Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

THIẾT KẾ MÁY CHUỐT SÓNG LÁ DỪA

mã tài liệu 300600300013
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả 500 MB Bao gồm tất cả file CAD, file 2D thiết kế 2D (3D) , file DOC (DOCX), thuyết minh, quy trình sản xuất, bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thiết kế, tập bản vẽ các chi tiết trong máy, Thiết kế kết cấu máy, Thiết kế động học máy ...............và quy trinh công nghệ gia công các chi tiết trong máy: bản vẽ lồng phôi, sơ đồ đúc, quy trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá.
giá 989,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

THIẾT KẾ MÁY CHUỐT SÓNG LÁ DỪA, thuyết minh, động học máy, kết cấu máy, nguyên lý máy, cấu tạo máy, quy trình sản xuất

GIỚI THIỆU CHUNG

1. ĐẶT VẤN ĐỀ .

- Nước ta là một nước nông nghiệp có nền kinh tế đang phát triển. Nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tạo điều kiện cho cây trái phát triển.Bên cạnh một số cây ăn quả rất được ưa thích ở nước ta có một loại cây mà ngoài việc chúng ta dùng để giải khát,mà còn tận dụng được rất nhiều từ nó,đó chính là cây dừa. Dừa được trồng phổ biến khắp vùng nhiệt đới, Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất nước ta được mệnh danh là "xứ dừa". Cây dừa đã trở thành biếu tượng tại đây. Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng:  xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón.Vỏ và xơ dừa có thể làm nguồn nhiên liệu hay để sản xuất than củi .Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ.Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và đặc biệt là làm chổi. Nghề bó chổi sóng dừa đã xuất hiện từ rất lâu, làm nghề bó chổi đòi hỏi người thợ phải khéo tay, sản phẩm chắc chắn, bóng, đẹp sẽ dễ bán. Một cây chổi thành phẩm phải trải qua các giai đoạn: Róc, tước, vót sống dừa và bó chổi. Công đoạn vót sống và bó chổi là quan trọng nhất. Ngoài sự khéo tay, các sống dừa cũng phải được vót kỹ mới bó được chổi đẹp”.Chổi là một dụng cụ dung dể quét dọn,nó giúp cho mọi người có một khoảng không gian sạch sẽ và thoáng mát.Song song với nền kinh tế ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu thị yếu của xã hội,tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động.Với mong muốn góp một phần nhỏ vào công cuộc đổi mới nền kinh tế nước nhà,cài thiện đời sống nông dân,tận dung những gì có sẵn thực tế, đồng thời với mong muốn tìm tòi , học hỏi. Do đó nhóm làm đề tài tốt nghiệp đã quyết định chọn đề tài “Tìm Hiểu, Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Máy Chuốt Sóng Dừa ”. Đây là loại máy gia công tương đối nhỏ, phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con nông dân nước ta, để giúp bà con không còn sử dụng các phương pháp gia công thô sơ,tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Mong muốn của nhóm là ứng dụng những gì đã học và có sẵn vào thực tế, đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho nền công nghiệp nước nhà.

THIẾT KẾ MÁY CHUỐT SÓNG LÁ DỪA

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI .

- Đề tài “Tìm Hiểu, Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Máy Chuốt Sóng Dừa ” có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn, phát triển ngành nghề quy mô vừa và nhỏ với công nghệ thích hợp, kết hợp cổ truyền với hiện đại là một hướng chiến lược quan trọng trong cơ cấu ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị phù hợp với nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đồng thời tạo nên nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thay thế lao động chân tay bằng máy móc.

3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .

- Với đề tài “Tìm Hiểu, Thiết Kế Và Chế Tạo Mô Hình Máy Chuốt Sóng Dừa” là một vấn đề khó khăn, phức tạp, đòi hỏi cần nhiều thời gian và kinh nghiệm mới đạt được hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên vì thời gian thực hiện có giới hạn nên đề tài chỉ được nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Chọn xilanh chính

- Chọn xilanh kẹp

- Thiết kế cơ cấu nêm

- Thiết kế cơ cấu dao

 - Tính toán lực kẹp

- Tính

          -máy chuốt sóng dừa có thể chuốt đạt năng suất và tho yêu cầu:

                   +chuốt thủ công : 30-35 kg/ngày

                   +kích thước          : 100-110 cm

                   +đường kính : 2-3 mm

                   +năng suất :  90-100 kg/ngày

  • Tuy nhiên do đường kính của các loại sóng dừa khác nhau và mô hình còn hạn chế hành trình của máy nên : máy chỉ chuốt được những sóng dừa đã được cắt sẵn , có chiều dài cho trước khoảng 20-25cm .và đường kính cho phép 2-3 mm .
  • Do thời gian hạn chế nên nhóm chúng em chỉ lam được mô hình nhỏ, chuốt được không nhiều sóng dừa cùng một lúc. Đó là khuyết điểm lớn nhất của máy.                    

