THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT SỢI CON CỌC CẦU
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT SỢI CON CỌC CẦU, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy SỢI CON CỌC CẦU, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy SỢI CON CỌC CẦU, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết SỢI CON CỌC CẦU
Chương I: XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
- Mục đích của chương này là xác định hình thức tổ chức sản xuất (đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt vừa, hàng loạt lớn, hàng khối) để từ đó cải thiện tính công nghệ của chi tiết, chọn phương pháp chế tạo phôi thích hợp, chọn thiết bị hợp lý để gia công chi tiết.
- Để thực hiện điều này trước hết ta cần xác định sản lượng chi tiết cần chế tạo trong một năm của nhà máy theo công thức sau ( [1] trang 23, công thức 2.1):
.................................................................
- Vậy theo bảng thống kê ( [1] trang 21) thì dạng sản xuất của chi tiết là HÀNG KHỐI.
Chương II: PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG
- Mục đích của phần này là xem kết cấu và các điều kiện kỹ thuật cho trong bản vẽ chi tiết có phù hợp hay không đối với chức năng phục vụ và khả năng chế tạo.
2.1/ Phân tích chi tiết gia công:
- Chi tiết Sợi Con Cọc Cầu là một chi tiết dạng trục, là bộ phận có thể gặp trong các hệ thống cơ khí.
- Chi tiết Sợi Con Cọc Cầu có thể được dùng như là một chốt trụ để định vị hoặc cữ chặn.
2.2/ Phân tích kỹ thuật:
- Vật liệu chế tạo Sợi Con Cọc Cầu là: Thép cacbon C45.
- Độ cứng HB: 164…194
...............................................
- Thép cacbon là hợp kim Sắt với Cacbon và có chứa một số nguyên tố như (0.5¸4.5)% Si, (0.4¸0.6)% Mn, 0.8% P, 0.12% S và một số nguyên tố khác như: Cr, Ni, Cu, Al …
- Thép cácbon có độ bền nén cao, chịu mài mòn, tính đúc tốt, có góp phần làm giảm rung động nên được sử dụng nhiều trong chế tạo máy.
Chương III: CHỌN PHÔI
3.1/ Chọn dạng phôi:
- Có rất nhiều phương pháp để tạo nên phôi. Do đó cần phải phân tích (phân tích ưu điểm, khuyết điểm) giữa các kiểu tạo phôi với nhau nhằm tìm ra phương pháp tạo phôi thích hợp.
3.1.1/ Phôi rèn dập:
- Phôi rèn dập bằng tay hay bằng máy đều cho độ bền cơ tính cao, tạo nên ứng suất dư trong chi tiết nhưng lại tạo cho chi tiết dẻo và tính đàn hồi tốt.
- Chi tiết đã cho làm bằng thép nhưng có hình dạng phức tạp nên việc chế tạo phôi theo phương pháp này là không hợp lý.
3.1.2/ Phôi cán:
- Chi tiết làm bằng phôi cán cũng có cơ tính gần giống như phôi rèn dập.
3.1.3/ Phôi đúc:
- Phôi đúc có cơ tính không cao bằng phôi rèn dập, nhưng việc chế tạo khuôn đúc cho những chi tiết khá phức tạp vẫn dễ dàng, thiết bị lại khá đơn giản. Đồng thời chi tiết rất phù hợp với những chi tiết có vật liệu là gang vì có những đặc điểm như sau:
+ Lượng dư phân bố đều.
+ Tiết kiệm được vật liệu.
+ Giá thành rẻ, được dùng phổ biến.
+ Độ đồng đều của phôi cao, do đó việc điều chỉnh máy khi gia công giảm.
+ Tuy nhiên phôi đúc khó phát hiện khuyết tật bên trong (chỉ phát hiện lúc gia công) nên làm giảm năng suất và hiệu quả.
* Kết luận:
- Từ các phương pháp tạo phôi như trên, ta nhận thấy phôi đúc là phù hợp với chi tiết đã cho nhất vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác đặc biệt khi vật liệu chi tiết là Thép.
- Vậy ta chọn phương pháp để tạo ra chi tiết Sợi Con Cọc Cầu là dạng phôi đúc.
3.2/ Phương pháp chế tạo phôi:
- Trong đúc phôi có những phương pháp như sau:
3.2.1/ Đúc trong khuôn cát mẫu gỗ:
- Chất lượng bề mặt vật đúc không cao, giá thành thấp, trang thiết bị đơn giản, thích hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
.........................................................
3.2.2/ Đúc trong khuôn cát mẫu kim loại:
- Nếu công việc thực hiện bằng máy thì có cấp chính xác khá cao, giá thành cao hơn so với đúc trong khuôn mẫu bằng gỗ. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa và lớn.
..............................................
