thiết kế 3D phần mềm Creo 2.0 Luận văn Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Công nghệ chế tạo máy
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP thiết kế 3D phần mềm Creo 2.0 Luận văn Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường
- Tên đề tài:
Thiết kế 3D phần mềm Creo 2.0 Luận văn Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường
- Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Năng suất: 1 m2/phút
- Kích thước trát 0.8 m x (35) m
- Chiều dày lớp vữa trát 530 mm
- Nội dung chính của đồ án:
- Giới thiệu
- Tổng quan
- Cơ sở lý thuyết
- Đưa ý tưởng và chọn ý tưởng cho máy trát tường tự động.
- Tính toán, thiết kế
- Chế tạo thử nghiệm, đánh giá.
- Kết luận, đề nghị
- Các bản vẽ: - Bản vẽ chi tiết
- Bản vẽ lắp: bản vẽ tổng thể và từng cụm chi tiết
- Giáo viên hướng dẫn: TSVăn Hữu Thịnh
- Ngày giao luận văn: /2014
- Ngày nộp luận văn: /2015
DẪN NHẬP
- Đặt vấn đề
Đề tài “Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường” được định hướng thực hiện tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Sau quá trình đưa ra phương án lựa chọn ý tưởng thiết kế, tôi quyết định lên phương án thiết kế máy trát tường có 3 cơ cấu hoạt động chính là: cơ cấu vận thăng nâng máy lên xuống, cơ cấu cuốn vữa cung cấp vữa để trát tường, cơ cấu trát tường chà nhẵn.
Việc nâng máy lên xuống phải đảm bảo máy di chuyển luôn luôn song song với tường cần trát. Di chuyển đều đặn và theo tốc độ đã tính toán. Máy di chuyển lên xuống nhờ vào việc cuốn, thả cáp của 2 tang quấn cáp và thông qua 2 thanh dẫn hướng đặt song song với tường giúp dẫn hướng cho máy. Cơ cấu này gần giống cơ cấu của máy vận thăng hiện rất phổ biến ở các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Khi máy đi lên, vữa được chứa ở phễu chứa vữa. Khi trục tang cuốn băng tải quay làm băng tải quay, vữa được cuốn từ phễu lên ép vào mặt tường, cung cấp vữa cho bộ phận trát.
Sau khi băng tải cuốn vữa lên, thông qua động cơ rung của bàn chà, vữa được rung ép dính vào tường. Khi máy đi lên hết tường trát thì bộ phận cấp vữa và động cơ rung ngưng hoạt động. Cơ cấu đẩy đẩy bàn chà sát vào tường nhằm thực hiện chà nhẵn khi máy đi xuống.
Khi máy đi xuống, bàn chà ép sát vào mặt vữa mới trát, ép vữa phẵng và gạt bớt lớp vữa thừa.
Máy thực hiện các nhiệm vụ thông qua động cơ điện truyền chuyển động tới bộ truyền đai, từ bộ truyền đai tới hợp giảm tốc bánh vít - trục vít. Từ hợp giảm tốc chuyển động được truyền đồng thời tới 2 bộ truyền xích. Bộ truyền xích thứ nhất truyền chuyển động tới trục lắp tang quấn dây cáp, có nhiệm nâng máy lên xuống. Bộ truyền xích thứ 2 truyền chuyển động tới trục tang cuốn vữa, có nhiệm vụ cuốn vữa cung cấp cho bộ phận trát. Bộ phận trát được lắp 2 động cơ gắn bánh lệch tâm làm nhiệm vụ rung ép.
Đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề như sau:
ü Tìm hiểu tồng quan về tình hình phát triển trong ngoài nước của máy trát tường tự động.
ü Đưa ra ý tưởng và lựa chọn ý tưởng thiết kế.
ü Phân tích nhiệm vụ thiết kế, lập kế hoạch thiết kế.
ü Tính toán thiết kế
ü Chế tạo, xác định các yêu cầu kỹ thuật.
ü Thiết kế và đánh giá sản phẩm.
Đề tài là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau, kết quả của đề tài sẽ được ứng dụng vào thực tế, góp phần tăng năng suất, chất lượng trong xây dựng.
The theme "Design, fabrication the automatic plastering machine" was orientated to perform at University of Technical Education HoChiMinh City. After the process giving the options of design ideas, I decided to design plans for plastering machine has three operational structures are: hoist mechanism lifts machine up and down, providing mortar structure which supplies mortar to plaster, plastering and polishing structure.
The lift up and down is ensured the machine always moves parallel to the walls need plastering. Moving steadily and following pace are calculated. Machine moves up and down due to the coil movement and the cable dropping of two mammocks as cable surge and through 2 tracks were placed parallel to the wall to help guide the machine. This structure resembles the structure of existing hoists are very popular in the construction in Vietnam .
When the machine comes up, mortar is contained in the mortar hopper. When the conveyor shaft rotary made rotary conveyor, mortar is coiled up from mortar hopper which is pressed to the wall, providing mortar for plastering parts .
After the mortar onto the conveyor belt rolling through the vibrating engine of trowel , vibrated grout is forced to stick to the walls .When the machine comes up all the walls plastered then mortar part and vibrating engine halt operations . Structure of pushing the trowel against the wall to perform the polishing when machine goes down .
When the machine goes down, the trowel squeezes to the new plastering mortar force mortar flat and brush off excess mortar .
Machine performs these tasks through the transmission electric motor to the belt transmission and from belt driven to the worm – gear and screw speed reducer. From the motion deceleration is transmitted simultaneously to two driving chain. The first transmission chain transmits motion to axis installed to wrap the cable which uses to lift the machine up and down . The second transmission chain transmits movement to axis which uses to coil mortar, responsible to provide mortar for plastering part. The plastering part is installed two engines which are mounted eccentric wheel do vibrating and pressing task .
The theme was carried out tasks to focus on solving the problems as follows:
- Learn an overview of the situation in overseas development of automatic plastering machine .
- Provide ideas and choice of design ideas.
- Analysis of task design, design planning
- Design calculations.
- Manufacturing , determine engineering requirements.
- Design and product reviews.
The theme is a combination of many different areas, the results of the research will be applied in practice, contribute to increased productivity and quality in construction.