           4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .

. Đề tài này sẽ giúp cho sinh viên tiếp cận một cách thực tế sinh động, kết hợp lý thuyết và thực hành hiệu quả hơn, giúp cho sinh viên hứng thú tích cực học hỏi tiếp thu các kiến thức thực tế, tránh lối học thụ động . Tạo ra những những kiến thức cơ bản của người kỹ thuật chuẩn bị ra trường hình thành nhữnh kỹ năng cơ bản về thiết kế máy. Trước hết, đề tài sẽ tạo ra nhữnh bước cơ bản trong chương trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy ngành cơ khí còn non trẻ tiến sâu hơn những bước quan trọng vào xu thế hội nhập của thế giới, nhanh chóng trang bị đầy đủ phương tiện máy móc vào trong ứng dụng sản xuất

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

 

I. GIỚI THIỆU VỀ DỪA .

1)  Nguồn Gốc : của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand chỉ ra rằng các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Thậm chí những hóa thạch có niên đại sớm hơn cũng đã được phát hiện tại Rajasthan và Maharashtra, Ấn Độ. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả của nó nhẹ và nổi trên mặt nước và có lẽ đã được phát tán rộng khắp nhờ các dòng hải lưu: quả thậm chí được thu nhặt trên biển tới tận Na Uy cũng còn khả năng nảy mầm được (trong các điều kiện thích hợp). Tại khu vực quần đảo Hawaii, người ta cho rằng dừa được đưa vào từ Polynesia, lần đầu tiên do những người đi biển gốc Polynesia đem từ quê hương của họ ở khu vực miền nam Thái Bình Dương tới đây.

2)  Đặc Điểm:

- Lá :    Một cây dừa có khoảng 30-35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài 5-6m vào thời kỳ trưởng thành. Ở cây trưởng thành, 1 tàu lá dừa gồm 2 phần. Phần cuống lá không mang lá chét, lồi ở mặt dưới, phẳng hay hơi lõm ở mặt trên, đáy phồng to, bám chặt vào thân và khi rụng sẽ để lại một vết sẹo trên thân. Phần mang lá chét mang trung bình 90-120 lá chét mỗi bên, không đối xứng hẳn qua sống lá mà một bên này sẽ có nhiều hơn bên kia khoảng 5-10 lá chét.Lá dừa có chiều dài trung bình từ 100cm đến 130cm,còn song lá dừa có đường kính khoàng 3.5mm

Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một chồi lá xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14-16 lá (24-26 ngày/lá) đối với nhóm dừa cao và 16-18 lá (20-22 ngày/lá) đối với nhóm dừa lùn. Mùa khô dừa ra lá nhanh hơn so với mùa mưa. Một tàu lá dừa luôn luôn có đời sống 5 năm, từ khi tượng đến khi xuất hiện 2,5 năm và từ khi xuất hiện đến khi khô, rụng là 2,5 năm. Nếu điều kiện tự nhiên bất lợi lá sẽ    ra chậm hơn, số lá ít đi chứ không rút ngắn đời sống của lá. Điều kiện dinh dưỡng và nước đầy đủ cây ra nhiều lá sẽ làm cho số lá trên tán cây nhiều hơn (35-40 tàu). Nếu gặp điều kiện bất lợi thời gian ra lá kéo dài, số lá trên tán cây sẽ ít. Ở vùng khô hạn, trên tán lá có một số lá khô nhưng không rụng, đó là điều kiện rất đặc trưng chứng tỏ cây bị thiếu nước.

4 ) Yêu cầu của máy .

- Máy có kết cấu đơn giản ,với nguyên lý sử dụng điện ,khí nén máy dể sử dụng, làm việc êm, tiếng ồn nhỏ,năng suất làm việc cao ,tiết kiệm thời gian.Mà điều quan trọng là sóng dừa sau khi được chuốt sẽ sạch phần lá.Đáp ứng nhu cầu thị yếu, của mọi người.Mà ai cũng có thể sử dung được.

 

 

 

 

CHƯƠNG II : THIẾT KẾ MÁY

 

I ) LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC.

