THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT XY LANH LỚN
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT XY LANH LỚN, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT XY LANH LỚN
Chương I: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT GIA CÔNG
Mục đích của phần này là xem kết cấu và các điều kiện kỹ thuật cho trong bản vẽ chi tiết có phù hợp hay không đối với chức năng phục vụ và khả năng chế tạo.
1/ Phân tích chi tiết gia công:
Đây là chi tiết dạng bạc, có cấu tạo cũng tương đối đơn giản, chi tiết này có nhiệm vụ đỡ trục ,co kích thươt tương đối lớn.
Chi tiết làm việc trong điều kiện có ma sát do trục quay tương đối so với chi tiết. Ngoài lỗ và gia công chính xác ,cần đảm bảo độ song song ,vuông góc . Các bề mặt còn lại sử dụng dung sai đúc.
2/ Tính năng công nghệ trong kết cấu chi tiết:
Lỗ và được gia công khá chính xác và đạt độ bóng ,lắp theo hệ thống trục h7 nhằm đỡ trục quay . Đây là chi tiết có kích thước gọn ,vững
-Mặt phẳng 1: Có tác dụng định vị 3 bậc tự do cho chi tiết đảm bảo độ vuông góc với lỗ và ,có thể dung mặt nay để định vị gia công hai lỗ chính và
-Lỗ chính sau khi gia công có thể dùng làm chuẩn để gia công các lổ
- Cac lổ và đế của chi tiết có thể dùng để kẹp chặt chi tiết trên đồ gá
- 6 lỗ có thể dùng chốt để định vị
-Trụ tròn ngoài của chi tiết có thể dùng khối V dài định vị
3/ Phân tích kỹ thuật:
- Vật liệu chế tạo chi tiết giá đỡ là: gang xm 18-36
Gang xám 18-36 có các cơ tính như sau :
Chương III: CHỌN PHÔI
1.Chọn dạng phôi:
- Có rất nhiều phương pháp để tạo nên phôi. Do đó cần phải phân tích (phân tích ưu điểm, khuyết điểm) giữa các kiểu tạo phôi với nhau nhằm tìm ra phương pháp tạo phôi thích hợp cho quá trình gia công cơ sau này, nên ta có một số phương pháp tạo phôi sau:
2. Phôi đúc:
- Phôi đúc có cơ tính không cao bằng phôi rèn dập, nhưng việc chế tạo khuôn đúc cho những chi tiết khá phức tạp vẫn dễ dàng, thiết bị lại khá đơn giản. Đồng thời chi tiết rất phù hợp với những chi tiết có vật liệu là gang vì có những đặc điểm như sau:
+ Lượng dư phân bố đều.
+ Tiết kiệm được vật liệu.
+ Giá thành rẻ, được dùng phổ biến.
+ Độ đồng đều của phôi cao, do đó việc điều chỉnh máy khi gia công giảm
+ Tuy nhiên phôi đúc khó phát hiện khuyết tật bên trong (chỉ phát hiện lúc gia công) nên làm giảm năng suất và hiệu quả.
* Kết luận:
- Từ các phương pháp tạo phôi , ta nhận thấy phôi đúc là phù hợp với chi tiết đã cho nhất vì có nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác
- Vậy ta chọn phương pháp để tạo ra chi tiết là dạng phôi đúc.
3. Phương pháp chế tạo phôi:
- Trong đúc phôi có những phương pháp như sau:
a. Đúc trong khuôn cát mẫu gỗ:
- Chất lượng bề mặt vật đúc không cao, giá thành thấp, trang thiết bị đơn giản, thích hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
- Loại phôi này có cấp chính xác: .
- Độ nhám bề mặt: .
b. Đúc trong khuôn cát mẫu kim loại:
- Nếu công việc thực hiện bằng máy thì có cấp chính xác khá cao, giá thành cao hơn so với đúc trong khuôn mẫu bằng gỗ. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa và lớn.
- Loại phôi này có cấp chính xác: .
- Độ nhám bề mặt: .
c.Đúc trong khuôn kim loại:
- Độ chính xác cao nhưng giá thành thiết bị dầu tư lớn, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết. Giá thành sản phẩm cao. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.
- Loại phôi này có cấp chính xác:
- Độ nhám bề mặt: .