HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ, TÓM TẮT LUẬN VĂN, CHUYÊN ĐỀ
NỘI DUNG ĐỒ ÁN
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
LUẬN VĂN THẠC SĨ, TÓM TẮT LUẬN VĂN, CHUYÊN ĐỀ
Phần I:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Qui định chung
Luận văn Thạc sĩ dày khoảng 50 – 70 trang (không kể hình vẽ, bảng biểu, đồ thị và phụ lục), khoảng 25.000 từ, khổ giấy A4 (in một mặt). Nội dung chính của luận văn phải được trình bày đúng theo qui định:
- Kiểu chữTimes New Roman, khổ chữ 13
- Khoảng cách giữa các dòng là 1,5
- Canh lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3 cm, lề dưới 3,5 cm
- Đánh số trang ở giữa của lề dưới, trừ trang tựa.
Bản photocopy không được lệch dòng, không cuốn giấy. Chỉ dùng một kiểu font chữ cho toàn luận văn.
Luận văn được đóng bìa cứng màu xanh dương nước biển, chữ nhũ. Chữ nhũ ở gáy bắt đầu từ lề trên hướng xuống lề dưới.
2. Các phần chính của Luận văn
Một luận văn thạc sĩ nên (nhưng không bắt buộc) bao gồm những phần chính sau:
Chương 1: TỔNG QUAN
+ Tổng quan về hướng nghiên cứu: tóm tắt các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, và các vấn đề khoa học còn tồn tại cần nghiên cứu để giải quyết hiện nay.
+ Từ phần tổng quan, tác giả phải nêu lên được tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
+ Xác định mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu.
+ Xác định nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài.
+ Phương pháp nghiên cứu.
+ Kế hoạch thực hiện.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phải tổng hợp một cách cô đọng các lý thuyết cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Chương 3:
Chương 4:
……………
Từ Chương 3, Tác giả trình bày các phần liên quan đến nội dung của luận văn: bao gồm các công việc liên quan đến khảo sát, thiết kế, tính toán, phân tích, thống kê, so sánh kết quả, đánh giá kết quả, ….(nên phân các nội dung vào từng chương cho phù hợp).
Chương…: KẾT LUẬN
Chương kết luận phải nêu được những kết quả đạt được của luận văn, những đóng góp mang tính cải tiến, tính mới. Kết luận cần ngắn gọn, xúc tích.
Phần khuyến nghị liên quan đến luận văn: cần nêu cụ thể, rõ ràng, những tồn tại của đề tài và nêu ra các hướng phát triển tiếp theo của đề tài.
3. Kiểu đánh số của hình, bảng
Bảng số được trình bày: bảng và số thứ tự (in đậm), rồi đến tên gọi của bảng đặt phía trên thân bảng.
Ví dụ:
Bảng 4.1: Tiêu chí và các chỉ số đánh giá của doanh nghiệp về các điều kiện đảm bảo chất lượng trường nghề.
Số thứ tự và tên gọi của Hình và Biểu đồ đặt phía bên dưới. Số của hình, bảng và phương trình phải phản ảnh được số chương.Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Tất cả các hình, bảng trích từ các nguồn khác phải được ghi chú rõ ràng trong Tài liệu tham khảo. Các bảng lớn có thể dùng cỡ chữ tối thiểu 10.
4. Đơn vị đo lường và chữ viết tắt
Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) được dùng trong toàn bài viết. Các ký hiệu khác do tác giả đặt ra không được trùng lắp với các ký hiệu của đơn vị SI (m, km, kg, kPa, kN). Viết hoa các đơn vị là tên riêng (kg = kilogam, nhưng K = Kelvin). Các đơn vị thuộc hệ thống đo lường Anh có thể được trình bày nhưng phải kèm theo chuyển đổi ra đơn vị SI tương đương trong ngoặc theo sau. Trình bày giá trị (số đo, đếm) và đơn vị tính đúng theo từ vựng tiếng Việt. Ví dụ: 15,8 cm (không được trình bày 15.8 cm hoặc 15.8cm). Khoảng biến động của hai giá trị phải cách nhau mỗi bên bằng một ký tự trắng giữa ký hiệu “-“, thí dụ: 18 – 25 km (không trình bày 18-25 km hoặc 18-25km).
5. Cách dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo
Có nhiều cách ghi và trích dẫn tài liệu tham khảo. Hai cách trích dẫn tài liệu khuyến nghị nên dùng là IEEE và APA.
Trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu IEEE được dùng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật (các ngành kỹ thuật ở Trường nên dùng kiểu này). Nguyên tắc cơ bản là TLTK được đánh số và sắp xếp theo thứ tự xuất hiện trong luận văn. Hướng dẫn chi tiết xem ở Phụ lục 1.