 

1.CẤU TẠO MÁY:

  • Thân máy:Một khung máy hình chữ nhật làm bằng sắt V3, được gắn cố định với nhau bằng các mối hàn. dùng để lắp các chi tiết máy và phần mạch điện.
  •  Ray trượt:Dùng để trượt lên hoặc xuống khi xilanh chính được khởi động bằng mạch điện .
  •  Xilanh kẹp: dùng để kẹp chặt sóng dừa.
  • Xilanh chính :dùng để dịch chuyển khi xilanh kẹp đã kẹp chặt sóng dừa.
  • Mắt châu : dùng để liên kết giữa xilanh chính và bàn đỡ xilanh kẹp.
  • Nêm : dùng để đẩy dao hở ra để cho phôi vào.
  • Dao : dùng để chuốt sóng lá dừa.
  • Mạch điện khí nén : dùng để điều khiển 2 xilanh.
  • Kẹp : dùng để kẹp sóng dừa`

     

    SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN

    Nhấn nút start cuộn dây  có điện, tiếp điểm ks đóng lại. tiếp điểm ở cuộn  dây k1 đóng lại, cuộn dây k1 có điện làm cho tiếp điểm k1 đóng lại .sau 1 thời gian t1 tiếp điểm t1 đóng lại, làm cho cuộn dây k2 có điện thì tiếp điểm k2 đóng lại. sau một thời gian t2 tiếp điểm t2 đóng lại, làm cho cuộn dây k3 có điện thì tiếp điểm k3 đóng lại.sau một thời gian t3 thì cuộn dây k4 có điện ,thì tiếp điểm k4 có điện và cứ như thế sau một hành trình lập lại trạng thái ban đầu.

  • ..................................................................................................................

    1. Ưu điểm :

    -Cơ cấu đơn giản ,dễ sử dụng.

    -sóng dừa được chuốt sạch lá.

    -Tiết kiệm chi phí ,nâng cao năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm.

    -Không cần người công nhân có tay nghề cao.ma bất cứ ai cung có thể lam được.

  • Nhược điểm :

-cấp phôi tay

II : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY :

1. Tính toán xilanh tác dụng 2 chiều,xilanh chính:

 - lực tác động lên cần pittông:

+ lực tác động khi cần pittông đi ra:...............................................................................................

4.TÀI LIỆU THAM KHẢO .

1. Nguyễn Hữu Lộc, Cơ sở thiết kế máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2004. 2. 2.Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy tập 1, 2 NXB Giáo dục, 1998.

3. Nguyễn Hữu Lộc, Bài tập chi tiết máy, NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2003.

4. Nguyễn Hữu Lộc, Độ tin cậy trong thiết kế kỹ thuật , NXB ĐHQGTP Hồ Chí Minh, 2002.

5. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng khí nén, NXB Giaó dục, 2005.

6. Nguyễn Ngọc Phương, Hệ thống điều khiển bằng thủy lực, NXB Giaó dục, 2005.

7. Vũ Văn Hồi, Nguyễn Văn Chất, Nguyễn Thị Liên Anh, Trang bị điện – điện tử máy công nghiệp dung chung, NXB Giáo dục, 2002.

8. GS.TS. Ninh Đức Tốn (2005), Sổ tay dung sai lắp ghép, NXB Giáo dục, Hà Nội

  •  

MỤC LUC

LỜI NÓI ĐẦU                                                                                                      1

LỜI CẢM ƠN                                                                                                       2

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN                         3

NHẬN XÉT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHẢN DIỆN                             4

GIỚI THIỆU CHUNG                                                                                             6

  1. ĐẶC VẤN ĐỀ                                                                                           6
  2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI                                                             7
  3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI                                                                             7
  4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU                                                                         8

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN                                                                                   9

          I . GIỚI THIỆU VỀ DỪA                                                                               9

  1. NGUỒN GỐC                                                                                           9
  2. ĐẶC ĐIỂM                                                                                                9
  3. CÔNG DỤNG                                                                                          11
  4. YÊU CẦU VỀ MÁY                                                                                   11

CHƯƠNG II  : THIẾT KẾ MÁY                                                                                          12

          I . LỰA CHỌN NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC                                                                    12

  1. CẤU TẠO MÁY                                                                                                     12
  2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỌNG CỦA MÁY                                                                    13

2.1 BIỂU ĐỒ TRẠNG THÁI                                              13

2.2 SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN                                        14

3.3 SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG                             15

II. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY                                                                   19

  1. TÍNH LỰC TÁC DỤNG CỦA XILANH CHÍNH                                   19
  2. TÍNH LỰC TÁC DỤNG CỦA XILANH KẸP                                       20
  3. KẾT LUẬN                                                                                      21
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                    23

Close