạo phôi:
1/phương pháp chế tạo phôi:
-dựa vào kết quả phân tích chi tiết gia công ta chọn vật liệu phôi là thép C45
-dựa vào công dụng và hình dáng ban đầu cũng như điều kiện làm việc của phôi là phôi cán tròn.chi tiết được chế tạo vơi dạng sản xuất hàng loạt trung.
-đặc điểm của phôi cán là có kích thước tiết diện ngang và chiều dài theo tiêu chuẩn,độ chính xác chất lượng bề mặt cao,thành phần hóa học ổn định.
2/ xác định lượng dư gia công:
a/lượng dư gia công mặt đầu của chi tiết:
-tính các thành phần của lượng dư Rz,T,ρ,ε:
Theo bảng 1.6 sách sổ tay gia công cơ(STGCC),độ chính xác và chất lượng mặt đầu sau khi cắt đứt bằng dao cắt đứt trên máy tiện.đường kính phôi từ 25-75 (mm),Rz+T=0.2mm=200μm.
Theo bảng 1.3 STGCC độ chính xác và chất lượng phôi sau khi gia công cơ là:RZ=30 μm ,T=30 μm
Sai số không gian mặt đầu:
+sai số không gian tổng cộng mặt đầu khi kẹp chặt trên khối vê,lực tác động một phía khi góc của khối vê là 120◦ . ρlt=√(d2/2+0.252) (sách hướng dẫn đồ án công nghệ chế tạo máy của Nguyễn Đắc Lộc)
d:sai số đường kính của phôi cán
Theo bảng 1.79 STGCC sai lệch giới hạn của kích thước đường kíh phôi: d=1.1mm
Ρlt=√(1.12/2 + 0.252)=0.817 mm
+sai số không gian còn sót lại sau khi phay là: ρ=0.05 x 0.817=0.041 mm
-chi tiết được gá trên khối vê tự định tâm và một chốt tì mặt đầu , εgđ =0
-lượng dư gia công tối thiểu khi phay:2Zmin=2(Rz+T+ρ)= 2(0.2+0.817)=2x1.017
- kích thước tính toán:
+ghi kích thước của chi tiết vào ô cuối cùng .các kích thước khác hình thành bằng cách lấy kích thước tính toán của bước ngay sau nó cộng với lượng dư tính toán nhỏ nhất,như vậy ta có: phay tinh l=70,88 + 2x1,107=72,914mm
-dung sai các nguyên công tìm bằng cách tra bảng trong các sổ tay:
+dung sai phôi sau khi cắt đứt trên máy tiện là:d=0.6mm(bảng 1.84 các phương pháp cắt đứt phôi cán,sách STGCC)
+dung sai phôi sau khi khỏa mặt đầu bằng dao phay mặt đầu:bảng 2.37,độ chính xác kinh tế và độ nhám bề mặt khi gia công mặt phẳng,sách STGCC,cấp chính xác khi phay tinh là IT10→d=0.12mm
-xác định kích thước giới hạn nhỏ nhất bằng cách làm tròn các kích thước tính toán
-kích thước giới hạn lớn nhất bằng cách cộng kích thước giới hạn nhỏ nhất với dung sai
.phay tinh:l1 =70.9+0.12=71.02mm
.phôi:l2 =72.91+0.6=73.51mm
-xácđịnh lượng dư giới hạn:
+lượng dư giới hạn lớn nhất bằng hiệu các kích thước giới hạn lớn nhất
+lượng dư giới hạn nhỏ nhất bằng hiệu các kích thước giới hạn nhỏ nhất
Ta có: phay tinh 2Zmax =73.51-71.02=2.49
2Zmin=72.91-70.9=2.01
-lượng dư tổng cộng lớn nhất là tổng các lượng dư trung gian lớn nhất,lượng dư tổng cộng nhỏ nhất là tổng các lượng dư trung gian nhỏ nhất:
..............................................................................
5/hướng dẫn sử dụng và bảo quản đồ gá:
-đây là cơ cấu kẹp bằng ren kết hợp với thanh kẹp lật.chi tiết gia công được định vị trên khối vê định vị(16) hạn chế bốn bậc tự do và 1 chốt đỡ (13)hạn chế một bậc tự do mặt đầu khi gá đặt chi tiết.chi tiết được kẹp chặt nhờ đai ốc (3),kết hợp với bulong bản lề(1) và thanh kẹp lật (2) (một đầu được nối bản lề với bulong bản lề qua chốt(15),và đầu kia được kẹp xuống bằng đai ốc).để lấy chi tiết ra ,ta tháo lỏng đai ốc(3),xoay bulong bản lề ra khỏi thanh kẹp,nâng thanh kẹp lên rồi lấy chi tiết gia công ra.khi gá đặt ta cũng làm tương tự nhưng trước khi đặt chi tiết vào ta xoay thanh bản lề (9) có gắn chốt đỡ để định vị mặt đầu.khi định vị và kẹp chặt chi tiết xong ta xoay thanh bản lề ra để gia công chi tiết.
-bảo quản đồ gá:khi sử dụng đồ gá thao tác phải nhẹ nhàng tránh va đập mạnh,sau khi sử dụng phải lau chùi sạch sẽ.
6/kết luận chung về đồ gá:
-tính kĩ thuật
+đồ gá tương đối đơn giản ,dễ chế tạo và lắp ráp
+chi tiết được chọn theo tiêu chuẩn nên việc thay thế được dễ dàng
+độ chính xác đồ gá tương đối cao nên dễ dàng đảm bảo các kích thước đạt được
-tính kinh tế:
+nó chỉ được dùng để gia công cho một loạt chi tiết nhất định,nên chỉ thích hợp với việc sản xuất hàng loạt trở lên
Tài liệu tham khảo:
-sổ tay công nghệ chế tạo máy
-sổ tay gia công cơ
-sổ tay atlas đồ gá
-đồ gá gia công cơ
-sổ tay dung sai lắp ghép
-sổ tay dụng cụ cắt
-hướng dẫn đồ án công nghệ chế tạo máy
Kết luận:
Sau một thời gian thực hiện đề tài ,em đã được thầy bổ sung cho nhiều kiến thức cần thiết.tuy nhiên do kiến thức còn nhiều hạn chế nên em cũng không khỏi tránh được những thiếu xót trong quá trình làm đề tài.em xin chân thành cảm ơn thầy trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài.một lần nữa em xin cảm ơn thầy
......................................................................
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG BÁNH RĂNG CÔN NHỎ TRONG MÂM CẶP MÁY TIỆN, hướng dẫn thiết kế đồ gá
đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, hướng dẫn quy trình công nghệ chế tạo máy