MỤC LỤC
GIẤY QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI………………………………………………………….....i
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP………...……………………………………… ..….....i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………………………………………………....ii
LÝ LỊCH KHOA HỌC………………………... ………………………………………………...iv
LỜI CAM KẾT………………………………………………........................................................v
LỜI CẢM ƠN………………………………………………..........................................................vi
TÓM TẮT………………………………………………..............................................................vii
SUMARY………………………………………………...............................................................viii
MỤC LỤC………………………………………………................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………....................................xii
DANH MỤC HỒ SƠ HÌNH VẼ ………………………………………………...........................xiii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU.. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài1
1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 1
1.3. Mục tiêu của đề tài1
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. 2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu. 2
1.4.2. Khách thể nghiên cứu. 2
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn đề tài2
1.5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. 2
1.5.2. Giới hạn đề tài2
1.6. Phương pháp nghiên cứu. 2
1.7. Kết cấu đồ án. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN.. 4
2.1. Vữa xây dựng. 4
2.1.1. Khái niệm chung. 4
2.1.2. Phân loại4
2.1.3. Vật liệu chế tạo vữa. 4
2.1.4. Cát xây dựng. 5
2.1.5. Nước. 5
2.1.6. Các tính chất của vữa xây dựng. 6
2.1.7. Vữa trát8
2.1.8. Yêu cầu kỹ thuật9
2.1.9. Đánh giá chất lượng lớp trát9
2.2. Tường. 10
2.2.1. Yêu cầu. 10
2.2.2. Kiểm tra sau khi xây. 10
2.2.3. Vệ sinh sau khi xây xong. 11
2.3. Thu thập thông tin từ công đoạn trát tường:11
2.3.1. Chuần bị.11
2.3.2. Tiến hành thu thập thông tin.11
2.4. Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước. 12
2.4.1. Máy ZB.. 16
2.4.2. Máy Zkrm.. 18
2.4.3. Máy Jlwx. 19
2.4.4. Kết luận. 20
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.. 21
3.1. Khảo sát nghiên cứu đặc tính của vữa.21
3.2. Xác định các thông số.21
3.2.1. Lực trát.21
3.2.3. Góc nghiêng của bàn chà lúc xuống.24
3.2.4. Vận tốc máy lên xuống.26
3.2.5. Vận tốc băng tải.26
3.3. Cơ cấu nâng. 26
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu nâng. 26
3.3.2. Nguyên lý hoạt động. 27
3.2.3. Sơ đồ lắp cáp. 27
3.4. Xylanh thủy lực (Con đội thủy lực)27
3.4.1. Cấu tạo. 28
3.4.2. Nguyên lý hoạt động. 29
3.5. Tần số rung và bộ tạo rung. 29
3.5.1. Tần số rung. 29
3.5.2. Bộ tạo rung. 34
3.5.2.1. Ly tâm cơ khí.34
3.5.2.2. Truyền dẫn lệch tâm.36
3.5.2.3 Truyền dẫn khí nén hay thủy lực.36
3.5.2.4 Điện từ.……………………………………………………………………………..37
3.5.2.5 Siêu âm.37
3.6. Ly hợp. 37
3.6.1. Phân loại38
3.6.2. Yêu cầu. 38
CHƯƠNG 4: ĐƯA RA Ý TƯỞNG CHO BÀI TOÁN THIẾT KẾ SẢN PHẨM... 39
4.1. Yêu cầu thiết kế. 39
4.2. Nguyên lý hoạt động của máy trát tường. 39
4.3. Phân tích chức năng để làm rõ vấn đề. 40
4.4. Sắp xếp các chức năng con. 41
4.5. Đưa ra ý tưởng cho bài toán thiết kế. 41
4.6. Thiết kế cấu trúc máy. 44
CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY TRÁT TƯỜNG 47
5.1. Chọn động cơ điện và phân phối tỉ số truyền. 48
5.2. Thiết kế bộ truyền đai thang. 50
5.3. Bộ truyền bánh vít, trục vít53
5.3.5. Tính toán trục động cơ ra. 56
5.4. Thiết kế bộ truyền xích kéo tang. 62
5.5. Tính chọn cáp, tính tang, đầu kẹp cáp. 65
5.6. Khớp nối và phanh. 71
5.7. Chọn ly hợp. 73
5.8. Thiết kế băng tải73
5.9. Thiết kế bộ truyền xích kéo băng tải78
5.10. Tính toán, thiết kế bộ phận rung.81
5.11. Thiết kế hệ thống điều khiển. 82
CHƯƠNG 6: CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM VÀ THỰC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ.. 85
6.1. Thực nghiệm.. 85
6.2. Kết quả-đánh giá - ứng dụng. 91
6.2.1. Kết quả trát tường bằng tay. 91
6.2.2. Kết quả trát tường bằng máy. 91
6.2.3. Đánh giá. 92
6.2.4. Ứng dụng. 92
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 93
7.1. Kết luận. 93
7.2. Kiến nghị93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 94
PHỤ LỤC.. 95
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn cốt liệu…………………………………………………… 5
Bảng 2.2: Yêu cầu quy định của hỗn hợp vữa………………………………….. 7
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn mác vữa………………………………………………….. 9
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng lớp trát……………………………… 9
Bảng 2.5. Sai lệch cho phép của tường………………………………………….. 11
Bảng 2.6. Khảo sát năng suất trát tường của công nhân………………………….12
Bảng 2.7. Thông số kỹ thuật máy trát tường kiểu TUPO ………………………. 13
Bảng 2.8. Thông số kỹ thuật máy trát tường kiểu ZB …………………………...17
Bảng 3.1. Bảng so sánh ưu nhược điểm của các bộ điều khiển………………….22
Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm góc nghiêng bàn chà lúc lên…………………….. 24
Bảng 3.3. Kết quả thí nghiệm góc nghiêng bàn chà lúc xuống…………………..25
Bảng 5.1. Số liệu tính, phân phối công suất và tỉ số truyền…………………….. 50
Bảng 5.2. Thông số bộ truyền đai……………………………………………….. 53
Bảng 5.3. Thông số tính toán bánh vít…………………….…………………….. 56
Bảng 5.4. Thông số ổ lăn trên trục vít……………………..…………………….. 62
Bảng 5.5. Thông số ổ lăn trên bánh vít………………………………………….. 62
Bảng 5.6. Thông số bộ truyền xích kéo tang…………………………………….. 66
Bảng 5.7. Thông số ổ lăn trục tang trống chủ động………..……………………..79
Bảng 5.8. Thông số bộ truyền xích kéo băng tải…………..…………………….. 82
Bảng 6.1.Năng suất trát tường của máy………….………..…………………….. 92
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 2.1. Dụng cụ thử độ lưu động của vữa………………………………………………6
Hình 2.2. Cấu tạo lớp vữa………………………………………………………... ..8
Hình 2.3. Máy trát tường kiểu ZB………….……………………………………. .12
Hình 2.4. Máy trát tường kiểu MT………………………………………………. .13
Hình 2.5. Máy trát tường kiểu TuPo-5…………………………………………... .14
Hình 2.6. Máy trát tường kiểu ZL-10……………………………………………. .14
Hình 2.7. Máy trát tường kiểu Wb-901………………………………………….. .15
Hình 2.8. Máy trát tường kiểu TuPo-4………………………………………….....15
Hình 2.9. Máy trát tường kiểu TuPo-2…………………………………………... .16
Hình 2.10. Thông số kỹ thuật Máy Trát Tường kiểu Tupo ……………………. .16
Hình 2.11. Máy trát tường tự động ZB800………………………………………. .17
Hình 2.12. Bố trí các cụm làm việc Máy kiểu ZB……………………………….. 18
Hình 2.13. Máy trát tường tự động Zkrm……………………………………….. .18
Hình 2.14. Máy trát tường kiểu JlWx ……………………………………………..19
Hình 2.15. Máy trát tường tự động JlWx……………………………………….. .20
Hình 3.1. Cân trọng lượng vữa và thực hiện trát tường...……………………….. .21
Hình 3.2. Góc nghiêng bàn chà………………………………………………….. .22
Hình 3.3. Sơ đồ cơ cấu nâng……………………………………………………... .26
Hình 3.4. Hai sơ đồ mắc cáp cơ cấu nâng..………………………………….….....27
Hình 3.5. Cấu tạo con đội thủy lực kích tay…………………………………….. .28
Hình 3.6. Cấu tạo kích thủy lực may trát tường…………………………………...28
Hình 3.7. Sơ đồ hoạt động con đội thủy lực…..…………………………………. .29
Hình 3.8. Rung động của máy, thiết bị………….……………………………….. .30
Hình 3.9. Biểu đồ vận tốc của máy đang rung…………………………………….33
Hình 3.10. Rung động của máy, thiết bị………….………………………………..34
Hình 3.11. Cơ cấu lệch tâm cơ khí………….……………………………………..34
Hình 3.12. Một số kiểu rung cơ khí………….…………………………………….35
Hình 3.13. Cơ cấu lệch tâm………….………….……………………………….. .36
Hình 3.14. Cơ cấu rung điện từ………….…………………………………………37
Hình 4.1. Sơ đồ cấu tạo máy trát tường ………………………………………… .39
Hình 4.2. Chức năng chung của máy trát tường………………………………… .40
Hình 4.3. Sơ đồ chức năng con ………………………………………………… .40
Hình 4.4. Sơ đồ sắp xếp chức năng con ………………………………………… .41
Hình 4.5. Bố trí cụm làm việc phương án 1 của Máy Trát Tường ……………… .41
Hình 4.6. Bố trí cụm làm việc phương án 2 của Máy Trát Tường ……………… 42
Hình 4.7. Các yếu tố của máy …………………………………………………… 44
Hình 4.8. Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy trát tường ………………………… 45
Hình 4.9. Sơ đồ nguyên lý Palăng……………………………………………… 45
Hình 4.10. Sơ đồ bố trí chung của máy ………………………………………… 46
Hình 4.11. Sơ đồ truyền động của các bộ phận máy …………………………… 46
Hình 5.1. Sơ đồ động của Máy …………………………..……………………….47
Hình 5.2.Truyền động cụm 1…………………………………………………… 48
Hình 5.3. Mặt cắt đai thang …………………………………………………… 50
Hình 5.4. Puly đai nhỏ…………...……………………………………………… 52
Hình 5.5. Puly đai lớn………………………………………………………...…..53
Hình 5.6. Trục vít bánh vít………………………………………………….…… 54
Hình 5.7. Thông số của bánh vít…………………………………………………56
Hình 5.8. Biểu đồ nội lực trục động cơ ra…..………………………………….. 58
Hình 5.9. Trục vít ………………………………..……………………………… 59
Hình 5.10. Biểu đồ lực trục vít ………………………………………………….. 60
Hình 5.11. Biểu đồ lực và kết cấu trục bánh vít................................................... 61
Hình 5.12. Kết cấu tang cụm 2 truyền động ……………………………………. 62
Hình 5.13. cấu tạo xích ống con lăn……….……………………………………. 63
Hình 5.14. Đĩa xích………………………..……………………………………. 66
Hình 5.15. Kết cấu tang…………………………………………………………. 68
Hình 5.16. Đầu kẹp cáp…………………………………………………………. 68
Hình 5.17. Kết cấu trục kéo tang và biểu đồ nội lực…………………………….71
Hình 5.18. Nối trục và kết cấu……………..……………………………………. 73
Hình 5.19. Phanh điện từ ………………….……………………………………. 73
Hình 5.20. Cụm Băng tải ……………………..…………………………………. 74
Hình 5.21. Băng tải………………………... ……………………………………. 74
Hình 5.22. Xích kéo băng tải……………………………………………………. 79
Hình 5.23. Đĩa xích kéo băng tải............................................................................ 82
Hình 5.24. Sơ đồ điện của máy …………….……………………………………. 84
Hình 6.1. Khung máy............................................................................................. 85
Hình 6.2. Khung may dạng 3D............................................................................... 86
Hình 6.3 .Khung đế máy......................................................................................... 86
Hình 6.4. Khung đế( có gắn con đội thủy lực)....................................................... 87
Hình 6.5. Trục tang chủ động................................................................................. 87
Hình 6.6. Trục tang............................................................................................... 88
Hình 6.7. Cụm cuốn cáp......................................................................................... 88
Hình 6.8. Cụm bàn chà........................................................................................... 89
Hình 6.9. Cụm bàn chà nhẵn thực tế...................................................................... 89
Hình 6.10. Mô hình hoàn thiện............................................................................... 90
Hình 6.11. Mô hình hoàn thiện ở ngoài thực tế...................................................... 90
Hình 6.12. Mô hình toàn thể máy.......................................................................... 92
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Trong ngành xây dựng, trát tường là quy trình thiết yếu quyết định sự hoàn chỉnh và thẩm mỹ cho công trình, trong thời gian qua để đạt được công việc này phải tốn nhiều thời gian và lãng phí lớn nguồn nhân lực.
