THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ CÔNG NGHIÊP
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT GỐI ĐỠ , đồ án môn học công nghệ chế tạo máy GỐI ĐỠ, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy GỐI ĐỠ, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết GỐI ĐỠ
KHOA CƠ KHÍ MÁY – BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
LỜI NÓI ĐẦU
Đồ án môn học là một công trình nghiên cứu và sáng tạo trong phạm vi của ngành học của quá trình học tập nhằm sử dụng vốn kiến thức đã có để hoàn thành một công việc trong phạm vi của ngành học.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, cùng với sự đòi hỏivề mẫu mã đa dạng phong phú, thúc đẩy người thiết kế càng ngày càng nhạy bén hơn, song song với điều này, hiện nay có rất nhiều phương pháp gia công, đặc biệt là máy tự động, máy điệu khiển bằng chương trình số. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay thì những phương pháp gia công đó chưa được phổ biến. Do đó để phù hợp với điều kiện của ngành cơ khí nước ta nói riêng, đồ án môn Công Nghệ Chế Tạo Máy đã thiết kế qui trình công nghệ gia công theo phương pháp cổ điển. Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, đồ án này đã đề nghị một trong những qui trình công nghệ tối ưu nhất để gia công hoàn chỉnh chi tiết.
Việc quyết định sử dụng các phương án tối ưu của qui trình công nghệ và tối ưu về kỹ thuật theo đúng yêu cầu kỹ thuật của chi tiết giúp cho sinh viên ôn lại những kiến thức đã học về chọn tiến trình công nghệ tối ưu, tính chế độ cắt, chọn chuẩn, sai số chuẩn, tính lượng dư gia công… và những kiến thức này được vận dụng một cách đúng đắn và phù hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đây là lần đầu tiên chúng em làm quen với môn đồ án công nghệ chế tạo máy có nội dung và kiến thức rất nhiều nên có nhiều thiếu xót trong suốt quá trình thực hiện do đó em rất mong được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn.
Cuối cùng em xin chân thành ghi ơn sự dẫn dắt và chỉ bảo tận tình của thầy Bình đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ DẠNG SẢN XUẤT
I/Phân tích chi tiết gia công…………………………………………………………………………………..4
II/Xác định dạng sản xuất……………………………………………………………………………………..4
CHƯƠNG II:XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ CHI TIẾT LỒNG PHÔI
I/Xác định phương pháp chế tạo phôi……………………………………………………………….5
II/Xác định lượng dư cho phôi……………………………………………………………………………..5
III/Thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi……………………………………………………………….6
CHƯƠNG III:THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT
I/Xác định các bề mặt gia công…………………………………………………………………………..9
II/Các phương án gia công…………………………………………………………………………………….
III/Phân tích chọn phương án gia công…………………………………………………………….
IV/Thiết kế nguyên công………………………………………………………………………………………20
CHƯƠNG IV : XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ TRUNG GIAN VÀ KÍCH THƯỚC TRUNG GIAN
I/Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian của nguyên công 3………………………………………………………………………………………………………………………….20
CHƯƠNG V : XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ CẮT
I/Xác định chế độ cắt cho nguyên công 8……………………………………………………..21
CHƯƠNG VI : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ
I/phương pháp kẹp lực …………………………………………………………………………23
II/ Tính toán sai số ……………………………………………………………………………………..26
CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Gs.Ts.Trần Văn Địch – Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy.
2.Gs.Ts.Nguyễn Đắc Lộc; Pgs.Ts.Lê Văn Tiến; Pgs.Ts.Ninh Đức Tốn;
Pgs.Ts.Trần Xuân Việt – Sổ tay công nghệ chế tạo máy(tập 1,2,3).
3.Hồ Viết Bình; Nguyễn Ngọc Đào – Công nghệ chế tạo máy.
4.Trần Thế San; Hoàng Trí; Nguyễn Thế Hùng – Thực hành cơ khí.
5.Nguyễn Tác Ánh – Giáo trình công nghệ kim loại.
6.Dương Bình Nam; Trần Quốc Hùng – Máy cắt kim loại.
7. Gia công cơ khí - Tủ sách kỹ thuật cơ khí – Nxb lao động_xã hội
8. Phùng Rân - Cơ sở cắt gọt kim loại - khoa CKM trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật.
9.Gs.Ts.Trần Văn Địch – Atlat đồ gá
10. Nguyễn Ngọc Đào ; Hồ Viết Bình;Lê Đăng Hoành – Đồ gá gia công cơ khí Tiện Phay Bào Mài
CHƯƠNG I PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
I/ chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết
Do sai số về chế tạo và lắp ráp làm cho gối đỡ trục không đồng tâm và sai lệch. Ngoài ra, khi bộ truyền làm việc, dưới tác dụng của lực ngoài và phản lực ở gối đỡ, trục bị biến dạng. Do đó, độ không song song đường tâm lỗ không quá 0.02, độ không đồng tâm không quá 0.01, độ không vuông gốc đường tâm với mặt phẳng không quá 0.02.
II/Xác định dạng sản xuất
1.Xác định khối lượng chi tiết
-Sơ bộ ta tính được V=0,2145 dm3
-Khối lượng riêng của gang xám là:7028kg/dm3
-Vậy khối lượng chi tiết:Q=0,2145.7028=1,56kg
2.xác định sản lượng
Ta có: N* = N.I(1+...).(1+...)