3.2.3/ Đúc trong khuôn kim loại:
- Độ chính xác cao nhưng giá thành thiết bị dầu tư lớn, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết. Giá thành sản phẩm cao. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
- .............
3.2.4/ Đúc ly tâm:
- Loại này chỉ phù hợp với chi tiết dạng tròn xoay, đặc biệt là hình ống, hình xuyến.
3.2.5/ Đúc áp lực:
- Dùng áp lực để điền đầy kim loại trong lòng khuôn. Phương pháp này chỉ thích hợp với chi tiết có độ phức tạp cao, yêu cầu kỹ thuật cao. Trang thiết bị đắt tiền nên giá thành sản phẩm cao.
3.2.6/ Đúc trong vỏ mỏng:
- Loại này tạo phôi chính xác cho chi tiết phức tạp được dùng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
* Kết luận:
- Với những yêu cầu của chi tiết đã cho, tính kinh tế cũng như dạng sản xuất đã chọn ta sẽ chọn phương pháp chế tạo phôi là: “Đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy”.
...................................................
3.3/ Tạo phôi – Thông số về phôi:
- Chi tiết Sợi Con Cọc Cầu được chế tạo bằng thép, được đúc trong khuôn cát mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy, mặt phân khuôn X-X.
+ Lượng dư phía trên: 3.5mm.
+ Lượng dư phía dưới và mặt bên: 3mm.
+ Góc nghiêng thoát khuôn: 30.
+ Bán kính góc lượn: 3mm.
Bản vẽ khuôn đúc
Chương VIII: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ
8.1/ Nhiệm vụ thiết kế:
8.1.1/ Nhiệm vụ đồ gá:
- Độ định vị phải chính xác.
- Kẹp chặt phải đúng vị trí gá đặt và không làm biến dạng chi tiết cần gia công, dễ dàng thực hiện thao tác và nhanh chóng để có thể tăng năng suất.
- Gá đặt và tháo lắp chi tiết dễ dàng nhanh chóng.
- Đồ gá phải có kết cấu đơn giản, rẻ tiền.
8.1.2/ Nội dung thiết kế:
- Nhằm đơn giản quá trình kẹp chặt và gá đặt, giảm sức lao động, giảm khoảng thời gian phụ và tăng năng suất.
- Yêu cầu: Phải đảm bảo yêu cầu của sản phẩm.
+ Đảm bảo khoảng cách tâm giữa hai lỗ chuẩn bị gia công.
+ Độ không song song giữa hai lỗ.
+ Độ không vuông góc với mặt đầu.
+ Cấp chính xác.
* Nguyên lý hoạt động của đồ gá:
- Đồ gá này dùng định vị và kẹp chặt chi tiết khi tiến hành gia công lỗ 9 và 10
- Cấu tạo đồ gá này gồm:
+ Một chốt trụ ngắn định vị ở mặt 6 (khống chế 1 bậc tự do).
+ Một chốt tỳ định vị ở mặt 12 (khống chế 1 bậc tự do).
+ Khối V dài định vị ở mặt trụ 5 (khống chế 4 bậc tự do).
+ Một chốt tỳ phụ định vị ở mặt 7 làm tăng độ cứng vững.
- Tất cả được gá trên đồ gá và được kẹp chặt bằng khối V. ta dùng bộ kẹp là loại kẹp bằng khối V xiết bằng Bulông để tạo lực kẹp Q lớn hơn lực sinh ra trong quá trình khoan (PK).
- Vậy chi tiết đã được kẹp chặt.
* Quy tắc sử dụng:
- Vì đồ gá đã định vị cho chi tiết đủ 6 bậc tự do nên ta chỉ cần đặt chi tiết vào đúng vị trí là có thể tiến hành gia công được.
8.2/ Tính toán đồ gá:
8.2.1/ Sai số gá đặt:
- Theo [7, trang 88, công thức 62] ta có sai số chế tạo cho phép của đồ gá được tính theo công thức sau:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]: Thiết kế đồ án môn học Công Nghệ Chế Tạo Máy (Trần Văn Địch)
[2]: Công Nghệ Chế Tạo Máy ( Hồ Viết Bình – Nguyễn Ngọc Đào - ĐHSPKT 2000)
[3]: Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy 1, 2 (Nguyễn Đắc Lộc – Lê Văn Tiến – Nxb KHKT 1999)
[4]: Đồ Gá Gia Công Cơ Khí Tiện Phay Bào Mài (Hồ Viết Bình - Lê Đăng Hoành - Nguyễn Ngọc Đào – Nxb Đà Nẵng 2000)
[5]: Sổ Tay Và Atlas Đồ Gá ( Nxb – KHKT 2000)
[6]: Các sách giáo khoa về Công Nghệ Chế Tạo Máy.