Tốc độ phát triển xây dựng và yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ của các công trình xây dựng ngày càng cao, đòi hỏi cần có các giải pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình. Máy trát tường là một ý tưởng với mong muốn là một giải pháp cho yêu cầu đó.
Trát tường là một công đoạn trong việc xây dựng, với việc dùng nguyên liệu để làm phẳng các tường, nền hay trém vật liệu vào những chổ hở, lồi lõm rồi chà đi chà lại nhiều lần.
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc đang dần thay thế con người trong các công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Bên cạnh đó, năng suất và chất lượng sản phẩm cũng đang được chú trọng nâng cao.
Để thực hiện việc này đòi hỏi người công nhân phải có tay nghề, sự khéo léo, ngoài ra họ phải làm việc trong môi trường khắc nhiệt: độ ẩm cao, nhiệt độ cao, thường thiếu ánh sáng, thiếu thông gió,... Tuy nhiên chất lượng bề mặt trát vẫn chưa đạt được theo yêu cầu kỹ thuật, và thẩm mỹ công trình. Thiếu hụt nguồn lao động có tay nghề, muốn nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình, tăng độ an toàn lao động nên các cơ sở xây dựng muốn có một máy trát tường để giải quyết các vấn đề trên.
Xuất phát từ những nhu cầu thị trường, được sự phân công của Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy, với sự hướng dẫn của thầy TS VĂN HỮU THỊNH, cùng với sự giúp đỡ của Quý thầy cô Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy và các bạn cùng lớp, em tiến hành thực hiện đề tài : “Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường ”làm hướng nghiên cứu nhằm tăng hiệu suất làm việc lên gấp nhiều, giảm chi phí nhân công. Là giải pháp tối ưu cho mọi công trình xây dựng, giúp chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng của công trình, giảm giá thành xây dựng.
1.2.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự hòa nhập của nền kinh tế của khu vực và quốc tế nền công nghiệp nặng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Tự động hóa quá trình sản xuất ngày càng được sử dụng rộng rãi vào các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó cùng với những ứng dụng tin học đã tạo cho quá trình sản xuất phát triển hoàn thiện bằng những máy móc hiện đại có năng suất cao, chất lượng tốt và đạt độ chính xác cao. Vì thế các thiết bị máy móc ngày càng được phổ biến và đa dạng hơn theo yêu cầu một cách nhanh gọn, vận hành đơn giản, giảm bớt sức lao động cho con người, giá cả hợp lý. Vì thế nênem đã cố gắng thiết kế máy trát tường tự động với mong muốn tăng năng suất, chất lượng trát tường hơn nhằm đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
- Đề tài thực hiện đầy đủ các bước theo một trình tự của quy trình thiết kế chế tạo một sản phẩm mới.
- Kết quả của đề tài là tiền đề nghiên cứu và phát triển sau này của máy trát tường tự động.
- Sản phẩm máy trát tường sẽ được đưa vào sản xuất phục vụ ngành xây dựng.
1.3.Mục tiêu của đề tài
Mục đích thương mại chính của sản phẩm:
- Nghiên cứu chế tạo máy trát tường đạt yêu cầu kỹ thuật và thẫm mỹ công trình (phẳng, đạt độ dày trát,...).
Thị trường:
- Sau khi máy được chế tạo hoàn thành thì nhằm đáp ứng thị trường ở trong nước như tất cả các công ty, công trình xây dựng, đặc biệt là các trung tâm đô thị, các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương,…..).và nước ngoài.
Giả thuyết và những ràng buộc:
- Có khả năng trát tường nhanh hơn khoảng 38người công nhân trát bằng tay thành thạo. (Năng suất 25m2/giờ).
- Bề rộng một lần trát 0.8m, chiều dày lớp trát 530 mm.
- Giá cả cạnh tranh.
1.4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Máy trát tường
- Thị trường tiêu thụ
1.4.2. Khách thể nghiên cứu
- Quy trình chế tạo sản phẩm
- Nhu cầu thị trường về máy trát tường tự động.
1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu, giới hạn đề tài
1.5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm
- Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm.
- Phân tích nhiệm vụ thiết kế.
- Xác định yêu cầu kỹ thuật.
- Đưa các ý tưởng thiết kế.
- Đánh giá các ý tưởng và chọn phương án thiết kế.
- Thiết kế các chi tiết, bộ truyền
- Chế tạo sản phẩm( mô hình)
- Kiểm tra, đánh giá sản phẩm.
1.5.2. Giới hạn đề tài
Do còn nhiều hạn chế về thời gian và thiết bị nên đề tài chỉ tập trung giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật, đưa ý tưởng và chọn phương án chế tạo.
- Chế tạo máy trát tường.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập tài liệu, nghiên cứu thông tin liên quan tới đề tài.
- Phân tích tổng hợp các số liệu cần thiết cho đề tài, các phần mềm hỗ trợ.
- Thiết kế và chế tạo các bộ truyền, chi tiết trong sản phẩm.
- Phân tích và xử lý các thông tin, lỗi, hư hỏng trong quá trình thực hiện.
1.7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 7 chương, trong đó:
- Chương 1: Giới thiệu
- Chương 2: Tổng quan
- Chương 3: Cơ sở lý thuyết
- Chương 4: Ý tưởng thiết kế và phương án thiết kế
- Chương 5: Tính toán thiết kế sản phẩm
- Chương 6: Chế tạo mô hình thực nghiệm,kết quả - đánh giá - ứng dụng
- Chương 7: Kết luận, kiến nghị
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Vữa xây dựng
2.1.1. Khái niệm chung
- Khái niệm:
Vữa xây dựng là một loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụ gia. Các thành phần này được nhào trộn theo tỷ lệ thích hợp, khi mới nhào trộn hỗn hợp có tính dẻo gọi là hỗn hợp vữa, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực gọi là vữa. Phụ gia có tác dụng cải thiện tính chất của hỗn hợp vữa và vữa.
- Đặc điểm:
Đặc điểm của vữa là chỉ có cốt liệu nhỏ, khi xây và trát phải trải thành lớp mỏng, diện tích tiếp xúc với nền xây, với mặt trát và với không khí khá lớn, nước dễ bị mất đi, do đó lượng nước nhào trộn vữa cần lớn hơn so với bê tông. Do không có cốt liệu lớn nên cường độ chịu lực của vữa thấp hơn so với bê tông khi sử dụng cùng lượng và cùng loại chất kết dính.
