Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT THÂN 3 BA NGÃ

mã tài liệu 100400200006
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D và 3D trên phần mềm CREO..., file DOC (DOCX), Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh .Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT THÂN 3 BA NGÃ, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết

        THUYẾT MINH ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

 I.  NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết THÂN BA NGẢ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đã cho trong bản vẽ chi tiết.

II.  PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA CHI TIẾT.

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT THÂN 3 BA NGÃ

Thân ba ngả trên thuộc họ chi tiết dạng hộp nên chức năng của chi tiết này có thể dùng trong các van cấp  nước, nhiên liệu, cấp dầu trong các hệ thống công nghiệp khác, đỡ các trục của máy. Nhờ các lỗ ngang dọc trên thân mà nhiên liệu được phân phối đi theo các ngả trong máy theo yêu cầu, các mặt làm việc của chi tiết  là các bề mặt trong của lỗ. Chi tiết làm việc trong điều kiện không quá phức tạp với yêu cầu kỹ thuật không cao nên ta có thể gia công chi tiết trên các máy vạn năng thông thường mà vẫn có thể đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra.

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản.

  • Độ không vuông góc giữa mặt đầu O20 và tâm lỗ O25  cho phép 0,05/100mm
  • Độ không vuông góc giữa lỗ O60 và lỗ O25  cho phép 0,05/100mm

-    Độ không đồng tâm của mặt đầu O60 và lỗ O25  cho phép 0,02mm

III.  PHÂN TÍCH TÍNH CÔNG NGHỆ TRONG KẾT CẤU CỦA CHI TIẾT.

Trên chi tiết có nhiều bề mặt phải gia công trong đó có nhiều bề mặt đòi hỏi độ chính xác, trên chi tiết cũng có nhiều lỗ phải gia công, về cơ bản kết cấu của chi tiết có đủ độ cứng vững, kết cấu hợp lý như chiều dày thành đủ lớn, đủ diện tích, lỗ vuông góc với mặt phẳng của vách, bề mặt cần gia công không có vấu lồi. Do Vậy đảm bảo cho việc chế tạo chi tiết, đảm bảo cho chi tiết hoạt động tốt. Với chi tiết này trên ta có thể dùng phương pháp tạo phôi

Tuy nhiên kết cấu có những nhược điểm sau :

Gia công các lỗ khó khăn và khoảng cách các lỗ ngắn và không thể gia công trên máy nhiều trục chính, khi gia công khó đảm bảo độ đồng tâm của 2 lỗ f 20 và f12.

Để đúc chi tiết, trong quá trình đúc tránh để rỗ khí, phôi đúc phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi đúc phải để lại lượng dư cho gia công cơ.

Với chi tiết trên mặt A là gốc kích thước vậy khi gia công cơ ta tiến hành phay mặt A trước để làm chuẩu tinh để gia công cho các nguyên công tiếp theo.

Khi gia công chi tiết này ta phải khoan lỗ f6  trên mặt trụ vậy nến ta đưa trực tiếp mũi khoan O6 vào để khoan thì sẽ bị trượt sai vị trí và gẫy mũi khoan do vậy ta có thể dùng dao phay ngón để phay lấy mặt phẳng sau đó ta mới khoan hoặc ta có thể dùng mũi khoan tôn ( đầu khoan có dạng chữ V ngược) để khoan mồi khoảng 5 ¸ 10 (mm) để định vị sau đó ta mới khoan lỗ O6 .

Tại mặt đầu trụ f45 có 2 vấu vậy để đảm bảo chính xác ta có thể phay 2 mặt này đồng thời bằng 2 dao phay đĩa.

IV. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT.

Để xác định dạng sản xuaats ta phải dựa vào trọng lượng của chi tiết và sản lượng chi tiết hàng năm.

a) Tính trọng lượng của chi tiết.

  • Tính thể tích chi tiết bằng phần mềm Pro  ta được thể tích của chi tiết là:

                        V = 0,1145(dm3)

-     Khối lượng riêng của hợp kim gang : g = 7,4 kG/dm3.

-     Trọng lượng của chi tiết.

                                  Q = g.V

Vậy Q = 0,1145.7,4 = 0,802 (kg)

b) Tính sản lượng chi tiết.

Sản lượng chi tiết hàng năm được xác định theo công thức :

.........................................

Mặt phân khuôn được biểu diễn trên hình vẽ:

V.  THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT.

1. Xác định đường lối công nghệ.

Sau khi phân tích kết cấu của chi tiết, dạng sản xuất là loạt lớn và trong điều kiện sản xuất ở nước ta hiện nay, ta chọn phương án phân tán nguyên công, sử dụng nhiều đồ gá chuyên dùng để gia công trên các máy vạn năng thông dụng.

2. Tính toán và lập qui trình công nghệ gia công chi tiết.

Nguyên công tạo phôi.

Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.

Đúc trong khuôn vỏ mỏng, mẫu bằng kim loại.

Nguyên công ủ và làm sạch phôi.