Trích dẫn tài liệu tham khảo kiểu APA dùng nhiều trong lĩnh vực khoa học xã hội (các ngành về giáo dục ở Trường nên dùng kiểu này). Nguyên tắc cơ bản là TLTK được sắp theo tên tác giả thứ tự theo bảng chữ cái. Hướng dẫn chi tiết xem ở Phụ lục 2.
6. Định dạng của các phần trong luận văn
6.1 Tựa luận văn
Tựa nên được sắp xếp theo dạng tháp ngược, tháng … năm … (cuối trang bìa và trang trong) là thời điểm bảo vệ luận văn (xem Phụ lục 3 & Phụ lục 4).
6.2 Quyết định giao đề tài: bảng có mộc đỏ của Trường
6.3 Trang lý lịch cá nhân:
Tác giả Luận văn ghi tóm tắt: Họ & tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ liên lạc. Tóm tắt quá trình học tập từ trung học, đại học bao gồm tên cơ sở đào tạo, huyện/tỉnh, thời gian và hệ đào tạo. Tóm tắt quá trình công tác chuyên môn, kể cả chức vụ được phân công. Tên cơ sở đào tạo sau đại học, ngành học và thời gian bắt đầu đào tạo. Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo (nếu có) (xem Phụ lục 5).
6.4 Lời cam đoan (xem Phụ lục 6)
6.5 Cảm tạ
Nên ngắn gọn, không quá 1 trang.
6.6 Tóm tắt (gồm bản tiếng Việt và bản tiếng Anh)
Tóm tắt không nên quá 2 trang. Nội dung phải được viết để độc giả có thể hiểu được nội dung chính của luận văn.
6.7 Mục lục
Bao gồm các phần trong luận văn, kể cả các phần trước Chương 1 (xem Phụ lục 7). Mục lục có thể gồm bốn câu tiêu đề. Ít nhất phải có 2 tiêu đề con trong cùng một cấp.
6.8 Danh sách các chữ viết tắt/ký hiệu khoa học, bảng số, hình và biểu đồ
Bảng danh sách các chữ viết tắt và ký hiệu khoa học (trình bày ký hiệu khoa học trước, sau đó đến các chữ viết tắt) nên đặt ở sau trang Mục lục và phải được chú dẫn đầy đủ ngay sau chữ viết tắt đó. Ví dụ: IRRI (International Rice Research Institute).
Trang liệt kê DANH SÁCH CÁC BẢNG, DANH SÁCH CÁC HÌNH (kể cả Biểu đồ, Đồ thị và Hình chụp) sau trang DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT/KÝ HIỆU KHOA HỌC (Phụ lục 8, Phụ lục 9).
Các trang ở trước Chương 1 phải được đánh số La mã kiểu chữ nhỏ (i, ii, iii, iv, v,…). Các trang của phần chính gồm cả Tài liệu tham khảo và Phụ lục phải được đánh số liên tục bằng số Ả rập (1, 2, 3,…) ở giữa của lề trang in.
6.9 Phần nội dung chính
Nội dung chính luận văn được trình bày như trong mục 1 và 2.
6.10 Tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo được trình bày như trong mục 5.
6.11 Phụ lục
Mục đích của phụ lục là trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, chương trình máy tính, bản vẽ chi tiết, hình ảnh thực nghiệm và một số thông tin khác mà tác giả thấy cần thiết để người đọc quan tâm có thể kiểm tra và tra cứu.
Nếu tác giả luận văn thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại. Các tính toán từ mẫu điều tra được trình bày tóm tắt trong các bảng biểu của bài viết và có thể trình bày trong phần Phụ lục.
PHỤ LỤC 1: TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO KIỂU IEEE
Trong kiểu trích dẫn IEEE, TLTK được đánh số theo thứ tự xuất hiện trong nội dung luận văn. Khi muốn chỉ đến một TLTK, đặt số của TLTK trong ngoặc vuông.
Ví dụ:
Anoop K.J. và các cộng sự [1] đã nghiên cứu điều khiển xe lăn điện bằng giọng nói. Trong phương pháp này ....
Cách ghi TLTK
1. Sách:
Tác giả. Tên sách. Tên Nhà xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn
Ví dụ:
[1] Đỗ Văn Dũng. Điện động cơ và điều khiển động cơ. NXB Đại học Quốc gia, 2013, tr. 299.
[2] R. Rojas. Neural Networks. Berlin: Springer-Verlag, 1996.
2. Bài báo trong tạp chí khoa học:
Tác giả. Tên bài báo. Tên tạp chí, tạp chí số, trang, ngày xuất bản.