2.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại vữa, theo chức năng sử dụng vữa được phân thành năm loại sao:
- Vữa thông thường: là loại vữa được dùng để xây, trát, lát, ốp, hoàn thiện, vữa thông thường theo thành phần có 3 loại:
+ Vữa vôi: thành phần gồm cát (đen, vàng) vôi, và nước.
+ Vữa tam hợp: thành phần gồm có cát (đen, vàng), ximăng, vôi và nước.
+ Vữa xi măng: thành phần gồm cát ((đen, vàng), ximăng, và nước.
- Vữa hoàn thiện: loại vữa dùng để trang trí mặt ngoài công trình
- Vữa chịu axit: loại vữa này dùng để trát, lát, ốp, láng, bảo vệ các công trình làm việc có tác dụng của axit hay hơi của axit. Vữa axit dùng chất kết dính là chất thủy tinh lỏng.
- Vữa chịu nhiệt: là loại vữa dùng để xây trát các công trình chịu nhiệt như: xây thành lò nung, xây bếp, xây ống khói,…vữa chịu nhiệt thường dùng là vữa ximăng-samot.
- Vữa chống thấm: là loại vữa dùng để trát láng, bao bọc các công trình chịu nước, vữa chống thấm thường được dùng là vữa ximăng mác cao 75-100 hoặc vữa ximăng có phụ gia chống thấm.
2.1.3. Vật liệu chế tạo vữa
- Chất kết dính
Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măng pooclăng, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch cao xây dựng v.v...Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ và độ ổn định trong điều kiện cụ thể.
Trong môi trường khô nên dùng vữa vôi mác 4. Để đảm bảo cường độ và độ dẻo nếu không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng vữa hỗn hợp mác 10-75. Trong môi trường ẩm ướt nên dùng vữa xi măng mác 100-150. Vôi rắn trong không khí thường được dùng ở dạng vôi nhuyễn hoặc bột vôi sống. Nếu dùng vôi nhuyễn phải lọc sạch các hạt sạn. Thạch cao thường được sử dụng để chế tạo vữa trang trí, vì có độ mịn và bóng cao.
- Cốt liệu
Cốt liệu cát là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho vữa và làm tăng sản lượng vữa. Để chế tạo vữa có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng. Chất lượng cát có ảnh hưởng nhiều đến cường độ của vữa. Cát phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu theo bảng 2.1.
Tên các chỉ tiêu
Mức theo mác vữa
Nhỏ hơn 75
Lớn hơn hoặc bằng 75
1- Môđun độ lớn không nhỏ hơn
0,7
1,5
2- Sét, các tạp chất ở dạng cục
không có
Không có
3- Lượng hạt lớn hơn 5 mm
không có
không có
4- Khối lượng thể tích, kg/m3, không nhỏ hơn
1150
1250
5- Hàm lượng bùn, bụi sét bẩn, phần trăm không lớn hơn
10
3
6- Hàm lượng muối sunfat, sunfit tính ra SO3 theo % khối lượng cát, không lớn hơn
2
1
7- Lượng hạt nhỏ hơn 0,14mm, %, không lớn hơn
35
20
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn cốt liệu.
2.1.4. Cát xây dựng
Là những hạt nhỏ do đá thiên nhiên bị phong hóa vỡ vụn thành. Phân loại cát xây dựng như sau:
- Theo sự hình thành cát được phân làm 3 loại:
+ Cát núi: hạt to sắc cạnh và lẫn nhiều tạp chất nên ít dung
+ Cát sông: hạt nhỏ, ít sắc cạnh và sạch. Được sử dụng thông dụng để làm vữa xây, trát, lát, ốp,…và vữa bê tông.
+ Cát biển: nhỏ, mịn lại sạch nhưng bị nhiễm mặn nên ít dùng
- Theo màu sắc cát được phân thành 3 loại:
+ Cát vàng: màu hơi vàng, đường kính hạt to, có nhiều ở các vùng núi, được sử dụng để sản xuất vữa bêtong và vữa chống thấm.
+ Cát đen: màu hơi xám, cỡ hạt nhỏ hơn cát vàng, có nhiều ớ sông và đồng bằng, được dùng để sản xuất vữa xây trát, lát ốp.
+ Cát trắng: trắng, sạch, được dùng để xây trát, nguyên vật liệu để làm thủy tinh
- Theo đường kính cỡ hạt, cát được phân làm 4 loại:
+ Cát to: đường kính cở hạt khoảng 0.5-5mm
+ Cát vừa: đường kính cở hạt khoảng 0.35-0.5mm
+ Cát nhỏ:đường kính cở hạt khoảng 0.15-0.35mm
+ Cát bụi: đường kính cở hạt khoảng 0.15mm
- Cát thường được sử dụng trong xây dựng chỉ là cát vừa và nhỏ
2.1.5. Nước
Nước dùng để chế tạo vữa là nước sạch, không chứa váng dầu mỡ, lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l, độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5. Tuỳ theo mục đích sử dụng hàm lượng các tạp chất khác phải thoả mãn TCVN 4506:1987.
2.1.6. Các tính chất của vữa xây dựng
- Độ lưu động của hỗn hợp vữa
- Tính lưu động của vữa (tính dẻo của vữa) thể hiện trạng thái khô, dẻo, hoặc nhão của vữa.
- Độ lưu động của hỗn hợp vữa là tính chất quan trọng đảm bảo năng suất thi công và chất lượng của khối xây. Cho nên khi xây trát tùy theo tính chất công việc, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thời tiết, mà chọn vữa có độ sụt cho thích hợp.
- Vữa ở trạng thái nhão có độ sụt lớn, trạng thái khô có độ sụt nhỏ, độ sụt thích hợp cho vữa xây trát là 5-13 cm.
- Độ lưu động được đánh giá bằng độ cắm sâu( độ sụt) vào hỗn hợp vữa của côn tiêu chuẩn nặng 300 ± 2g (hình 6 - 1), độ lưu động được tính bằng cm và được xác định như sau:
Hình 2.1. Dụng cụ thử độ lưu động của vữa.
1.Gia đỡ 2.Kẹp di động 3.Vạch chia
4.Ốc vặn 5.Thanh kim loại 6.Côn kim loại;
7.Cần quay 8.Bảng chia 9. Phễu
- Hỗn hợp vữa trộn xong được đổ ngay vào phễu, dùng thanh thép ɸ10 hoặcɸ12 đầm vào vữa trong phễu 25 cái sau đó lấy bớt vữa ra sao cho mặt vữa thấp hơn miệng phễu 1 cm. Dằn nhẹ phễu 5 - 6 lần trên mặt bàn hay nền cứng. Đặt phễu dưới côn rồi hạ côn xuống cho mũi côn chạm vào mặt vữa rồi thả vít cho côn rơi tự do xuống hỗn hợp vữa trong phễu. Đọc mức chỉ trên bảng đo để xác định độ cắm sâu của côn (S, cm).
- Độ lưu động của hỗn hợp vữa lấy theo kết quả trung bình cộng của hai lần thử lấy cùng một mẫu vữa.
- Độ lưu động của hỗn hợp vữa cũng như bê tông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước nhào trộn, loại chất kết dính, lượng chất kết dính
- Tính giữ nước của hỗn hợp vữa
- Tính giữ nước là khả năng giữ được nước của vữa từ khi trộn đến khi sử dụng vữa
- Do vữa để lâu xảy ra hiện tượng tách nước, cát lắng xuống làm cho vữa không đều, đó là hiện tượng vữa bị phân tầng. Đó là hiện tượng thường xảy ra với vữa ximăng. Làm cho vữa không đều và kém chất lượng.
- Tính giữ nước được thể hiện bằng độ phân tầng (kí hiệu p)
- Độ phân tầng theo TCVN được xác định bằng hiệu suất độ sụt của hỗn hợp vữa trộn ban đầu với độ sụt cũa hỗn hợp vữa sau khi trộn 30 phút.
+ Nếu p= 0 thì vữa giữ nước tốt
+ Nếu p2 thì vữa giữ nước bình thường
+ Nếu p>2 thì vữa giữ nước kém
- Hỗn hợp vữa xây và hỗn hợp vữa hoàn thiện phải thỏa mãn các yêu cầu quy định trong bảng 2.2.