   Sau khi đúc, phôi phải được ủ để khử ứng suất dư, sau đó phôi phải được làm sạch trước khi gia công cơ.

  Từ  những sự phân tích trên đây ta có thể có được các nguyên công chủ yếu để gia  công sau :

THIẾT KẾ QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT

.................................................................

Thiết kế đồ gá cho nguyên nguyên công:

Chọn một đồ gá để tính toán cụ thể đó là đồ gá phay mặt đầu trụ tròn f45

Khi thiết kế đồ gá ta cần phải tuân theo các bước sau :

Thiết kế đồ gá cho nguyên nguyên công THÂN 3 BA NGÃ

1. Xác định kích thước của bàn máy.

+ Kích thước của bàn máy.

+ Khoảng cách từ bàn máy đến trục chính................

Vì ta đã tiện tinh mặt phẳng A (Gốc kích thước), Vậy ta sẽ dùng mặt phẳng này làm chuẩn định vị để tránh sai số chuẩn, do vậy phiến tỳ phải làm tinh (bề mặt không khía nhám) mặt phẳng này định vị 3 bậc tự do, ta dùng thêm 1 chốt trụ ngắn f25 để định vị 2 bậc tự do cho chi tiết.

Để phay chi tiết này ta cần định vị 5 bậc tự do.

3. Vẽ đường bao của chi tiết tại nguyên công thiết kế đồ gá (theo tỷ lệ 1:1):

nguyên công thiết kế đồ gá THÂN 3 BA NGÃ

 Đường bao của chi tiết vẽ bằng nét 2 chấm 1 gạch, việc thể hiện 2 hoặc 3 hình chiếu này tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của chi tiết, ở chi tiết này không quá phức tạp nên chỉ cần biểu diễn bằng 2 hình chiếu.

4. Xác định phay chiều điểm đặt của lực cắt, lực kẹp:

Vì chi tiết được phay trên máy phay đứng và được định vị trên phiến tỳ. Vậy lực kẹp chi tiết có phương từ trên xuống dưới (xuống bàn máy), điểm đặt của lực trên chi tiết như hình vẽ lực kẹp tác dụng vuông góc với bàn máy:

5. Xác định vị trí và vẽ kết cấu đồ định vị:

(Cần đảm bảo cho lực cắt, lực kẹp hướng vuông góc vào đồ định vị, vuông góc với chúng).

6. Tính lực kẹp cần thiết khi phay:

Để phay mặt A này, chi tiết được định vị 5 bậc tự do, lực cắt tiếp tuyến được xác định theo công thức sau :.............

7. Chọn cơ cấu kẹp chặt:

Vì trụ trọn được định vị bằng khối V ngắn nên tta dùng 1 khối V ngắn nữa tuỳ động để  kẹp chặt chi tiết, khối V tuỳ động này gắn trên bàn con vít để kẹp chi tiết. Chọn theo sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2.

8. Vẽ cơ cấu dẫn hướng, so dao:

Cơ cấu dẫn hướng và so dao được chọn trong sổ tay công nghệ chế tạo máy và atlats đồ gá. Thể hiện trên hình vẽ đồ gá.

9. Vẽ thân đồ gá:

Vẽ đầy đủ thân đồ gá có thể vẽ trích những phần không nhìn thấy được, ví dụ như các vít, lò xo, đồng thời chú ý đến phương pháp gá đặt chi tiết, tháo chi tiết sau khi gia công, tính công nghệ khi tháo lắp đồ gá.

10. Tính sai số chế tạo đồ gá:

a.  Các thành phần của sai số gá đặt.

Khi thiết kế đồ gá cần chú ý đến một số điểm sau :

- Sai số của đồ gá ảnh hưởng đến sai số của kích thước gia công nhưng phần lớn nó ảnh hưởng đến sai số vị trí tương quan giữa bề mặt gia công và bề mặt chuẩn.

- Nếu chi tiết gia công bằng dao định hình và dao định kích thước thì sai số của đồ gá không ảnh hưởng đến kích thước và sai số hình dáng của bề mặt gia công.

- Khi gia công bằng phiến dẫn dụng cụ thì sai số đồ gá ảnh hưởng đến khoảng cách tâm của các lỗ gia công và khoảng cách từ bề mặt định vị tới lỗ tâm.

- Sai số của đồ gá phân độ ảnh hưởng đến sai số của bề mặt gia công.

- Khi phay, bào, chuốt trên các đồ gá nhiều vị trí thì độ chính xác kích thước và độ chính xác vị trí giữa bề mặt gia công phụ thuộc vào vị trí tương quan giữa các chi tiết định vị của đồ gá.

Độ không song song giữa các mặt định vị và mặt đáy của đồ gá sẽ gây sai số cùng dạng giữa bề mặt gia công và bề mặt chuẩn.

Sai số của đồ gá được tính theo công thức sau. (Do phương của sai số khó xác định, ta dùng công thức vectơ).


THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT

Close