Ví dụ:
[3] Quyền Huy Ánh, Nguyễn Phát Lợi. Nhận dạng sự cố trong hệ thống điện. Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 30, tr. 21, 2014.
[4] Pratik K. Gandhi, J. R. Mevada. A finite element model and active vibration
control of composite beams with distributed piezoelectrics using third order
theory. International Journal of Engineering Research and Applications, Vol. 3, Issue 3, pp.940-945, May-Jun 2013.
3. Bài báo hội nghị:
Tác giả. Tên bài báo. Tên hội thảo, năm, trang.
Ví dụ:
[5] Nguyễn Thị Mi Sa, Trương Đình Nhơn. Nâng cao độ ổn định hệ thống tích hợp năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng truyền thống kết nối với lưới. Hội nghị công nghệ xanh và phát triển bền vững lần 2, 2014, tr. 8-16.
[6] X. Zhuang, H. Xiang , Z. Zhen. Research on Metal Flow Behavior and Forming Force in Sheet Metal Extrusion Process. International Conference on Computing, Control and Industrial Engineering, 2010, pp. 397-400.
4. Nguồn từ Internet:
Tác giả. Tên bài báo. Internet: địa chỉ đầy đủ, ngày truy cập.
Ví dụ:
[7] Hybrid electric vehicles in the United States. Internet: http://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid_electric_vehicles_in_the_United_States, 26/12/2014.
Xem hướng dẫn chi tiết hơn về kiểu trích dẫn IEEE tại: http://www.ieee.org/documents/ieeecitationref.pdf
Trong mục TLTK của luận văn, liệt kê đầy đủ TLTK theo số thứ tự.
PHỤ LỤC 2: TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO KIỂU APA
Trong kiểu trích dẫn APA, TLTK được xếp thứ tự theo họ tên của tác giả. Họ của tác giả và năm xuất bản được chèn vào vị trí thích hợp trong các đoạn văn.
Ví dụ:
Các nghiên cứu trên đều cho thấy rằng các yếu tố phát triển động cơ học tập liên quan đến giáo viên có thể được chia làm 3 nhóm: (1) tài liệu và phương pháp giảng dạy, (2) tính cách của giáo viên , và (3) cách giáo viên tương tác với người học (Kaboody, 2013).
Nếu tên tác giả có trong đoạn văn thì ghi thêm năm xuất bản.
Ví dụ:
Theo Garder (1985) thái độ học tập được xem như là sự phản ánh niềm tin của người học đối với môi trường, ...
Nếu có nhiều tác giả, ghi đầy đủ tên tác giả và năm xuất bản.
Ví dụ:
Chính vì vậy kỹ năng tạo động cơ học tập cho người học của giáo viên được xem như một phần của năng lực sư phạm và cần được phát triển và thường xuyên trau dồi (Dornyei, 1998; Kaboody, 2013).
Cách ghi TLTK:
Danh sách TLTK được sắp xếp theo họ của tác giả theo thứ tự trong bảng chữ cái. Các nguồn tài liệu không có tên tác giả cũng được sắp xếp theo ABC trong cùng danh sách này. Hàng đầu mỗi mục được nhô ra để dễ phân biệt và nhận biết.
1. Sách:
Harmer, J. (2007). The practice of English language teaching (4th edition). Longman
2. Tạp chí:
Hoàng, V. V. (2008). Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 24, tr. 22-37.
Oxford, R., & Shearin, J. (1994). Language learning motivation: Expanding the theoretical framework. The Modern Language Journal, 1(78), pp. 12-28.
Để tìm hiểu thêm về trích dẫn kiểu APA, xem ở: https://www.library.cornell.edu/research/citation/apa
Trong mục TLTK của luận văn, liệt kê đầy đủ TLTK theo thứ tự ABC.