Tên chỉ tiêu
Loại hỗn hợp vữa
Để
xây
Để hoàn thiện
Thô
Mịn
1-Đường kính hạt cốt liệu lớn nhất, mm, không lớn hơn
5
2.5
1.25
2- Độ lưu động (độ lún côn), cm,
4:10
6:10
7:12
3- Độ phân tầng, cm3, không lớn hơn
30
-
-
4- Độ (khả năng) giữ nước, %, không nhỏ hơn, đối với:
- Hỗn hợp vữa xi măng
- Hỗn hợp vữa vôi và các vữa hỗn hợp khác
63
75
-
-
-
-
Bảng 2.2. Yêu cầu quy định của hỗn hợp vữa
- Tính giữ nước của vữa phụ thuộc vào chất lượng, quy cách của vật liệu thành phần, loại vữa và phương pháp trộn vữa. Để tăng khả năng giữ nước của hỗn hợp vữa ta phải sử dụng cát nhỏ, tăng hàm lượng chất kết dính và nhào trộn thật kỹ.
- Tính bám dính
- Tính bám dính của vữa biểu thị khả năng liên kết của nó với vật liệu xây, trát v.v... Nếu vữa bám dính kém sẽ ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm và năng suất thi công.
- Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của chất kết dính và tỷ lệ pha trộn, khi trộn vữa phải cân đong đủ liều lượng vật liệu thành phần, phẩm chất của vật liệu phải đảm bảo tốt đồng thời vữa phải được trộn đồng đều, trộn kỹ.
- Ngoài ra tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của vật liệu xây, mặt trát, láng, lát, ốp.
- Tính chống thấm
- Vữa trát ở mặt ngoài khối xây của công trình chịu áp lực nước cần phải có tính chống thấm tương ứng.
- Tính chống thấm được xác định bằng cách cho mẫu vữa dày 2 cm chịu áp lực nước lúc đầu 0,5 atm, sau 1 giờ tăng lên 1 atm, sau 2 giờ tăng 1,5 atm, sau 3 giờ tăng 2 atm rồi để 24 giờ mà nước không thấm qua thì coi là vữa có tính chống thấm.
- Tính chịu lực
- Tính chịu lực của vữa là khả năng chịu được tác dụng của lực vào vữa. tính chịu lực được biểu thị bằng cường độ chịu lực( đơn vị tính là daN/cm2 hay là KN/cm2).
- Vữa có khả năng chịu nhiều loại lực khác nhau nhưng khả năng chịu nén là lớn nhất. Do đó cường độ chịu nén là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của các loại vữa thông thường. Cường độ chịu nén của vữa được xác định bằng thí nghiệm các mẫu vữa hình khối có cạnh 7,07cm. Dựa trên cường độ chịu nén mà định ra mác vữa.
- Mác vữa là trị số giới hạn cường độ chịu nén trung bình của những mẫu vữa hình khối lập phương có cạnh 7.07 cm, được chế tạo và bảo dưỡng 28 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn (to=27± 2oC, còn độ ẩm thì tùy thuộc vào loại chất kết dính sử dụng trong vữa).
- Theo tiêu chuẩn TCVN 4314 - 1986, có các loại mác vữa thông dụng sau : 4 ; 10 ; 25 ; 50 ; 75 ; 100 ; 150 ; 200 ; 300.
- Cường độ chịu lực của vữa phụ thuộc vào loại chất kết dính, lượng chất kết dính, tỷ lệ nước/chất kết dính, chất lượng của cát, điều kiện bảo dưỡng và thời gian cứng rắn.
- Vữa xây và vữa hoàn thiện đều phải thảo mãn yêu cầu về khả năng chịu lực như quy định trong bảng 6-3.
2.1.7. Vữa trát
- Tác dụng của lớp vữa trát
- Với các công trình xây dựng bằng gạch, khối lượng trát là tương đối lớnchiếm khoảng từ 15-30% tổng số công tác xây dựng công trình và 7% giá thành xây dựng.
- Lớp vữa trát có tác dụng thẫm mỹ sạch đẹp, bảo vệ công trình xây dụng khỏi các tác hại của khí quyển, góp phần tăng tuổi thọ của công trình nhất là các công trình bằng gạch.
- Cấu tạo
- Lớp vữa trát thường có chiều dày từ 15÷20mm. Tùy theo tính chất, loại vữa và biện pháp thi công người ta chia thành nhiều lớp. Lớp vữa lót, lớp vữa nền, lớp vữa mặt, nhưng đôi khi cũng có thể có 2 lớp trát là lớp vữa lót và lớp vữa mặt.
Hình 2.2. Cấu tạo lớp vữa trát
- Lớp vữa lót. 2. Lớp vữa nền. 3. Lớp vữa mặt
- Lớp vữa lót: tác dụng tạo cho lớp vữa sau này bám chặt vào bề mặt trát, độ sụt từ 8-12mm, chiều dày bằng 1/3 bề dày lớp vữa định trát.
- Lớp vữa nền: tác dụng tạo chiều dày cần thiết và làm phẳng bề mặt cần trát, độ sụt từ 7-9mm, chiều dày bằng 2/3 bề dày lớp vữa định trát.
- Lớp vữa mặt: tác dụng tạo phẳng bề mặt trát và bóng bề mặt khi xoa nhẵn, độ sụt từ 10-15mm, chiều dày từ 2-3mm.
Mác vữa
Giới hạn bền nén trung bình nhỏ nhất, kG/cm2
Giới hạn bền nén trung bình
lớn nhất, kG/cm2
4
4
9
10
10
24
25
25
49
50
50
74
75
75
99
100
100
149
150
150
199
200
200
299
300
300
-
Bảng 2.3. Tiêu chuẩn mác vữa [tài liệu 5]
2.1.8. Yêu cầu kỹ thuật
- Vữa trát phải bám chặt vào bề mặt kết cấu (tường, dầm, trần,...) công trình.
- Loại vữa và chiều dày trát phải đúng yêu cầu thiết kế.
- Bề mặt lớp vữa phải phẳng nhẵn.
2.1.9. Đánh giá chất lượng lớp trát
- Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm
Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng lớp trát [tài liệu 5]
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Kiểm tra độ bám dính và độ bám chắc của lớp vữa trát(gõ vào bề mặt trát nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chắc vào bề mặt)
- Kiểm tra độ phẳng đứng:
+ Kiểm tra mặt phẳng trát, kiểm tra ngang bằng.
+ Dùng thước hồ, nivo.
+ Dùng dây dọi.
2.2. Tường
2.2.1. Yêu cầu
Do ý nghĩa và đặc thù của công tác xây nên khi xây cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Khối xây phải đông đặc và vững chắc:
Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành một khối hoàn chỉnh, trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau, không còn khe hở hay có thể bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử dụng đúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu nén kém hơn gạch rất nhiều , nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối xây, nếu mỏng quá thì cũng không đủ sức gắn chặtcác viên gạch với nhai. Trung bình mạch vữa có độ dày từ 8-12mm.
Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở những bộ phận chịu sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều thì phải tăng vữa nhiều, khối xâyyếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau.
- Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn mí”
“trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trên của viên gạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rung động theo mặt ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
“dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp dưới.
- Khi xây phải biết chọn gạch. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải xoay viên gạch xem mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài. Những thợ nề lâu năm có kinh nghiệm, thường mỗi lần nhặt một viên gạch là nhanh trí chú ý ngay hai viên xây tiếp theo, định trước là sẽ đặt viên nào ở vị trí nào. Vì vậy họ nhặt gạch rất chính xác, xây tườg rất đều và đẹp.
- Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói quen như vậy, thì mặt tường xây xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề. Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh ngay.
2.2.2. Kiểm tra sau khi xây
- Cặp thước hồ dài 2m lên mặt tường;
- Quả dọi.
- Thước ke để kiểm tra tường xây.
STT
Hạng mục
Sai lệch cho phép
khối xây gạch (mm)Ghi chú
1
Sai lệch đường tim
3
2
Độ thẳng đứng của tường:
+ Mỗi tầng;
+ Toàn bộ chiều cao
5
20
Các mạch vữa cá biệt:
- Nhỏ nhất không dưới 6mm;
- Lớn nhất không quá 15mm
3
Độ bằng phẳng của mặt tường:
+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô
3
2
- Nhỏ nhất không dưới 6mm;
- Lớn nhất không quá 15mm
4
Độ thẳng của mạch nằm ngang:
+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô
5
7
Trong phạm vi chiều dài 10m:
- Nhỏ nhất không dưới 6mm;
- Lớn nhất không quá 15mm
Bảng 2.5. Sai lệch cho phép của tường [tài liệu 5]
2.2.3. Vệ sinh sau khi xây xong
Sau khi xây xong phải làm sạch mặt tường ngay, dù trong khi xây, người thợ dùng bay cạo vữa lòi ra ngoài mạch gạch, nhưng mặt tường vẫnkhông sạch, mà còn rơi rớt lại vữa thừa. Sau khi xây xong một tầng giàn giáo cần dùng chổi quét sạch mặt tường. Nếu không kịp thời làm sạch mặt tường, thì vữa còn rơi rớt trên mặt tường sẽ đông cứng, về sau rất khó làm sạch, gây khó khăn cho việc trát và trang trí sau này.