=100000.1.(1+0.08).(1+0.02)
=110160(ct/năm)
Vậy N*=110160(ct/năm)
Tra bảng ta xác định được dạng sản xuất là sản xuất hàng loạt lớn.
CHƯƠNG II XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO PHÔI VÀ THIẾT KẾ BẢN VỄ CHI TIẾT LỒNG PHÔI
I/Xác định phương pháp chế tạo phôi
Theo kết cấu của chi tiết, vật liệu cũng như điều kiện làm việc, dạng sản xuất, ta chọn phôi đúc trong khuôn cát và phương pháp làm khuôn là làm bằng máy với độ chính xác cấp II và vật liệu chế tạo phôi là gang xám vì các ưu điểm sau :
Gang xám rẻ, dễ đúc, cơ tính khá, làm việc tốt trong điều kiện mài mòn và rung động.
Tính dễ đúc thể hiện ở chỗ :
- Chảy loãng tốt, hình dáng có thể phức tạp.
- Khi đông đặc co ngót ít.
- Co ngót sau khi đông đặc nhỏ nên nên ít gây nứt, phần lớn gang đúc xong không cần ủ, khử ứng suất.
- Kích thước tương đối ổn định.
Khi thiết kế các chi tiết đúc bằng gang không cần quan tâm đến tính đúc của hợp kim nhưng phải nắm vững mối quan hệ giữa tốc độ nguội và tổ chức của gang.
Trong cùng một vật đúc do tốc độ làn nguội chênh lệch nhau có thể tạo tổ chức gang khác nhau.Về cơ bản khi đúc những vật dày mỏng khác nhau phải biết chọn hợp kim đúng, đôi khi cần sử dụng các biện pháp khác.
II/Xác định lượng dư cho phôi
+Tư thế phôi trong khuôn:
............................
+Các mặt cần gia công đó là:1;2;3;4;5;6;7;8;9;10;11;12;13;14;15
+Bảng quy trình gia công lần cuối:
Bề mặt gia công |
Độ bóng RZ |
Độ chính xác |
PP gia công lần cuối |
1 |
10 |
7 |
Phay thô Phay tinh |
2 |
25 |
9 |
phay thô Phay bán tinh
|
3;4 |
15 |
8 |
khoan Khoét Doa thô |
5;6 |
6.3 |
9 |
Khoan Doa thô |
7;8 |
6.3 |
9 |
Khoan Doa thô |
9;10 |
25 |
11 |
Phay thô Phay bán tinh |
11 |
15 |
8 |
Khoan Doa thô |
12;13 |
1,6 |
6 |
Khoét thô Doa tinh |
14 |
30 |
10 |
Khoan Ta rô |
II/Các phương án gia công
+Phương án 1:
...........................................
CHƯƠNG VI : TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ
- Phương pháp tính lực kẹp :
Lực kẹp chặt phôi được xác định theo trình tự sau:
Xác định sơ đồ định vị và kẹp chặt chi tiết, xác định phương, chiều và điểm đặt của lực cắt, lực kẹp, lực ma sát và phản lực của mặt tỳ. Trong một số trường hợp cần tính lực ly tâm và trọng lượng chi tiết.
Viết phương trình cân bằng của chi tiết dưới tác dụng của tất cả các lực như lực cắt, lực kẹp, lực ma sát, lực ly tâm, trọng lượng chi tiết, và phản lực của mặt tỳ.
Hệ số an toàn K có tính đến khả năng làm tăng lực cắt trong quá trình gia công. Hệ số K trong từng trường hợp cụ thể được tính như sau:
K = K0 . K1 . K2 . K3. K4. K5. K6
Ơ đây:
- K0 : hệ số an toàn cho tất cả các trường hợp và K0 = 1,5.
- K1 : hệ số tính đến trường hợp làm tăng lực cắt khi độ bóng thay đổi. Khi gia công thô K1 = 1,2; khi gia công tinh K1 = 1.
- K2 : hệ số làm tăng lực cắt khi dao mòn và K2 = 1 ÷ 1,8.
- K3 : hệ số làm tăng lực cắt khi gia công gián đoạn và K3 = 1,2.
- K4 : hệ số tính đến sai số của cơ cấu kẹp chặt. Trường hợp kẹp bằng tay K4 = 1,3; kẹp cơ khí K4 = 1.
- K5 : hệ số tính đến mức độ thuận lợi của cơ cấu kẹp bằng tay. Trường hợp kẹp thuận lợi thì K5 = 1; không thuận lợi thì K5 = 1,2
- K6 : hệ số tính đến momen làm quay chi tiết. Trường hợp định vi chi tiết trên các chốt tỳ thì K6 = 1; trên các phiến tỳ K6 = 1,5.
Từ phương trình cân bằng lực và momen ta xác định được lực kẹp cần thiết.
Dựa vào lực kẹp ta xác định cơ cấu kẹp chặt. Cơ cấu kẹp chặt cần phải được thiết kế trên cơ sở ứng dụng tối đa các chi tiết tiêu chuẩn.
*Tính lực kẹp khi khoét, doa 2 lỗ f25
Chi tiết được định vị bằng mặt đáy(hạn chế 3 bậc tự do), 1 chốt trụ ngăn (hạn chế 2 bậc tự do) và 1 chốt trám ( hạn chế 1 bậc tự do)