PHỤ LỤC 3: (Mẫu bìa luận văn có in chữ nhũ)
(dòng 1) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (chữ in, cỡ 13) (dòng 2) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT (chữ in, tô đậm, cỡ 13) (dòng 3) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(dòng 6) LUẬN VĂN THẠC SĨ (chữ in, tô đậm, cỡ 13) (dòng 7) HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN (chữ in, tô đậm, cỡ 13)
(dòng 10) TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (chữ in, tô đậm, cỡ 16)
(dòng 18-20) NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 (chữ in, tô đậm, cỡ 13)
(dòng 25) Tp. Hồ Chí Minh, tháng …/… (chữ thường, cỡ 13; ghi tháng năm bảo vệ) |
PHỤ LỤC 4: (trang tựa trong của luận văn)
(dòng 1) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (chữ in, cỡ 13) (dòng 2) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT (chữ in, tô đậm, cỡ 13) (dòng 3) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(dòng 6) LUẬN VĂN THẠC SĨ (chữ in, tô đậm, cỡ 13) (dòng 7) HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN (chữ in, tô đậm, cỡ 13)
(dòng 10) TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (chữ in, tô đậm, cỡ 16)
(dòng 18-20) NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401 (chữ in, tô đậm, cỡ 13) Hướng dẫn khoa học: (chữ thường, cỡ 13) PGS.TS NGUYỄN VĂN A (chữ in, cỡ 12)
(dòng 25) Tp. Hồ Chí Minh, tháng …/… (chữ thường, cỡ 13; ghi tháng năm bảo vệ) |
PHỤ LỤC 5: (Mẫu lý lịch cá nhân)
LÝ LỊCH KHOA HỌC (cỡ chữ 18)
(1 dòng trắng)
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Giới tính:
Ngày, tháng, năm sinh: Nơi sinh:
Quê quán: Dân tộc:
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:
Điện thoại cơ quan: Điện thoại nhà riêng:
Fax: E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……
Nơi học (trường, thành phố):
Ngành học:
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp:
Người hướng dẫn:
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian |
Nơi công tác |
Công việc đảm nhiệm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 6: (Mẫu cam đoan)
LỜI CAM ĐOAN(chữ in, cỡ 18)
( 1 dòng trắng)
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 201…
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 7: (Mẫu mục lục)
MỤC LỤC (chữ in, cỡ 18, tô đậm)
Trang tựa TRANG
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân i
Lời cam đoan ii
Cảm tạ iii
Tóm tắt iv
Mục lục v
Danh sách các chữ viết tắt vi
Danh sách các hình vii
Danh sách các bảng viii
Chương 1. TỔNG QUAN 5
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 21
Chương 3. ……………………… 37
Chương 4……………………….. 57
…………………………………...
Chương …. KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 66
PHỤ LỤC 8: (Mẫu Danh sách các bảng)
DANH SÁCH CÁC BẢNG (chữ in, cỡ 18, tô đậm)
(1 dòng trắng)
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: (tên bảng) 8
Bảng 3.1 24
PHỤ LỤC 9: (Mẫu Danh sách các hình)
DANH SÁCH CÁC HÌNH (chữ in, cỡ 18, tô đậm)
(1 dòng trắng)
HÌNH TRANG
Hình 2.1: (tên hình) 10
Hình 2.2 18
Hình 4.1 28
PHỤ LỤC 10: (trình bày trang viết)
Chương 1 (cỡ chữ 16)
TỔNG QUAN (cỡ chữ 18)
(1 dòng trắng)
1.1
1.1.1
1.1.2
Phần II:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY
CUỐN TÓM TẮT LUẬN VĂN (A5)
Cuốn tóm tắt luận văn được chuẩn bị nhằm giúp cho các thành viên trong hội đồng chấm luận văn hiểu được nội dung chính của đề tài thạc sĩ của học viên. Cuốn tóm tắt được trình bày theo khổ giấy A5, dày khoảng 30 trang. Nội dung và qui định cách trình bày của cuốn tóm tắt tương tự như cuốn luận văn thạc sĩ nhưng được rút ngắn và cô đọng lại.
Trang bìa cuốn tóm tắt luận văn xem Phụ lục 1, 2.
PHỤ LỤC 1: (Bìa tóm tắt luận văn)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC MÃ SỐ: 601401
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng …/… (ghi tháng năm bảo vệ) |
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học : ....................................................................... (Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: ............................................................................... (Ghi rõ họ, tên,, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2:................................................................................ (Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT, Ngày .... tháng .... năm .....
|
PHỤ LỤC 2: (Trang trong tóm tắt luận văn)
Phần III:
HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY CÁC CHUYÊN ĐỀ
Các chuyên đề là một phần của đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Cuốn chuyên đề là một báo cáo khoa học giúp cho giáo viên hướng dẫn và các thành viên trong hội đồng chấm chuyên đề đánh giá mức độ hoàn thành tiến độ nghiên cứu của học viên. Cuốn chuyên đề được trình bày trong khổ giấy A4, dày khoảng 30 trang. Qui định cách trình bày của chuyên đề tương tự như cuốn luận văn thạc sĩ. Nội dung trình bày về tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, các kết quả đạt được, kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu đặt ra. Bìa chuyên đề xem Phụ lục 1.
PHỤ LỤC 1: (Bìa chuyên đề)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
“TÊN HƯỚNG NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN”
NGÀNH: “TÊN NGÀNH” MÃ SỐ: 601401
CHUYÊN ĐỀ
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN HỌ VÀ TÊN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Tp. Hồ Chí Minh, tháng …năm….
|