2.3. Thu thập thông tin từ công đoạn trát tường:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TRÁT TƯỜNG Ở MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
2.3.1. Chuần bị.
- Thước, sổ ghi chép, viết, máy ảnh.
- Thời gian: 15/12/2014
Sáng: 8h – 11h
Chiều: 1h30 – 16h30
- Địa điểm:
+ Công trình chung cư Quận Thủ đức TPHCM, đường Gò Dưa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh (Ct 1).
+ Công trình trường Trung Cấp Nghề Quân Khu 7, đường Thành Thái, quận 10, tp Hồ Chí Minh (Ct 2).
2.3.2. Tiến hành thu thập thông tin.
- Thăm dò ý kiến của thợ trát tường và kỹ sư trưởng công trình.
- Tiến hành đo kích thước lớp vữa trát lên tường
- Một số câu hỏi thăm dò:
+ Cô (chú) có thể cho biết trong một giờ có thể trát được bao nhiêu m2 tường? Và giá trát 1m2 là bao nhiêu?
+ Nếu có một loại máy thay thế được công việc trát tường thì cô (chú) có thể cho biết năng suất mong muốn tối thiểu máy đạt được bằng mấy người công nhân và giá thành máy mà cô (chú) cảm thấy chấp nhận được?
- Sau khi thu thập thông tin từ hai công trình trên chúng ta có kết quả như sau:
+ Bề dầy lớp trát thường nằm trong khoảng 5 – 30 mm
+ Năng suất của người công nhân trát được: 7 – 10 m2/giờ
+ Giá trát tường dao động từ 2.500 – 4.000 vnd/m2
+ Một ngày trát 8h thì công là từ 2.500x7x8 = 140.000 đến 320.000 ngàn đồng.
+ Nếu máy có giá khoảng 50 – 60 triệu thì mong muốn của người xây dựng là nó sẽ thay thế được khoảng 9 – 10 công nhân.
Người
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Trung bình
Ct 1
9
7
8
9
9
9
10
9
10
8,9
Ct 2
10
8
10
9
8
10
8
9
10
9,1
Trung bình chung
9,0
(Đơn vị tính : m2/h)
Bảng 2.6 Khảo sát năng suất trát tường của công nhân.
2.4. Tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước
A. Các nghiên cứu trên thế giới:
- Trên thị trường hiện nay, một số quốc gia đã có chế tạo và đưa vào sử dụng như Trung Quốc, Brasil, Hôngkong… với nhiều dòng máy khác nhau như: Máy trát tường (kiểu ZB, FD, MT, QTC...) là giải pháp tối ưu cho mọi công trình xây dựng, giúp chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng của công trình, giảm giá thành xây dựng.
- Trung quốc: Ở Trung Quốc đã nghiên cứu và chế tạo với nhiều loại máy trát tường khác nhau như: Kiểu WB 09-TUPO, QTC, ZB…
· Máy trát tường kiểu ZB:
Hình 2.3. Máy trát tường kiểu ZB
- Máy trát tường kiểu MT:
Hình 2.4. Máy trát tường kiểu MT.
Thông số kỹ thuật chính của máy:
+ Bề dày có thể trát: 2 mm-25 mm
+ Bề rộng vệt trát: 800 mm-1200 mm
+ Chiều cao vệt trát: 3000 mm-5000 mm
+ Năng suất: 80m2/giờ, 500-800m2/ca.
+ So với năng suất của thợ lành nghề: gấp 8 lần
+ Số người vận hành: 02
+ Kiểu điều khiển: Ấn nút
+ Điện áp sử dụng: 110V hoặc 220V hoặc 380V
+ Tần số dòng điện: 50Hz hoặc 60Hz
+ Trọng lượng cả máy: 180kg.- Máy trát tường kiểu TUPO:
- .............................................
- Tên đề tài:
- Thiết kế cụm bàn chà nhẵn
-
Là bộ phận làm việc chính gồm có : 2 động cơ rung, 1 tấm bàn chà, 2 tấm chặn, 2 cử chặn trên, bộ phận giảm chấn
Hình 6.8. Cụm bàn chà
- Do điều kiện thực tế còn nhiều hạn chế, nhóm chế tạo mô hình chỉ gồm 1 động cơ rung, bộ phận giảm chấn thay bằng lò xo.
Hình 6.9. Cụm bàn chà nhẵn thực tế
- Thiết kế và lắp ráp hoàn thiện mô hình máy
Hình 6.10. Mô hình hoàn thiện.
Hình 6.11. Mô hình hoàn thiện ở ngoài thực tế.
Hình 6.12. Mô hình toàn thể máy
6.2. KẾT QUẢ- ĐÁNH GIÁ- ỨNG DỤNG
6.2.1. Kết quả trát bằng tay
Bề dày lớp trát thường nằm trong khoảng 5÷30 mm. Khối lượng vữa trát 20-30kg. Năng suất của người công nhân trát được: 7 ÷ 10 m2/giờ. Khảo sát trát tường của hai công trình sau:
+ Công trình chung cư Quận Thủ đức TPHCM, đường Gò Dưa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh (Ct 1).
+ Công trình trường Trung Cấp Nghề Quân Khu 7, đường Thành Thái, quận 10, tp Hồ Chí Minh (Ct 2).
Như vậy theo kết quả của bảng 2.6 Khảo sát năng suất trát tường của công nhân[trang 12]thì năng suất trát tường bằng tay trung bình chung là 9m2/h.
6.2.2. Kết quả trát bằng máy
Bề dày lớp trát thường nằm trong khoảng 5 – 30 mm. Khối lượng vữa trát 20-30kg. Năng suất của máy trát được: 22 – 25 m2/h.
Bảng 6.1. Năng suất trát tường của máy.
Như vậy theo kết quả của bảng 6.1 thì năng suất trát tường bằng máy trung bình chung là 24,01 m2/h.
6.2.3.Đánh giá
- Tùy vào khả năng sức khỏe của mỗi người công nhân khi trát vữa hoàn thành mà ta có hiệu suất trát khác nhau. Máy trát được với hiệu suất trung bình khoảng 24,01 m2/h. Hiệu suất trát của máy lớn hớn gấp 2,6 lần trát bằng tay.
- Máy trát được bề dày khoảng 5÷30mm phụ thuộc vào việc điều chỉnh khe hở góc nghiêng giữa bàn chà và tường.
- Góc nghiêng của bàn chà lúc máy đi lên nằm trong khoảng 10÷200 và bàn chà đi xuống 1÷100 thì chất lượng trát đạt hiệu quả. Quá trình trát mà cho năng suất cao nhất là góc nghiêng 150 của bàn chà so với tường trát.
- Khối lượng vữa trát từ 20÷ 30kg cho chất lượng tốt nhất.
6.2.4.Ứng Dụng
Máytrát tường có thể ứng dụng cho hộ gia đình, các cơ sở sơ xây dựng với qui mô nhỏ. Nếu máy được cải tiến với năng suất cao hơn có thể áp dụng trong các xí nghiệp, công trình xây dựng.
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tính toán, thiết kế, chế tạo và kiểm nghiệm đến nay luận văn đã được hoàn thành. Kết quả của đề tài là:
+ Khảo sát được đặc tính cơ bản của vữa trát(Cấu tạo, phân loại, tính chất hóa học,..).
+ Mô phỏng được quá trình trát tường.
+ Phân tích lựa chọn phương án thiết kế phù hợp với nhu cầu thực tế.
+ Tính toán thiết kế các cụm truyền động đến bộ phận công tác chính của máy.
+ Chế tạo lắp ráp máy.
+ Kiểm nghiệm khả năng hoạt động của máy.
+ Hoàn thành kết cấu máy từ đó đưa ra máy trát tường được hoàn thiện.
Tóm lại với sự phát triển mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, đồng thời bên cạnh sự phát triển thì đó là các dự án, các sơ sở hạ tầng, công trình xây dựng được đầu tư mạnh thì máy trát tường là rất cần thiết. Do đó, việc đầu tư vào thiết bị này sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
7.2. Kiến nghị
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu, thiết kế và chế tạo có hạn, tuy luận văn đã hoàn thành nhưng một phần chưa đáp ứng được kỳ vọng của người thiết kế, do đó người thiết kế có những kiến nghị sau đây để hướng phát triển chế tạo các máy sau hoàn thiện hơn.
- Thay đổi bộ phận tang cáp bằng bộ phận khác để tăng năng suất.
- Có thể thay đổi kết cấu thanh dẫn của bộ phận kích thủy lực đỡ khung máy được vững chắc hơn.
- Tính toán lại bàn chà nhẵn của máy.
- Tính toán và thiết kế bộ phận cấp vữa trát tự động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tính Toán Thiết Kế Hệ Dẫn Động Cơ Khí, tập 1, 2 - Trịnh Chất, Lê Văn Uyển.
[2]. Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy Tập 1, 2, 3- Nguyễn Đắc Lộc. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, năm 2006.
[3]. Sổ Tay Kỹ Sư Công Nghệ Chế Tạo Máy- Trần Văn Địch.
[4]. Kim Loại Học và Nhiệt Luyện - Nghiêm Hùng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 2007.
[5]. Tuyển Tập Tiêu Chuẩn Bộ Xây Dựng Việt Nam- Bộ Xây Dựng. Nhà xuất bản xây dựng, năm 1997.
[6]. Máy Nâng Chuyển - Trịnh Đồng Tính. Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[7]. Kỹ Thuật Nâng Chuyển. Đại Học Công Nghiệp TPHCM. Năm 2008.
[8]. Tính Toán Máy Nâng Chuyển - Phạm Đức.
[9]. Kỹ Thuật Rung Trong Máy Xây Dựng. Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia TPHCM.
[10]. Trần Quốc Hùng, Dung sai- Kỹ thuật đo, NXB đại học quốc gia, năm 2012.
[11]. Tham khảo các trang web trên Internet.
*TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004.
2. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.
3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.
4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY TRÁT TƯỜNG
TS. Văn Hữu Thịnh, Lộ Xuân Anh Khải
Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
TÓM TẮT: Đề tài “Tính toán, thiết kế, chế tạo máy trát tường” được định hướng thực hiện tại trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Sau quá trình đưa ra phương án lựa chọn ý tưởng thiết kế, tôi quyết định lên phương án thiết kế máy trát tường có 3 cơ cấu hoạt động chính là: cơ cấu vận thăng nâng máy lên xuống, cơ cấu cuốn vữa cung cấp vữa để trát tường, cơ cấu trát tường chà nhẵn.
Việc nâng máy lên xuống phải đảm bảo máy di chuyển luôn luôn song song với tường cần trát. Di chuyển đều đặn và theo tốc độ đã tính toán. Máy di chuyển lên xuống nhờ vào việc cuốn, thả cáp của 2 tang quấn cáp và thông qua 2 thanh dẫn hướng đặt song song với tường giúp dẫn hướng cho máy. Cơ cấu này gần giống cơ cấu của máy vận thăng hiện rất phổ biến ở các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Khi máy đi lên, vữa được chứa ở phễu chứa vữa. Khi trục tang cuốn băng tải quay làm băng tải quay, vữa được cuốn từ phễu lên ép vào mặt tường, cung cấp vữa cho bộ phận trát.
Sau khi băng tải cuốn vữa lên, thông qua động cơ rung của bàn chà, vữa được rung ép dính vào tường. Khi máy đi lên hết tường trát thì bộ phận cấp vữa và động cơ rung ngưng hoạt động. Cơ cấu đẩy đẩy bàn chà sát vào tường nhằm thực hiện chà nhẵn khi máy đi xuống.
Khi máy đi xuống, bàn chà ép sát vào mặt vữa mới trát, ép vữa phẵng và gạt bớt lớp vữa thừa.
Máy thực hiện các nhiệm vụ thông qua động cơ điện truyền chuyển động tới bộ truyền đai, từ bộ truyền đai tới hợp giảm tốc bánh vít - trục vít. Từ hợp giảm tốc chuyển động được truyền đồng thời tới 2 bộ truyền xích. Bộ truyền xích thứ nhất truyền chuyển động tới trục lắp tang quấn dây cáp, có nhiệm nâng máy lên xuống. Bộ truyền xích thứ 2 truyền chuyển động tới trục tang cuốn vữa, có nhiệm vụ cuốn vữa cung cấp cho bộ phận trát. Bộ phận trát được lắp 2 động cơ gắn bánh lệch tâm làm nhiệm vụ rung ép.
Từ khóa: Máy Trát Tường, vữa trát.
1. GIỚI THIỆU
Trong nghành xây dựng, trát tường là quy trình thiết yếu quyết định sự hoàn chỉnh và thẩm mỹ cho công trình, trong thời gian qua để đạt được công việc này phải tốn nhiều thời gian và lãng phí lớn nguồn nhân lực. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc đang dần thay thế con người trong các công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Bên cạnh đó, năng suất và chất lượng sản phẩm cũng đang được chú trọng nâng cao hơn.
Trát tường là một công đoạn trong việc xây dựng, với việc dùng nguyên liệu để làm phẳng các tường, nền hay trám vật liệu vào những chổ hở, lồi lõm.
Tốc độ phát triển xây dựng và yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ của các công trình xây dựng ngày càng cao, đòi hỏi cần có các giải pháp nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình. Máy trát tường là một ý tưởng với mong muốn là một giải pháp cho yêu cầu đó.
Tuy nhiên trong nước chưa có công ty nào nghiên cứu chế tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường, việc nhập khẩu máy với giá thành cao, không có phụ tùng thay thế, không đáp ứng tình hình thực tế trong nước. Ở việt nam chỉ có nhà chuyên cung cấp và phân phối máy trát tường có xuất xứ từ Trung Quốc, ở CÔNG TY CỔ PHẦN XNK VÀ THƯƠNGMẠI QUẢNG TÂY.
Trên thị trường hiện nay, một số quốc gia đã có chế tạo và đưa vào sử dụng như Trung Quốc, Brasil, Hôngkong… với nhiều dòng máy khác nhau như: Máy trát tường (kiểu ZB, FD, MT, QTC...) là giải pháp tối ưu cho mọi công trình xây dựng, giúp chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng của công trình, giảm giá thành xây dựng.
Do đó việc thiết kế, chế tạo máy trát tường là cần thiết nhằm góp phần trong sự phát triển trong nghành xây dựng ở việt nam và trên thế giới.
2. VẬT LIỆU– PHƯƠNG PHÁP
2.1 Mẫu và vật liệu
Mẫu chạy thử nghiệm là vữa trát xây dựngmột loại vật liệu đá nhân tạo thành phần bao gồm chất kết dính, nước, cốt liệu nhỏ và phụ gia. Kích thước trát 0.8 m x(35) m, chiều dày lớp vữa trát 530 mm.
2.2 Phương pháp
Để đạt được năng suất mong muốn và độ tin cậy trong thiết kế, máy trát tường được dựa trên những chỉ tiêu thiết kế sau đây:
- Giá thành máy phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân.
- Trát được nhiều kích thước khác nhau.
- Giảm số lao động so với phương pháp trát thủ công truyền thống.
- Năng suất cao hơn so với trát bằng tay.
a. Phân tích chức năng bóc vỏ bằng tay
Hình 1 – Ba bước trát tường bằng tay
- Bước 1: Chuẩn bị vữa đã được trộn sẵn.
- Bước 2: Đưa vữa trát lên bàn chà cầm trên tay và nghiêng một góc khoảng 15 độ so với tường.
- Bước 3: Thực hiện quá trình trát vào tường.
b. Xây dựng sơ đồ nguyên lý máy dựa trên chức năng.
1. Đường ray - 2. Bánh xe - 3. Khung đế máy - 4. Bộ động lực nâng hạ - 5. Giá đỡ bộ phận công tác - 6. Khung dẫn hướng - 7. Bàn chà nhẵn - 8. Bàn rung - 9. Máng chia vữa - 10. Động cơ bàn rung - 11. Bồn vữa - 12. Tường - 13. Cáp nâng hạ bộ phận công tác. |
Hình 2- Sơ đồ nguyên lý máy trát tường
Mô tả quá trình trát tường: Việc nâng máy lên xuống phải đảm bảo máy di chuyển luôn luôn song song với tường (12) cần trát. Máy di chuyển lên xuống nhờ vào việc cuốn, thả cáp (13) của 2 tang quấn cáp và thông qua 2 thanh dẫn (6) hướng đặt song song với tường giúp dẫn hướng cho máy. Cơ cấu này gần giống cơ cấu của máy vận thăng hiện rất phổ biến ở các công trình xây dựng ở Việt Nam.
Máng chia vữa (9) để rót vữa liên tục và đều dọc theo chiều dài bàn rung (8).
Thông qua động cơ rung của bàn chà (7), vữa được rung ép dính vào tường (12). Khi máy đi lên hết tường trát thì bộ phận cấp vữa và động cơ rung (10) ngưng hoạt động. Cơ cấu đẩy đẩy bàn chà sát vào tường nhằm thực hiện chà nhẵn khi máy đi xuống.
Khi máy đi xuống, bàn chà ép sát vào mặt vữa mới trát, ép vữa phẵng và gạt bớt lớp vữa thừa.
3. MÔ TẢ MÁY
Về cơ bản Máy trát tường có 3 cơ cấu hoạt động chính là: cơ cấu vận thăng nâng máy lên xuống, cơ cấu cuốn vữa cung cấp vữa để trát tường, cơ cấu trát tường chà nhẵn.
Kích thước khung máy : 1000x650x300 (mm).
Chiều cao trát từ 3-5m.
Máy Trát tường sử dụng một bàn rung theo chiều vuông góc với bề mặt cần trát và máy di chuyển song song với bề mặt đó sẽ ép dòng vữa được rót liên tục dính vào bề mặt đó để tạo nên một lớp vữa trát.
Động cơ của máy trát kiểu K112S4 công suất động cơ Pđc=2.2 (kw) số vòng quay động cơ là 1440 vòng/phút.Do máy trát tường gồm hai chuyển động độc lập nhau điều khiển bởi hai động cơ khác nhau:
+ Chuyển động nâng máy, vữa và vận chuyển vữa trong băng tải để trát lên tường.
+
Chuyển động rung ép gây ra bởi động cơ rung là động cơ AC một pha, có công suất 100w, tốc độ 2850 v/p. Để phân bố áp lực rung tương đối đều ta chọn 2 động cơ.
Tính toán cho chuyển động nâng máy và vận chuyển vữa. Trọng lượng nâng bao gồm trọng lượng máy và trọng lượng vữa mang theo trong quá trình trát: Q = 3000 (N).
Chiều dài băng: qua nghiên cứu vị trí làm việc ta xác định được chiều dài băng L = 500mm
Góc nghiêng của băng tải được chọn sao cho vật liệu trong suốt quá trình vận chuyển đảm bảo lượng vữa trong quá trình trát. Theo vị trí làm việc của băng ta xác định được góc nghiêng .
Để đảm bảo năng suất làm việc, việc lựa chọn vận tốc hợp lý có ý nghĩa kinh tế rõ rệt. Khi vận tốc lớn thì dòng vật liệu hoặc tải trọng phân bố trên một mét chiều dài băng nhỏ, giảm được lực căng băng tải, giảm chiều rộng băng, giảm giá thành chế tạo. tuy nhiên vận tốc cũng không được cao quá gây đứt quãng vật liệu, hư hỏng con lăn…. Chọn vận tốc thiết kế băng tải v = 0.3 m/s
Hình 3- hệ thống băng tải, xích kéo băng tải
Hình 5-Cụm truyền động
Trong đó: 1. Bánh đai nhỏ - 2. Động cơ – 3. Dây đai - 4. Bánh đai lớn – 5. Hộp giảm tốc – 6_13. Nối trục – 7. Ổ đỡ trục – 8. Trục nối – 9. Then – 10. Đĩa xích – 11_12. Ly hợp.
Hình 6-Cụm cuốn cáp
Hình 7- Máy Trát Tường
4. KẾT QUẢ- ĐÁNH GIÁ- ỨNG DỤNG
4.1 Kết quả thử nghiệm trát bằng tay và bằng máy.
4.1.1 Kết quả trát bằng tay
Bề dày lớp trát thường nằm trong khoảng 5 – 30 mm. Khối lượng vữa trát 20-30kg. Năng suất của người công nhân trát được: 7 – 10 m2/giờ. Khảo sát trát tường của hai công trình sau:
+ Công trình chung cư Quận Thủ đức TPHCM, đường Gò Dưa, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, tp Hồ Chí Minh (Ct 1).
+ Công trình trường Trung Cấp Nghề Quân Khu 7, đường Thành Thái, quận 10, tp Hồ Chí Minh (Ct 2).
(Đơn vị tính : m2/h)
Bảng 1.0. Năng suất trát tường của công nhân.
Như vậy theo kết quả của bảng 1 thì năng suất trát tường bằng tay trung bình chung là 9 m2/h.
4.1.2 Kết quả trát bằng máy
Bề dày lớp trát thường nằm trong khoảng 5 – 30 mm. Khối lượng vữa trát 20-30kg. Năng suất của người công nhân trát được: 23 – 25 m2/giờ.
Bảng 1.1. Năng suất trát tường của công nhân.
Như vậy theo kết quả của bảng 1.1 thì năng suất trát tường bằng tay trung bình chung là 24,8 m2/h.
4.2 Đánh giá
+ Tùy vào khả năng sức khỏe của mỗi người công nhân khi thu hoạch mà ta có hiệu suất trát khác nhau. Máy trát được với hiệu suất trung bình khoảng 24,8 m2/h.
+ Máy trát được bề dày khoảng 5- 30 mm phụ thuộc vào việc điều chỉnh khe hở góc nghiêng giữa bàn chà và tường. Trát cho năng suất cao nhất là góc nghiêng 15 độ so với tường trát.
+ Khối lượng trát từ 20- 30kg cho chất lượng tốt nhất.
4.3 Ứng dụng
Máy bóc trát tường có thể ứng dụng cho hộ gia đình, các cơ sở sơ xây dựng với qui mô nhỏ. Nếu máy được cải tiến với năng suất cao hơn có thể áp dụng trong các xí nghiệp, công trình xây dựng.
5. KẾT LUẬN
- Đã thiết kế, chế tạo và chạy thử nghiệm thành công máy trát tường.
- Năng suất yêu cầu N = 25 m3/h.
- Máy trát với bề dày từ 5-30mm.
6. LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả đề tài xin chân thành cảm ơn trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kinh phí để thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường trọng điểm mã số T2013 – 34TD.
CALCULATION, DESIGN, MANUFACTURE A PLASTERING MACHINE
TS. Van Huu Thinh, Lộ Xuân Anh Khải
University of Technical Education, HCM
ABSTRACT:The theme "Design, fabrication the automatic plastering machine" was orientated to perform at University of Technical Education HoChiMinh City. After the process giving the options of design ideas, I decided to design plans for plastering machine has three operational structures are: hoist mechanism lifts machine up and down, providing mortar structure which supplies mortar to plaster, plastering and polishing structure.
The lift up and down is ensured the machine always moves parallel to the walls need plastering. Moving steadily and following pace are calculated. Machine moves up and down due to the coil movement and the cable dropping of two mammocks as cable surge and through 2 tracks were placed parallel to the wall to help guide the machine. This structure resembles the structure of existing hoists are very popular in the construction in Vietnam .
When the machine comes up, mortar is contained in the mortar hopper. When the conveyor shaft rotary made rotary conveyor, mortar is coiled up from mortar hopper which is pressed to the wall, providing mortar for plastering parts .
After the mortar onto the conveyor belt rolling through the vibrating engine of trowel , vibrated grout is forced to stick to the walls .When the machine comes up all the walls plastered then mortar part and vibrating engine halt operations . Structure of pushing the trowel against the wall to perform the polishing when machine goes down .
When the machine goes down, the trowel squeezes to the new plastering mortar force mortar flat and brush off excess mortar .
Machine performs these tasks through the transmission electric motor to the belt transmission and from belt driven to the worm – gear and screw speed reducer. From the motion deceleration is transmitted simultaneously to two driving chain. The first transmission chain transmits motion to axis installed to wrap the cable which uses to lift the machine up and down . The second transmission chain transmits movement to axis which uses to coil mortar, responsible to provide mortar for plastering part. The plastering part is installed two engines which are mounted eccentric wheel do vibrating and pressing task.
Keywords: A Plastering machine, plaster.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Trịnh Chất_Lê Văn Uyển, Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1_2.
[2]- Nguyễn Đắc Lộc, sổ tay công nghệ chế tạo 1,2,3. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2006.
[3]- Trần Văn Địch, sổ tay kỹ sư công nghệ chế tạo máy
[4]- Nghiêm Hùng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2007.
[5]- Bộ xây dựng. Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Nhà xuất bản xây dựng, năm 1997.
[6]- Trịnh Đồng Tính, Máy nâng chuyển. Đại học bách khoa Hà Nội.
[7]- Kỹ thuật nâng chuyển. Đại học công nghiệp TPHCM. Năm 2008.
[8]- Tính toán máy nâng chuyển. Phạm Đức